Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tiết 29_Tin 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.32 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Ngày dạy: 8C1:. Tiết 29 8C2:. 8C3:. Bài thực hành 4: SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Viết được câu lệnh điều kiện if… then trong chương trình. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình. 3. Thái độ - Ham thích lập trình phục vụ giải các bài toán trên máy tính. 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; tự quản lý; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ. 1- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, phòng máy, máy tính, máy chiếu. 2- Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. - Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, gợi mở, phân tích, trực quan, thực hành. - Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, giao nhiêm vụ. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG-GIÁO DỤC. 1. Ổn định lớp (1') 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5') Hoạt động của GV và HS Mục tiêu: Củng cố cú pháp về câu lệnh điều kiện. GV: Đặt tình huống HS: Trả lời.. Nội dung Chuyển các cấu trúc rẽ nhánh sang câu lệnh điều kiện: a) Nếu a là số dương thì in giá trị của a ra màn hình. b) Nếu a là số chẵn thì cộng giá trị a vào tổng S. c) Nếu a lớn hơn b thì in thông báo a lớn b. Ngược lại thì in thông báo a nhỏ hơn b.. HS: Nhận xét, đánh giá GV: Nhận xét, đánh giá. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS GV: Nêu mục đích, yêu cầu của bài. HS: Theo dõi SGK.. Nội dung 1. Mục đích, yêu cầu (1') - Luyện tập sử dụng câu lệnh điều kiện if… then trong chương trình - Rèn kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình. 2. Nội dung (21') Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Mục tiêu: Luyện tập sử dụng câu lệnh If … then. GV: Em hãy viết lại cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ. HS: Câu lệnh điều kiện dạng thiếu: Nếu <điều kiện> thì < câu lệnh>; If <điều kiện> then < câu lệnh>; Câu lệnh điều kiện dạng đủ: Nếu < điều kiện) thì < câu lệnh 1> nếu không thì < câu lệnh 2>; If < điều kiện) then < câu lệnh 1> Else < câu lệnh 2>; GV: Đưa ra nội dung bài tập 1. GV: Mô tả thuật toán cho bài. HS: Mô tả thuật toán: B1: Nhập 2 số nguyên a và b. B2: Nếu a< b thì in giá trị lần lượt là a và b ngược lại thì in giá trị lần lượt là b và a. B3: Kết thúc. GV: Nhận xét, bổ sung.. Nếu <điều kiện> thì < câu lệnh>; If <điều kiện> then < câu lệnh>; Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: Nếu < điều kiện) thì < câu lệnh 1> nếu không thì < câu lệnh 2>; If < điều kiện) then < câu lệnh 1> Else < câu lệnh 2>; Bài 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in 2 số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm a)- Mô tả thuật toán B1: Nhập 2 số nguyên a và b. B2: Nếu a< b thì in giá trị lần lượt là a và b ngược lại thì in giá trị lần lượt là b và a. B3: Kết thúc. b) - Gõ chương trình SGK/52. c)- Tìm hiểu ý nghĩa câu lệnh. GV: Yêu cầu chuyển từng bước trên sang các câu lệnh của Pascal? HS: B1: writeln ('nhap a='); readln(a); writeln ('nhap b='); readln(b); B2: If a< b then write (a, ' ',b) else write (b, ' ',a); GV: Yêu cầu HS gõ chương trình ở phần b SGK/52. HS: Thực hành theo nhóm trên máy. GV: Quan sát, hướng dẫn. GV: Giải thích ý nghĩa từng câu lệnh trong chương trình trên? HS: Giải thích: Tên chương trình, khai báo thư viện, khai báo biến, nhập 2 số a và b từ bàn phím, kiểm tra điều kiện nếu a<b thì in giá trị lần lượt là a và b, ngược lại in giá trị lần lượt là b và a để a và b có giá trị không giảm. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Thực hành. GV: Quan sát, hướng dẫn.. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5') Viết chương trình in ra số lớn nhất trong 3 số a, b, c Chương trình: Var a,b,c,m: Integer; Begin Write('Nhap cac so a, b, c='); Readln(a,b,c); m:=a; If a<b then m:=b Else If a<c then m:=c;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Write('Gia tri lon nhat la:',m); Readln; End. - Em hãy soạn thảo, dịch và chạy chương trình. - Quan sát kết quả nhận được, có lúc kết quả có lúc đúng, lúc sai. Em hãy giải thích tại sao? Sửa lại chương trình để luôn có kết quả đúng? D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, SÁNG TẠO (5') Viết chương trình đổi tờ giấy bạc có mệnh giá n nghìn đồng ra các loại 500, 200, 100 nghìn đồng sao cho tờ giấy bạc là ít nhất (n nhập được từ bàn phím). E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5') Ngoài viết chương trình bằng NNLT Pascal, em có thể sử dụng một NNLT khác để viết chương trình cho các bài toán đã học trong bài không? Nếu được hãy viết và thực hiện chương trình, quan sát kết quả nhận được? * HƯỚNG DẤN VỀ NHÀ (2') - Thực hành lại bài 1 trên máy tính ở nhà. - Đọc trước bài 3 của bài thực hành. V. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×