Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.41 KB, 13 trang )

Áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 -thuế thu nhập doanh nghiệp vào thực tế
TCKT cập nhật: 06/11/2007
(Bài viết có 2 trang. Bạn đang xem trang 1)
Trên thực tế thường có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp, tại sao lại có sự khác biệt này? Trong giới hạn bài viết tác giả sẽ đi vào phân
tích và trả lời câu hỏi này.
Trước hết, so sánh các cách xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu và thu nhập khác
theo quy định của kế toán
- Chi phí theo quy định của
kế toán.
=>
Thuế TNDN phải nộp theo
kế toán
= Lợi nhuận kế toán x Thuế suất thuế TNDN hiện
hành (t%)
Và:
Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu và thu nhập khác
theo quy định của thuế
- Chi phí theo quy định của
thuế
Thuế TNDN phải nộp theo
thuế
= Thu nhập chịu thuế
TNDN
X Thuế suất thuế TNDN hiện
hành (t%)
Tình huống này chỉ xảy ra khi có sự khác nhau giữa quy định của thuế và quy định của kế
toán (Thái độ nhằm phá vỡ liên kết giữa kế toán và thuế)
Nguyên nhân xảy ra sự chênh lệch là do cách xác định khác nhau như sau:
Chỉ tiêu Theo quy định của kế toán Theo quy định của Thuế


Doanh thu Tổng giá trị các lợi ích kinh
tế của Doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu,
phát sinh từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp.
Thoả mãn 5 điều kiện theo
Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia
công, tiền cung ứng dịch vụ
bao gồm cả trợ giá và phụ thu,
phụ trội mà cơ sở kinh doanh
được hưởng. Doanh nghiệp đã
phát hành hoá đơn hoặc dịch
vụ cung cấp đã hoàn thành
chuẩn mực kế toán số 14
Khấu hao Theo thời gian sử dụng ứớc
tính của Tài sản
Theo Quyết định số 206
Dự phòng phải thu khó đòi Theo ban lãnh đạo Doanh
nghiệp
Theo quy định của Bộ tài
chính
Chi phí hỗ trợ, ủng hộ Ghi nhận vào chi phí Chi phí không được khấu trừ
Lãi vay Là chi phí Lãi vay vượt mức quy định
không đợc coi là chi phí
Dự phòng trợ cấp mất việc
làm và thử việc
Là chi phí Theo tỷ lệ quy định
Phân bổ chi phí của công ty

Mẹ ở nước ngòai
Là chi phí Quy định cụ thể phương pháp
tính
Chi phí không có hoá đơn,
chứng từ theo quy định
Là chi phí Không được coi là chi phí
Tiền phạt Là chi phí Không được coi là chi phí
Thu nhập sau thuế từ góp vốn
Liên doanh, cổ phần
Doanh thu Không được tính là doanh thu

Có hai loại chênh lệch giữa kế toán và thuế, đó là chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm
thời
(1). Chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN
phát sinh từ các khoản Doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi vào lợi nhuận kế toán
nhưng không được tính vào thu nhập, chi phí khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Hoặc
ngược lại, các khoản Doanh thu, thu nhập khác, chi phí đựơc tính vào thu nhập chịu thuế
TNDN nhưng không được tính vào lợi nhuận kế toán. Ví dụ:
- Lãi cổ tức, lãi từ trái phiếu doanh nghiệp nhận được là khoản thu nhập không chịu thuế và
được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế TNDN.
- Các khoản được tài trợ, biếu tặng phải nộp thuế trên giá trị các khoản tài trợ, biếu tặng này
nhưng kế toán không được xem là phần lợi nhuận kế toán mà phải ghi tăng nguồn vốn.
- Nguyên vật liệu, nhân công vươt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định
phần phân bổ còn lại là chi phí của kế toán để xác định lợi nhuận kế toán nhưng không phải
là tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.
- Trường hợp mua Ôtô của cá nhân nhưng chưa sang tên công ty, toàn bộ chi phí liên quan
đến hoạt động, khấu hao xe ôtô này tính vào Lợi nhuận kế toán nhưng không tính vào thu
nhập chịu thuế TNDN.
- Chi phí quảng cáo, hoa hồng, tiếp thị vượt trên mức quy định là chi phí tình vào lợi nhuận
kế toán nhưng không phải là chi phí tình vào thu nhập chịu thuế TNDN.

- Các khoản tiền Doanh nghiệp bị phạt là chi phí tính vào lợi nhuận kế toán nhưng không
phải là chi phí tính vào thu nhập chịu thuế TNDN
-…
(2). Chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm Doanh nghiệp
ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu
thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Có hai loại chênh lệch tạm thời,
đó là:
+ Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát
sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá
trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được
thanh toán.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các
khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị
ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán.
Tuy nhiên, giữa Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN cũng có mối quan hệ theo
biểu thức sau:
LN
kế
toán
=
+ Chi phí không được khấu trừ theo luật thuế
+ Thu nhập theo Luật thuế nhưng không được ghi nhận theo mục đích kế
toán
- Chi phí được giảm trừ cho mục đích tính thuế nhưng không được ghi
nhận theo mục đích kế toán
- Thu nhập không tính theo luật thuế nhưng không được ghi nhận cho mục
đích kế toán
= Lợi
nhuận
chịu

thuế
TNDN
* Về cách xác định thuế TNDN có thể nêu lên mấy bước cơ bản:
Bước 1:
- Xác định các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của Tài sản và Nợ phải trả theo kế toán
(số liệu trên Bảng CĐKT) với cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phải trả theo
quy định của thuế (khoản nào là chênh lệch tạm thời, khoản nào là chênh lệch vĩnh viễn).
- Loại bỏ các khoản chênh lệch vĩnh viễn
Bước 2:
- Xác định thu nhập chịu thuế.
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ hay chênh lệch tạm thời phải chịu
thuế; sau đó nhân các khoản chênh lệch này với thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện
hành (CL tạm thời x t%).
- Xác định chi phí thuế Thu nhập hiện hành bằng cách lấy Thu nhập chịu thúê nhân với thuế
suất thuế TNDN theo quy định hiện hành ( TNCT x t%)
Bước 3:
- Ghi nhận bút toán chi phí thuế TNDN hiện hành (TK 8211, TK 3334)
- Ghi nhận chi phí thuế TNDN hay thu nhập thuế TNDN vào các TK liên quan (TK 8212,
TK 243, TK 347)
- Xác định, so sánh, bù trừ tổng số phát sinh bên Nợ TK 8212 với tổng số phát sinh bên Có
TK 8212, sau đó cuối kỳ so sánh và kết chuyển xác kết quả kinh doanh
Xem xét trường hợp cụ thể của Doanh nghiệp ABC đầu năm 2005 mua một TSCĐ là dây
chuyền sản xuất Hạt nhựa của Nhật, Nguyên giá 2.000 triệu đồng, Căn cứ vào kế hoạch sản
xuất cũng như thu hồi vốn nên Doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo phương pháp
tuyến tính trong 4 năm, trong khi đó cơ quan thuế căn cứ vào Quyết định 206 quy định
khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần, tỷ lệ trích khấu hao 2 năm đầu là 40%, 2 năm
cuối trích khấu hao đều vào phần giá trị còn lại.
Trong năm, Doanh nghiệp có một khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà của 3
năm từ 2005 đến 2007 là 900 tr. đồng.
Năm 2005 tổng thu nhập doanh nghiệp thuần trước thuế là 5.000 triệu đồng,

Giả thiết ngoài chi phí khấu hao, các khoản thu nhập, chi phí giữa kế toán và thu nhập chịu
thuế TNDN là bằng nhau, các năm trước Doanh nghiệp không có số dư các Tài khoản Tài
sản thuế thu nhập, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, thuế suất thuế TNDN là 28%
Thực hiện bước 1:
- Xác định khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của Tài sản
Năm Theo quy định của thuế Theo quy định của kế toán
Khấu hao Cơ sở tính thuế Khấu hao Giá trị ghi sổ/ Giá
trị còn lại
2005 800 1.200 500 1.500
2006 480 720 500 1.000
2007 360 360 500 500
2008 360 0 500 0
- Xác định khoản chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của khoản doanh thu
nhận trước:
Năm Theo quy định của
Thuế/ cơ sở tính thuế
Theo quy định của kế
toán/ Giá trị ghi sổ
Chênh lệch
2005 900 300 600
2006 0 300 300
2007 0 300 300
- Trong trường hợp này không có chênh lệch vĩnh viễn, nhưng nếu trong thực tế xảy ra
chênh lệch vĩnh viễn thì phải loại bỏ chênh lệch vĩnh viễn.
Thực hiện bước 2:
- Giữa cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của Tài sản có sự chênh lệch tại thời điểm các năm.
Và đây là khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế do cơ sở tính thuế nhỏ hơn giá trị ghi
sổ.
Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của Tài sản năm 2005 là: 1.500 – 1.200 =
300 (tr. đồng)

=> Thuế TNDN hoãn lại phải trả: 300 x 28% = 84 (tr. đồng)
(số liệu này được kế toán phản ánh vào biểu số 01)
- Giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của khoản doanh thu nhận trước có sự chênh tại thời
điểm các năm do theo quy định của thuế khoản doanh thu nhận trước này doanh nghiệp
ABC phải thực hiện nộp thuế TNDN cho toàn bộ số tiền nhận trước 900 tr. đồng ngay trong
năm thu tiền 2005, còn theo quy định của kế toán thì khoản doanh thu nhận trước này được
ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm, và mỗi năm sẽ chỉ ghi

×