Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

NHẠC LÝ THỰC HÀNH (Kỹ thuật luyện giọng ca, thanh nhạc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 29 trang )

NHẠC LÝ THỰC HÀNH
Contents
Phi lộ ............................................................................................................................................. 1
Giọng người .................................................................................................................................. 1
Giọng nam, giọng nữ, và bộ dây tiếng ...................................................................................... 2
Phân loại giọng người ............................................................................................................... 3
Kỹ thuật luyện giọng đồng ca .................................................................................................... 4
Khởi động ca đồn ................................................................................................................ 4
Mơ tả phương pháp ............................................................................................................... 7
Thanh đới .............................................................................................................................. 9
Khẩu hình âm ngậm “Hm” ................................................................................................... 10
Làn hơi căn bản ................................................................................................................... 10

Phi lộ
Những chương nhạc lý thực hành này được soạn ra vì:
• Nhu cầu thực tiễn của các ca đồn.
• Ý muốn thực hiện một bộ nhạc lý có nhiều hình ảnh minh hoạ.
• Cập nhật kiến thức âm nhạc.
Cho nên, thay vì khởi sự tiếp cận âm nhạc bằng lý thuyết nhạc lý thì sẽ khởi sự từ phương
pháp luyện giọng. Do kiến thức và thời gian bị giới hạn, xin quý anh chị em tiếp tay định hướng
hoặc góp ý hiệu chỉnh tài liệu nhỏ này.
Bình Nhiêulộc

Giọng người
Giọng người bao gồm âm thanh của con người khi sử dụng dây tiếng để nói chuyện, hát, cười,
khóc, la hét… Giọng người là một phần của tiếng người, trong đó các dây tiếng là nguồn âm
thanh chính.
Tổng qt, bộ máy để tạo ra giọng nói của con người có thể được chia thành ba phần, phần
phổi, bộ dây tiếng trong thanh quản, và các bộ phận thanh đới. Hai lá phổi (máy bơm) phải tạo
ra đầy đủ luồng khơng khí và áp suất khơng khí làm rung dây tiếng (nghĩa là áp suất khơng khí
là nhiên liệu của giọng nói). Dây tiếng là một van rung đậy lên luồng khơng khí từ phổi tạo


thành các sóng âm thanh quản. Các cơ của thanh quản điều chỉnh độ dài và độ căng của dây
tiếng để 'tinh chỉnh' cao độ và cung giọng. Thanh đới (các bộ phận tạo âm thanh nằm bên trên
thanh quản gồm lưỡi, vòm miệng, má, môi…) thanh lọc và khuếch đại những âm thanh phát ra
từ thanh quản và đến một mức độ có thể tương tác với các luồng khơng khí thanh quản để tăng
hoặc giảm nguồn âm thanh.
Dây tiếng, kết hợp với thanh đới, có khả năng tạo ra những âm thanh rất phức tạp. Cung giọng
có thể được điều chế để tạo cảm xúc như giận dữ, ngạc nhiên, hoặc dịu ngọt. Ca sĩ sử dụng
tiếng nói của con người như một nhạc cụ sống động.


Nhạc lý thực hành

Giọng nam, giọng nữ, và bộ dây tiếng
Nam giới và nữ giới có kích cỡ dây tiếng khác nhau; dấu hiệu sự khác biệt giọng nam-nữ chính
là kích thước thanh quản (cịn gọi là ‘trái cấm’ hoặc ‘cục Adam’). Cung giọng của nam giới
thường có cao độ trầm vì có dây tiếng dài hơn. Bộ dây tiếng giọng nam có chiều dài từ 17 mm
đến 25 mm. Bộ dây tiếng giọng nữ khoảng từ 12,5 mm và 17,5 mm.

Như đã thấy trên hình, dây tiếng được đặt ngay phía trên khí quản. Thức ăn và thức uống
khơng đi qua các dây tiếng mà sẽ đi qua thực quản là một cái ống liên kết. Thực quản và khí
quản được ngăn cách bởi cái "nắp" (lưỡi gà), nắp này sẽ đóng khí quản khi nuốt.

Dây tiếng nằm trong thanh quản. Phía sau (phía gần tủy sống nhất) nó dính vào các sụn thanh
quản nhỏ (arytenoids), và ở phía trước - phía dưới cằm - nó dính các sụn giáp (thyroid).
Sự khác biệt của kích thước dây tiếng giữa nam giới và nữ giới có nghĩa là cao độ tiếng nói
khác nhau.

2



Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Phân loại giọng người
Trong hợp xướng, người ta thường phân thành những loại giọng như sau.
Giọng nữ là soprano, mezzo-soprano, contralto; và giọng nam có tenor, baritone, bass.

Biểu đồ âm vực (tầm cữ) giọng người

3


Nhạc lý thực hành

Kỹ thuật luyện giọng đồng ca
Khởi động ca đồn
Khởi động ca đồn là bí quyết hiệu quả để giữ cho giọng đồng ca luôn tươi mới và khơng bị
sáo mịn. Việc khởi động ca đồn khơng phải là chỉ để có được những giọng ca tốt, mà cịn gợi
mở âm nhạc lên trí não của họ!
Để tạo ra một bầu khơng khí tập trung thuận lợi cho việc tập hát, việc khởi động ca đoàn sẽ đặt
dàn đồng ca vào nề nếp khổ luyện lâu bền.
Đặt mình vào vị trí các ca viên bình thường - một ngày khó khăn của cơng việc thường đầy thất
vọng, một ơng chủ cau có, một hành trình dài đến nơi luyện tập ... tất cả những trường hợp này
sẽ gây nhiều khó khăn thực hành. Chúng ta sẽ phải thay thế những ba động xấu bằng sự hài
hước và thái độ tích cực - và điều này là mục đích thực sự của việc khởi động ca đoàn.
Bằng cách vui vẻ chào hỏi với một nụ cười sẽ giúp ca viên thay đổi từ tâm trạng làm việc sang
tâm trạng ca đồn.
Bây giờ có thể chia việc khởi động ca đồn thành ba phần:
1. Chuẩn bị khởi động:
• Trước tiên, các ca viên có thể ngồi xuống xoa mặt, mơi, và cổ họng để thư giãn mọi
căng thẳng.

• Tất cả đứng dậy nắm tay nhau, đọc một kinh nguyện. Sự tiếp cận xúc giác lúc khởi
động sẽ giúp liên kết ca đồn thành một đội mà khơng có bất kỳ ức chế gây tổn hại.
Trong lúc luyện tập luôn luôn có khả năng là ca viên cảm thấy bối rối có thể khiến
cho họ khơng thể hát đúng cách. Mục đích của phương pháp tiếp cận xúc giác là để
cho ca viên tự tin, không để bị lo lắng khi họ phải chịu áp lực.
2. Làm nóng giọng ca:
• Kiểm sốt hơi thở - bng lỏng hồnh cách mơ của bạn khi lấy hơi vào. Kiểm soát
hơi thở rất cần thiết cho các ca viên khi hát đồng ca hợp xướng. Có một sự khác
biệt tinh tế giữa hơi thở hát đơn ca và hơi thở hợp xướng, và việc phát triển hồnh
cách mơ là vơ giá.

4


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca


Hát âm ngậm "Hm" bình ổn, nhẹ nhàng, liên tục trong khoảng 2 phút để làm ấm
giọng hát.



Chuyển từ âm ngậm sang các nguyên âm mở: "Mmmeee-Mmmay-Mmmah-MmmoeMmmoo" bình ổn trên một nốt rồi lặp lại với sự di chuyển lên cung và xuống cung.



Hát nguyên âm mở hoàn toàn: "Eee-Ay-Ah-Oe-Oo" hai lần từ thấp lên cao rồi trở
xuống.

Nguyên âm mở 1 bè


Nguyên âm mở 2 bè
3. Thực tập xướng âm:
• Âm giai: Khi luyện tập với âm giai nên khởi sự với âm giai đi xuống. Tăng dần tốc độ
và thay tên nốt bằng một nguyên âm - điều này cần thiết để ca đoàn hát hợp xướng
tốt. Khi cho ca đoàn hát âm giai đi lên thì phải lên đến một nốt cao hơn khoảng một
quãng ba so với nốt cao nhất của các tác phẩm sắp hát. Như vậy sẽ giúp ca đoàn có
thừa sức khi vào hát thật. Luyện âm giai đồng chuyển và xem ca viên có thể hát
chuẩn xác được bao nhiêu phần trăm. Không dễ chút nào – hát chính xác bán cung
là vơ cùng khó khăn.

5


Nhạc lý thực hành



Bài tập kỹ thuật*: Các bài tập sẽ thay đổi tuỳ theo từng mục đích để Phát triển cung
giọng (Tone Development ); Kiểm soát cao độ (Pitch Control); Mở rộng âm vực
(Increasing Vocal Range); Lấy hơi đúng cách (Correct Breathing Technique ); Hát
diễn cảm (Expressive Singing).
• Rèn luyện tai nghe: Mục đích của phần này là khuyến khích các ca viên lắng nghe
một cách thơng minh. Nhắc họ rằng mỗi người phải có thể nghe thấy giọng người
bên cạnh. Họ không bao giờ được quên rằng họ là một thành phần của toàn thể và
toàn ban sẽ quan trọng hơn là từng cá nhân riêng lẻ. Họ phải nhận dạng và phân
biệt được hợp âm trưởng với hợp âm thứ, phải nhận ra từng nốt trong các hợp âm
ba nốt. Như vậy họ có thể bắt cung từng bè dựa vào nốt nền (Fundamental).
• Sau cùng là một câu đánh lưỡi. Đây là lúc tha hồ hài hước! Có thể để các ca viên
sưu tầm và góp nhặt các câu luyện tập cho mơi-răng-lưỡi. Ví dụ như: “Mua rau lang,

rửa rau lang, rồi luộc”, “Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch”…
Khởi động ca đồn có thể chỉ khoảng 10 đến 15 phút. Việc làm nóng này rất thú vị - hãy tận
dụng!
Lưu ý: Thánh ca sẽ hạn chế dùng Kỹ thuật ngân rung thanh quản, nhưng có thể dùng Kỹ thuật
ngân rung hơi thở (Stylistic Techniques Such As Vibrato). Trong thanh nhạc sẽ phân biệt phát
âm và nhả chữ, lúc khởi động ca đoàn sẽ chú trọng phần phát âm. Phần nhả chữ thuộc lãnh
vực Ngữ âm (Phonetics) sẽ kết hợp với việc xử lý tác phẩm lúc luyện tập bài hát.

6


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Mơ tả phương pháp


Cách lấy hơi: Lấy hơi khi hát trong hợp xướng không phải là hít và nén hơi vào hai
buồng phổi, mà là bng lỏng hồnh cách mơ (diaphragm) để khơng khí tự động điền
đầy xuống tận đáy phổi.
Lấy hình dạng của cái bình phổi bụi của thợ sửa đồng hồ để dễ hình dung.

Có thể ví phần trái banh trịn tương đương với đáy phổi (vùng bụng). Phần hình cơn là
phần đỉnh phổi (vùng ngực), chỗ này hai buồng phổi sẽ bị xương lồng ngực khống chế.
Đầu vịi là khí quản (trachea).
“Bng lỏng hồnh cách mơ” nghĩa là thả lỏng thật nhanh cơ bụng để khơng khí tự động
điền đầy vào đáy phổi, áp suất trong phổi bằng với áp suất khí trời.



Khi lấy hơi đúng thì vai khơng bị rút lên, thời gian lấy hơi gần như tức thời, khơng khí đi

vào phổi nhẹ nhàng không gây tiếng sột soạt, không có áp suất trong phổi nên khơng
gây khó chịu với những biểu hiện như khuông mặt đỏ gay và muốn tống ngược hơi ra.
Cách đẩy hơi: Khi bắt đầu phát âm thì dây tiếng sẽ đậy lên thanh quản tạo ra ‘đối áp’, ta
dùng lực của hồnh cách mơ để nén hơi vừa sức, sao cho đủ thắng được đối áp bằng
một áp suất P1.

7


Nhạc lý thực hành

Câu hỏi đặt ra: Thế nào là vừa sức? Lực đẩy hơi P1 là bao nhiêu? Có tiêu chuẩn nào
được đặt ra cho dàn đồng ca?
Câu trả lời chính là kỹ thuật thanh nhạc hợp xướng, sẽ được lần lượt trình bày tiếp theo
trong các mục: Thanh đới - bộ máy phát âm, khẩu hình âm ngậm “Hm”, và làn hơi căn
bản…

8


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Thanh đới
Bộ máy phát âm của con người rất tinh vi và được điều khiển bằng trực giác, khi bạn nói
chuyện bình thường thì bộ máy này tự động điều chỉnh. Nó gồm nguồn tạo âm là dây tiếng, các
bộ phận khuyếch đại âm gồm vòm miệng và xoang mũi, các bộ phận nhả chữ là môi – răng –
lưỡi… Như vậy, thanh đới là tên gọi chung các bộ phận phát âm - thuộc hệ hô hấp - kể từ dây
tiếng (vocal cords) trở lên trên và ra ngồi.







Thanh quản (larynx): Dây tiếng nằm bên trong thanh quản (ống tiếng), thanh quản nằm
trên đầu khí quản (ống thở).
Hàm trên từ ngồi vào có: Mơi trên, răng hàm trên, nướu răng hàm trên, vòm cứng
(hard palate), và vịm mềm (soft palate).

Hàm dưới từ ngồi vào có: Mơi dưới, răng và xương hàm dưới, lưỡi, và tiểu thiệt.



Tiểu thiệt (epiglottis): Bên trên dây tiếng là cái “nắp” (cịn gọi là lưỡi gà), nó sẽ đóng khí
quản lại khi ăn uống.
Các bộ phận thanh đới này sẽ tham gia vào việc nhả chữ sẽ đề cập trong phần ngữ âm.

9


Nhạc lý thực hành

Khẩu hình âm ngậm “Hm”
Khi bạn hát ngậm miệng thì luồng khơng khí trong hệ hơ hấp sẽ đi ra ngoài bằng đường mũi.
Luồng hơi này bị mũi bạn khống chế, nó khơng thể thốt ra nhiều hơn độ rộng của hai lỗ mũi.
Hình minh hoạ cho thấy bạn có một
lượng khơng khí lớn từ đáy phổi,
sau khi đi qua thanh quản thì nó trở
nên nhỏ đi. Như vậy bạn có thể điều
tiết cơ hồnh sao cho luồng hơi

thốt ra từ từ một cách tiết kiệm. Đó
chính là “làn hơi căn bản”.

Làn hơi căn bản
Khi bạn hát âm ngậm “Hm”, luồng khơng khí
sẽ rơi vào một trong ba trường hợp:
1. Áp suất làn hơi P1 của bạn quá bé,
nhỏ hơn ‘đối áp’ của dây tiếng: âm
thanh phát ra sẽ yếu ớt, run rẩy.
2. Áp suất làn hơi P1 của bạn quá
mạnh, lớn hơn ‘đối áp’ của dây tiếng
nhiều lần: âm thanh phát ra sẽ bị rè,
thanh quản co cứng – mất điều
khiển, đôi tai bạn bị ù khiến cho
khơng cịn nghe thấy âm thanh bên
ngồi.
3. Trường hợp tối ưu, áp suất làn hơi
P1 của bạn vừa đủ để thắng ‘đối áp’
của dây tiếng: âm thanh phát ra vừa
phải, thanh quản linh động, đơi tai
bạn có thể nghe được tiếng của
người đứng bên cạnh và tiếng đệm
đàn. Bạn sẽ dùng làn hơi này để làm
tiêu chuẩn cho âm thanh đồng ca
hợp xướng.
Đến đây, bạn sẽ thấy 2 phút âm ngậm “Hm” là bài tập vô cùng giá trị cho cả giọng hát đơn ca
lẫn giọng hát đồng ca.

10



Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Kỹ thuật “Mmmee”
Khi đã hát âm ngậm “Hm” thuần thục, bạn phải chuyển từ âm ngậm sang âm mở. Âm “Hm” kết
hợp với nguyên âm “I” chính là kỹ thuật “Mmmee”. Nó tách làn hơi căn bản thành hai luồn hơi
nhỏ hơn, một luồng vẫn đi lên mũi ra ngồi, luồng kia đi qua vịm miệng rồi cũng ra ngoài.

Tổng hai luồng hơi nhỏ phải bằng với làn hơi căn bản, nghĩa là bạn phải chuyển nhuần nhuyển
giữa hai âm này mà không tốn thêm hơi, chỉ có âm thanh khác nhau, cịn âm lượng thì khơng
đổi.
Bài tập này giống nhau cho 5 ngun âm chính, đó là âm “Hm” lần lượt kết hợp với “i, ê, a, ơ,
và u”. Nó tạo nên bài tập: "Mmmeee-Mmmay-Mmmah-Mmmoe-Mmmoo" đã nêu.

Bài tập "Ee-Ay-Ah-Oe-Oo"
Tiếp theo là bạn chỉ hát 5 ngun âm chính, đó là “i, ê, a, ơ, và u” (đã loại bỏ âm “hm”). Nó tạo
nên một chuỗi khẩu hình thay đổi theo trình tự hợp lý.

Khi hát các nguyên âm này kế nhau, bạn sẽ hiểu được việc nắn nót làn hơi căn bản thành
những âm thanh trịn trĩnh. Nó làm nổi lên tính cách nhạc cụ sống của giọng hát con người.
Có thể phân tích bài tập này như sau:
1. Nguồn âm là làn hơi căn bản, nó được biến thành âm thanh có cao độ và âm vị.
2. Cao độ được điều chỉnh bởi thanh quản.
3. Âm vị được thay đổi bởi khẩu hình.
Thử so sánh giọng người với nhạc cụ
Giọng người
Vĩ cầm
Kèn hơi
Cây vĩ kéo trên dây đàn Cột hơi thổi của nhạc cơng
Nguồn âm Làn hơi căn bản

Chỉnh thanh quản Ngón tay bấm
Ngón tay bấm
Cao độ
Đổi khẩu hình
Cách đặt vĩ
Độ căng mơi
Âm vị
Lưu ý: Với hai âm ê và a, bạn phải đưa cằm tới phía trước rồi mới hạ thấp xuống. Có hai bài
tập phụ trợ để tập những âm này. Bạn tạo vị trí chuẩn bị bằng âm “nhi” rồi nối thành “nhi-ê” và
“nhi-a” (gnee-ay & gnee-ah).
Chúng ta đã đi qua phần khởi động căn bản và cố định (luôn có ở mỗi buổi tập) đó là các bài
tập: Âm ngậm “Hm”; Mmmeee-Mmmay-Mmmah-Mmmoe-Mmmoo; và Ee-Ay-Ah-Oe-Oo.
11


Nhạc lý thực hành
Phần bài tập kỹ thuật tiếp theo là các bài luyện thanh đồng ca – hợp xướng, có khi hát đồng
giọng, có khi hát bè với số bè từ 2 đến 4 bè là tối đa cho từng bài tập. Để đọc được bài tập này,
bạn cần ôn lại một ít ký hiệu âm nhạc.

Bài tập kỹ thuật

Đọc ký hiệu âm nhạc
Từ bài tập số 1, bạn cần ơn lại Khố Sol, Khố Fa, Dấu hố (bài này có dấu Si giáng), Số nhịp
(4/4), gọi chung là Bộ khoá hoặc Hoá bộ, tất cả được viết trên khng nhạc lớn (Grand staff).

Lưu ý: Dịng và khe được đánh số từ thấp lên cao. Nốt Do giữa (middle C) được viết trên dòng
kẻ phụ.

12



Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Áp dụng bài tập
Bài tập được thực hiện như sau:
• Đàn sẽ cho 1 hợp âm để bắt cung.
• Các bè sẽ lần lượt vào, khởi sự từ bè nam trầm (bass).

Tiếp theo là bè nam bổng (tenor) sẽ vào riên một mình rồi ráp hai bè nam:

Tương tự, bè nữ trầm (alto) sẽ vào. Bây giờ là ba bè:

Sau cùng là bè nữ bỗng (soprano) vào rồi ráp 4 bè:

Cung nhạc này ở âm vực trung bình của mỗi loại giọng, có thể nâng hoặc hạ ở 5 cung kế cận
nhau, ví dụ: khởi sự từ cung Eb, lên E, lên F, lên F# rồi lên G, sau đó trở xuống cho đến cung
khởi sự.
13


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Bài luyện thanh số 2

Bài luyện thanh số 3
Trước khi vào bài tập số 3, bạn cần ơn lại bộ khố 2 dấu thăng và số nhịp 4/4.
• Tất cả các nốt Fa và Do trong bi nhc u b nõng lờn ẵ cung
ã Ly dấu thăng cuối cộng thêm ½ cung để xác định chủ âm (Tonic).




Âm giai trưởng
Có chủ âm là nốt Re thì thành lập một âm giai (Scale) theo quy luật trưởng (Major).



Số nhịp: Có hai con số, số bên trên cho biết số phách (beat) trong 1 ô nhịp; số bên dưới
cho biết phách có hình nốt đen, bằng ¼ nốt tròn.

13


Nhạc lý thực hành

Khái niệm tiết tấu (Rhythm) và đảo phách (syncope)
Từ bài tập số 3, bạn tách rời dấu cờ khỏi hình nốt, thì sẽ nhận ra tiết tấu của câu nhạc. Tiết tấu
này do người nhạc sĩ sáng tác đã sắp tuỳ ý, miễn sao tổng số phách trong 1 ô nhịp vẫn bằng số
phách đã định (4 phách = một nốt tròn).

Giả sử bạn vừa đi vừa huýt sáo thì bước chân của bạn sẽ trùng vào các phách, nó ln phiên
và đều đặn, cịn tiếng ht sáo của bạn là tiết tấu của câu nhạc. Khi tiếng ht sáo của bạn
khơng trùng với bước chân thì đó là đảo phách (chỗ ở giữa phách 3 và phách 4 của nhịp 1).
14


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Bài luyện thanh số 4


Phần mạnh và phần nhẹ của phách.
Nhịp 4/4 chia làm bốn phách theo thứ tự: 1 Mạnh – 2 Yếu – 3 Mạnh vừa – 4 Yếu.
Mỗi phách lại chia ra làm 2 phần: Phần mạnh và phần nhẹ (của từng phách).

Khái niệm nghịch phách
Trong bài tập số 4, có một nốt “nghịch phách” (nghe khá giống đảo phách).

Đó là nốt Re nằm giữa phách 2 và phách 3. Nó nằm tại phần yếu của phách 2. Tiếp theo, ngay
tại phần mạnh của phách 3 là một dấu lặng. Tổ hợp này có nốt ở phần yếu và dấu lặng ở phần
mạnh của phách, đó chính là nghịch phách.

Kỹ thuật Staccato
Trong câu nhạc có những nốt được đính một dấu chấm nhỏ bên trên hình nốt
(hoặc bên dưới hình nốt – khơng phải theo sau hình nốt). Những nốt này sẽ được
hát một nửa và nghỉ một nửa độ dài, nó được gọi là hát tách tiếng hoặc kỹ thuật
Staccato.
Hát tách tiếng là kỹ thuật rất khó trong luyện thanh. Khi ngắt tiếng dứt khoát, bạn sẽ luyện tập
được việc điều khiển hồnh cách mơ (cơ hồnh) bằng cách ngưng đẩy hơi. Do độ dài nốt rất
ngắn nên rất khó tinh chỉnh cao độ của nốt cũng như khó giữ cho nó chính xác. Khi nhuần
nhuyễn kỹ thuật này bạn mới có thể bắt chước tiếng chim hót líu lo, nó nghe rất nhẹ nhàng
thánh thót. Có thể nói đây là một trong những kỹ thuật khó của bộ mơn giọng đẹp (Bel Canto).
15


Nhạc lý thực hành

Dấu nhấn
Có 5 loại dấu nhấn được đính vào hình nốt.

*1 Staccato: tách tiếng, diễn tấu ½ trường độ.

*2 Staccatissimo: tách siêu nhỏ, diễn tấu ¼ trường độ.
*3 Marcato: dấu đinh, nhấn nổi nốt đó lên.
*4 Accent: dấu khép, nhấn rồi bng nhẹ.
*5 Tenuto: dấu duy trì (sustaned), nốt được diễn tấu đầy đủ trường độ với một lực nhấn trung
bình, nhấn liền tiếng (legato accent) .

Bài luyện thanh số 5

Bài tập số 5 có một chuỗi đảo phách gồm 12 nốt, chỉ có nốt đầu tiên và nốt cuối cùng là rơi vào
trọng phách. Nó vừa giúp giọng hát của bạn linh hoạt, vừa giúp bạn luyện cho vững nhịp.

Bài luyện thanh số 6

Bài tập số 6 tương tự bài tập nguyên âm nhưng có thay đổi thứ tự và hoà thành 4 bè. Giúp cho
ban đồng ca luyện tai nghe hợp âm trưởng.

16


Nhạc lý thực hành

Khái niệm Bội âm và Dãy bội âm
Bội âm (overtone) là một tần số cao hơn tần số nền tảng của một âm thanh. Dãy bội âm là
những bội âm tự nhiên đi theo một âm thanh, bội âm càng cao thì âm thanh của nó càng mờ
nhạt.

Hình vẽ minh hoạ nốt Do cực trầm (là nốt thật với hình nốt trịn và ký hiệu là F Fundamental) với dãy bội âm của nó, dãy bội âm này vang lên đồng thời với nốt thật
nên được vẽ theo cột dọc (từ số 2 đến 7 trên khuông nhạc khoá Fa), từ bội âm thứ 8
đến 20 được vẽ trải ra theo chiều ngang trên khng nhạc khố Sol cho dễ nhìn.


Giới thiệu Hợp âm

Khi có ba âm khác nhau, hát hoặc diễn tấu cùng một lúc thì tạo nên một hợp âm (chord), nó
được thành lập dựa trên quy luật bội âm. Nói cách khác, hát hoặc diễn tấu ba nốt trùng với
những nốt trong dãy bội âm để tơ đậm nó thì tạo nên một hợp âm.

18


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Bốn loại hợp âm ba nốt
Khi cho trước quãng 3 trưởng và quãng 3 thứ, bạn chỉ có bốn cách sắp xếp như sau:

Như vậy, hạt nhân của hợp âm ba nốt chỉ có bốn loại:

Để đủ nốt cho bài tập bốn bè dành cho hợp xướng, sẽ có một trong ba nốt của hợp âm được
nhân đơi. Nó thường cao hơn hoặc thấp hơn một quãng tám so với nốt kia. Trong bài ấp số 6,
nốt Fa được nhân đôi và phân bổ cho bè Soprano và bè Bass. Hai bè này cách nhau một
quãng tám về mặt âm học, nên được viết trên hai khoá khác nhau.

19


Nhạc lý thực hành

Bài luyện thanh số 7

Liên ba (Triolet)
Trong bài tập số 7 có sử dụng Liên ba móc đơn, nó có thời gian chỉ bằng hai nốt móc đơn.


Dấu tái đoạn (repeat)

Nhịp lấy đà và nhịp bổ sung
Có những ô nhịp không đủ số phách ấn định, thông thường là nhịp lấy đà ở đầu đoạn nhạc, nó
được bổ sung bằng ô nhịp ở cuối đoạn nhạc. Cách viết này giúp cho bản in được sáng sủa.

20


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Bài luyện thanh số 8

Bài luyện thanh số 9

Bài tập số 9 này mở rộng âm vực lên đến quãng 12 (1 octave rưỡi).

Nhịp sáu tám
Có hai cách đếm:

Nhịp đơn (Simple time): đếm đủ sáu phách; nhịp kép (Compound time): gom lại từng cụm 3
phách, kiểu này đếm giống liên ba móc đơn trong nhịp 2/4.

Bộ khố có dấu giáng
Lấy dấu giáng cuối cùng đếm xuống quãng 4 sẽ tìm ra chủ
âm cung trưởng. Khi bộ khố có từ 2 dấu giáng trở lên thì chủ
âm này trùng với dấu giáng áp chót.

21



Nhạc lý thực hành

Âm giai Si giáng trưởng
Trong bài tập số 9, cung nhạc là Si giáng trưởng.

Các bậc của âm giai được đánh số La mã và được đặt tên như sau:
Bậc VIII
(tonic)
: Chủ âm
Bậc VII
(leading tone)
: Nốt dẫn, còn gọi là cảm âm (sensible)
Bậc VI
(submediant)
: Hạ trung âm.
Bậc V
(dominant)
: Át âm, còn gọi là áp âm hoặc thống âm.
Bậc IV
(subdominant)
: Hạ át âm.
Bậc III
(mediant)
: Trung âm.
Bậc II
(supertonic)
: Thượng chủ âm
Bậc I

(tonic)
: Chủ âm
Số bậc đánh bằng số La mã giúp bạn khái qt hố tên bậc, khơng bị phụ thuộc vào cung thể âm nhạc.
Khi bạn nhớ rõ tên bậc, việc ghi ký hiệu hợp âm sẽ ít bị lẫn lộn và dễ dàng hơn.

22


Kỹ thuật luyện giọng đồng ca

Bài luyện thanh số 10

Trong bài tập số 10, bạn làm quen với việc xướng âm nhảy quãng 3, quãng 4, và quãng 8.
Đồng thời cũng tập trãi hợp âm trưởng.
Về phát âm, hai nguyên âm chính “I” và “A” thay đổi luân phiên là một bài tập luyện mở khẩu
hình bằng việc vận động hàm dưới.

Bài luyện thanh số 11

Dấu biến cường
Biến : thay đổi; cường: độ mạnh.

Crescendo (It - tiếng Ý): lớn dần
Decrescendo (It): nhỏ dần
Dimminuendo (It): giảm sắc thái

Dấu liên hơi

Quãng 4 đúng & Quãng 5 giảm





Quãng 4 đúng C – F: bao gồm 2 cung và ½ cung. Bạn cần luyện đọc nốt thật chuẩn xác
quãng bốn đúng này.
Quãng 5 giảm F – B: gồm 3 cung (triton). Quãng này ít dùng trong thánh ca, ngày xưa
người ta gọi nó là quãng nhạc của quỷ satan.
23


Nhạc lý thực hành

Bài luyện thanh số 12

Nhịp 2/4

Kỹ thuật liền tiếng Legato
Legato (It): có nghĩa là “nối lại chung với nhau”. Nó tương phản với kỹ thuật Staccato, tiếng
Legato mượt mà như tiếng kéo vĩ của Vĩ cầm. Trong bài tập số 12, Legato và Staccato được
đặt kế nhau giúp bạn luyện tập chuyển đổi giữa hai kỹ thuật này.

24


Nhạc lý thực hành

Bài luyện thanh số 13

Bài luyện thanh số 14
Trước khi vào bài tập số 14, bạn phải luyện tập diễn tấu Liên ba nốt đen. Nó có 3 nốt đen được

diễn đều trong 2 phách (đừng bao giờ diễn thành đảo phách).

Bài tập Liên ba nốt đen như sau:

28


×