Bài giảng 1: Vị Trí và Tiêu Chí Quyết
Định và Các Vấn Đề Khác
Dr. Allen Bellas
Giới thiệu
Phân tích Chi Phí - Lợi Ích (CBA) là một phương pháp thẩm định hợp lý các dự án
nhằm xác định liệu các dự án đó có khả thi hay không, đồng thời là phương pháp
lựa chọn tốt nhất một trong một vài dự án tương đương.
Trong khi phân tích Chi Phí - Lợi Ích là phương pháp dùng để phân tích các dự án,
và được các nhà kinh tế học ưu chuộng nhất, bạn nên nhận thấy rằng những người
khác sẽ phân tích dự án dựa trên các cơ sở khác nhau, đôi khi liên quan một chút
đến CBA và đôi khi hoàn toàn không liên quan gì đến phân tích CBA. Trên thực
tế, nếu dự án hoặc một chương trình đang được chính phủ xem xét, hoặc một dự
án công cộng dạng như vậy, quyết định cuối cùng có thể sẽ được thực hiện dựa
trên một chút hoặc không liên quan gì đến bất kỳ kết quả nào thu được từ phân
tích CBA.
Bỏ qua thực tế khủng khiếp đó, chúng ta hãy tiếp tục với một vài ví dụ sau.
VD: Dự án xây dựng một con đập mới đang được đề xuất, sẽ bao gồm các chi phí
xây dựng, làm ngập lụt một số khu vực, phá huỷ một dòng sông hiện tại có cảnh
đẹp hoang dã, và có thể dẫn đến chết người trong quá trình thi công. Lợi ích & lợi
nhuận của con đập này tất cả sẽ chỉ thu được sau một vài năm khi con đập đã được
xây dựng. Sẽ có lợi ích như cung cấp phát điện, khống chế được lũ lụt, và có bể
chứa nước mới phục vụ môn thể thao trượt nước. Khi xác định tính khả thi của dự
án, cần phải làm một số việc sau ...
<ul type="disc">
Dự toán chi phí xây dựng con đập
Dự toán mức giá phải trả khi mất đi một dòng sông cảnh đẹp & hoang dã
Dự tính giá trị của hồ chứa được tạo nên và lượng phát điện
Dự tính giá trị khống chế lũ lụt
So sánh những lợi ích tương lai của con đập với các chi phí trực tiếp trước mắt
Xem xét ai là người được hưởng lợi và ai sẽ bị ảnh hưởng từ việc xây con đập
VD: Bây giờ, giả sử có hai con đập tiềm năng A và B sẽ thu được lợi nhuận ròng
đã cho trong các năm đã cho như sau
Năm 1 2 3 4 ... 50
LN ròng của A -100 -100 -100 +25 ... +25
LN ròng của B -50 -50 -50 +15 ... +15
Nếu một trong hai con đập sẽ được xây, thì nên xây con đập nào?
VD: Một bài báo đăng trên tờ Tạp Chí Phố Wall (5/31/94) tranh luận việc sử dụng
các rào chắn barrie công nghệ cao để ngăn chặn ôtô không va chạm đâm vào tàu
hoả. Các số liệu thống kê được trích dẫn trong bài báo là
- Năm 1993, 614 người bị chết vì tai nạn tại các ngã tư có đường tàu hoả đi qua
- Năm 1993, 1792 người bị thương tại các ngã tư có đường tàu hoả đi qua
- Có khoảng 170,000 ngã tư có đường ray tàu hoả đi qua trên toàn nước Mỹ
- Phải tiêu tốn khoảng $1,000,000 để lắp đặt một loại barrie công nghệ cao nhất
định tại một ngã tư có đường tàu hoả đi qua
Với những số liệu thống kê như vậy, liệu có ý nghĩa gì không khi lắp đặt các
barrie công nghệ cao? Bạn mong muốn những thông tin bổ sung nào khác khi phải
ra quyết điịnh này?
VD: Trong khi chế tạo vắc xin phòng cúm, các quan chức ngành y tế công cộng
phải phỏng đoán về chủng cúm sẽ tấn công. Lấy ví dụ, họ đang lựa chọn giữa hai
chủng loại cúm để tiêm vắc xin phòng ngừa. Một loại sẽ lan rộng khắp và tấn công
rất nhiều người, khiến bị ốm trong nhiều ngày nhưng tử vong thì tương đối ít. Loại
kia sẽ ít lan rộng hơn, nhưng nghiêm trọng hơn, chỉ bị ốm trong ít ngày nhưng tử
vong thì nhiều hơn. Nếu bạn chỉ có thể tiêm chủng phòng ngừa một loại, thì chủng
nào họ nên tập trung vào phòng ngừa?
Để giúp vấn đề thú vị hơn, cái gì nếu ...
- Loại cúm đầu tiên hầu như chỉ tấn công những người nghèo
- Loại cúm đầu tiên (vì lý do bất kỳ) chủ yếu chỉ làm ốm những người thất nghiệp
- Hầu hết những ca tử vong do loại cúm thứ 2 nằm trong số những dân cư cao tuổi
- Hầu hết những ca tử vong do loại cúm thứ 2 nằm trong số các trẻ em
Một khuôn khổ chung đối với quá trình diễn biễn
Quá trình chung khi tiến hành phân tích Chi Phí - Lợi Ích tương đối đơn giản.
Tính toán các giá trị cho tất cả các chi phí và lợi ích (có thể đòi hởi phải khéo léo
một chút), cộng tất cả lại và xem xem điều gì xảy ra. Điều này ngụ ý rằng bạn có
vài ý quyết định trong đầu, vài cách để xác định xem dự án có đáng làm không và
ưu tiên dự án nào hơn trong số vài dự án độc quyền giữa hai bên.
Các vấn đề, và các cơ hội về độ linh hoạt đươc cân nhắc, đều kết hợp với nhau về
tổng. Một nhà phân tích nên bổ sung những vật không thể so sánh trực tiếp như
thế nào. Vấn đề tổng kết hợp này tồn tại dưới các dạng khác nhau ...
1. Tổng kết hợp về đầu người: Bạn so sánh như thế nào chi phí cho một người
với chi phí cho người khác? Liệu $100 chi phí cho một người giàu có được xem là
tương đương với $100 chi phí cho một người nghèo không? Liệu các lợi ích dành
cho tội phạm có nên được cân nhắc bằng với lợi ích cho trẻ đi học không? Bạn so
sánh như thế nào các lợi ích dành cho những người đang sống trong thời đại hiện
nay với các lợi ích mà con người y hệt như vậy sẽ sống trong thời gian 100 năm
nữa kể từ bây giờ.
2. Tổng kết hợp về hàng hoá: Bạn so sánh như thế nào chi phí dưới một dạng
hàng hoá (ví dụ bê tông cho đập nước) với lợi ích dưới dạng khác (ví dụ nguồn
điện có được từ đập nước đó)? Sẽ dễ dàng hơn khi có thị trường các hàng hoá, và
sẽ hóc búa hơn nếu không có những thị trường như vậy.
3. Tổng kết hợp về thời gian: Chúng ta so sánh như thế nào chi phí hiện nay với
lợi ích trong tương lại? Tỷ lệ lãi suất/chiết khấu thích hợp sẽ là bao nhiêu?
4. Tổng kết hợp về các nước trên thế giới: Chúng ta xử lý như thế nào tính
không chắc chắn và rủi ro trong phân tích?
Tổng kết hợp về người:
Phần hóc búa của hầu hết các nghiên cứu Chi Phí - Lợi Ích là các giá trị đi kèm
với những thứ sẽ được sử dụng hoặc phát sinh nhờ có dự án đang đề cập tới. Tuy
nhiên, một khi tất cả những điều đó được thực hiện, dù giá trị về mặt đôla của
chúng là bao nhiêu, vẫn xuất hiện câu hỏi tìm hiểu các lợi ích dành cho một nhóm
người nên được so sánh như thế nào với các lợi ích dành cho các nhóm người
khác.
Có nên đánh giá lợi ích phúc lợi dành cho người giàu là ít hơn lợi ích phúc lợi
dành cho người nghèo không?
Có nên đánh giá phúc lợi cho người dân trong nước của bạn là khác biệt so với
phúc lợi dành cho người dân ở nước khác không?
Có nên coi phúc lợi dành cho trẻ em đi học, người nghỉ hưu và tù nhân là giống
nhau không?
Chúng ta sẽ thảo luận một vài kỹ thuật đối với các câu hỏi và vấn đề này. Giống
như trường hợp thường thấy trong kinh tế học, giải pháp đúng đắn sẽ phức tạp một
cách vô vọng và không thể thực hiện được, trong khi giải pháp được thực hiện
thông thường nhất sẽ lại sai và không đầy đủ một cách tuyệt vọng. Kinh tế là vậy!
<strong style="font-
weight: 400">Tiêu chí Quyết định
Khi thẩm định một dự án, cần phải có một loại quy định nào đó về việc điều gì
khiến dự án là tốt hay xấu. Những quy định như vậy chính là tiêu chí quyết định.
Chúng ta sẽ xem xét ba tiêu chí quyết định ...
- Tiêu chí phúc lợi xã hội
- Tiêu chí đền bù tiềm ẩn
- Tiêu chí Pareto
1. Tiêu Chí Phúc lợi Xã hội (Social Welfare Criterion):
Bất kỳ dự án nào sẽ tái phân bổ hàng hoá và dịch vụ. Đó là, một số người sẽ nhận
thấy họ đang tiêu thụ hàng hoá nhiều lên trong khi một số khác sẽ thấy ngược lại,
giảm đi.
Để xác định liệu dự án có đáng làm hay không, cần thiết phải xác định ảnh hưởng
của nó đối với phúc lợi xã hội.
Phúc lợi xã hội được tính bởi một hàm số phúc lợi xã hội.
Lấy ví dụ đơn giản, xem xét tình huống có hai người và hai hành hoá.
X
11
là mức tiêu thụ hàng hoá 1 của người thứ nhất
X
12
là mức tiêu thụ hàng hoá 2 của người thứ nhất
X
21
là mức tiêu thụ hàng hoá 1 của người thứ hai
X
22
là mức tiêu thụ hàng hoá 2 của người thứ hai
Hàm số độ thoả dụng của chúng là
U
1
= U
1
(X
11
, X
12
) độ thoả dụng của người thứ nhất
U
2
= U
2
(X
21
, X
22
) là độ thoả dụng của người thứ hai
Điều này giả định rằng mỗi người chỉ quan tâm tới việc họ tiêu thụ mỗi loại hàng
hoá là bao nhiêu. Sẽ trở nên phức tạp hơn nếu họ cũng quan tâm đến việc người
kia tiêu thụ bao nhiêu.
Mức độ thoả dụng biên (đó là, thay đổi của độ thoả dụng từ một thay đổi nhỏ của
mức tiêu thụ một hàng hoá) là:
Phúc lợi xã hội là hàm số các mức độ thoả dụng của các cá nhân trong xã hội:
W = W[U
1
, U
2
]
Một dự án nhất định đang được đề xuất sẽ áp dụng giảm tiêu thụ của một số hàng
hoá và tăng sức tiêu thụ của các hàng hoá khác. Sự thay đổi về mức độ tiêu thụ
trong mô hình đơn giản này sẽ là
Tác động của những thay đổi về mức tiêu thụ này đối với mức độ thoả dụng của
mỗi người sẽ là
Tác động đối với hàm số phúc lợi xã hội, W, được tính bởi
Nếu thay đổi về phúc lợi xã hội là dương, thì dự án là tốt. Nếu thay đổi về phúc lợi
xã hội là âm thì dự án là tồi.
Các số hạng
và mô tả phúc lợi xã hội (W) thay đổi như thế nào khi độ
thoả dụng của hai cá nhân thay đổi. Điều này có thể được gọi là tầm quan trọng xã
hội biên (Marginal Social Significance). Chúng là thước đo tầm quan trọng của
người đó như thế nào xét về khía cạnh hàm số phúc lợi xã hội.
Vì vậy, để xác định liệu một dự án sẽ làm tăng phúc lợi xã hội hay không, chúng
ta cần biết:
Độ thoả dụng biên của mỗi người đối với mỗi loại hàng hoá
Mức biến đổi về sức tiêu thụ mỗi loại hàng hoá của mỗi người
Mỗi người quan trọng như thế nào xét về phúc lợi xã hội, tầm quan trọng
xã hội biên của họ
đối với mỗi người i và mỗi hàng hoá j trong nền kinh tế. Ồ, đúng vậy.
Tuy nhiên, bài toán thực ra dễ dàng hơn điều đó một chút. Nếu người tiêu dùng có
độ thoả dụng tối đa, thì trường hợp này sẽ là
và
hay
và (1)
hay
và
Tuy nhiện, đây là độ thoả dụng biên của thu nhập đối với người 1 và người 2, mà
chúng ta sẽ gọi là MUY
1
và MUY
2
.
Từ đó chúng ta có
và thay thế (1) thu được