Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tài liệu Các phương pháp nghiên cứu cảnh quan thiên nhiên pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

Chương 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Cảnh quan (tổng thể tự nhiên) là một đối tượng địa lý tổng hợp,
cho nên cần áp dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu chúng. Cần
áp dụng đồng bộ các phương pháp truyền thống và phương pháp
hiện đại để nghiên cứu với sự tham gia đầy đủ của các chuyên gia
chuyên ngành (liên ngành).
7.1 Tổng hợp tài liệu
Đây là một nhiệm vụ bắt buộc thực hiện trước khi triển khai các đề
tài nghiên cứu cảnh quan ở một khu vực nào đó. Các nhà địa cảnh
học cần tổng hợp tất cả các dạng tài liệu về tự nhiên và kinh tế xã
hội của các tổ chức và cá nhân đã thực hiện ở khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu tham khảo tổng hợp gồm:
• Các công trình điều tra lãnh thổ: địa chất - khoáng sản, địa
mạo, thổ nhưỡng, sinh vật, khí hậu., điều kiện kinh tế xã hội.
• Các bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, các tài liệu quan trắc
điều kiện tự nhiên lãnh thổ: khí hậu thời tiết, thủy văn…
• Các loại ảnh vệ tinh, ảnh máy bay có trong vùng nghiên cứu.
• Các báo cáo về qui hoạch lãnh thổ.
Cần tiến hành phân loại, phân tích các tài liệu thu thập được, đánh
giá những kết quả khoa học đã đạt được cũng như những tồn tại
của từng công trình để làm cơ sở cho việc thiết kế các nhiệm vụ
nghiên cứu đề tài cho hiệu quả nhất.
2
Kết quả của giai đoạn này là xây dựng bản đồ các cảnh quan giả
thuyết ở tỷ lệ nghiên cứu trong phòng, gọi tắt là bản đồ Cảnh quan
văn phòng.
Trong quá trình thu thập và tổng hợp tài liệu, lưu ý tiếp cận và thu
thập tất cả các dạng tài liệu số hiện có trong khu vực nghiên cứu
như các bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề số, ảnh số các loại (ảnh
hàng không, ảnh vệ tinh, ảnh chụp…) các file văn bản, các bảng


biểu thống kê…Các bản đồ số cần được biên tập trên nền bản đồ
địa hình chuẩn để thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đề tài
trong môi trường GIS sau này.
7.2 Phương pháp thực địa
Khảo sát thực địa là khởi điểm và cơ sở của quá trình nhận thức
cảnh quan, bởi vậy phương pháp thực địa là phương pháp quan
trọng trong điều tra cảnh quan lãnh thổ. Khảo sát thực địa gồm 2
giai đoạn: khảo sát sơ bộ và khảo sát chi tiết.
7.2.1 Giai đoạn 1 - khảo sát sơ bộ
Khảo sát sơ bộ nhằm phát hiện các cảnh và chuyển chúng vào bản
đồ mô tả. Tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu chi tiết đối tượng
được đo vẽ, tỉ lệ mà áp dụng các phương pháp cụ thể khác nhau.
Thông thường các diện cảnh quan, dạng cảnh quan và cảnh quan là
các đối tượng nghiên cứu trực tiếp.
Giai đoạn này làm quen với khu vực khảo sát bằng một số tuyến lộ
trình đại diện cắt ngang các cảnh. Phát hiện các dạng địa lý chủ yếu
quyết định cấu trúc chung của cảnh địa lý, xây dựng bản chú giải
cho các lộ trình. Chỉ tiểu quan trọng để vạch ranh giới các cảnh là
tính chất lớp phủ thực vật và đặc điểm địa chất – địa mạo. Các kết
quả thu thập được của giai đoạn này được dùng để xây dựng bản
3
đồ Cảnh quan thực địa sơ bộ trên cơ sở chỉnh lý bản đồ Cảnh quan
văn phòng.
7.2.2 Giai đoạn 2 - khảo sát chi tiết
1) Khảo sát theo tuyến
Phát hiện và thể hiện tất cả các dạng địa lý, hoàn thiện ranh giới
các cảnh địa lý, sử dụng các bản đồ tỷ lệ lớn (1/50.000 – 1/25.000).
Khoảng cách giữa các lộ trình và mật độ khảo sát tùy thuộc vào tỷ
lệ thực hiện các loại bản đồ:
• 1/500.000 yêu cầu lộ trình cách nhau 4-6 km, các điểm khảo

sát cách nhau 5km.
• 1/200.000 – 1/100.000 yêu cầu lộ trình cách nhau 1-2 km, các
điểm khảo sát cách nhau 1km.
• 1/50.000 – 1/25.000 yêu cầu lộ trình cách nhau 0.5 km, các
điểm khảo sát cách nhau 300 – 500m.
Các thông tin quan sát thực địa được ghi đầy đủ trong sổ nhật ký cá
nhân. Các vị trí quan sát, khảo sát được đánh dấu bằng hệ thống ký
hiệu trên bản đồ và tại các đoạn quan trọng cần tiến hành lập lát cắt
tổng hợp. Các thành phần của địa tổng thể cần điều tra gồm: địa
chất, địa mạo, thổ nhưỡng, thực vật và chế độ nhiệt ẩm.
2) Xây dựng lát cắt tổng hợp
Lát cắt tổng hợp phải vạch ra sao cho đi qua các phần tương phản
nhất của cảnh quan (các đường phân thủy, sườn dốc có độ dốc và
hướng khác nhau, các kiểu lớp phủ thực vật). Trên lát cắt phải đánh
dấu các địa điểm quan trắc của các chuyên gia như thổ nhưỡng, địa
thực vật, côn trùng học, thủy văn, khí hậu…Các lỗ khoan nghiên
cứu độ ẩm thường tiến hành đến độ sâu 1-3m, lấy mẫu phân tích
đầy đủ.
4
Hình 7.1 Lát cắt cảnh quan tổng hợp ngang đảo Xakhakin
Trên các dạng địa hình khác nhau cần tiến hành lắp đặt thiết bị thủy
văn để đo độ thấm, dòng chảy, độ bốc hơi, nhiệt độ không khí, độ
ẩm không khí và đất.
Các lỗ khoan địa chất phải được khoan tới đá mẹ, mô tả đất đá và
các vỏ phong hóa theo địa tầng. Các quan trắc động vật để tính sâu
bọ trên mặt đất và các ngành phụ có xương sống được tiến hành
5
nghiên cứu chi tiết. Từng chuyên gia tiến hành khoanh vùng công
tác của mình trên lát cắt, sau đó tất cả tài liệu được chuyển đến nhà
cảnh quan để rút ra kết luận tổng hợp và phân chia một cách khái

quát lát cắt thành các khu vực ít nhiều đồng nhất. Nếu có điều kiện
nên lặp lại các quan trắc lát cắt vài lần theo thời gian khác nhau.
Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là xây dựng bản đồ Cảnh quan
thực địa. Giai đoạn này chưa cho phép nghiên cứu nhịp điệu mùa
và động lực của các cảnh địa lý vì vậy phải bổ sung tài liệu điều tra
trong nhân dân (chế độ nước, thời tiết, cách sử dụng tự nhiên về
mặt kinh tế.
3) Điểm chìa khóa
Điểm chìa khóa phải phản ánh đầy đủ các nét đặc trưng của cảnh
địa lý. Số lượng và diện tích các điểm chìa khóa tùy thuộc vào cấu
trúc ngang cụ thể của cảnh, mỗi cảnh có thể được đại diện bởi một
vài địa điểm có diện tích một vài km
2
. Phương pháp điểm chìa khóa
trở thành phương pháp bán trạm (có thể nghiên cứu trong một số
mùa hay một số năm).
4) Mẫu mô tả các yếu tố cảnh quan tại các vị trí khảo sát
Mô tả đặc điểm cảnh quan tại điểm khảo sát trong nhật ký kèm
theo việc xác định các vị trí trên bản đồ là việc làm có tính nguyên
tắc đối với các nhà địa cảnh học cũng như các nhà nghiên cứu điều
kiện tự nhiên nói chung.
Mẫu mô tả cảnh quan tại từng điểm khảo sát trong nhật ký như sau:
Đơn vị khảo sát (tên cơ quan)
1. Số hiệu điểm khảo sát
2. Ngày
3. Tọa độ, tên tờ bản đồ
6
4. Địa điểm
5. Thời tiết
6. Đặc điểm địa hình

7. Địa thế điểm mô tả
8. Quá trình địa mạo hiện tại
9. Đá nền
10. Điều kiện nhiệt - ẩm
11. Đất, thường phẫu diện đất được mô tả theo các bảng lập sẵn có
nội nội dung sau:
• Số hiệu phẫu diện đất
• Độ sâu các tầng
• Bề dày các tầng
• Độ sâu lấy mẫu
• Mô tả các tầng (Màu sắc, độ ẩm, độ chặt, thành phần cơ giới,
độ đân rễ, độ pH, tính chất chuyển lớp
• Ghi chú (Đánh giá về mặt kinh tế)
12. Thực vật: tên quần thể thực vật được mô tả theo bảng có nội
dung sau:
• Số thứ tự quần thể thực vật
• Tên khoa học
• Tên địa phương
• Sức sống
• Vật hậu
7
• Chiều cao
• Đường kính
• Số lượng
• Độ che phủ.
• Ghi chú (Đánh giá về mặt kinh tế)
13. Phức hệ động vật được mô tả theo bảng có nội dụng:
• Số thứ tự phức hệ động vật
• Tên khoa học
• Tên địa phương

• Dạng sống
• Nơi cư trú
• Số lượng
• Ghi chú (Đánh giá về mặt kinh tế).
14. Tác động nhân sinh
15. Tên và ký hiệu của địa tổng thể
5) Nội dung của nhật ký khảo sát
Tại mỗi điểm khảo sát, sau khi xác định và đánh dấu tọa độ điểm
trên bản đồ lộ trình, cần tiến hành ghi nhật ký theo các nội dung
sau đây:
1. Số hiệu điểm khảo sát: ghi theo qui định của đề án, ví dụ:
HCM01, BP100…
2. Ngày khảo sát: ghi ngày giờ cụ thể (theo dương lịch), ví dụ:
8g30 ngày 25/12/2001.
8
3. Tọa độ, tên tờ bản đồ. Ghi tọa độ ô vuông (x =1268 -1270; y =
682 – 684), tờ bản đồ Bình Long C - 48-22.
4. Địa điểm khảo sát: ghi tên địa danh cụ thể, ví dụ: điểm khảo sát
các cầu Nha Bích khoảng 5km về phía tây nam, thuộc ấp 2, xã Nha
Bích, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
5. Thời tiết khảo sát: ghi thời tiết trong quá trình khảo sát bằng
quan sát như:lượng mây, hướng gió, mưa, nắng…Nếu có dụng cụ
thì quan trắc nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ tầng cỏ, các tầng cây (ở độ
cao 1-2m)
6. Dạng tiểu và trung địa hình: ghi tên theo phiếu phát sinh các
dạng, trắc lượng hình thái (độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, độ
chia cắt ngang) và mô tả hình thái (hình dáng đỉnh, sườn). Mục này
có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định dạng địa lý trên thực
địa.
7. Địa thế của điểm khảo sát: ghi địa thế nghĩa là xác định diện địa

lý, trên lát cắt của dạng tiểu và trung địa hình (yếu tố của dạng:
đỉnh, sườn, đáy…, độ cao tuyệt đối và tương đối, hướng sườn, độ
dốc. Địa thế được ghi chính xác trên bản đồ và được xác định so
với một đối tượng gần đó theo khoảng các và góc phương vị.
8. Quá trình địa mạo hiện tại: ghi các quá trình đang diễn ra như
bồi tụ, xâm thực, xói mòn, trượt đất, lở đất, cacxtơ…
9. Đá nền: ghi tên và đặc điểm thạch học của đá trên mặt và dưới
sâu. Xác định các yếu tố cấu tạo của đá (phương vị đường phương,
phương vị hướng dốc, góc dốc…)
10. Điều kiện ẩm: ghi kiểu độ ẩm (do mưa, do nước ngầm, do nước
lũ, do thủy triều…), mức độ ẩm (số tháng ẩm, số ngày ngập nước,
thời gian ngập triều…), độ sâu mực nước ngầm.
9

×