Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tổng hợp mẹo sửa chữa phần cứng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 52 trang )

Format cấp thấp (Low Level Format - LLF)




02/04/2007, 04:25 am
xx phản hồi

Ổ cứng có vấn đề, nên đọc bài viết này!
Nếu ai từng sử dụng máy vi tính, biết setup Windows thì chắc hẳng có nghe qua hoặc
từng sử dụng LLF. Vậy LLF thực chất là làm gì và khi nào thì cần thiết LLF ổ cứng.

FLL làm gì?
Đối với một ổ cứng mới ta phải LLF, Fdisk & Format thì mới sử dụng được. Sở dĩ khi ta
mua một HDD mới về chỉ cần Fdisk, format là sử dụng được không cần phải LLF là do
nhà sản xuất đã LLF trước khi đưa HDD ra thị trường. LFF làm nhiều chuyện như chia
track, tạo Track Number, chia Sector, tạo byte CRC (Cyclic Redundancy Check)... Giữa
hai sector kế tiếp nhau trên cùng một Track LLF sẽ chừa lại một khoảng trống gọi là
Gap, khoảng trống nàydùng để dự phòng trường hợp đầu từ bị lệch, no vẫn có thể đọc
được Sector tiếp theo hoặc dự phòng trong trường hợp Bad Sector.
Khi nào cần LLF
Dĩ nhiên LLF không trực tiếp làm hư HDD nhưng nếu q lạm dụng thì... nó vẫn hại về
mặt từ tính và an tịan dữ liệu. Các trường hợp cần LLF:
1. Không Fdisk được HDD: Đây là trường hợp bắt buộc dùng LLF, đơn giản khơng Fdisk
thì không Format được dĩ nhiên là sẽ không dùng được. Không Fdisk được: chạy Fdisk
báo "No fixed disk present" hoặc khi vào Fdisk được nhưng thao tác tiếp theo thì treo
máy.
2. Không format được HDD: như trường hợp trên máy sẽ báo "Bad Track 0 - Disk
Unsable"
3. Các trường hợp sau vẫn có thể khơng dùng LFF hoặc tùy bạn quyết định. Nhưng hãy



nhớ Đừng quá lạm dụng
a) Khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation uint xxxx. Lúc này máy
báo cho ta biết Cluster xxxx bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó, nhưng
thơng thường cái ta nhận được là 1 Bad Sector.
b) Khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề
mặt đĩa (Surface Scan) nào ta sẽ gặp rất nhiều Bad Sector.
c) Đang chạy bất kỳ ứng dụng nào nhận được 1 câu thông báo như "Error reading data
on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail?" hoặc "Sector not found on driver C:,
Retry, Abort, Ignore, Fail?" hoặc "A serious error occur when reading driver C:,
Retry or Abort ?"
Nói chung là những trường hợp nêu trên đều do mặt đĩa bị Bad quá nhiều hoặc chạy
không ổn định. Các trường hợp này nên LLF, vì trong trường hợp này LFF là có lợi.
Thơng thường nhà sản xuất ln để dự phòng 1 số sector trên mỗi track hay Cylinder
đều dự phịng 1 sector và thực chất kích thước thực của sector vẫn lớn hơn 512 bytes
rất nhiều (Tùy lọai và hãng đĩa). Như thế trong quá trình LLF nếu số sector bị hư
(BAD) ít hơn số sự phịng cịn tốt thì lúc này có thể các chương trình sẽ lấy 1 sector dự
phòng còn tốt đắp qua thay cho sector bị hư, như vậy bề mặt đĩa sẽ trở nên "sạch" hơn
và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lượng Bad Sector nhiều hơn Sector dự phịng thì ổ cứng sẽ
cịn một ít Bad. Nhưng ta vẫn chắc rằng tình trạng đĩa sẽ tốt hơn khi chưa LLF. Việc này
sẽ khác nhau về mặt "hiệu quả" đối với từng chương trình LLF mà khơng theo một qui
luật nào.
Bài viết có tham khảo tài liệu Lớp "Sửa chửa hệ thống máy tính" năm 2000 của Cử nhân,
thầy: Lê Công Lâm Bảo - Trung Tâm Điện Tử - Máy tính Đại học Khoa học tự nhiên Tp.
HCM.


Ghost Winxp trên nhiều cấu hình





29/03/2007, 02:53 pm
xx phản hồi

XHTTWebsite: Trước đây khá lâu, có bài báo bàn về ghost XP cho nhiều máy có cấu
hình khác nhau. Bài ấy khá hay do có nhiều bạn đọc quan tâm nhưng lại ít có điều kiện
thí nghiệm lại ở nhiều máy khác nhau nên đã có q ít phản hồi về đúng, sai của bài báo
đó.
Nay vấn đề hâm nóng lại do có tác giả đã làm GhostXP mini 250MB, khi restore lại khá
tốt không bị xung đột ngay. Nhưng khi cần cài đặt thêm nhiều chương trình khác sẽ
khơng chạy như kết nối modem, các công cụ của Creative.
Tôi bắt đầu tìm đọc lại qua rất nhiền website trên mạng, thử nghiệm lại mới viết lại toàn
bộ bài ấy cho thật đúng hơn khi bạn đọc có nhu cầu ( nhất là ở nhà có mở internet cơng
cộng).
Những điểm chưa đúng ở bài cũ trước đây:
A) Điểm đầu tiên chưa thật chính xác ở bài cũ là tác giả khuyên dùng ngay sysprep ở trên
bất cứ máy tính đang chạy XP. Trong trường hợp máy này có sẵn card sound, modem,
card màn hình đều riêng và nếu làm Sysprep để chạy trên các máy khác sound on board
sẽ tạo ra quá nhiều bị rác rến do driver thừa thãi quá nhiều, hay khác nhau như chipset Sis
hay Intel .. trong WinXP này dù là khơng cần đến, đều có thể gây xung đột sau này.
Do vậy, muốn làm Ghost XP chạy cho nhiều máy cấu hình khác nhau, bạn phải chuẩn bị
trước: Không phải làm trên bất kỳ máy nào mà tốt là nên làm Sys prep trên máy chưa gắn
bất cứ card PCI nào ( sound modem , TV card.. ) . Như thế, khi reboot máy lại nó sẽ cập
nhật lại dễ dàng các driver thêm vào ở các Slot PCI như card sound hay card màn hình
B) Điểm sai thứ hai là trong các mục License agreement khi chạy file setupmgr.exe , tác
giả lại nói chọn yes , fully automate là sai, phải chọn là not, not fully automate.
Vì như thế khi phần đặt tên name mới để trống, dành riêng cho Sysprep làm việc được .
Nếu khơng, tên này khó thay đồi tuỳ theo máy khác nhau được .
C) Điểm sai thứ ba trong bài ấy mục 3 là nói phải để đĩa CD sẵn có chương trình ghost

vào và mới chạy sysprep.exe.
Điều này khiến nhiều người hiểu sai, là có thể chạy sysprep.exe ngay trong DOS được,
mà thật ra nó chỉ chay được trong windows mà thôi.
Do vậy phải chỉnh lại bước làm việc thật đúng như sau: Phải chạy file sysprep.exe ngay
trong XP rồi sau khi xong, mới để đĩa CD có Ghost như Hiren bootCD 80 có ghost để sao
lưu lại ổ C.


Cách làm thật đúng ra file ghost để cho nhiều máy có cấu hình khác nhau :
Do có 3 điểm sai khá quan trọng như đã nêu trên, tôi thấy cần phải lập lại từng bước thật
chính xác cho việc làm ra file ghost XP chạy trên nhiều máy có cấu hình khác nhau như
sau:
A) Bước 1 : bạn phải chuẩn bị cho bước này thật đúng như sau:
1) Bạn phải chuẩn bị làm ở trên máy đơn giản chỉ xài sound và card màn hình on board.
Cài XP fresh với CD installed XPSP2 trên một ổ C format qua NTFS( cần bảo vệ mật
nhưng thường không cần thiết ) hay FAT 32 tuỳ ý( nhưng dùng FAT 32 cứu hộ sau này
bằng ghost sau này ở môi trường DOS rõ ràng dễ hơn.
2) Sau khi cài xong XP( chưa cài đặt thêm driver nào cả) , vào trong XP đầu tiên mới
dùng đĩa cài đặt XP tìm ra thư mục SUPPORTTOOLS để ồ giải nén toàn bộ file
deploy.cab ra thư mục SYSPREP ở C có XP.
3) Trong thư mục Sysprep này, ta sẽ tìm ra file setupmgr.exe chạy nhằm tạo ra tạo ra tập
tin giúp cài XP tự động sau này ( unattended ) . ấn next và ở mục Create a new answer
file, chúng ta sẽ chọn mục 2 Sysprep setup.
ở product , chọn bản XP professional và ở phần License Agreement screen chọn No, do
not fully automate the installation, ấn next..
4) Bây giờ nó yêu cầu bạn điền mọi thơng tin cho nó biết. Lưu ý ở các phần:
a) General settings :
- Name and organization, phần name để trống( dành cho Sysprep làm việc sau này),
- Organization: home. Aán next.
- ở Display settings: chọn 3 mục vào Use windows defaults,

- Time zone: nên chọn vào GMT+7 Hanoi Djakarta.
- Product Key: Điền các ô CD key hợp lệ cho XPSP2 .
b) ở Network settings :
- Computer Name chọn nút kiểm Automatically generated computer name
- Administrator: chọn nút kiểm prompt the end user for administrator password
- Networks components chọn vào Typical settings
- Workgroup : chọn vào Workgroup .
c) Advanced settings:
- Telephone: Country Vietnam, các ô khác để trống.
- Regional setting: Chọn vào use the default regional setting
- Các mục còn lại của Advanced settings như install printer, run one, Additional
commands và Indentification string, ấn next để bỏ ra


5) Một cửa sổ sau cùng hiện ra, hỏi chúng ta muốn lưu ở đâu: file sysprep.inf ở ổồ C
:SYSPREP và ấn OK.
6) ở cửa sổ setup manager, chọn file và exit. Thốt khỏi chương trình.
B ) Bước 2 : Khơng phải là để đĩa CD có Ghost vào mà bắt đầu trong XP chạy
sysprep.exe trong thư mục C:SYSPREP
1) ở cứa sổ đầu tiên System Preparation Tool, chọn vào nút kiểm Minisetup, Don?t
regenerate security indentifier và Detect non plug and play . Trong mục shutdown mode
chọn Reboot và ấn vào bên phải nút Reseal .
b) Sysprep bắt đầu chuẩn bị mọi thứ cho việc chạy minisetup và cập nhật driver sau này.
Reboot máy lại.
3) Bước 3: Bây giờ mới chọn first boot device CDROM và để đĩa CD có ghost như Hiren
80 vào mà bắt đầu làm file ghost để chạy cho nhiều máy. Khi để vào máy khác bằng
ghost này nhờ có Syspsprep.inf và cấu hình chạy minisetup sẳn nó sẽ tạo lập XP theo cấu
hình mới theo như mong muốn. Có điều bạn phải thủ sẳn đĩa cài đặt WìnXPSP vì chắc
chắn nó sẽ hỏi đĩa này ở đâu để cập nhật lại mọi driver của phần cứng.
IV) Kết luận: Dù là chúng ta có thể làm file ghost XP cho nhiều máy cấu hình khác nhau

nhưng cũng không thể quá khác nhau như dùng mainboard PentiumIII và Pentium IV
nhằm tránh xung đột vẫn có .
Các bạn cũng không nên thu nhỏ XP bằng Nlite như thế sau khi restore lại bằng Ghost sẽ
không cài được nhiều chương trình khác nhau trong máy mới.


Kết nối hai máy tính bằng cáp USB




03/03/2009, 12:47 pm
xx phản hồi

Đây là cách đơn giản và tiện lợi để người sử dụng có thể sao chép, trao đổi file trực tiếp
mà không cần đến ổ lưu trữ trung gian.

Trước hết, cần lưu ý là có khá nhiều loại cáp USB trên thị trường. Loại có thể dùng để
kết nối trực tiếp hai máy tính phải có một mạch điện nhỏ ở giữa đoạn dây, còn hai đầu
vẫn là cổng giao tiếp USB thơng thường tương thích với case.

Cáp USB dùng để kết nối hai máy tính có một mạch điện ở
giữa.

Tốc độ của cáp có thể là bản 1.1 (12 megabit/giây) hoặc 2.0 (480 megabit/giây), tuỳ theo
máy tính bạn có thể mua cho phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết thiết bị hiện nay đều dùng
chuẩn USB 2.0. (Do mạng Ethernet hiện mới đạt 100 megabit/giây nên kết nối bằng cáp
này nhanh hơn đến 5 lần).



Cài đặt

Cáp USB kết nối hai máy tính có thể hoạt động theo 2 chế độ: kết nối (link mode) và nối
mạng (network mode).

Trong link mode, người dùng chỉ đơn giản là chọn file từ nguồn và sao sang máy tính
đích. Nếu chỉ có nhu cầu này, đây là cách dễ dàng và nhanh chóng nhẩt.

Trong network mode, bạn sẽ tạo một mạng nhỏ giữa hai máy tính. Sau khi tạo mạng này,
người sử dụng sẽ làm được nhiều việc hơn như chia sẻ các folder, máy in, máy scan, truy
cập Internet…

Quá trình cài đặt cáp sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất. Trước hết, cài trình điều khiển đi
kèm với cáp khi mua được chứa trong CD, trên cả hai máy tính (lúc này chưa được cắm
cáp). Nếu từng cài trình điều khiển cho cáp nối với máy tính, bạn nên gỡ rồi cài đặt lại.


Chọn chế độ cho cáp USB.

Một số nhà sản xuất đưa ra hai loại file cài đặt, một cho link mode, một cho network
mode; một số cấp file cài đặt cho cả hai chế độ. Bạn sẽ chọn một chế độ cần dùng để cài
đặt.

Sau đó, cắm cáp vào máy tính. Windows sẽ nhận biết được thiết bị vì bạn đã cài trình
điều khiển. Lặp lại quá trình này với máy tính thứ 2.

Thay đổi chế độ cho cáp USB.


Nếu có ý thay đổi chế độ, bạn hãy chạy chương trình cài đặt trình điều khiển cho chế độ

khác. Chú ý trong q trình này, khơng được cắm cáp vào máy tính.

Sau khi thay đổi chế độ, cắm lại cáp, Windows sẽ tự động nhận ra.

Link mode

Sau khi cắm cáp xong, bạn nên kiểm tra lại xem cáp đã được cài đặt đúng chưa. Vào My
Computer > Properties > Hardware > Device Manager. Nếu cài đúng, thiết bị này phải
xuất hiện trong danh sách Universal Serial Bus controllers. Tuỳ theo từng nhà sản xuất,
tên thiết bị có thể khác nhau. Trong ví dụ này, cáp mang tên Hi-Speed USB Bridge
Cable.


Kiểm tra thiết bị vừa cài đặt trong Device Manager.

Để truyền tải file, hãy mở chương trình truyền tải đi kèm với trình điều khiển, trong ví dụ
này là PClinq2, trên cả hai máy tính.

Cửa sổ bên trái là máy tính nguồn, bên phải là máy tính đích. Hãy chọn folder/file cần di
chuyển bằng cách kéo thả rất dễ dàng.

Network Mode


Kiểm tra thiết bị trong chế độ nối mạng.

Sau khi cắm cáp, kiểm tra lại trong Device Manager như ở link mode.

Sau đó, cấu hình cho cả hai máy tính để dùng cáp USB làm adapter mạng.


Ở máy tính thứ nhất (có kết nối Internet). Trên máy này, mở Network Connections. Bạn
sẽ thấy danh sách các adapter mạng trong máy tính. Trong bài này, Local Area
Connection là adapter mạng kết nối PC với Internet (tới router/modem) và Local Area
Connection 2 chính là cáp USB.

Bấm chuột phải vào card mạng kết nối PC với Internet (trường hợp này là Local Area
Connection), chọn Properties > thẻ Advanced.


Cho phép chia sẻ kết nối giữa hai máy tính.

Ở đó, đánh dấu vào ơ Allow other network users to connect through this computer’s
Internet connection. Tuỳ vào phiên bản Windows XP, sẽ có một menu xổ xuống có tên
Home networking connection, nơi bạn có thể chọn kết nối cáp USB (trường hợp này là
Local Area Connection 2).

Sau khi cấu hình xong, khởi động lại máy tính.


Lúc này, bạn có thể chia sẻ máy in, máy scan, truy cập Internet…

Nếu máy tính thứ hai khơng truy cập được Internet, hãy kiểm tra cáp USB có được cấu
hình để nhận địa chỉ IP tự động khơng. Vào Start > Settings, Network Connections > bấm
chuột phải vào kết nối cáp Local Area Connection 2 > chọn Properties > nhấn đúp vào
Internet Protocol (TCP/IP) trong cửa sổ bật ra. Cả hai lựa chọn trên màn hình đều để ở
chế độ tự động Automatically. Hai máy tính đều cấu hình theo cách này.


Làm gì khi máy tính "Khơng hình khơng tiếng"?





25/07/2008, 02:49 pm
xx phản hồi

Bài này tôi post lâu rồi (hồi mới biết lướt NET ấy mà) nay copy lại :)
Vào một ngày khơng đẹp trời nào đó khi bật nút power của cái computer thì "mọi chuyện
đã khơng cịn như xưa nữa".
Bình thường thì: bật máy, đợi vài giây nghe tiếng Beep một cái màn hình hiện lên.. Hơm
nay sao nó cứ im re khơng kêu khơng beep, khơng hiện gì lên. Phải xử lý sao đây ???
Phản xạ đầu tiên của bất cứ ai là coi các đèn LED báo hiệu nguồn có sáng khơng, lắng
nghe xem có tiếng quạt làm mát quay khơng? Để ý thật kỷ xem có tiếng beep phát ra từ
trong máy khơng???
Có tiếng Beep!
Có nghĩa là "Tim còn đập" vậy là chưa đến nổi. Bạn có thể Search trên mạng thơng tin về
chuẩn đốn máy tính qua sự khác nhau của tiếng Beep lúc khởi động máy. Theo các nhà
sản xuất khác nhau thì tiếng Beep cũng khác nhau. Đây là cách báo lỗi rất thông dụng
trong tất cả các thiết bị điện tử, máy vi tính cũng vậy. Ở đây tơi chỉ có thể liệt kê một vài
trường hợp thông dụng của đa số loại mainboard (~90%) hiện có trên thị trường.
Beep : Một tiếng dứt khốt, chắc chắn, màn hình hiện lên: Dấu hiệu bình thường như đã
nêu ở trên. Nguồn tốt, bắt đầu để khởi động. Trong trường hợp tương tự mà màn hình
khơng lên có vài lưu ý như sau: nút chỉnh sáng tối bị ai đó vơ tình hay cố ý chỉnh xuống
hết cở, màn hình bị lỗi về sáng tối. Nói chung trường hợp này thuộc về lỗi màn hình.
Beep.. bip.bip.bip Một dài, ba ngắn: dây nối tín hiệu từ màn hình qua thùng máy bị đứt,
lõng hoặc khơng kết nối. Nếu đã kiểm tra từ màn hình qua đều OK hết thì lỗi cịn lại là do
Card màn hình bị lõng chân, hoặc tiêu. Có thể gỡ card màn hình vệ sinh chân cắm để thử
lại.
Beep...Beep... Từng tiếng dài ngắt quãng rồi tiếp tục kêu, lạnh lùng đáng sợ. Nhưng cũng
khơng có gì sợ cả. Đó là lỗi RAM. Lõng chân, hoặc tiêu. Bài củ, gỡ RAM vệ sinh chân

cắm để thử lại.
bip. bip. bip Ngắn, nhanh, liên tục. Sự thách thức, sự giỡn mặt. Lỗi này thường xảy ra với
máy bộ (IBM, Compaq, HP, HITACHI...) đa phần là tiêu. Vì máy bộ mà tiêu thì khó mà
khắc phục. Nhưng đối với máy thường (linh kiện mainboard rời láp ráp lại) lỗi RAM,
nguồn không đủ tải. Lỗi này ít xảy ra nhưng nếu có thì phải coi cả hai. Có trường hợp
tương tự, màn hình vẫn hiện lên, một lúc sau rồi lại tắt rồi tự mở lại như ai đó đùa giỡn
với nút Reset. RAM bị lỗi hoặc nguồn khơng ổn định.
Cịn nếu như "Khơng có tiếng Beep"???


Cái này mới gay go! Đừng nói với tơi là bạn quên cắm nguồn hay là đang bị cúp điện
nha. Tôi sẽ diễn giải theo cách tôi hay làm. Mở nắp thùng máy ra bứt hết các giắc cắm
nguồn ra (kể cả mainboard, CD, HDD, FDD, FAN... tất cả) tiến hành kiểm tra xem bộ
nguồn cịn sống khơng.
(Xem thêm bài, cách TEST bộ nguồn ATX - bài viết được liệt kê trong mục lục phần
cứng) tơi chỉ nói sơ cách test bộ nguồn rời là: nối tắt chân xanh lá cây (power ON) và
chân màu đen (mass) của giắc cắm nguồn. Chân công tắc này (màu xanh lá cây) đang ở
mức CAO (2->5V) chạm mass (-->0V) mức thấp --> nguồn được kích hoạt và chạy (dĩ
nhiên là khi nguồn OK).
Rất nhiều trường hợp bạn thử nguồn OK cắm vào lại máy chạy bình thường. Khơng rõ
ngun do nhưng hiện tượng này thường xảy ra khi bạn bị cúp điện khi có lại sẽ bị như
vừa nêu. Và chỉ xảy ra với một số máy nguồn yếu (tôi xài một lúc 20 máy mà bị hồi
)
Dĩ nhiên nếu nguồn khơng OK thì xử bộ nguồn xong rồi tính tiếp. Xử bộ nguồn làm sao
hả. Đem đi bảo hành cịn khơng thì bung nắp bộ nguồn kế đó vào chủ đề "KTĐT ứng
dụng phần cứng PC" post bài "Hỏi cách sửa bộ nguồn"
Vậy là nguồn OK tiếp:
Cắm giắc nguồn vào Mainboard (chỉ cắm main thôi nha các thứ khác khoang) Bấm
Power, nếu main khơng chạy, khơng nghe beep tít gì cả thì 99% main bị die. Vì nếu
RAM lỗi nó sẽ la làng thuộc về phần trên chỉ còn lại Main & CPU thằng nào die mình

cũng tiêu. Chỉ cịn cách "Sử dụng card TEST main" xem bài viết đi nhưng tốt nhất hãy
nghĩ đến chuyện mang đi bảo hành hoặc nhờ giúp đỡ.
Cắm giắc nguồn vào bất cơng tác, tít... hình hiện lên TEST RAM... mừng q. Cịn sống,
bây giờ thì kiểm tra từng thằng còn lại. Tắt máy, cắm thử nguồn thêm 1 món nữa - Ổ
cứng đi - bật máy... làm từ từ như vậy đến khi phát hiện ra một linh kiện nào bị die mà
làm ảnh hưởng đến tồn PC.
Vì thơng thường các thiết bị, linh kiện điện tử nếu chạm mạch sẽ làm tê liệt toàn hệ
thống. Bạn thử làm chạm mạch cái bàn ủi hay nồi cơm điện gì đó rồi cắm vào điện lưới
thử xem. Bụp toàn bộ nhà bạn sẽ tối thui đến khi nào bạn rút cái vật chết tiệt khi nãy và
bật CP lên (hoặc thay cầu chì) hì nhà mình lại sáng lên.
Cái mình sợ nhất là bộ 3 Main + CPU + RAM trong đó main dễ die nhất (trong trường
hợp của bài viết này - máy khơng hình không tiếng).
Cái thường thấy nhất: hư nguồn, chết các quạt làm mát, chết mainboard (do nguồn hư dẫn
đến hư main) cịn các quạt làm mát thì khơ dầu đứng n --> cháy chạm , nếu không


chạm thì quạt ngừng chạy lắm lúc sẽ làm cháy CPU (nhưng chỉ xảy ra với CPU hàng
Tray thơi vì CPU hàng Box thì sẽ đứng máy chứ khơng die).


Làm sao biết Card mạng do Hãng nào sản xuất




03/03/2009, 02:04 pm
xx phản hồi

Trong thực tế thì phần lớn card mạng (LAN card, NIC card) mạng đều được windows
"thông minh" tự nhận biết và tự cài driver cho mình. Nhưng một số hãng do có "thù" với

windows hoặc windows "chê" hãng quá bèo không thèm "chơi" hoặc card quá mới
windows "khơng hiểu".
Card on-board:
Đa số các main đều được tích hợp sẳn card mạng. Và có 2 loại card on-board.
Loại thứ nhất là sử dụng một chip chuyên dùng của các hãng sản xuất card mạng. Xem
hình. Hình minh họa sử dụng chip RTL8100C. Ta có thể dùng driver của hãng sản xuất
chip. Các dễ nhất là search bằng google.com với khóa "RTL8100C driver download"

Loại thứ hai, ít thấy hơn do được tích hợp trong chipset và chỉ cần một "lớp vật lý" nhỏ ở
ngoài dưới dạng một chip nhỏ hơn loại chip Mạng thơng thường. Xem hình. Driver cho
loại chip này thì phụ thuộc vào chipset chứ khơng phải của nhà sản xuất chip (ngoài một
số trường hợp riêng).


Tóm lại, nếu bạn dùng card mạng on-board thì:
- Vào trang web của hãng sản xuất mainboard, xem phầm review sẽ biết card tên gì và tải
driver từ đó ln. Nếu khơng biết mainboard hiệu gì thì xem lại bài viết liên quan.
- Bạn cũng có thể tự xem mainboard dùng chip Lan on-board gì rồi tìm driver theo tên
chip như đã nói ở trên. Nếu trên main chỉ có chip "lớp vật lý" thì phải tìm driver theo
chipset. Khơng biết chipset gì thì dùng Sandra hoặc Hwinfo.
- Bạn cũng có thể tra nhà sản xuất theo mã MAC (Media Access Control) thường dùng
cho card LAN rời sẽ đề cập tiếp đây.
Card LAN rời:
Card rời thì chủ yếu vẫn tìm theo chip chính (chip lớn nhất trên Card). Các nhà sản xuất
chip thì khơng có driver nhưng ta vẫn tìm đượcdriver theo tên chip như đã nói ở phần
Card on-board.
Một cách khác là tìm hãng sản xuất card theo mà MAC. Trên lý thuyết thì mỗi card mạng
sẽ có một mã địa chỉ MAC riêng. Để tìm hiểu sâu về MAC có lẽ cần tìm các tài liệu
chun về Mạng. Ở đây tơi chỉ đề cập đến việc tìm hãng sản xuất theo mã này mà thôi.
Mã MAC này hay còn được gọi là "địa chỉ vật lý" của card Mạng. Nó gồm có 6 byte, 3

byte đầu để chỉ mã OUI (Organizationally Unique Identifier) hãng sản xuất còn 3 byte
sau thì do nhà sản xuất tự đặt. Để thỏa lý thuyết mỗi card mạng sẽ có một mả MAC khác
nhau thì một nhà sản xuất sẽ có nhiều hơn 1 mả OUI. Xem hình.


Tóm lại nếu biết mã OUI từ địa chỉ MAC thì ta có thể tra ra hãng sản xuất card mạng.
Trên windows thì xem địa chỉ MAC này bằng cách: Vào Start \ Control Panel \ Network
Connections \ đúp chuột vào biểu tượng kết nối mạng. Như hình.

Dịng đầu tiên chính là 6 byte địa
chỉ MAC, chỉ cần 3 byte đầu là mã OUI. Kế đó vào trang cơ sở dữ liệu IEEE để tra:

/>Tại trang này nhập 3 byte đầu vào khung tìm kiếm: Search the public OUI listing . . .
rồi nhấn [Search!]
Ví dụ bài này 00-17-31 sẽ cho kết quả là ASUS, card mạng là card on-board trên main
của ASUS. Một ví dụ khác: 00-02-2A kết quả là Asound Electronic một hãng "không
tên tuổi" của CHINA. :)
Vấn đề cịn lại là vơ trang web của họ mà tìm thơng tin và download driver nhé.


Máy tính chạy khơng ổn, chậm hay bị treo, Nói chung là rất khó chịu !




31/03/2007, 05:17 am
xx phản hồi

1. Do phần mềm:
- Virus hay các loại tương tự (spyware.adware...) cũng là 1 dạng phần phền đặc biệt gây

chậm, treo hoặc vô cùng các lý do khùng khác của máy tính. Hãy để ý đến vấn đề này
trước nhất.
- Đã có rất nhiều bài viết trên các báo, forum... hướng dẫn cách "tăng tốc máy" như:
chống phân mãnh, dọn rác, bỏ cài đặt những chương trình khơng hoặc chưa cần thiết, gở
bỏ bớt các chương trình ln chạy khi khởi động... chung quy các thao tác vừa nêu chỉ trị
được bệnh chạy chậm của máy vi tính.
- Ở góc độ phần mềm, thường thì chỉ khi ta cài đặt thêm một chương trình ứng dụng mới,
driver - trình điều khiển thiết bị - mới mà có xảy ra tranh chấp thì ngay khi ta khởi động
lại lần đầu tiên trục trắc sẽ xảy ra ngay như: làm treo máy, hiện màn hình xanh... <-- Tốt
nhất là gở bỏ ứng dụng, driver vừa cài đặt.
- Lắm lúc: Format & cài lại toàn bộ hệ điều hành + Software là một lựa chọn "Cuối
cùng".
- Khi ta đã chọn "giải pháp cuối cùng" là format và cài lại hệ điều hành mà vẫn khơng ổn
thì nghĩ đến ngun do là "phần cứng"
Xem thêm bài: HDD: Format cấp thấp
2. Do phần cứng
- Scandisk: Kiểm tra và khắc phục lỗi cho HDD. Dể nhất ai cũng làm được. Dĩ nhiên là
chế đệ Full (kiểm tra toàn bộ. Cái này lâu và tốn thời gian. Tuy nhiên "nhẫn nại" vẫn là
cái cần lúc này.


- Nhiệt độ: Quạt làm mát cho CPU mà quay chậm hoặc không quay do khô dầu hoặc bị
cháy. Dể thấy máy sẽ bị treo sau một thời gian nhất định và giảm dần đến khi CPU không
thể hoạt động nữa. Dĩ nhiên là CPU có thể chết theo. Cách giải quyết đơn giản là vô dầu
cho quạt hoặc thay quat mới. Gắn thêm quạt làm mát cho thùng máy <-- những máy vi
tính của tơi dùng đều thực hiện bước này.
Xem thêm bài: Nhiệt độ tối đa của CPU
- Nguồn điện: Nguồn điện chậm chờn sẽ không thể nào giúp máy chạy ổn định được. <-Ổn áp là một lựa chọn thích hợp. Nếu khu vực hay bị cúp điện nên có UPS.
- Bộ nguồn: Sau một thời gian sử dụng thường bộ nguồn bị "yếu" xuống, khơng cịn đủ
"cơng suất" để đáp ứng cho tồn bộ hệ thống. Cũng có thể do ta thêm nhiều thiết bị vơ

như: CD-Rewrite, HDD 2, Webcam, Printer, Scan, Tivicard... Cách xử lý tạm thời: gỡ bỏ
(hoặc không cấp nguồn) những thiết bị chưa dùng đến như đã nếu trên thậm chí là : FDD,
CD-ROM để giảm tải cho bộ nguồn nếu khi đã gở bỏ mà máy chạy ổn định thì 100% lỗi
do bộ nguồn gây ra <-- Thay bộ nguồn mới công suất lớn hơn 400W, 450W, 500W... là
lựa chọn tốt nhất.

Lê Quang Vinh


Mouse - các vấn đề thường gặp và cách xử lý




05/04/2007, 04:00 am
xx phản hồi

Theo một thống kê tôi không nhớ đã đọc ở
đâu đó thì mouse là thiết bị IT được sờ
đến nhiều nhất. Vì vậy mà việc mouse gặp
trục trặc là chuyện không hiếm.
1. Chạy không ngon, hơi sượng sượng:
- Đối với loại xài bi: do các trục lăn bi bị
bám bụi bẩn <-- vệ sinh. Lỗi này thường
thấy nhất.
- Đối với loại quang: có lẽ do bạn quen xài
loại bi nên khơng lưu ý đến tấm lót chuột
(loại quang xài riêng) hoặc ko có thì tốt
nhất nên lót một tờ giấy trắng.
2. Nút nhấn khơng ăn: <-- thay nút

3. Không chạy lên xuống hoặc không
chạy qua lại được:
- Đứt dây, mở nắm ra cắt bớt một đoạn gần mouse nối lại.
- Loại dùng bị có khi bị tiếp xúc không tốt -> bi không lăn.
4. Không chạy:
- Đứt dây hoặc die luôn rồi.


Network Cơ bản về mạng LAN




17/02/2009, 03:06 pm
xx phản hồi

Tổng quan về mạng LAN
1. LAN là viết tắt của Local Area Network (Mạng cục bộ) Các máy tính cá
nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn
chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất lượng tốt sao cho những người sử
dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các
chương trình cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng
gọi là máy dịch vụ tệp (file).
Mạng LAN có nhiều quy mơ và mức độ phức tạp khác nhau, nó có thể chỉ liên kết
vài ba máy tính cá nhân và dùng chung một thiết bị ngoại vi đắt tiền như máy in
lazer chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có máy tính trung tâm (Máy chủ
Server) cho phép những người dùng trao đổi thông tin với nhau và thâm nhập vào
các cơ sở dữ liệu dùng chung.

Mạng LAN kết nối nhiều thiết bị



2. Phạm vi ứng dụng của mạng LAN- Mạng LAN thường được sử dụng để kết
nối các máy tính trong gia đình, trong một phịng Game, phịng NET, trong một
tồ nhà của Cơ quan, Trường học.- Cự ly của mạng LAN giới hạn trong phạm vi
có bán kính khoảng 100m- Các máy tính có cự ly xa hơn thơng thường người ta
sử dụng mạng Internet để trao đổi thông tin.

3. Các kiểu đấu mạng LAN a) Mạng LAN đấu kiểu BUS

mạng LAN đấu kiểu BUS

- Với kiểu BUS các máy tính được nối với nhau thơng qua mọt trục cáp, ở hai đầu
trục cáp có các Terminador đánh dấu điểm kết thúc đường trục, mỗi máy tính
được nối với đường trục thông qua một Transceptor
- Ưu điểm:
+Ưu điểm của mạng này là tiết kiệm được chi phí dây cáp.
- Nhược điểm:
+ Nhược điểm là mạng này cho tốc độ chậm
+ Khi trên đường cáp có sự cố thì tồn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động


+ Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi
>> Do mạng này có nhiều nhược điểm nên trong thực tế ít được sử dụng
b) Mạng LAN đấu kiểu RING (kiểu vòng)

Mạng đấu kiểu RING

- Với kiểu RING các máy tính được nối với nhau trên một trục khép kín, mỗi máy
tính được nối với đường trục thơng qua một Transceptor.

- Ưu điểm:
+ Ưu điểm của mạng này là tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có nhanh hơn kiểu
BUS.
- Nhược điểm:
+ Nhược điểm của mạng này là tốc độ vẫn bị chậm
+ Khi trên đường cáp có sự cố thì tồn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động
+ Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi
>> Do mạng này có nhiều nhược điểm nên trong thực tế ít được sử dụng
c) Mạng LAN đấu kiểu STAR (kiểu hình sao)


×