Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 12 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.27 KB, 6 trang )

Bài 12: Hệ thống thông tin thị
trường chứng khoán
b. Hệ số thanh toán trung bình
Đối lập với các khoản phải thu là các khoản phải trả. Để tìm ra thời hạn
thanh toán trung bình đối với các khoản phải thu, ta chia các khoản phải trả
cho tiền mua hàng chịu mỗi năm
Các khoản phải trả
Thời hạn thanh toán trung bình = ------------------------
Tiền mua hàng chịu hàng năm / 360 ngày

Tuy nhiên, tiền mua hàng chịu hàng năm không được đề cập trong một báo
cáo tài chính. Để có được số liệu này, phải dự tính tỷ lệ giá trị hàng hoá
được mua chịu.

Ví dụ : tính toán thời hạn thanh toán trung bình.

Giả định rằng số liệu các khoản phải trả của công ty là 275.000 USD. Nếu
giá mua hàng là 3.000.000 USD và dự tính là 80% hàng hoá này được mua
chịu thì thời hạn thanh toán trung bình là bao nhiêu? Số tiền mua chịu hàng
năm sẽ là 2.400.000 USD (3.000.000 x 0.80). Bây giờ, thời hạn thanh toán
trung bình đối với các khoản phải trả có thể được tính như sau:
$275.000
Thời hạn thanh toán trung bình = --------------- = 41.3 ngày
0.80 x $3.000.000 /360ngày

Thời hạn thanh toán trung bình (đối với các khoản phải trả) của công ty là
41.3 ngày. Bất kỳ thời hạn nào ngắn hơn có nghĩa là người bán dành cho
công ty một khoản chiết khấu hoặc người bán cho rằng công ty đang trong
tình trạng rủi ro cao nên đã đưa ra các điều khoản chặt chẽ hơn về thời hạn
thanh toán nợ. Bất kỳ thời hạn nào dài hơn cũng có nghĩa là công ty đã nhận
được các điều khoản tín dụng ưu đãi, hay công ty là một “người trả chậm”,


tức là công ty đang sử dụng những người cung cấp nguyên liệu như một
nguồn tài trợ.

Người bán, nói chung bao giờ cũng muốn nhận được tiền càng sớm càng tốt,
thường tính toán hệ số này nhằm biết được bao lâu thì họ có thể thu hồi tiền
của mình từ công ty. Do việc thanh toán chậm thường có lợi cho công ty,
nên nhà quản lý - người kiểm soát việc thanh toán có nhiệm vụ phải làm cân
bằng hai thái cực lợi ích giữa nhà cung cấp và công ty.

Nếu thời hạn thanh toán trung bình của ngành vượt quá hệ số của công ty,
thì nhà quản lý có thể tìm ra lý do tại sao việc mua chịu của công ty lại bị
hạn chế và phải làm gì để có được thời hạn mua chịu dài hơn từ những nhà
cung cấp.
c. Hệ số hàng lưu kho
Tỷ lệ doanh số hàng bán trên hàng lưu kho là quan trọng đối với công ty bởi
vì hàng lưu kho là loại tài sản ít lưu hoạt nhất trong các tài sản lưu động. Vì
công ty phải dùng một lượng vốn để duy trì hàng lưu kho nên công ty sẽ
được lợi khi bán hàng càng nhanh càng tốt lượng hàng này để giải phóng
tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác.
Gía trị hàng đã bán tính theo giá mua
Hệ số hàng lưu kho= -----------------------------------------
Giá trị hàng lưu kho trung bình
Ví dụ: Hệ số hàng lưu kho

Nếu giá trị hàng hoá bán hàng năm của một công ty là $ 3.000.000 (tính theo
giá mua) và giá trị hàng lưu kho trung bình là $ 300.000, thì tỷ lệ hàng đã
bán trên hàng lưu kho của công ty này sẽ là 10 lần.
$3.000.000
Hệ số hàng lưu kho = -------------- = 10 lần
$300.000

Số liệu này phải được so sánh với hệ số trung bình của ngành trước khi đưa
ra bất kì một bình luận nào, vì các hệ số trung bình của từng ngành khác
nhau rất lớn.. Các công ty bán hàng hoá dễ hỏng, như rau tươi thường có tỉ
lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho rất cao, trong khi đó con số này ở một công
ty sản xuất đèn ngủ sẽ thấp hơn nhiều. Tuy nhiên nếu hệ số của một công ty
thấp hơn hệ số trung bình của ngành, thì nhà quản lý cần kiểm tra xem tại
sao hàng lưu kho lại luân chuyển chậm quá như vậy.

Cần thận trọng khi xem xét hàng đã bán trên hàng lưu kho. Tỷ lệ hàng đã
bán trên hàng lưu kho cao không phải bao giờ cũng có nghĩa là việc bán
hàng của công ty có hiệu quả. Hệ số hàng đã bán trên hàng lưu kho có thể rất
cao khi công ty liên tục hết hàng dự trữ vì công ty không sản xuất đủ hoặc
không mua đủ hàng hoá. Trong trường hợp này, hệ số cao thực tế lại cho
thấy việc lập kế hoạch hay việc quản lí hàng dự trữ tồi. Do đó, trừ khi đã
nghiên cứu kĩ chính sách về hàng lưu kho của một công ty, việc sử dụng chỉ
riêng hệ số này chưa thể cung cấp đủ thông tin về khả năng huy động tiền
mặt của công ty
d. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ.
Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất
quan trọng. Để đạt được mục đích này, bạn có thể sử dụng hệ số thu nhập trả
lãi định kỳ. hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu
nhập trước thuế và lãi - EBIT) để trả lãi của một công ty. Hệ số này cho biết
một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức
nào. Rõ ràng, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán
lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn.

EBIT
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = -----------------------------
Chi phí trả lãi hàng năm


Ví dụ: Nếu EBIT là 8.000.000 USD và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là
3.000.000 USD:
8.000.000
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = ------------------- = 2,67
3.000.000
Nói cách khác, thu nhập cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi.
Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt
động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty này
được hạn chế bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán
lãi. Các công ty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử
dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một công ty cần phải đạt tới
là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ
của mình.
Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá một công ty
vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như tiền nợ
gốc, chi phí tiền thuê và chi phí cổ tức ưu đãi.

e. Hệ số trang trải chung.
Để giải quyết vẫn đề có liên quan đến hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, có thể
tính toán hệ số trang trải chung:
Các nguồn thu tiền mặt
Hệ số trang trải chung = --------------------------------------------------------------
--------------

+ + +

Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân
nhắc. rõ ràng, một công ty và các nhà đầu tư của công ty muốn có hệ số
trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng
sinh lãi của công ty.


Khi các hệ số nợ lớn quá mức, công ty có thể nhận thấy chi phí vốn của
mình tăng lên. Giá trị các cổ phiếu của công ty cũng có thể giảm xuống
tương ứng với mức độ rủi ro của công ty tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài

×