Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TAI LIEU ON TAP KY NANG DIA LI 12 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.01 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT TX Sa Đéc Ôn tập kỹ năng Địa Lí thi HK1 – 2012 =======================================================================================. TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ KHỐI 12 Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau: (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1678 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân băng ẩm của ba địa điểm trên. Trả lời: * Nhận xét: - Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, sau đến tp.HCM và thấp nhất là Hà Nội. (số liệu dẫn chứng) - Lượng bốc hơi: càng vào Nam càng tăng mạnh. (số liệu dẫn chứng) - Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và thấp nhất là tp.HCM. (số liệu dẫn chứng) * Giải thích: - Huế có lượng mưa cao nhất do gần biển, dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới; Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, bốc hơi nhỏ. - Tp.HCM có lượng mưa khá cao do: chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới; do nhiệt độ cao nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm thấp nhất. - Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn tp.HCM.. Caâu 2: (3 điểm) Cho baûng soá lieäu sau : Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta. Ñòa ñieåm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung o thaùng I ( C) bình naêm (oC) Laïng sôn 13.3 21.2 Haø Noäi 16.4 23.5 Hueá 19.7 25.1 Đà Nẵng 21.3 25.7 TP.HCM 25.8 27.1 a) Hãy biểu đồ đường thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I từ BaÉc vào Nam. b) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ BaÉc vào Nam. Nêu nguyên nhân ?. ======================================================================================= GV: Nguyễn Khánh Duy Nguồn từ HĐBM 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THPT TX Sa Đéc Ôn tập kỹ năng Địa Lí thi HK1 – 2012 =======================================================================================. Trả lời: a)Vẽ biểu đồ đúng, đẹp đầy đủ các chi tiết - Thiếu tên, chú giải, chỉ số ở mổi cột trừ b)Nhận xét : - Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam ( dẫn chứng *Nguyên nhân: - Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ dộ nên lượng bức xạ Mặt Trời tăng dần từ Bắc vào Nam. ………….. - Vào tháng I, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, các tỉnh miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (0C) Địa điểm t0 TB t0 TB t0 TB Biên độ t0 tối t0 tối cao 0 năm tháng tháng t TB thấp tuyệt đối lạnh nhất nóng nhất năm tuyệt đối Hà Nội (21 001’B). 23.5. 16.4 (tháng I). 28.9 (tháng VII) 28.9 (tháng IV). 12.5. 2.7. 42.8. Biên độ t0 tuyệt đối 40.1. TP. Hồ 27.1 25.7 3.2 13.8 40.0 26.2 Chí Minh (tháng (10 047’B) XII) a. Hãy nhận xét và so sánh chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên. b. Giải thích tại sao biên t0 TB năm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có sự chênh lệch như vậy ? Trả lời: a.Nhận xét: - Nhiệt độ TB năm: TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội (dẫn chứng số liệu) - Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất: Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (dẫn chứng số liệu) - Nhiệt độ TB tháng nóng nhất: hai nơi bằng nhau (dẫn chứng số liệu) - Biên độ t0 TB năm: TP. Hà Nội cao hơn Hồ Chí Minh (dẫn chứng số liệu) - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (dẫn chứng số liệu) - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh (dẫn chứng số liệu) - Biên độ t0 tuyệt đối: Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh (dẫn chứng số liệu) b. Giải thích: - Do Hà Nội nằm ở vĩ độ cao hơn TP. Hồ Chí Minh nên mùa đông nhiệt độ xuống thấp hơn, TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nên nhiệt độ nóng quanh năm. - Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, TP. Hồ Chí Minh thì không.. ======================================================================================= GV: Nguyễn Khánh Duy Nguồn từ HĐBM 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THPT TX Sa Đéc Ôn tập kỹ năng Địa Lí thi HK1 – 2012 =======================================================================================. Câu 4: (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở nước ta Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm tháng I (0C) tháng VII (0C) năm (0C) Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TPHCM 25,8 27,1 26,9 Hãy: a)Vẽ biểu đồ cột thể hiện nhiệt độ trung bình của 4 địa điểm trên. b)Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân ? Trả lời: a)Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: Vẽ đúng, đủ chi tiết, chính xác; có số liệu, chú giải, tên biểu đồ. Nếu vẽ sai, không cho điểm; nếu thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm. b) Nhận xét và giải thích: - Nhận xét: + Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). + Nhiệt độ trung bình tháng VII không có chênh lệch nhiều giữa các địa phương (dẫn chứng). - Giải thích: + Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): * Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền Nam; * Tháng VII không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên các địa điểm cả nước có nhiệt độ trung bình tương đương nhau. + Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, lại nằm ở vĩ độ thấp hơn (gần XĐ hơn), có góc nhập xạ lớn, nhận nhiều nhiệt hơn, nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các địa điểm ở miền Bắc. Câu 5: (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật Bò sát Cá Thực Số lượng loài Thú Chim lưỡng Nước Nước vật cư ngọt mặn Số lượng loài đã biết 14500 300 830 400 550 2000 Số lượng loài bị mất dần 500 96 57 62 90 Trong đó, số lượng loài có nguy cơ tuyệt 100 62 29 chủng a)Nhận xét về sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. b)Trình bày biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay.. ======================================================================================= GV: Nguyễn Khánh Duy Nguồn từ HĐBM 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường THPT TX Sa Đéc Ôn tập kỹ năng Địa Lí thi HK1 – 2012 =======================================================================================. Trả lời: a)Nhận xét: -Thực vật giảm 500 loài trong tổng số 14500 loài đã biết; trong đó có 100 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. -Thú giảm 96 loài trong tổng số 300 loài đã biết; trong đó có 62 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. -Chim giảm 57 loài trong tổng số 830 loài đã biết; trong đó có 29 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. -Bò sát giảm 62 loài trong tổng số 400 loài đã biết. -Cá giảm 90 loài trong tổng số 2550 loài đã biết. b)Biện pháp bảo vệ: -Xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. -Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. -Quy định việc khai thác gỗ, động vật, thủy sản,…. Câu 6: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm. Lượng mưa(mm) Lượng bốc hơi (mm) Địa điểm Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 Thành phố Hồ Chí Minh 1931 1686 1. Hãy tính cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, và thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. Giải thích nguyên nhân. Trả lời: 1. Tính cân bằng ẩm Địa điểm. Cân bằng ẩm (mm) +687 +1868 +245. Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh 2. Nhận xét và giải thích: - Lượng mưa: + Huế có lượng mưa lớn nhất trong 3 địa điểm do bức chắn của dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng đông bắc, do bão và dãy hội tụ nhiệt đới, frông lạnh. + TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội nhưng chênh lệch nhau không nhiều. - Lượng bốc hơi: TP Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất do nhiệt độ cao quanh năm có thời gian nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi. - Cân bằng ẩm: + Huế có cân bằng ẩm lớn nhất trong 3 địa điểm do có lượng mưa lớn, lượng bốc hơi thấp hơn TP Hồ Chí Minh nhiều. + Hà Nội có cân bằng ẩm đứng thứ 2 do lượng bốc hơi thấp nhất trong 3 địa điểm. +TP Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm thấp nhất do lượng bốc hơi cao nhất trong 3 địa điểm.. ======================================================================================= GV: Nguyễn Khánh Duy Nguồn từ HĐBM 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường THPT TX Sa Đéc Ôn tập kỹ năng Địa Lí thi HK1 – 2012 =======================================================================================. Câu 7: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Lạng Sơn Hà Nội Địa điểm. Huế. Đà Nẵng. Quy Nhơn. TP. Hồ Chí Minh. Nhiệt độ 21,2 23,5 25,1 25,7 26,8 27,1 trung bình năm(0C) a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam (từ Lạng sơn vào TP. Hồ Chí Minh). (2.0 điểm) b. Dựa vào biểu đồ nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam. Trả lời: a. Vẽ biểu đồ cột chính xác, thẩm mỹ. - Tên biểu đồ - Trục tung và trục hoành phải ghi độ và địa điểm. - Trên đầu các cột phải ghi số liệu (thiếu hoặc sai mỗi chi tiết trừ 0.25 điểm) b. Nhận xét và giải thích: - Nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam (từ Lạng Sơn và TP.Hồ Chí Minh) tăng dần (dẫn chứng số liệu) - Do càng vào Nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn lượng nhiệt nhận được càng nhiều và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 8 : ( 2 điểm ) Dựa vào bảng số liệu sau : Sự biến động diện tích rừng của nước ta thời kì 1943- 2009 ( Đơn vị : triệu ha ) Năm 1943 1983 2005 2009 Tổng diện tích có rừng 14,3 7,2 12,7 13,8 Diện tích rừng tự nhiên 13,4 6,8 10,2 11,5 Diện tích rừng trồng 0,0 0,4 2,5 3,4 Hãy nhận xét và giải thích sự biến động diện tích các loại rừng ở nước ta trong giai đoạn trên Trả lời: * Nhận xét : - Diện tích rừng tự nhiên từ năm 1943- 1983 :giảm ( dẫn chứng ), từ năm 1983- 2009: tăng trở lại ( dẫn chứng ) - Diện tích rừng trồng từ năm 1943 – 2009 : tăng liên tục ( dẫn chứng ) - Tổng diện tích rừng nước ta từ năm 1943- 1983 : giảm ( dẫn chứng ), từ năm 1984-2009 tăng trở lại . -Tổng diện tích rừng có tăng nhưng không bằng giai đoạn đầu ( năm 1943 ), chủ yếu là rừng mới tái sinh , chất lượng rừng thấp. * Giải thích : -Tổng diện tích rừng , rừng tự nhiên giai đoạn đầu giảm do chiến tranh, khai thác rừng bừa bãi; giai đoạn sau tăng do khai thác hợp lí và trồng thêm rừng. ======================================================================================= GV: Nguyễn Khánh Duy Nguồn từ HĐBM 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường THPT TX Sa Đéc Ôn tập kỹ năng Địa Lí thi HK1 – 2012 =======================================================================================. Câu 9: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung 0 0 bình tháng I ( C) bình tháng VII ( C) bình năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 a/. Tính biên độ nhiệt năm của các địa điểm nêu trên? b/. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm ở các địa điểm nêu trên theo thứ tự từ Bắc vào Nam? Địa điểm. Trả lời: a/. Biên độ nhiệt năm: Địa điểm Biên độ nhiệt năm (0C) Lạng Sơn 13,7 Hà Nội 12,5 Huế 9,7 Đà Nẵng 7,8 Quy Nhơn 6,7 Tp. Hồ Chí Minh 1,3 (Học sinh tính đúng 2 địa điểm được 0,25đ) b/. Nhận xét và giải thích: - Nhiệt độ trung bình tháng I và nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) vì càng vào Nam càng gần Xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ càng tăng. - Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch (dẫn chứng) vì đây là thời kì hoạt động của gió mùa Tây Nam trên phạm vi cả nước. - Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) vì miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Nam gần Xích đạo nên nhiệt độ các tháng trong năm ít chênh lệch. Câu 10. (3,0 điểm) \ Dựa vào bảng số liệu sau: Chỉ số Địa Tháng điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 16.9 21.9 21.1 23.4 27.3 30.2 30.4 29.2 27.2 25.8 21.4 20.4 độ oC Hà Lượng Nội mưa 3 25 29 98 118 211 286 330 388 145 5 21 (mm) Nhiệt 19.3 22.8 24.7 25.0 26.8 29.2 29.2 28.0 26.7 24.7 21.6 22.3 độ oC Huế Lượng mưa 255 3 100 180 153 17 63 261 307 544 907 603 (mm) a.Hãy vẽ các biểu đồ kết hợp nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội . b.Từ đó rút ra nhận xét về lượng mưa và nhiệt độ của Hà Nội, Huế? ======================================================================================= GV: Nguyễn Khánh Duy Nguồn từ HĐBM 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường THPT TX Sa Đéc Ôn tập kỹ năng Địa Lí thi HK1 – 2012 =======================================================================================. Trả lời: a/ Vẽ 1 biểu đồ(2 điểm). Đầy đủ, chính xác Nếu thiếu tên, giá trị , đơn vị……….-0,25đ mỗi ý (Biểu đồ cột kết hợp với đường, biểu đồ khác không cho điểm) b/ Nhận xét(1,0 đ) -Huế : 0,5đ + Lượng mưa : nhiều nhất tháng 9, 10, 11 (thu đông), mưa ít tháng 3. + Nhiệt độ : cao tháng 6,7, thấp tháng 1( có dẫn chứng số liệu ) -Hà Nội : 0,5đ + Lượng mưa : nhiều nhất tháng 7, 8 (thu đông), mưa ít tháng 1 và 11, 12. + Nhiệt độ : cao tháng 6,7, thấp tháng 1 và 12 ( có dẫn chứng số liệu ) Huế mưa thu đông còn Hà Nội mưa mùa hạ, Hà Nội biên độ nhiệt lớn. Câu 11: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2011 (Đơn vị: 0C) Tháng Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 12.8 17.7 17.1 23.8 27.2 29.5 29.9 28.9 27.5 24.5 23.9 17.4 Hà Nội 26.3 26.4 27.4 28.0 28.7 28.0 27.7 27.9 27.2 28.1 27.5 26.4 Cà Mau (Nguồn: Tổng cục thống kê) a). Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2011 ở hai địa điểm trên. b). Hãy nhận xét sự chênh lệch nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2011 ở Hà Nội và Cà Mau. Giải thích nguyên nhân. Trả lời: a). Vẽ biểu đồ đường (đồ thị): - Vẽ hệ trục tọa độ, chia tỉ lệ chính xác. - Các đơn vị trên trục tọa độ chính xác. - Vẽ được hai đường đồ thị. - Có số liệu nhiệt độ các tháng trên đồ thị. - Chú giải hai đường biểu diễn. b). Nhận xét: - Ở Hà Nội: nhiệt độ trung bình các tháng năm 2011 có sự chênh lệch lớn (dẫn chứng). - Ở Cà Mau: nhiệt độ trung bình các tháng năm 2011 có sự chênh lệch ít (dẫn chứng). - Nguyên nhân: Ở Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp.. Good luck to you..!. ======================================================================================= GV: Nguyễn Khánh Duy Nguồn từ HĐBM 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×