Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 19/01/2018 Ngày giảng: .................... Lớp 8A:. Lớp 8B:. Tiết 43 – Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được: - Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm - Nắm được khái niệm sự oxi hóa chậm, sự cháy - Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy 2. Về kĩ năng: Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy 3. Về tư duy: - Các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hóa - Rèn luyện khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình 4. Về thái độ: - Giáo dục đạo đức: Giáo dục cho HS biết hợp tác, chung tay góp sức cùng cộng đồng bảo vệ môi trường không khí 5. Về định hướng phát triển năng lực: - Phát triển các thao tác tư duy, so sánh, khái quát hóa - Sử dụng thành thạo ngôn ngữ hóa học II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập 2. Học sinh: Bảng nhóm III. Phương pháp Thuyết trình, đàm thoại, hoạt động nhóm, thí nghiệm IV. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (10p):.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HS: Nêu thành phần của không khí? Hãy lấy dẫn chứng chứng tỏ trong không khí có chứa các chất khác? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm - Thời gian thực hiện: 10 phút - Mục tiêu: Thấy được tác hại của ô nhiễm không khí, có ý thức bảo vệ không khí tránh bị ô nhiễm - Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm - Phương pháp dạy học: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm Hoạt động của GV và HS. Nội dung của bài. GV: Nghiên cứu SgK và vốn hiểu biết 3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh của bản thân hãy trả lời: ô nhiễm - Nguyên nhân gây ô nhiễm không - Không khí ô nhiễm gây tác hại đến khí? đời sống con người, động thực vật. Phá hoại nhiều công trình - Tác hại của việc không khí bị ô nhiễm? - Biện pháp: - Cần làm gì để bảo vệ môi trường + Xử lí các chất thải của các nhà máy, không khí tránh sự ô nhiễm? các phương tiện giao thông… HS: Trả lời GV: Đọc phần “Đọc thêm” Sgk 98. + Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh. + Khuyến khích sử dụng nguồn năng GV: Bản thân em đã làm gì để bảo vệ lượng xanh không khí tránh sự ô nhiễm? HS: Trả lời GV: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không khí song song với việc bảo vệ tự nhiên.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động 2: Sự cháy và sự oxi hóa chậm - Thời gian thực hiện: 20 phút - Mục tiêu: + Biết được bản chất của sự cháy. Giải thích được sự khác nhau giữa sự cháy ngoài không khí và trong oxi + Hiểu được khái niệm sự oxi hóa chậm + Nắm được các điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy - Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm - Phương pháp dạy học: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm Hoạt động của GV và HS. Nội dung của bài. GV: Nêu lại hiện tượng đốt S, P ngoài II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm không khí và trong bình O2 1. Sự cháy HS: Trả lời - Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và GV: Làm thí nghiệm đốt đèn cồn phát sáng HS: Quan sát, nhận xét. - Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy GV: Sự cháy là gì? Bản chất của sự trong oxi. cháy ? HS: Trả lời GV: Sự cháy của một chất trong không khí và trong O2 có gì giống và khác nhau? HS: Thảo luận và trả lời GV: Các đồ vật bằng gang, thép, dần dần biến thành sắt oxit. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ trong cơ thể tạo năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Đó là những ví dụ về sự oxi hóa chậm. 2. Sự oxi hóa chậm - Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng - Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự tự bốc cháy.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vậy sự oxi hóa chậm là gì ? HS: Trả lời GV: So sánh giữa sự oxi hóa chậm và sự cháy HS: Trả lời GV: Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy đó được gọi là sự tự bốc cháy GV: Tại sao trong nhà máy người ta cấm chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống? 3. Điều kiện phát sinh và các biện → Cháy của xăng dầu là cháy do bay hơi. Hơi xăng dầu trộn với không khí pháp để dập tắt sự cháy thành hỗn hợp cháy. Điểm bắt lửa của - Điều kiện phát sinh sự cháy: dầu khoảng 45oC + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy HS: Trả lời + Phải có đủ khí oxi cho sự cháy GV: Ta để than, củi, gỗ… trong không khí chúng có tự bốc cháy được không? - Muốn dập tắt sự cháy, thực hiện một Muốn chúng cháy được ta phải làm hay đồng thời cả 2 biện pháp: như thế nào? + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống HS: Trả lời. dưới nhiệt độ cháy. GV: Khi đốt củi đang cháy cho vào + Cách li chất cháy với khí oxi bình kín củi còn tiếp tục cháy không ? HS: Trả lời GV: Từ đó cho biết điều kiện phát sinh sự cháy ? HS: Trả lời GV: Củi, than đang cháy em muốn dập tắt làm như thế nào? Từ đó rút ra biện pháp dập tắt sự cháy ?.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> HS: Trả lời GV: a. Dự đoán hiện tượng khi cho cây nến vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nút? Giải thích hiện tượng đó? b. Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy không? Vì sao? HS: Trả lời. 4. Củng cố, đánh giá (2p): a. Củng cố: Nhắc lại kiến thức của bài b. Đánh giá: Nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà (2p): - Học và làm bài tập - Ôn kiến thức để tiết sau luyện tập V. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(6)</span>