Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

(Luận văn thạc sĩ) góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cao ethyl acetate của rễ cây hà thủ ô trắng (streptocaulon juventas merr ) thuộc họ aslepiadaceae​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.4 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hồng Un Phương

GĨP PHẦN TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CAO ETHYL ACETATE CỦA RỄ CÂY HÀ
THỦ Ô TRẮNG (Streptocaulon juventas Merr.)
THUỘC HỌ ASCLEPIADACEAE.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hồng Un Phương

GĨP PHẦN TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CAO ETHYL ACETATE CỦA RỄ CÂY HÀ
THỦ Ô TRẮNG (Streptocaulon juventas Merr.)
THUỘC HỌ ASCLEPIADACEAE.
Chuyên ngành : Hóa hữu cơ
Mã số

: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. BÙI XUÂN HÀO

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên Nguyễn Hồng Un Phương, học viên cao học chun ngành hóa hữu
cơ khóa 27.
Tơi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của
cao ethyl acetate từ rễ cây hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr.), thuộc họ
Asclepiadaceae” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Xuân Hào. Các nội
dung nghiên cứu, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và chưa được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác. Các thông tin
tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn từ nguồn cụ thể.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Uyên Phương


LỜI CẢM ƠN
Quá trình nghiên cứu được thực hiện ở phịng thí nghiệm Hợp chất thiên nhiên,
khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Bùi Xuân Hào đã ln nhiệt tình
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có
thể hồn thành luận văn này. Bên cạnh những bài học kinh nghiệm quý báu, là những
lời động viên, khích lệ của thầy giúp tơi có thêm động lực để tiếp tục cố gắng mỗi khi
gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu, tiếp thêm cho tơi niềm đam mê trong nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến q Thầy Cơ khoa Hóa học – Trường Đại học Sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm trong công tác giảng dạy, truyền thụ cho tôi
nhiều kiến thức khoa học hữu ích trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn tất cả các anh chị, các bạn của lớp hóa hữu cơ khóa 27 và phịng
thí nghiệm Hợp chất thiên nhiên- Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
ln giúp đỡ, động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin dành một lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã là điểm tựa vững chắc
và là nguồn động viên cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn của
mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô, các anh chị
và các bạn. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019

Nguyễn Hồng Uyên Phương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN.............................................................................................. 3
1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm thực vật .................................................................. 3
1.2. Nghiên cứu về dược tính ...................................................................................... 4
1.2.1. Dược tính theo y học cổ truyền .................................................................... 4
1.2.2. Dược tính theo y học hiện đại ....................................................................... 4

1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học................................................................ 5
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cây hà thủ ô trắng (Streptocaulon
juventas Merr.) ............................................................................................. 5
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 9
1.3.3. Các nghiên cứu về cây thuộc chi Streptocaulon......................................... 11
Chương 2. THỰC NGHIỆM ...................................................................................... 15
2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp ......................................................................... 15
2.1.1. Hóa chất ...................................................................................................... 15
2.1.2. Thiết bị ........................................................................................................ 15
2.1.3. Phương pháp tiến hành ............................................................................... 15
2.2. Nguyên liệu ........................................................................................................ 16
2.3. Điều chế các loại cao.......................................................................................... 16
2.4. Phân lập một số hợp chất hữu cơ trong cao ethyl acetate ................................. 17
2.4.1. Sắc ký cột silica gel trên phân đoạn EA2 ................................................... 18
2.4.2. Sắc ký cột silica gel trên phân đoạn EA3 ................................................... 18
2.4.3. Sắc ký cột silica gel trên phân đoạn EA4 ................................................... 19


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 21
3.1. Hợp chất P5.2 ..................................................................................................... 21
3.2. Hợp chất P24 ...................................................................................................... 22
3.3. Hợp chất Strep. J8 .............................................................................................. 25
3.4. Hợp chất Strep. J6 .............................................................................................. 27
3.5. Hợp chất Strep.J1 ............................................................................................... 30
3.6. Hợp chất Strep. J5 .............................................................................................. 33
3.7. Hợp chất Strep.J3 ............................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 41
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
NMR

Nuclear Magnetic Resonance
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)

Ac

Acetone

AcOH

Acetic acid

br

Broad (rộng)

C

Chloroform

d

Doublet (mũi đôi)

dd

Doublet of doublet (mũi đôi đôi)


DEPT

Distortionless enhancemement by polarization transfer

DMSO

Dimethyl sulfoxide

Ea

Ethyl acetate

G

Gram

H

n-Hexane

HMBC

Heteronuclear multiple bond corelation
(Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết)

HSQC

Heteronuclear single quantum coherence
(Phổ tương tác dị hạt nhân qua một liên kết)


Hz

Hertz

IC50

Inhibitory Concentration 50% (Nồng độ ức chế 50% enzyme)

J

Coupling constant (Hằng số ghép)

m

Multiplet (mũi đa)

mg

Miligram

Me

Methanol

Ppm

Part per million (một phần một triệu)

RP-18


Reversed Phase-18 (Pha đảo C-18)

s

Singlet (mũi đơn)

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

t

Triplet (mũi ba)

TLC

Thin layer chromatography (Sắc kí lớp mỏng)

UV

Ultra Violet (Tia cực tím)

δ

Độ dịch chuyển hóa học



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Dữ liệu của P5.2 ...........................................................................................22
Bảng 3.2. Dữ liệu phổ của P24 .....................................................................................24
Bảng 3.3. Dữ liệu phổ của Strep. J8 ..............................................................................26
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ của Strep. J6 ..............................................................................29
Bảng 3.5. Dữ liệu phổ của Strep.J1 ...............................................................................31
Bảng 3.6. Dữ liệu phổ của Strep. J5 ..............................................................................35
Bảng 3.7. Dữ liệu phổ của hợp chất Strep.J3 ................................................................37


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cây hà thủ ơ trắng............................................................................................3
Hình 1.2. Rễ cây hà thủ ơ trắng .......................................................................................4
Hình 3.1. Cấu trúc hợp chất P5.2 ..................................................................................22
Hình 3.2. Tương quan HMBC của P5.2 ........................................................................22
Hình 3.3. Cấu trúc hợp chất P24 ...................................................................................25
Hình 3.4. Tương quan HMBC của hợp chất P24 ..........................................................25
Hình 3.5. Cấu trúc hợp chất Strep.J8.............................................................................27
Hình 3.6. Tương quan COSY và HMBC của Strep. J8 .................................................27
Hình 3.7. Cấu trúc hợp chất Strep. J6 ............................................................................29
Hình 3.8. Tương quan HMBC của Strep. J6 .................................................................30
Hình 3.9. Cấu trúc hợp chất Strep.J1.............................................................................32
Hình 3.10. Tương quan HMBC của Strep.J1 ................................................................33
Hình 3.11. Cấu trúc hợp chất Strep.J5...........................................................................34
Hình 3.12. Tương quan HMBC của Strep.J5 ................................................................35
Hình 3.13. Cấu trúc hợp chất Strep.J3...........................................................................38
Hình 3.14. Tương quan HMBC và COSY của Strep.J3 ................................................38



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình điều chế cao ethyl acetate từ rễ cây hà thủ ô trắng. ............17
Sơ đồ 2.2. Quy trình cơ lập các hợp chất trong cao ethyl acetate.........................20


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, con người đã biết sử dụng các loài thực vật trong tự nhiên để làm thuốc
chữa bệnh, đem lại hiệu quả cao trong phục vụ đời sống. Ở Việt Nam cây hà thủ ô
trắng (Streptocaulon juventas Merr.) từ xưa đã được sử dụng làm thuốc để chữa những
căn bệnh sốt nóng, sốt rét, viêm ruột…Trong y học hiện đại, các thử nghiệm cho thấy
hà thủ ơ trắng có khả năng kháng khuẩn, kháng oxy hóa, ức chế tế bào ung thư.
Mặc dù có nhiều giá trị sử dụng nhưng việc nghiên cứu các thành phần hóa học
và hoạt tính sinh học của rễ cây hà thủ ơ ở Việt Nam chưa có nhiều. Với mong muốn
khai thác thêm những giá trị mới từ rễ cây hà thủ ơ trắng, góp thêm vào danh mục các
hợp chất từ cây hà thủ ô trắng, cung cấp một số thông tin đáng tin cậy về thành phần
hóa học cũng như hoạt tính của cây, tơi quyết định chọn đề tài “Góp phần tìm hiểu
thành phần hóa học cao ethyl acetate của rễ cây hà thủ ô trắng (Streptocaulon
juventas Merr.) thuộc họ Asclepiadaceae” để tiếp tục nghiên cứu và phân lập thêm
các hợp chất mới từ rễ cây hà thủ ơ trắng.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân lập các hợp chất có trong cao ethyl acetate của rễ cây hà thủ ô trắng và
nghiên cứu cấu trúc các hợp chất bằng các phương pháp phổ nghiệm hiện đại, chủ yếu
là phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
3. Đối tượng nghiên cứu
Cao ethyl acetate của rễ cây hà thủ ô trắng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thành phần hóa học các hợp chất có trong cao ethyl acetate của rễ cây hà thủ ô

trắng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chiết xuất các hợp chất trong mẫu nguyên liệu bằng phương pháp đun hoàn lưu
với methanol ở nhiệt độ 64 – 650 C.
Chiết phân bố bằng kĩ thuật chiết lỏng – lỏng để điều chế các cao phân đoạn.
Các phương pháp sắc kí lớp mỏng silica gel, sắc kí cột với silica gel pha thường,
hoặc pha đảo RP-18 để phân lập các hợp chất hữu cơ.


2
Khảo sát và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập được bằng phương
pháp phổ nghiệm hiện đại: phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR,
HSQC, phổ HMBC, phổ COSY…

13

C-NMR, phổ


3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm thực vật
Tên thông thường ở Việt Nam là cây hà thủ ơ trắng. Ngồi ra, cây hà thủ ơ trắng
cịn có nhiều tên gọi khác tùy thuộc vào từng vùng miền như mã liên an, cây sừng bò,
củ vú bò, dây sữa bò, dây mốc, khau nước, khau cần cà (Tày), xa ú pẹ (Dao).
Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr.
Họ: Thiên lý (Ascepiadaceae)
Hà thủ ô trắng là một loại dây leo dài từ 2 đến 5m. Thân và cành màu hơi đỏ hay
nâu đỏ, có nhiều lơng, khi già thì nhẵn dần. Lá mọc đối, hình mác dài, đầu nhọn, đáy
trịn hoặc hơi hình nón cụt, có lơng mịn và nhiều ở mặt dưới, mặt trên cũng có lơng

ngắn hơn. Phiến lá dài 4 – 14cm, rộng 2 – 9cm, cuống lá dài 5 - 8cm cũng có nhiều
lơng. Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông. Quả đại tách đôi
ngang ra trông như sừng bị, quả hình thoi, màu xám, nhiều lơng, dài 7 – 11cm, rộng
8mm. Hạt dẹt, phồng ở lưng, dài 5 -7mm, rộng 2mm, có chùm lơng mịn dài 2cm. Tồn
cây có nhựa mủ trắng. Mùa hoa vào tháng 7 – 9, mùa quả vào tháng 10 -12 [1].

Hình 1.1. Cây hà thủ ô trắng


4

Hình 1.2. Rễ cây hà thủ ơ trắng
Lồi hà thủ ô trắng phân bố chủ yếu ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và một
số vùng phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam cây hà thủ ô trắng phân bố rải rác khắp
các tỉnh miền núi, trung du và đôi khi ở cả đồng bằng. Thường ưa những nơi đất đồi
cứng vùng Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn [2].
1.2. Nghiên cứu về dược tính
1.2.1. Dược tính theo y học cổ truyền
Dựa trên những nghiên cứu về dược tính theo y học cổ truyền hà thủ ơ trắng có vị
ngọt đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu, bổ gan và thận. Hà thủ ô được dùng làm
thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, khỏe gân cốt, sống lâu, làm
đen râu tóc. Rễ hà thủ ơ trắng dùng sống thì thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm sốt, sốt
nóng, sốt rét lâu ngày, ra nhiều mồ hơi, đau vùng tâm vị, táo bón, nhuận tràng, thông
tiện, bị thương, sưng đau. Ngày dùng 12 - 20 g, dạng thuốc sắc, cao hoặc rượu uống.
Đối với phụ nữ, hà thủ ô được dùng chữa các bệnh sau sinh, các bệnh xích bạch đới, lị
lâu ngày khơng khỏi, ít sữa. Rễ hoặc lá hà thủ ơ trắng nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn
cắn. Còn dùng lá và cành đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Củ và thân lá chữa
cảm sốt, cảm nắng, sốt rét [2].
1.2.2. Dược tính theo y học hiện đại
Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về dược tính theo y học hiện

đại về cây hà thủ ơ trắng.
Hà thủ ơ có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự đối với
động vật đã tiêm độc nọc rắn hổ mang và có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô
lập gây bởi histamine và acetylcholine [2].


5
Hà thủ ơ trắng có độc tính thấp, có tác dụng kích thích nhẹ sự co bóp cơ trơn, làm
co mạch ngoại vi, kích thích hơ hấp, nhưng khơng làm thay đổi huyết áp, kích thích
nhẹ nhu đường ruột và lợi tiểu, kích thích tiêu hóa làm ăn được nhiều, tăng sức lực, hạ
thân nhiệt, tiêu viêm và an thần nhẹ [2].
Năm 2003, Jun-ya Ueda sau khi phân lập các cardenolide từ rễ cây hà thủ ô trắng
như Acovenosigenin A 3-O-β-digitoxoside; acovenosigenin A… đã tiến hành kiểm tra
hoạt tính gây độc tế bào trên ba dịng tế bào có nguồn gốc từ con người là ung thư ruột
kết HT-1080, ung thư biểu mô tuyến A549 phổi, ung thư tử cung HeLa và trên ba
dịng tế bào ung thư biểu mơ tuyến giáp 26-L5, ung thư biểu mô phổi Lewis, tế bào ác
tính B16-BL6. Kết quả các cardenolide chọn lọc và ức chế mạnh mẽ sự tăng sinh của
dòng tế bào HT-1080 (IC50, 0,054-1,6 µM) và A549 (IC50, 0,16-0,65 µM) [3].
Năm 2013, Jong-Bang Eun và các cộng sự đã nghiên cứu hoạt động kháng khuẩn
của dịch chiết hà thủ ô và nhận thấy hầu hết các chất chiết đều có tác dụng kháng
khuẩn đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Lactobacillus brevis,
Escherichia coli, Pseudomonas aeruginose, Candida albicans, Saccharomyces
cerevisiae, Aspergillus niger [4].
Năm 2015, từ dịch chiết methanol thân và lá hà thủ ô, nhóm nghiên cứu thuộc
Đại học Cần Thơ - Đái Thị Xuân Trang và các cộng sự đã nghiên cứu thành cơng hoạt
tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa từ dịch chiết đó. Cao methanol hà thủ ơ có khả
năng kháng hai loại vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus cao hơn thuốc
kháng sinh thương mại ampicillin và amoxicillin [5].
1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cây hà thủ ô trắng (Streptocaulon

juventas Merr.)
Năm 2003, Jun-ya Ueda và các cộng sự đã phân lập từ rễ cây hà thủ ô trắng được
mười

sáu

cardenolide,

hai

hemiterpenoide,

hai

phenylpropanoid



một

phenylethanoid. Tiến hành thử nghiệm hoạt tính gây độc trên các dịng tế cho kết quả
cardenolide ức chế mạnh và chọn lọc các dòng tế bào HT-1080 [3].
+ Mười sáu hợp chất cardenolide được xác định là: Acovenosigenin A 3-O-βdigitoxoside (1); acovenosigenin A (2); digitoxigenin 3-O-β-gentiobioside (3);


6
digitoxigenin

3-O-[O-β-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl-(1→4)-3-O-


acetyl-β-digitoxopyranoside] (4); digitoxigenin 3-O-[O-β-glucopyranosyl-(1→6)-O-βglucopyranosyl-(1→4)-O-β-digitalopyranosyl-(1→4)-β-cymaropyranoside] (5); 17αdigitoxigenin (6);

digitoxigenin

3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-

glucopyranosyl-(1→4)-β-D-digitoxopyranoside] (7); digitoxigenin corchrusoside (8);
echujin (9);

subalpinoside

digitalopyranoside)

(11) ;

(10);

periplogenin

17α-periplogenin

3-O-(4-O-β-glucopyranosyl-β-

3-O-β-D-digitoxoside (12);

17α-

periplogenin 3-O-β-D-cymaroside (13); 17α-periplogenin (14); periplogenin glucoside
(15); corchorusoside (16).


1 R = Dig

10 R1 = Dig4–Glc; R2 = H

2 R=H

3 R = Glc6-Glc

11 R = Dlt4 –Glc

4 R = (3-O-Ac-Dig)4-Glc6-Glc

12 R = Dig

5 R = Cym4-Dlt4-Glc6-Glc

13 R = Cym

6R=H

14 R = H

7 R = Dig4-Glc6-Glc

15 R = Glc

8 R = Glc2-Glc

16 R = Dig4-Glc


9 R = Cym4-Glc6-Glc


7
+ Hai hợp chất hemiterpenoide xác định được là: (4R)-hydroxy-3isopropylpentyl rutinoside (17); (R)-2-ethyl-3-methylbutylrutinoside (18).

17

18

+ Hai hợp chất phenylpropanoid xác định được là: caffeic acid (19); 4,5-di-Ocaffeoylquinic acid (20).

19

20

+ Một hợp chất phenylethanoid là: 2-phenylethyl rutinoside (21)
21
Năm 2008, Zhihui Liu và các cộng sự đã phân lập được bảy hợp chất từ thân cây
hà thủ ô trắng thu hái ở vùng tây nam Trung Quốc, được xác định là: Syringaldehyde
(22); isofraxidin (23); ferulic acid (24); scopoletin (25); syringic acid (26);
salicylaldehyde (27) và scoparone (28). Tiến hành thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào
của các hợp chất, kết quả chúng có khả năng ức chế tế bào ung thư bạch cầu HL-60 ở
người [6].

22

26

24


27


8
R1

R2

R3

23

OCH3

OH

OCH3

25

OCH3

OH

H

28

OCH3


OCH3

H

Năm 2013, Jun Yin và các cộng sự đã phân lập thêm sáu hợp chất cardenolide từ
rễ cây hà thủ ô trắng là: 1α,14β-dihydroxy-5β-card-20 (22)-enolide 3-O-[O-β-Dglucopyranosyl-(1→2)-β-D-digitalopyranoside] (29); acovenosigenin A 3-O-[O-β-Dglucopyranosyl-(1→4)-β-D-digitalopyranoside]

(30);

16-O-acetyl-

hydroxyperiplogenin-3-O-β-D-digitoxopyranoside] (31); digitoxigenin 3-O-[O-β-Dglucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-2-O-acetyl-βdigitalopyranoside] (32); 16-O-acetyl hydroxyacovenosigenin (33); 1β,3β,14βtrihydroxy-5β-card-16,20 (22)-dienolide (34). Các hợp chất đã được đánh giá về tính
gây độc tế bào của chúng đối với tế bào ung thư biểu mô tế bào tuyến tụy A549 ở
người [7].

33 R = (2-O-Ac-Dtl)4-Glc6-Glc

R1

R2

R3

R4

29

α-OH


Dtl2-Glc H

30

β-OH

Dtl4-Glc

H

H

31

H

Dig

OH

OAc

32

β-OH

H

H


OAc

H

34

Năm 2015, Jun Yin và các cộng sự[9] đã phân lập được thêm 10 hợp chất
cardenolide từ rễ cây hà thủ ô trắng là: periplogenin 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl(16)-O-β-D-glucopyranosyl-(14)-2-O-acetyl-β-D-digitalopyranoside]
periplogenin

(35);

3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(14)-O-β-D-glucopyranosyl-(14)-β-D-


9
digitoxopyranoside] (36); acovenosigenin A 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(16)-O-β-D
-glucopyranosyl-(14)-β-D-cymaropyranoside] (37); acovenosigenin A 3-O-[O-β-Dglucopyranosyl-(16)-O-β-D-glucopyranosyl-(14)-2-O-acetyl-β-Ddigitalopyranoside]

(38);

glucopyranosyl-

16-O-acetyl-hydroxyacovenosigenin

3-O-[O-β-D-

(16)-O-β-D-glucopyranosyl-(14)-2-O-acetyl-β-D-

digitalopyranoside] (39); acovenosigenin A 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(16)-O-βD-glucopyranosyl-(14)-O-β-D-digitalopyranosyl-(14)-β-D-cymaropyranoside]


(40); Odoroside G (41); digitoxigenin 3-O-β-D-cellobioside (42); digitoxigenin-3-O-βD-glucosyl-(14)-3-O-acetyl-β-D-digitoxoside

R1

(43); 5β-hydroxygitoxigenin (44) [8].

R2

R3

R4

35 H

(2-O-Ac-Dtl)4-Glc6-Glc OH H

36 H

Dig4-Glc4-Glc

37 OH Cym4-Glc6-Glc

OH H
H

H

38 OH (2-O-Ac-Dtl)4-Glc6-Glc H


H

39 OH (2-O-Ac-Dtl)4-Glc6-Glc H

OAc

40 OH Cym4-Dtl4-Glc6-Glc

H

H

41 H

Dtl4-Glc6-Glc

H

H

42 H

Glc4-Glc

H

H

43 H


(3-O-Ac-Dig)4-Glc

H

H

44 H

H

OH OH

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Năm 2007, Nguyễn Đức Tuấn và các cộng sự đã phân lập và xác định được cấu
trúc hóa học của các hợp chất 17α-periplogenin (14); 17β-periplogenin (45); 17αdigitoxigenin (6); 16-dehydropregnenolon (46) từ rễ cây hà thủ ô trắng thu hái ở huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang [9].


10

45

46

Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Yến đã phân lập các hợp
chất là periplogenin glucoside (15); 17α-periplogenin (2); acovenosigenin A 3-Oglucoside (47) từ dịch nước còn lại của cao methanol rễ cây hà thủ ô trắng sau khi
chiết cao với CHCl3. Trong đó acovenosigenin A 3-O-glucoside là một hợp chất mới,
lần đầu được tìm thấy [10].

47

Năm 2011, Bùi Xuân Hào và các cộng sự đã phân lập được ba hợp chất
cardenolide từ dịch chiết methanol của rễ cây hà thủ ô trắng, hai hợp chất 17α-Hperiplogenin-3-O-β-D-glucopyranosyl-(1–4)-2-O-acetyl-3-O-methyl-β-fucopyranoside
(48) và periplogenin-3-O-β-cymaropyranosyl-(1→4)-β-glucopyranoside (49) là các
hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong rễ cây hà thủ ô trắng [11].
48 R = (3-O-Ac-Dtl)4-Glc
49 R = Cym4-Glc


11
1.3.3. Các nghiên cứu về cây thuộc chi Streptocaulon
Ngoài những nghiên cứu trên cây hà thủ ơ trắng cịn có một số nghiên cứu trên
các loài cùng chi như Streptocaulon griffithii; Streptocaulon tomentosum;
Streptocaulon baumii; …,
Năm 2005, Ma Chunhui và các cộng sự đã phân lập được mười ba hợp chất từ rễ
của Streptocaulon griffithii gồm: periplogenin (50); periplogenin-3β-acetate (51);
periplogenin 3-O-β-D-glucopyranoside (52); uzarigenin (53); α- amyrolacetate (54); αamyrol tridecanoate (55); ursolic acid (56); 9,19- cyclolart-25-en-3β,24R-diol (57);
9,19- cyclolart-25-en-3β,24S-diol (58); cycloeucalenol (59); 9,19-cyclolart-23E-en3β,25-diol (60); 25-methoxy-9,19-cyclolart-23E-en-3β-ol (61); 11α,12α- epoxytaraxer14-en-3β-acetate (62); cùng với 3 hợp chất là oleanolic acid (63); β-sitosterol (64); βdaucosterol (65) [12].
R1

R2

H

β-OH

51 CH3CO

β-OH

50


52

Glc

β-OH

53

H

α-H

R1

R2

54 CH3CO

CH3

55 CH3(CH2)11CO

CH3

56 H

COOH



12
R1

62

64

57

CH3

58

CH3

59

H

60

CH3

61

CH3

R2

63


65

Năm 2007, Myint Myint Khine và các cộng sự[5] đã phân lập được một
cardenolide mới 17β-H-periplogenin-3-O-β-D-digitoxoside (66) từ rễ Streptocaulon
tomentosum (Asclepiadaceae) [13].


13

66
Năm 2011, Luay J. Rashan và các cộng sự đã phân lập được sáu hợp chất
cardenolide từ rễ Streptocaulon tomentosum (Asclepiadaceae) được xác định là: 17α H-periplogenin

(67);

17α-H-periplogenin-3-O-β-D-digitoxoside

(68);

17α-H-

periplogenin-3-O-β-D-cymaroside (69); 17α-H-periplogenin-β-glucopyranosyl (1→4)2-O-acetyl-β-digitalopyranoside (70); 17β-H-periplogenin-3-O-β-D-digitoxoside (71)
và 17α-H-digitoxigenin (72) [14].
R1 R2 R3
67 OH H

OH

68 OH H


Dig

69 OH H

Cym

70 OH H

Dtl4-Glc

71 OH H

Dig

72 H

OH

H

Năm 2017, Yi-Chao Ge và các cộng sự đã phân lập được thêm 3 hợp chất
triterpenoid từ rễ của cây Streptocaulon griffithii Hook (Asclepiadaceae),28,29-nor3β,4β-dihydroxyl-9,19-cycloartan-26-acid

(73);

28,29-nor-3β,4β-dihydroxyl-9,19-

cycloartan-26-acid methylester (74); và một dẫn chất 30-nor-lupeol 30-nor-3βacetoxy-lupan-20-one (75). Trong đó hợp chất (73) và (74) có khả năng ức chế các
dịng khối u được ni cấy (Hela, PC3, SMMC7721, CNE) với giá trị IC50 tương ứng

là 11.76 ~ 26.52 μg/mL [15].


14

73

74

75


15
Chương 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp
2.1.1. Hóa chất
 Silica gel: silica gel 40 – 63 µm, Merck và silica gel 37 – 63 µm, Himedia
dùng cho sắc ký cột.
 Silica gel pha đảo, RP -18, Merck dùng cho sắc ký cột.
 Sắc ký lớp mỏng pha thường: TLC silica gel 60 F254 (250 µm, Merck,
Germany).
 Sắc ký lớp mỏng pha đảo: TLC RP – 18 F254 (250 µm, Merck, Germany).
 Dung mơi gồm: n-hexane, chloroform, ethyl acetate, acetone, methanol,
ethanol, acetic acid và nước cất.
 Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên bảng sắc ký lớp mỏng: dung dịch
H2SO4 20%, nung nóng bảng.
2.1.2. Thiết bị
 Các cột sắc ký.
 Bình triển khai sắc ký lớp mỏng.
 Máy cô quay chân không (Buchi)

 Bếp cách thủy (Memmert)
 Đèn soi UV: bước sóng 254/365 nm (spectroline ENF-240 C/FE, USA)
 Cân phân tích (Sartorious BL 210S)
 Máy cộng hưởng từ hạt nhân (Bruker Avance) một chiều (1D NMR), hai chiều
(2D NMR) tần số 500 MHz tại trung tâm các phương pháp phổ ứng dụng, Viện Hóa
học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
2.1.3. Phương pháp tiến hành
 Sử dụng các phương pháp chiết xuất, trích ly để điều chế các loại cao.
 Sử dụng các kỹ thuật sắc ký gồm kỹ thuật sắc ký cột silica gel pha thường,
silica gel pha đảo RP-18 và sắc ký lớp mỏng, kỹ thuật kết tinh để phân lập và tinh chế
các hợp chất có trong các cao phân đoạn.
 Phát hiện vết chất hữu cơ trên sắc ký lớp mỏng bằng đèn tử ngoại ở bước sóng


×