Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢ NG ĐẠI HỌC

HOA HỌC

HỘI VÀ NH N V N

=======================

ĐINH THỊ PHƢỢNG

VẤN ĐỀ Ử LÝ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

LUẬN V N THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢ NG ĐẠI HỌC

HOA HỌC

HỘI VÀ NH N V N

=======================

ĐINH THỊ PHƢỢNG


VẤN ĐỀ Ử LÝ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Đức Long

Hà Nội - 2015


L I CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân.
Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong Luận văn là hồn tồn
chính xác và trung thực, khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình khoa học nào đã
cơng bố trong và ngồi nước, nếu sai phạm, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Đinh Thị Phượng


L I CẢM ƠN
Trong qu tr nh thực hiện luận văn thạc sĩ b o chí với đề tài “Vấn đề xử lý ảnh
báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ” tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Đức Long, Giám
đốc Trung tâm Thông tin Kinh tế, Ban Kinh tế TW, đã tận tình dìu dắt và có những
ý kiến góp ý chân thành cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành c m ơn c c thầy, cơ giáo trong Khoa Báo chí & Truyền
thơng, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN cùng c c thầy cô

giáo giảng dạy các bộ môn đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong quãng thời gian
học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời c m ơn c c anh, chị
phóng viên, biên tập viên của các tịa soạn b o; C c sinh viên b o chí đã cung cấp
cho tôi những thông tin cần thiết phục vụ trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đ nh, bạn bè,
những người luôn ủng hộ, động viên tơi nỗ lực để hồn thành tốt luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót, tác giả rất
mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè… để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành c m ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Đinh Thị Phượng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................5
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................6
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ........................................................................10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................11
5. Phương ph p nghiên cứu .................................................................................11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................12
7. Kết cấu luận văn .............................................................................................12
PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ........................................................13
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ...................................................................... 13
1.1.1 Ảnh báo chí (photojournalism) ................................................................ 13

1.1.2 Xử lý ảnh báo chí ..................................................................................... 17
1.1.3 Báo điện tử cho ĐTDĐ ............................................................................ 17
1.2 Sự hình thành, phát triển của ảnh báo chí và báo điện tử cho ĐTDĐ................19
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ảnh báo chí ................................... 19
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của báo điện tử cho ĐTDĐ ................. 25
1 3 ự hác biệt giữa ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ so với ảnh báo
chí trên các loại hình báo chí hác .................................................................... 27
1.4 Các tính chất của ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ ........................ 29
1.4.1 Tính định hướng ...................................................................................... 29
1.4.2 Tính mục đích .......................................................................................... 29
1.4.3 Tính thời sự .............................................................................................. 30
1.4.4 Tính chân thực, khách quan. ................................................................... 31
1.4.5 Tính đại chúng ......................................................................................... 31
1.4.6 Tính giáo dục và thẩm mỹ. ...................................................................... 32
1.5 Vai trò của ảnh báo chí đối với báo điện tử cho ĐTDĐ .............................. 33
1 6 Ý nghĩa của việc xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ ................ 35
Tiểu ết chƣơng 1 .............................................................................................37

1


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG

Ử LÝ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG .........................................................................38
2.1 Giới thiệu khái quát về một số báo khảo sát. ................................................ 38
2.1.1 Báo Dân trí mobile .................................................................................. 38
2.1.2 Báo Thanh niên mobile ............................................................................ 40
2.1.3 Báo VietnamPlus mobile ......................................................................... 43

2.2 Khảo sát việc xử lý ảnh báo chí trên Dân trí mobile Thanh niên mobile và
VietnamPlus mobile ............................................................................................. 47
2.2.1 Xử lý về nội dung ..................................................................................... 48
2.2.2 Xử lý về hình thức thể loại. ...................................................................... 55
2.2.3 Xử lý về nghệ thuật .................................................................................. 58
2.2.4 Xử lý về chú thích ảnh ............................................................................. 66
2.2.5 Xử lý về các thông số kỹ thuật ................................................................. 71
2.2.6 Xử lý về tổ chức ảnh trên trang, bài (vị trí, mật độ)................................ 74
2.3 Thành công và hạn chế trong việc xử lý ảnh báo chí .................................. 76
2.3.1 Thành cơng .............................................................................................. 76
2.3.2 Hạn chế .................................................................................................... 86
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................99
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ

UẤT

HU

N NGHỊ N NG CAO CHẤT

LƢỢNG ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ CHO ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG .............................................................................................................100
3.1 Những vấn đề đặt ra đối với ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ ............. 100
3.2 Nguyên nhân của những t n tại nhược điểm trong việc xử lý ảnh báo chí
báo điện tử cho ĐTDĐ ....................................................................................... 102
3 3 ột số giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí trên báo điện tử cho
ĐTDĐ ..................................................................................................... 104
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý báo chí. .......................................................... 104
3.3.2 Đối với cơ quan báo chí ........................................................................ 105
3.3.3 Đối với phóng viên, biên tập viên ảnh. .................................................. 114

3.3.4 Đối với cơ sở đào tạo báo chí ............................................................... 119
Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................120
K T LUẬN.....................................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................124

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VI T TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Từ gốc tiếng Anh

Đại học Quốc gia Hà Nội

Vietnam National

01

ĐHQGHN

02

ĐTDĐ

Mobile phone


Điện thoại di động

03

3G

Third Generation

Thế hệ thứ ba

04

4G

Fourth Generation

Thế hệ thứ tư

05

GPS

Global Positioning

Hệ thống định vị toàn cầu

06

GPRS


07

MMS

08

PC

09

PDA

Personal Digital Assistant Thiết bị kĩ thuật số hỗ trợ cá nhân

10

PR

Public Relations

Quan hệ công chúng

11

PTTTĐC

Mass media

Phương tiện truyền thông đại


12

Smartphone

Smartphone

Điện thoại thông minh

13

SMS

Short Message Services

Dịch vụ tin nhắn ngắn

14

WAP

Wireless Application

Giao thức ứng dụng khơng dây

University, Hanoi

System
General Packet Radio


Dịch vụ vơ tuyến gói tổng hợp

Service
Multimedia Messaging

Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện

Service
Personal Computer

Máy tính cá nhân (bao gồm máy
tính bàn và laptop)

chúng

Protocol

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng tin, bài và ảnh đã sử dụng trên b o Thanh niên Mobile vào
tháng 2/2015 ..............................................................................................................77
Bảng 2.2: Số lượng tin, bài và ảnh đã sử dụng trong chuyên mục “Sự kiện” trên b o
Dân trí mobile tháng 2/2015 .....................................................................................78
DANH MỤC HÌNH
H nh 1.1: Biểu tượng ứng dụng của một số trang b o trên ĐTDĐ. ..........................19
H nh 2.1: Giao diện riêng dành cho smartphone (tr i) và giao diện bản mobile
thường (phải) của b o Dân trí mobile. ......................................................................39
Hình 2.2: H nh ảnh giao diện Thanh niên mobile .....................................................41

H nh 2.3: H nh ảnh giao diện VietnamPlus mobile ..................................................45
H nh 2.4: Một số quy luật bố cục ảnh thường gặp. ...................................................59
H nh 2.5: C ch xử lý kích thước ảnh của một số b o điện tử cho ĐTDĐ. ...............73
H nh 2.6: C ch xử lý ảnh kèm nội dung bài viết của một số b o điện tử cho ĐTDĐ ...74
H nh 2.7: C ch xử lý “ảnh cover” của một số b o điện tử cho ĐTDĐ.....................74
H nh 3.1: C ch thức tham gia b nh luận trên b o Dân trí mobile ………………..111
DANH MỤC BIỂU ĐỒ M

H NH

Biểu đồ 2.1: Sự đ nh gi của cơng chúng về chú thích ảnh trên báo Dân trí mobile,
Thanh niên mobile & VietnamPlus mobile...............................................................93
Biểu đồ 2.2: Sự đ nh gi của công chúng về độ phân giải của ảnh trên báo Dân trí
mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile .................................................94
Biểu đồ 3.1: Một số nguyên nhân chính làm giảm chất lượng ảnh báo chí ............ 104
Biểu đồ 3.2: Top 20 chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên c c phương tiện truyền
thông năm 2014 ....................................................................................................... 109
Biểu đồ 3.3: Một số ý kiến đ nh gi của công chúng trong việc xử lý nâng cao chất
lượng ảnh trên báo Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile ... 116
Mơ hình 3.1: Mơ hình tịa soạn hội tụ cho cơ quan b o in 1.0 ............................... 106
Mơ hình 3.2: Mơ hình tịa soạn hội tụ cho cơ quan b o mạng điện tử 2.0 ............. 106

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cạnh
tranh gay gắt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là đối với
các thiết bị ĐTDĐ. Nếu như một vài năm trước, việc đọc báo, xem video, hình

ảnh… trên ĐTDĐ là điều ít ai mơ tưởng tới thì nay, sự ra đời các loại smartphone
mang tính đột phá mới về màn h nh, pin… và các ứng dụng hiện đại đã, đang và sẽ
làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta kết nối và sử dụng Internet.
Theo một điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew, có tới 32% người dân Mỹ
xem tin qua Internet hằng ngày. Cứ 5 người Mỹ th có 1 người xem tin bằng ĐTDĐ,
trong đó 78% số này sử dụng điện thoại thông minh. “Tiêu dùng tin tức” là hoạt
động phổ biến thứ nh trên m y tính bảng và ĐTDĐ, chỉ sau hoạt động nhận/ gửi
email. Tại Việt Nam, trong số gần 31 triệu người sử dụng Internet, hiện có đến 19
triệu người lên mạng bằng ĐTDĐ” [26,tr.126]. Đây là c ch thức tiếp nhận thông tin
vừa nhanh, vừa ngắn gọn, mang tính c nhân hóa cao, thích ứng với nhu cầu tiêu
dùng tin tức theo phong c ch sống động và hoàn toàn mới của giới trẻ.
Do đó, việc thiết kế các website của c c b o điện tử cũng cần phải thay đổi để
phù hợp, bắt kịp với những xu hướng, cách thức tiếp cận mới của công chúng là
điều bắt buộc mà bất kỳ tòa soạn nào cũng cần phải nghĩ tới. Sự ra đời các tờ báo
dành cho phiên bản ĐTDĐ là một minh chứng rất rõ ràng về xu hướng phát triển
của b o chí trong tương lai: truyền thơng di động đang chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc xây dựng và phát triển các website dành
cho ĐTDĐ hiện nay đang đòi hỏi rất nhiều yếu tố cả về mặt công nghệ kỹ thuật lẫn về
mặt nội dung. Trong đó, vấn đề xử lý ảnh báo chí – kênh thông tin cơ bản nhất sao cho
hấp dẫn, phù hợp với từng phiên bản ĐTDĐ vẫn đang và sẽ luôn là mối quan tâm hàng
đầu đối với mỗi phóng viên, biên tập viên. Mặt khác, những người sử dụng ĐTDĐ để
đọc tin th thông thường thời gian truy cập ngắn nhưng nhiều lần trong ngày. Vì thế,
việc chú trọng tới hình ảnh là điều rất cần thiết dành cho những người dùng khơng có
nhiều thời gian có thể đọc lướt tin rất nhanh mà vẫn nắm được thông tin.

5


Bên cạnh nhiều thành công đ ng ghi nhận về ảnh b o chí đã mang lại nhờ việc
xử lý tốt c c thao t c trước khi đăng tải thì ảnh trên b o điện tử cho ĐTDĐ vẫn còn

bộc lộ một số mặt hạn chế, nhất là về cách thức thực hiện. Thực tế đó địi hỏi chúng
ta phải có những nghiên cứu tồn diện, khoa học và hệ thống để giúp ảnh báo chí
ph t huy được hết những tiềm năng vốn có của nó trên loại hình mới dành cho
ĐTDĐ.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn “Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo
điện tử cho điện thoại di động” là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa sâu
s t. Cơng trình nghiên cứu này sẽ bổ khuyết cho những vấn đề đang đặt ra đối với
việc thông tin bằng h nh ảnh. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp chúng ta
nhìn nhận được những mặt thành công, hạn chế và đưa ra được những đ nh gi , đề
xuất để khắc phục các thiếu sót. Đồng thời, cũng là tiền đề để nhận định và phân
tích xu hướng phát triển ảnh báo chí trên b o điện tử dành cho phiên bản ĐTDĐ
trong tương lai gần.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về tổng thể, cho đến nay theo t m hiểu của chúng tôi vẫn chưa có cơng tr nh
nào nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, xét dưới góc độ một vài lĩnh vực liên
quan, ít nhiều cũng có một số cơng tr nh đề cập đến truyền thơng di động và ảnh
báo chí. Trong đó, tiêu biểu với nghiên cứu của Oscar Westlund, 2011 về: “Cross –
media news work – Sensemaking of the Mobile Media Revolution” (sản xuất tin tức
truyền thông hội tụ: một nghiên cứu đa ngành về cuộc cách mạng của truyền thơng
di động). Ngồi ra, trên thế giới cịn có một số công tr nh nghiên cứu về ảnh như:
- “Flash Journalism: How to Create Multimedia News Packages” ( à

thế

nào để tạo ra g i tin tức đa phương tiện) của nữ nhà báo, giảng viên người Mỹ
Mindy McAdams.
- “Ảnh báo chí” của Brian Herton, NXB Thơng Tấn, Hà Nội (2003);
- “Nhiếp ảnh và Báo chí hiện đại” của B.Jodorop; V.zachejeva; A.Vactanop;
A.Kennen; M.Kagar; J.Schlevoigt; G.Tsudakop, TTXVN, Hà Nội (1987);
- “Nhiếp ảnh báo chí” của Peti Tausk, NXB Thơng Tấn Hà Nội (1985);


6


- “Suy nghĩ về nhiếp ảnh” của Béc Ton Bailo (Đức), Nxb Văn hóa (2003);
- “Sổ tay thiết kế báo” (bản dịch Tiếng Việt) của t c giả Tim Harrower.
Tại Việt Nam, hiện nay đã có kh nhiều c c cuốn s ch, tài liệu bàn về ảnh. Chỉ
riêng ở Thông tấn xã Việt Nam, trong những năm qua đã có hàng chục tài liệu, s ch
tham khảo đề cập đến nhiếp ảnh nói chung và ảnh b o chí nói riêng.
Sau đây là một số cơng tr nh nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
Đề tài cử nhân:
- Nguyễn Thị Thụy Điển (2008), “Bước đầu tì hiểu về ứng dụng báo chí trên
điện thoại di động”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN. T c giả chủ
yếu nghiên cứu về những vấn đề công nghệ và truyền thông của điện thoại tại Việt
Nam. Đồng thời, phân tích hệ thống nội dung thơng tin b o chí được cung cấp qua
mạng di động của Viettel năm 2010, thông qua việc khảo s t những tin tức được
cung cấp qua MMS.
- Nguyễn Thị Cẩm Lệ (2010), “Khảo sát việc sử dụng thiết bị di động c truy
cập Internet với ục đích giải trí của cơng chúng đô thị Hà Nội”, Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN. Nội dung khóa luận trên hướng tới nghiên cứu thói
quen sử dụng c c thiết bị di động có truy cập Internet để giải trí của cơng chúng đô
thị Hà Nội lứa tuổi từ 18 đến 25.
- Đặng Quốc Nam (2008), “Ph ng sự ảnh báo

ạng điện tử trong xu thế đa

phương tiện”, Học viện B o chí & Tuyên truyền, Hà Nội. Trong đề tài nghiên cứu
này, t c giả đã khẳng định được đây là một phương thức chuyển tải thơng tin hồn
tồn mới: hấp dẫn, hiệu quả và để lại dấu ấn sâu đậm, chỉ xuất hiện trên b o điện tử.
- Bùi Thị Minh (2006), “Hiệu quả sử dụng


àu sắc trong ảnh báo chí khi tổ

chức nội dung và thiết kế trình bày báo in (khảo sát trên báo Lao động và Bạn
đường từ tháng 1 đến tháng 12 nă

2005)”, Học viện B o chí & Tun truyền, Hà

Nội. Khóa luận làm rõ được bản chất, ý nghĩa của màu sắc, để lấy đó làm cơ sở
đ nh gi hiệu quả màu sắc ảnh b o chí trong tổ chức nội dung, thiết kế, tr nh bày
báo in.

7


Đề tài thạc sĩ:
- Trần Thị Nguyệt Ánh (2011), “Bước đầu nhận diện oại hình truyền thơng
ới trên ĐTDĐ ở Việt Na ”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN.
Trong nghiên cứu này t c giả mới nhận diện đọc b o trên ĐTDĐ như một loại h nh
truyền thông mới, và chỉ ra được c ch thức đón nhận của cơng chúng như thế nào.
- Dương Đức Dũng (2013), “Xây dựng phiên bản báo

ạng điện tử dành cho

ôi trường ĐTDĐ (khảo sát báo điện tử Vietna P us và CNN)”, Học viện B o chí
& Tuyên truyền, Hà Nội. Luận văn trên đã đưa ra được cơ sở lý thuyết ban đầu cho
việc thiết kế và xây dựng được một phiên bản dành cho ĐTDĐ.
- Lê Đ nh Hải (2013), “Phát triển kinh tế báo ạng điện tử qua hình thức kinh
doanh trên điện thoại di động”, Học viện B o chí & Tuyên truyền, Hà Nội. T c giả
tập trung khai th c những tiềm năng kinh tế to lớn của thị trường b o điện tử trên

điện thoại di động. Từ đó chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và xu hướng ph t triển
của kinh tế b o điện tử cùng những th ch thức khi p dụng h nh thức kinh doanh
trên ĐTDĐ.
- Hoàng Thị Thu Hằng (2013), “Hành vi tiếp nhận thơng tin báo chí trên
ĐTDĐ của cơng chúng thanh niên đơ thị tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình
Phước hiện nay”, Học viện b o chí & Tuyên truyền, Hà Nội. T c giả luận văn đã
tập trung làm rõ hành vi, tập qu n sử dụng thơng tin b o chí trên ĐTDĐ của cơng
chúng là điều cần thiết để đo lường mức độ, phạm vi và ảnh hưởng của truyền thông
kỹ thuật số. Đồng thời, đưa ra những căn cứ khoa học x c thực về h nh thức tiếp
nhận thông tin mới này ở Việt Nam.
- Lê Minh Yến (2011), “Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo
Việt Na

ạng điện tử

hiện nay (khảo sát các báo Vietnamnet, Dantri, VnExpress từ tháng 1/

2011 đến tháng 9/2011)”, Học viện B o chí & Tuyên truyền, Hà Nội. Luận văn đã
tiến hành phân tích việc sử dụng ảnh b o chí qua c ch lựa chọn sử dụng ảnh và
đ nh gi hiệu quả t c động. Từ đó, đề xuất những tiêu chí trong việc sử dụng ảnh
b o chí trên b o điện tử.

8


- Vũ Huyền Nga (2004), “Ph ng sự ảnh và ảnh ph ng sự trên báo in (Khảo
sát trên các tờ báo Tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Na

từ tháng 1/2000 đến


tháng 1/2004)”, Học viện B o chí & Tuyên truyền, Hà Nội. Mục đích luận văn
chính là nghiên cứu và đ nh gi sự ph t triển của thể loại phóng sự ảnh trong t nh
h nh ph t triển chung của b o chí Việt Nam.
- Nguyễn Thị Đóa (2012), “Ảnh báo chí trên báo
hiện nay (Khảo sát các báo

ạng điện tử ở Việt Na

ạng điện tử: VnExpress.net, Dantri.co .vn,

Vietna net.vn, Vietna p us.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012)”, Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN. Mặc dù, luận văn này có đề cập đến
nghiên cứu về h nh thức, nội dung, biên tập… nhưng t c giả chỉ tiến hành khảo s t
trên b o điện tử và cũng chưa đề cập một c ch sâu sắc, cụ thể đến vấn đề xử lý.
Bên cạnh đó, cịn có một số bài viết, cuốn s ch nổi bật kh c nghiên cứu về ảnh
b o chí như:
- Bài “Ph ng sự ảnh và việc sử dụng ph ng sự ảnh trên báo”, t c giả Phan Ái,
Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thơng, số th ng 7/2008;
- Bài “Nâng cao chất ượng ảnh báo chí – sự địi hỏi bức thiết hiện nay”, t c
giả Phạm Tài Nguyên, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số th ng 11/2008;
- Bài: “Mobile news: tương ai của truyền thông”, t c giả Lê Quốc Minh,
trong cuốn “Báo chí những vấn đề ý uận và thực tiễn” tập VIII (2013), Trường
ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN;
- Cuốn “Ảnh báo chí, Phần 1: Thiết bị kỹ thuật và phương pháp tạo hình
nhiếp ảnh”, t c giả Đỗ Phan Ái và Nguyễn Tiến Mão, Nxb Chính trị Quốc gia
(2002);
- Cuốn “Cơ sở ý uận ảnh báo chí”, t c giả Nguyễn Tiến Mão, Nxb Thông
tấn (2006);
- Cuốn “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới”, t c giả Trần Mạnh Thường, Nxb Văn
hóa Thơng tin, (1997).

- Cuốn “Nghệ thuật của khoảnh khắc”, t c giả Nguyễn Huy Hoàng, Nxb Quân
đội Nhân dân, (2012).

9


Mặc dù, c c công tr nh nghiên cứu trên đều có những đóng góp nhất định. Tuy
nhiên, c c nghiên cứu về xử lý ảnh b o chí trên b o điện tử cho ĐTDĐ vẫn chưa
được đề cập đầy đủ; chưa đ nh gi được đúng thực trạng xử lý ảnh b o chí từ sự
chuyển dịch mạnh mẽ của b o điện tử dùng trên m y tính sang mơi trường di động
cả về h nh thức lẫn nội dung. Bởi trải qua hơn 5 năm ph t triển, từ khi ra đời cho tới
nay b o điện tử dành cho phiên bản ĐTDĐ đã có những bước “chuyển m nh” đ ng
kể và mang lại được những thành công bất ngờ nhờ việc liên tục cải tiến, p dụng
nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật trong qu tr nh xây dựng và ph t triển.
Do đó, luận văn t c giả nghiên cứu về: “Vấn đề xử ý ảnh báo chí trên báo
điện tử cho điện thoại di động” là một vấn đề rất mới mẻ và cần thiết. Với nội dung
được thể hiện trong luận văn người viết hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ có đóng góp
nhất định về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, bổ khuyết cho những
vấn đề cịn thiếu sót trên.
3. Mục đích nội dung nghiên cứu
31

ục đích nghiên cứu
Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo s t thực tiễn, luận văn so s nh, đ nh

gi làm rõ được những thành công và hạn chế trong qu tr nh xử lý ảnh b o chí trên
b o điện tử cho ĐTDĐ. Cụ thể về: xử lý nội dung thông tin trên ảnh; h nh thức thể
loại; nghệ thuật; c c thông số kỹ thuật; c ch sắp xếp, tổ chức ảnh trên trang, bài;
chú thích… Từ đó, đưa ra được những giải ph p, đ nh gi sâu s t nhằm nâng cao
chất lượng ảnh b o chí trên b o điện tử cho ĐTDĐ.

3 2 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn triển khai c c nội dung nghiên cứu sau:
- Về lý luận: luận văn nghiên cứu những vấn đề chung về ảnh b o chí trên báo
điện tử cho ĐTDĐ. Ngoài việc làm rõ c c kh i niệm, lịch sử ra đời và ph t triển, luận
văn còn phân loại được c c thể loại ảnh b o chí và có sự so s nh điểm kh c biệt giữa
ảnh b o chí trên b o điện tử cho ĐTDĐ so với ảnh b o chí trên c c loại h nh kh c;
Đồng thời t m hiểu một số tính chất cơ bản của ảnh b o chí; Vai trị và ý nghĩa của
việc xử lý ảnh b o chí trên b o điện tử cho ĐTDĐ… Mục đích, làm tiền đề lý thuyết
cho việc nghiên cứu xử lý ảnh b o chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ hiện nay.

10


- Về thực tiễn: Khảo s t và phân tích thực trạng xử lý ảnh b o chí trên các báo:
Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile. Cụ thể về cách xử lý
ảnh b o chí trên một số lĩnh vực cơ bản sau: về nội dung, h nh thức thể loại, về nghệ
thuật, c c thông số kỹ thuật, chú thích ảnh và c ch tổ chức ảnh trên trang, bài.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra đ nh gi chung về thực trạng
xử lý ảnh b o chí trên b o điện tử cho ĐTDĐ ở nước ta hiện nay. Và mạnh dạn đưa
ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng ảnh b o chí trên b o điện tử
cho phiên bản ĐTDĐ trong tương lai gần (tại Việt Nam).
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
4 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng luận văn tập trung nghiên cứu là vấn đề xử lý ảnh b o chí trên b o
điện tử cho ĐTDĐ hiện nay.
4 2 Phạm vi nghiên cứu
V điều kiện có hạn nên luận văn không thể khảo s t được tất cả c c b o điện
tử dành cho phiên bản ĐTDĐ mà chỉ lựa chọn khảo s t những b o điển h nh như:
Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile (thời gian từ 3/2014 đến
3/2015).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
C c phương ph p nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn bao gồm:
+ Phương pháp phân tích nội dung: T m kiếm thông tin trên mạng Internet,
những công tr nh, những đề tài khoa học, những khóa luận, luận văn… có liên quan
để xem xét, phân tích nội dung trong c c tài liệu. Từ đó, rút ra những thơng tin cần
thiết, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Để bổ sung cho phần thông tin định lượng,
luận văn tiến hành phỏng vấn sâu công chúng và một số nhà b o nhằm thu thập ý
kiến đ nh gi c nhân về thực trạng xử lý ảnh b o chí trên b o điện tử cho ĐTDĐ.
Cụ thể, họ là lãnh đạo cơ quan b o chí hay những người trực tiếp làm b o dành cho
ĐTDĐ và rất quan tâm đến lĩnh vực này.
+ Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi (an-ket): Được dùng để lấy
ý kiến của công chúng, đối tượng thụ hưởng và chịu t c động trực tiếp của h nh

11


thức thông tin này. Trong qu tr nh nghiên cứu, t c giả đã ph t 100 phiếu điều tra
tới công chúng trên địa bàn thành phố Hà Nội – nơi có tỉ lệ người sử dụng ĐTDĐ
cao nhất Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6 1 Ý nghĩa lý luận
Đây là công tr nh nghiên cứu đầu tiên, chuyên sâu về ảnh b o chí trên b o điện
tử cho ĐTDĐ hiện nay ở nước ta. Luận văn mong muốn góp phần làm phong phú
thêm những nhận thức về lý luận b o điện tử dành cho phiên bản ĐTDĐ vốn đang
h nh thành và ph t triển ở Việt Nam.
Từ một góc độ kh c, t c giả hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo bổ
ích, cho c c sinh viên, học viên cao học và những ai quan tâm đến vấn đề truyền
thơng di động nói chung và b o điện tử cho ĐTDĐ nói riêng.
6 2 Ý nghĩa thực tiễn

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu sâu về ảnh b o chí trên b o điện tử cho
ĐTDĐ nên hi vọng những kết quả của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo mới
mẻ, cần thiết, bổ ích với một số cơ quan b o chí đang hoặc sẽ ph t triển theo xu
hướng làm b o cho di động và những người đang trực tiếp làm b o nhất là đối với
các biên tập viên trong lĩnh vực ảnh b o chí trên b o điện tử cho ĐTDĐ.
Ngoài ra, qu tr nh nghiên cứu đề tài cũng là một cơ hội để t c giả luận văn
tích lũy kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết và nâng cao năng lực chuyên môn trong
nhiệm vụ cụ thể hiện nay của mình.
7.

ết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

kết cấu luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại
di động.
Chương 2: Thực trạng xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di
động.
Chương 3: Một số đề xuất, khuyến nghị nâng cao chất ượng ảnh báo chí trên
báo điện tử cho điện thoại di động.

12


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN
TỬ CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ
1.1.1 Ảnh báo chí (press photo)
Trong giới lý luận và thực tiễn ảnh báo chí của Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại

nhiều khái niệm về ảnh báo chí:
Năm 1999, Trong Hội thảo của Câu lạc bộ Ảnh báo chí, Hội Nhà báo Việt
Nam tổ chức có nêu ra khái niệm về ảnh b o chí như sau: “Ảnh báo chí là một loại
hình báo chí có chức năng phản ánh, cung cấp thơng tin mới, sự việc mới một cách
độc lập, có vai trò trong việc ca ngợi con người mới với những hành động đẹp, điển
hình, có khả năng phê phán những thiếu sót, phát hiện và phân tích những hiện
tượng tiêu cực”.
Năm 2002, trong cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” (gi o tr nh nghiệp vụ báo
chí), tác giả Nguyễn Tiến Mão, giảng viên Khoa báo chí, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, HN đã đưa ra kh i niệm về ảnh b o chí: “Ảnh báo chí là một trong
những hình thức thơng tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực
tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động,
nhằm mang lại cho người xem một hà

ượng thông tin, một giá trị tư tưởng và

thẩm mỹ nhất định”. [30,tr.126]
Năm 2007, trên website của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đăng tải khái
niệm ảnh b o chí như sau: “Ảnh báo chí là một loại ảnh mang tinh thời sự cao, có
nội dung tư tưởng rõ ràng”.
Theo Thạc sĩ Đỗ Phan Ái, giảng viên bộ mơn “Báo ảnh”, Học viện Báo chí và
Tun truyền, HN: “Ảnh báo chí là hình thức thơng tin của báo chí, phản ánh đời
sống xã hội bằng ảnh đơn hoặc nhóm ảnh một cách chân thực, sinh động và có chú
thích kèm theo, nhằ

đem lại cho độc giả một ượng thông tin thẩm mỹ nhất

định”.[3,tr.124]

13



T c giả Hà Huy Phượng, trong cuốn “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày
báo in” viết: “Ảnh báo chí là những bức ảnh có nội dung thơng tin diễn tả thời sự,
khách quan, chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh và đạt các
yêu cầu về chất ượng kỹ thuật, nghệ thuật”. [36,tr.126]
Trong cuốn “Thuật ngữ báo chí – truyền thơng” do Phạm Thành Hưng biên
soạn nêu: “Ảnh báo chí là một loại hình thơng tin thị giác, một thành tố quan trọng
đặc biệt của báo in, tạp chí in và báo điện tử. Do tác động bằng con đường thị giác
trực tiếp, ghi nhận sự việc cụ thể qua kỹ thuật sử dụng ánh sáng trong không gian
ba chiều, ảnh báo chí thường đe

ại cho người xem cảm giác là sự vật được mơ tả,

ghi nhận chính xác hơn, đáng tin hơn bởi lẽ, ngôn từ của người viết báo”.
[22,tr.125]
Tác giả Hồng Hịa trong “Nội san nghiệp vụ báo chí” của Thơng tấn xã Việt
Nam cho rằng: “Ảnh báo chí là những tấm ảnh có khả năng kết hợp với chú thích
ngắn gọn cấu thành một tin hồn chỉnh, cung cấp một ượng thơng tin nhất định và
được một tin hồn chỉnh”. Theo quan điểm này, một bức ảnh báo chí ln có giá trị sử
dụng của tự thân nó. Khơng chỉ đi kèm, bổ sung cho bài viết, mà bản thân một bức ảnh
báo chí có thể trở thành một tin tức hồn chỉnh (cùng với chú thích ngắn gọn).
Dịch giả Trần Đức Tài trong cuốn “Ảnh báo chí” - Brian Horton dịch: “Ảnh
báo chí kể lại một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi
nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình ảnh đúc
kết câu chuyện”. [4,tr.124]
Như vậy, qua các khái niệm trên có thể định nghĩa, ảnh báo chí là một hình
thức thơng tin của báo chí, thơng qua những hình ảnh chân thực tác giả đã phản
ánh đời sống xã hội một cách chính xác, nhằm cung cấp cho người xem một
lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định về một sự kiện, một

vấn đề đang xảy ra, cần được thông báo.
 Hệ thống các thể loại ảnh báo chí gồm những thể loại sau:
Năm 2001, nhà Lý luận phê bình nhiếp ảnh Nguyễn Đức Chính trong cuốn
“Ảnh báo chí” cho rằng ảnh báo chí có các thể loại sau: Ảnh tin, ảnh thể thao, ảnh

14


bình luận, ảnh cổ động, ảnh tài liệu, ảnh tư iệu, ảnh tường thuật, ảnh truyện, ảnh
ký sự, phóng sự ảnh.
Năm 2004, dịch giả Trần Đức Tài trong cuốn “Ảnh báo chí” - Brian Horton đã
nêu ảnh báo chí Việt Nam thành 2 hình thức: Tin ảnh và phóng sự ảnh. Trong đó,
phóng sự ảnh được báo chí thế giới chia làm 4 thể loại: Photo story (câu chuyện
bằng ảnh), photo portfolio (ảnh bộ), photo feature (ảnh chuyên mục), photo essay
(ký sự ảnh). [4,tr.124]
Năm 2007, tại website của Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nêu ra cách chia
thành 6 thể loại: ảnh tin, ảnh bình luận, ảnh tường thuật, ảnh tài liệu, ảnh ký sự,
ảnh phóng sự.
Như vậy, trên cơ sở phân tích có chọn lọc và xét dưới c c góc độ về đối tượng,
nhiệm vụ, cách thức phản nh và ý đồ thực hiện tin, bài của tác giả, chúng tôi cho
rằng hệ thống của các thể loại ảnh báo chí gồm những thể loại sau: Tin ảnh, phóng
sự ảnh, ảnh bộ. Trong đó:
Tin ảnh là thể loại cơ bản của báo chí, mục đích thơng tin chính là qua ảnh,
phản ánh các sự kiện nóng hổi của đời sống xã hội với lời chú thích nêu rõ ai, việc
gì, ở đâu, như thế nào và tại sao theo đúng yêu cầu của một bản tin.
Phóng sự ảnh là một tập hợp ảnh (từ ba ảnh trở lên) được sắp xếp có chủ ý
nhằm kể một câu chuyện cụ thể, có thật. Những tập hợp ảnh này thể hiện một chủ
đề, mỗi ảnh có nhiệm vụ chi tiết hóa các khía cạnh khác nhau của vấn đề đó, để đưa
đến cho người xem một lượng thơng tin lớn hơn. Trong ảnh phóng sự ln xuất
hiện “c i tôi” t c giả.

Ảnh bộ tập hợp từ 3 bức ảnh trở lên, có thể chụp nhiều địa điểm hoặc một địa
điểm, cùng phục vụ một chủ đề nhất định. Đối tượng phản nh phong phú, đa dạng.
Mô thức thể hiện không câu nệ, tùy theo logic và cảm nhận của tác giả. Đây cũng là
thể loại được các phóng viên ảnh Việt Nam thường xuyên sử dụng.
Mặc dù, việc phân chia các thể loại ảnh là rất cần thiết cho quá trình sáng tạo
tác phẩm. Nhưng thực tiễn báo chí cho thấy, trên báo chí thế giới và Việt Nam hiện

15


nay, ranh giới giữa các thể loại có xu hướng xích gần nhau, thậm chí đan xen lẫn
nhau, khó phân biệt.
Ngồi ra, xét dưới góc độ cơng nghệ kỹ thuật, ảnh báo chí hiện đại khi ứng
dụng trên mơi trường b o điện tử cho ĐTDĐ còn được thể hiện dưới hai dạng thức:
Ảnh tĩnh và ảnh động.
Ảnh tĩnh (Sti I age): tức là nó khơng chuyển động, thường được sử dụng
phổ biến trên b o in, b o điện tử và được lưu ở c c định dạng như jpg, jpeg, png…
Ảnh tĩnh kết cấu gồm 2 phần: phần ảnh và phần chữ viết. Ảnh tĩnh trên b o điện tử
cho ĐTDĐ có thể đứng độc lập hoặc có thể dưới dạng nhóm. Nó khơng chỉ là yếu
tố giúp tăng tính x c thực của thơng tin báo chí mà cịn là một “cơng cụ” giúp mắt
người đọc được nghỉ ngơi, thư giãn, không cảm thấy nhàm ch n, đơn điệu khi tiếp
nhận thông tin. Ảnh tĩnh được sáng tạo, lưu giữ, và bảo quản gọn nhẹ, đơn giản hơn
so với ảnh động.
Ảnh động (Animation): được xuất bản ở hai dạng cơ bản, tạm gọi là “ảnh động
toàn” và “ảnh động điểm”. Ảnh động tồn là hình ảnh tĩnh riêng lẻ phát liên tục
trong gia số nhỏ của giây, tạo cảm giác tất cả c c đối tượng trong ảnh chuyển động
như một đoạn phim ngắn, khơng có tiếng; Ảnh động điểm là chi tiết ảnh động trên
nền tĩnh, trong đó điểm nhấn trong ảnh được trình chiếu trong trạng th i động.
Điểm nhấn trong ảnh động được xây dựng theo các thủ ph p như ảnh tĩnh truyền
thống. Thông thường, ảnh động thường chỉ khoảng 10 h nh tĩnh trên một giây nhằm

hạn chế dung lượng. Ảnh động trên b o điện tử cho ĐTDĐ thường làm nhiệm vụ
thu hút, hấp dẫn và gây hưng phấn cho công chúng và được lưu dưới định dạng gif.
Tuy nhiên, khâu sáng tạo và lưu giữ ảnh động tương đối kỳ công và tốn kém.
Như vậy, trong lý luận và thực tiễn, việc phân biệt và nắm rõ c c đặc điểm cơ
bản của từng thể loại ảnh báo chí là rất quan trọng. Từ đó, giúp nhà b o có cách tiếp
cận vấn đề và cách chụp mang lại hiệu quả cao để truyền tải thông tin được nhiều
nhất, hay nhất và hấp dẫn nhất đến công chúng.

16


1.1.2 Xử lý ảnh báo chí
Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của NXB Văn hóa - Thơng tin nêu ra khái
niệm: “Xử lý là sắp xếp và giải quyết công việc hoặc nhiệm vụ trong điều kiện cụ
thể” [52,tr.128]. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Xử lý ảnh báo chí là một hoạt động
nghiệp vụ báo chí, được thực hiện trước khi đăng tải, nhằm chỉnh sửa về hình thức
thơng tin để đảm bảo độ chính xác và hấp dẫn cho mỗi bức ảnh.
Hiện nay, ảnh b o chí trên c c trang b o vẫn cịn mắc phải một số lỗi cả về
mặt nội dung lẫn về mặt kỹ thuật, nhiều ảnh mới chỉ mang tính cho có. Do vậy, việc
xử lý và sắp xếp ảnh ở vị trí nào của tin, bài; c ch tr nh bày to hay nhỏ, màu sắc ra
sao trên trang b o không phải là một sự sắp xếp ngẫu hứng mà bắt buộc phải có sự
sắp xếp theo chủ đích, tính to n một c ch khoa học, hợp lý nhằm mục đích giúp độc
giả dễ dàng tiếp cận thơng tin, tăng tính thẩm mỹ cho nội dung tin bài, đem lại hiệu
quả truyền thông cao.
Tuy nhiên, đây là một cơng việc địi hỏi cần có nhiều kinh nghiệm, sự hiểu
biết về xã hội cũng như về tr nh độ chuyên môn nhất định. Bởi giữa các khâu trong
một quy trình sản xuất tin, bài ln ln có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ với nhau,
đồng thời phải tuân thủ các tiêu chí mang ngun tắc riêng. Vì thế, thơng thường xử
lý ảnh b o chí thường do biên tập viên đảm nhận.
1.1.3 Báo điện tử cho ĐTDĐ

Nếu trên thế giới, b o in thường được biết đến với thuật ngữ Newspaper, phát
thanh là Radio, truyền hình là Television, b o điện tử là Online Newspaper thì chúng
tơi đề xuất việc gọi loại hình truyền thơng trên ĐTDĐ là Mobile News. [2,tr.124]
“Mobile” là từ tiếng Anh, có nghĩa là chuyển động, di động; lưu động hoặc
hay thay đổi, dễ biến đổi, biến đổi nhanh. “Mobile phone” là điện thoại di động,
thuật ngữ được dùng rất thông dụng ở Việt Nam, đôi khi gọi tắt là “Mobile”.
“News” trong tiếng Anh có nghĩa là tin tức. “Mobile News”, có thể được hiểu là tin
tức trên điện thoại di động. Ở góc độ loại h nh, Mobile News được nhận diện là
“loại hình truyền thơng trên điện thoại di động” [2,tr.124]. Tuy nhiên, cần phải trải
qua một qu tr nh để loại hình truyền thơng mới bộc lộ rõ nét c c đặc trưng, đặc

17


điểm của m nh cũng như cần có thêm nhiều nghiên cứu của c c chuyên gia để có
thể đưa ra một thuật ngữ s t nghĩa và phù hợp nhất.
Căn cứ vào các hình thức đọc b o thơng qua ĐTDĐ. Theo nhận định của
chúng tôi, nếu phân loại theo tiêu chí về cơng nghệ, hoạt động truyền thơng thông
qua ĐTDĐ về cơ bản được chia ra thành hai nhóm:
 Nhóm thứ nhất là hoạt động truyền thơng thơng qua ĐTDĐ cần GPRS/ 3G
(có kết nối Internet).
 Nhóm thứ hai là hoạt động truyền thông thông qua ĐTDĐ không cần kết nối
GPRS/ 3G.
Do giới hạn của luận văn nên chúng tơi chỉ đi sâu nghiên cứu nhóm thứ nhất.
Bởi muốn đọc được tin tức của các trang báo có phiên bản dành cho ĐTDĐ bạn
phải cài đặt GPRS (và cao hơn là dịch vụ 3G). Thuật ngữ GPRS (tên tiếng Anh:
General Packet Radio Service) là một dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành cho
những người dùng hệ thống thơng tin di động tồn cầu. Dữ liệu được truyền trên
GPRS thường được tính theo từng megabyte đi qua.
Với nhóm thứ nhất, hoạt động truyền thơng qua ĐTDĐ cần phải có kết nối

GPRS/ 3G, tính theo phí dung lượng tải. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hoạt động truyền
thông qua ĐTDĐ bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ xét dưới góc độ
b o chí (đối với c c b o điện tử), nhóm này có thể chia thành hai loại:
+ Loại 1: Trên website có thế nào, th khi được đẩy lên ĐTDĐ, tin tức sẽ y hệt
như thế, không thay đổi. Khi hiển thị trên wapsite, hệ thống kỹ thuật sẽ phải tự động
resize (điều chỉnh kích cỡ) ảnh, chữ nhỏ đi để load trên ĐTDĐ nhanh hơn và đỡ tốn
chi phí sử dụng GPRS/ 3G hơn.
+ Loại 2: Khi tin tức hiển thị trên wapsite, tòa soạn sẽ nghiên cứu, biên tập lại
giao diện trang; nội dung tin, bài đó sao cho tối ưu nhất, phù hợp nhất với dung
lượng và đặc tính của màn h nh ĐTDĐ. Đây là một xu hướng đang được rất nhiều
b o điện tử chú trọng đầu tư và ph t triển. Cụ thể, vào năm 2010 VietnamPlus đã
bắt đầu triển khai thực hiện phiên bản b o dành riêng cho ĐTDĐ. Có thể nói
VietnamPlus là một trong những tờ báo tiên phong, tiêu biểu nhất thiết kế theo xu

18


hướng hiện đại của báo chí thế giới, phù hợp với nhiều loại thiết bị. Ngồi ra, cịn
có Thanh niên mobile, Dân trí mobile, Tuổi trẻ mobile…
Bên cạnh đó, để đ p ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, nhiều trang
b o đã xây dựng được một phần mềm (ứng dụng) riêng cho việc truy cập thông tin,
giúp cơng chúng tiết kiệm được thời gian và mang tính tiện ích, khoa học cao.

Hình 1.1: Biểu tượng ứng dụng của một số trang báo trên ĐTDĐ.
Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có tên gọi chính thức nào cho các trang
báo chạy phiên bản dành riêng cho ĐTDĐ. Chính vì vậy, trong khn khổ luận văn
này chúng tơi vẫn thống nhất gọi là “báo điện tử cho điện thoại di động”.
Như vậy, có thể hiểu: “Báo điện tử cho điện thoại di động là báo cung cấp
dịch vụ nhận tin tức hằng ngày cho tất cả các thuê bao di động, không phụ thuộc
vào mạng kết nối, chủng loại thiết bị, miễn là có cài đặt


P

hoặc 3

và một

vài hỗ trợ thông minh hác như Java hay phông chữ Unicode dựng sẵn...
1.2 Sự hình thành, phát triển của ảnh báo chí và báo điện tử cho ĐTDĐ
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ảnh báo chí
 Trên Thế giới:
Ngày 01/07/1839, trở thành ngày lịch sử của ngành nhiếp ảnh. Do công của
hai nhà khoa học Niepce và Dagueree ph t minh ra phương ph p thu h nh của vật
thể qua t c động của ánh sáng lên bề mặt của một tấm kính hoặc tấm kim loại, có
chất cảm quang. Với sự ra đời của nhiếp ảnh, con người đã có thể ghi lại trung thực
và chính xác hình ảnh của thực tại nhằm mục đích thông tin bằng thị giác. Và, 3
năm sau (năm 1842), bức ảnh b o chí đầu tiên của lịch sử nhân loại mới được công

19


bố. Đó là bức ảnh chụp đá

cháy ớn ở Hă

buốc (Đức) do Sơ-ten-nơ thực hiện.

Bức ảnh để lại nhiều bàn luận trong giới nghệ thuật lúc bấy giờ. [4,tr.124]
Vào khoảng những năm 1850, cùng với nhiều lĩnh vực nhiếp ảnh khác, cũng là
thời kỳ bắt đầu chụp ảnh chân dung. Trong số này nổi tiếng nhất là tác giả Nadar,

những tác phẩm của ông đều đạt chất lượng cao hiếm có.
Năm 1854, Roger Fenton đã trở thành một trong những nhà nhiếp ảnh chiến
trường đầu tiên khi ông xâm nhập thực tế vào cuộc chiến tại Crimean (1854 –
1856). Sự mâu thuẫn giữa thời gian phơi s ng lâu và lối ghi hình thời sự khiến tác
giả chưa có được những tấm h nh ưng ý.
Năm 1880, nhà nhiếp ảnh Jacopo Riis đã t i hiện cuộc sống nghèo đói của
người lao động Mỹ. Một trong những tấm hình báo chí thấm đẫm tính nhân văn đầu
tiên được ảnh báo chí ghi nhận.
Năm 1891, xuất hiện trên báo những tấm ảnh thời sự mang ý nghĩa chính trị rõ
rệt. Đó là những hình ảnh ghi lại cuộc sống đói khổ của những người dân trên lưu
vực sông Vônga do tác giả người Nga Mác-xim Pê-tơ-rơ-vích Đi-mi-tơri chụp.
Phóng sự ảnh ra đời, nhiều người coi đây là một sự kiện mới trong nền nghệ thuật
châu Âu cũng như ở Nga.
Năm 1920, ảnh b o chí có bước tiến vượt bậc, tăng nhanh về số lượng và chất
lượng ảnh. Các quốc gia có nền nhiếp ảnh báo chí phát triển thời kỳ này là Đức,
Nga, Pháp, Anh, Mỹ…
Năm 1936, ảnh phóng sự chiến tranh bước vào giai đoạn cực thịnh khi các nhà
chính trị nhìn nhận thấy rõ quyền lực của hình ảnh. Nhiều tên tuổi lừng danh đã
được tạo nên nhờ những phóng sự lớn được ghi hình vào thời kỳ này như: Những kỳ
nghỉ phép được hưởng ương đầu tiên (Cartier-Bresson, Schall, Jamet), Cuộc nội
chiến Tây Ban Nha (Reisner, Namuth, Taro, Robert Capa), Cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ II, Cuộc chiến tranh lạnh, Bức tường Berlin…
Năm 1945, Cartier Bresson là nhà nhiếp ảnh tiên phong cổ súy cho phong trào
nhiếp ảnh nhân đạo. Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, tư tưởng đó càng trở
nên mạnh mẽ.

20


Thời kỳ 1960 – 1970 được coi là thời gian hoàng kim nhất của báo ảnh. Nhiều

quốc gia đã thành lập c c cơ quan về nhiếp ảnh. Ảnh b o chí đã được thừa nhận là
một loại h nh b o chí riêng, đầy sức mạnh trong hệ thống loại hình báo chí thế giới.
Những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng thời kỳ này là Robert Capa, Hecstor Rondon Lovera,
Nick Út, Horst Fass…
Như vậy, so với c c phương tiện thơng tin bằng ngơn ngữ văn tự thì sự ra đời
của ngành nhiếp ảnh đã khẳng định được những ưu điểm vượt trội hơn hẳn, đưa b o
chí bước sang một trang mới - nhờ thông tin bằng thị gi c. Đây là một cách thức
đưa tin hấp dẫn và thuyết phục.
 Tại Việt Nam:
Trải qua 30 năm sau ph t minh quan trọng đó, tại Hà Nội đã có hiệu ảnh đầu
tiên lấy tên là Cảm Hiếu Đường khai trương ngày 14/03/1869, chủ hiệu là ông Đặng
Huy Trứ, nguyên là một vị quan dưới triều vua Tự Đức. [4,tr.124]
Năm 1890 tại Hà Nội có thêm cửa hàng ảnh Du Chương Đông Chương (Hàng
Bồ), Mỹ Chương (Hàng Bông) của người Hoa Kiều. Lúc này, nghề làm ảnh cịn rất
thơ sơ, m y móc lạc hậu. Họ in ảnh bằng giấy Xilicát, với ánh sáng trời, khơng có
sửa chữa, tơ màu.
Lâu dần, nhiếp ảnh cũng trở thành nhu cầu của người Việt Nam. Các hiệu ảnh
lần lượt ra đời. Chủ các hiệu ảnh là người Hoa, người Ph p, người Việt. Theo hồi
ức của các nhà nhiếp ảnh cao tuổi thì ở Hà Nội có hai cửa hiệu nổi tiếng của người
Việt Nam là hiệu ảnh Hương Ký – khách sạn Phú Gia và hiệu ảnh Khánh Ký ở phố
Cửa Đông. Ông Hương Ký không những chụp ảnh dịch vụ mà còn đi từ Bắc vào
Nam chụp ảnh phong cảnh non sơng đất nước làm bưu ảnh. Cịn ơng Khánh Ký (tên
thật là Nguyễn Đ nh Kh nh, sinh năm 1874 ở thơn Lai Xá, Xã Kim Chung, huyện
Hồi Đức, Hà Tây cũ) trong qu tr nh tham gia hoạt động yêu nước (phong trào
Đông Kinh Nghĩa Thục) bị lộ, ông đã phải chạy sang Pháp. Tại Pháp, ông gặp và
giao nghề ảnh cho anh thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc để kiếm tiền hoạt
động cách mạng.

21



×