Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tài liệu Bài giảng về Phân tích chi phí và lợi nhuận - Phần 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.52 KB, 26 trang )

Bài giảng 3: Tổng Kết Hợp Về Thời Gian
Dr. Allen Bellas
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian
[1]
Chủ đề này là về chiết khấu chi phí và lợi nhuận tương lai để phản ánh quan điểm
rằng những thứ trong tương lai sẽ có ít giá trị hơn hiện tại.
Ví dụ, nếu một cộng đồng sắp có một bệnh viện mới, miễn là những thứ khác cũng
giống nhau, người dân sẽ có thể mong muốn thà có bệnh viện hôm này còn hơn
một năm sau mới có nó. Giá trị bệnh viện mới hiện nay lớn hơn giá trị bệnh viện
mới một năm sau.
Vậy bệnh viện hiện nay có giá trị nhiều hơn bao nhiêu? Câu hỏi này được trả lời
bằng
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian.
Tỷ lệ ưu tiên thời gian là tỷ lệ mà người dân sẵn sàng từ bỏ tiêu dùng hiện nay để
đổi chác lấy thêm tiêu dùng một khoảng thời gian (thông thường là một năm kể từ
bây giờ).
Hoặc, tỷ lệ ưu tiên thời gian là tỷ lệ phần trăm mà theo đó, giá trị của một hạng
mục bị giảm bớt đi nếu một người phải chờ thêm một khoảng thời gian nữa mới
lấy được nó (thông thường là một năm).
Nếu mọi người trong cộng đồng đồng ý sẽ trả $100 triệu để có bệnh viện mới ngay
bây giờ nhưng chỉ trả $95 triệu để có nó một năm sau, thì tỷ lệ ưu tiên thời gian
ngụ ý của họ là xấp xỉ khoảng 5%. Nghĩa là, mỗi năm họ phải chờ để có được cái
gì đó sẽ làm giảm giá trị của cái đó đi khoảng 5%.
Sử Dụng Chiết Khấu Trong Thực Tế
Dẹp tất cả những mối quan tâm này sang một bên, hãy giả sử rằng bạn có tỷ lệ lãi
suất nào đó để áp dụng trong chiết khấu chi phí và lợi nhuận tương lai. Trong
nhiều trường hợp thực tế trên thế giới, con số này sẽ đơn giản được ấn định sẵn
cho bạn.
Phương thức đúng để đánh giá một dự án là nhìn vào giá trị hiện tại của lợi nhuận
ròng. Nếu giá trị hiện tại ròng (NPV) là dương, thì dự án là đáng để thực hiện. Nếu
có hai dự án cùng độc quyền lẫn nhau thì nên triển khai dự án có NPV lớn nhất.


Công Thức Tính Giá Trị Hiện Tại Ròng
Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của lợi nhuận trừ đi giá trị hiện tại của chi
phí.
Giá trị hiện tại ròng của dự án (cũng được biết đến như là giá trị hiện tại của lợi
nhuận ròng) có thể được biểu diễn như một tổng của các lợi nhuận ròng trong mỗi
giai đoạn

trong đó chúng ta chấp nhận chung rằng:

và n là phạm vi quy hoạch hay đánh giá dự án
Nhìn chung, chúng ta cũng tin rằng một
tỷ lệ không âm[2] nên được áp dụng để
chiết khấu tương lai, để mà

Một điều kiện tiên quyết để xác định giá trị hiện tại ròng là quyết định qua khoảng
thời gian nào dự án sẽ được đánh giá. Một số dự án có tuổi thọ nhất định, và dễ
dàng xác định được khoảng thời gian nào để đánh giá chi phí và lợi nhuận của
chúng. Những dự án khác sẽ có chi phí và lợi nhuận trong một khoảng thời gian
không hạn định và buộc phải quyết định khoảng thời gian bao lâu để đánh giá dự
án.
Nếu dự án sẽ không có chi phí và lợi nhuận sau N năm, thì giá trị hiện tại bằng

trong đó :
B
t
là lợi nhuận trong thời gian t
C
t
là chi phí trong thời gian t
i là tỷ lệ lãi suất chiết khấu

Nếu dự án sẽ để lại một số tài sản nhất định sau N năm, giá trị của tài sản đó là giá
trị cuối cùng của dự án. Giá trị cuối cùng có thể là giá trị của những thứ vật chất,
hoặc nó cũng có thể là giá trị dự tính của giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng trong
tương lai của dự án vượt ra ngoài khoảng thời gian đang được xem xét rõ ràng:

trong đó :
B
t
là lợi nhuận trong thời gian t
C
t
là chi phí trong thời gian t
i là tỷ lệ lãi suất chiết khấu
T
N
là giá trị cuối cùng, giá trị của cái sẽ được để lại sau quãng thời gian N
VD: Một dự án không có giá trị cuối cùng
Khoảng thời gian 0 1 2 3
Lợi nhuận 0 300 300 300
Chi phí 450 100 100 100
Lợi nhuận ròng -450 200 200 200
Nếu tỷ lệ lãi suất bằng 10% thì giá trị hiện tại của dự án có thể được tính toán là

Cho nên, do NPV > 0, đây là một dự án tốt đáng để thực hiện.
Tuy nhiên, nếu dự án này được thẩm định lại với tỷ lệ chiết khấu là 20%, chúng ta


Cho nên, với tỷ lệ chiết khấu cao hơn, đây là một dự án tồi không nên thực hiện.
Nói chung, do hầu hết các dự án có chi phí và lợi nhuận ban đầu sau một khoảng
thời gian nào đó, khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên, số lượng dự án tốt sẽ giảm đi.

Dưới đây là biểu đồ mô tả dự án nói trên diễn biến như thế nào tại các mức tỷ lệ
lãi suất khác nhau:

Tỷ Lệ Thực Tế với Tỷ Lệ Danh Nghĩa
Chênh lệch giữa tỷ lệ lãi suất thực tế (TT) và tỷ lệ lãi suất danh nghĩa (DN) chính
là tỷ lệ lạm phát (LP). Sử dụng tỷ lệ nào phụ thuộc vào bản chất chi phí và lợi
nhuận liên quan đến một dự án.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi suất thực tế, tỷ lệ lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát
là:

Ví dụ, nếu tỷ lệ lãi suất danh nghĩa là 30% và tỷ lệ lạm phát là 20%, thì tỷ lệ lãi
suất thực tế là

Tính xấp xỉ, thông thường có thể chấp nhận được để nói rằng
thực tế = danh nghĩa - lạm phát
Công thức này sẽ càng đúng khi tỷ lệ lạm phát nhỏ. Tất nhiên, có những thời điểm
và địa phương nơi tỷ lệ lạm phát không nhỏ.
VD: danh nghĩa=450%, lạm phát=440%
i=(1+4.50)/(1+4.40) - 1 = 0.0185 hay 1.85%, không phải là 10%.
Nếu chi phí hay lợi nhuận được biểu thị bất biến bằng đồng đôla hoặc dưới dạng
hàng hoá và dịch vụ (thông thường là trường hợp), thì những giá trị này sẽ đợc
điều chỉnh cho lạm phát và chỉ có tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất thực tế mới cần
được bao gồm trong tỷ lệ bạn áp dụng.
Nếu chi phí hay lợi nhuận được biểu thị bằng các số tiền đôla danh nghĩa, thì lạm
phát sẽ ảnh hưởng đến giá trị của chúng và, do vậy, lạm phát nên được bao gồm
trong tỷ lệ chiết khấu, có nghĩa là tỷ lệ danh nghĩa nên được sử dụng.
Tỷ Lệ Chiết Khấu Xã Hội, hay Nên Sử Dụng Tỷ Lệ Nào?
Chi phí và lợi nhuận liên quan đến một dự án điển hình thường phát sinh tại những
thời điểm khác nhau. Quan trọng là việc có thể so sánh các chi phí và lợi nhuận
phát sinh tại những thời điểm khác nhau.

Thực hiện điều này trong một nền kinh tế đơn giản, có một người và có hai giai
đoạn là tương đối dễ. Một người sẽ có vài cơ hội tiêu dùng giữa hai giai đoạn và sẽ
tối đa hoá độ thoả dụng tiêu dùng giữa hai giai đoạn. Tỷ Lệ Thay Thế Biên
(Marginal Rate of Substituion ~ MRS) sẽ bằng với Tỷ Lệ Chuyển Đổi Biên
(Marginal Rate of Transformation ~ MRT) và đây sẽ là tỷ lệ lãi suất phù hợp để áp
dụng tính chiết khấu chi phí và lợi nhuận tương lai. .

Nhìn từ góc độ quan điểm xã hội, tồn tại một đường biên các xác suất tiêu dùng
liên quan đến mức tiêu dùng giai đoạn này với mức tiêu dùng giai đoạn tiếp theo.
Độ dốc của đường cong này là Tỷ Lệ Chi Phí Cơ Hội Xã Hội (Social Opportunity
Cost Rate ~ SOCR).
Xã hội cũng sẵn sàng từ bỏ tiêu dùng hiện tại để đổi lấy đầu tư dẫn đến tiêu dùng
lớn hơn trong tương lai. Sự sẵn lòng này được thể hiện bởi độ dốc của đường cong
đẳng dụng xã hội, độ dốc của đường cong này là Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian Của
Xã Hội (Societal Rate of Time Prefence ~ SRTP).
Nếu tất cả các thị trường đều hoàn hảo, chúng ta có sự cân bằng liên thời gian xã
hội (societal intertemporal equilibrium):

Tại một điểm giống như X, tỷ lệ chi phí cơ hội xã hội SOCR bằng với tỷ lệ ưu tiên
thời gian của xã hội SRTP, do đó tỷ lệ mà tại đó xã hội có thể trao đổi cái này lấy
cái kia giữa mức tiêu dùng hiện tại và mức tiêu dùng tương lai chính xác bằng với
tỷ lệ mà nó muốn để trao đổi giữa hai thứ và đó là tỷ lệ mà tại đó mức tiêu dùng
tương lai nên được chiết khấu tương xứng với mức tiêu dùng hiện tại.
Nếu xã hội có một khoản tiền tại một điểm giống như Z, thì xã hội nên giảm mức
tiêu dùng hiện tại để nhằm tăng mức tiêu dùng tương lai bởi vì chi phí biên của
mức tiêu dùng hiện tại (xét về mức tiêu thụ tương lai dự tính trước) lớn hơn tỷ lệ
biên mà tại đó xã hội sẵn lòng để trao đổi giữa hai thứ.
Xét từ góc độ cá nhân, có một tỷ lệ ưu tiên thời gian của cá nhân (Private Rate of
Time Preference ~ PRTP) biểu hiện cho tỷ lệ mà tại đó mọi người sẵn sàng thực
hiện trao đổi thoả hiệp biên giữa mức tiêu dùng hiện tại và mức tiêu dùng tương

lai.
Những cá nhân này có cơ hội đầu tư vào các thị trường tín dụng trong đó có một tỷ
lệ chi phí cơ hội cá nhân (Private Opportunity Cost Rate ~ POCR) mà tại đó
những nguồn lực hiện tại có thể được đầu tư để đổi lấy mức tiêu dùng tương lai.
Tỷ lệ này chính là độ dốc của đường thẳng ngân sách liên thời gian và cũng là tỷ lệ
lãi suất.

Một người có một khoản tiền T trong khoảng thời gian 0 sẽ lựa chọn để tiết kiệm
một chút trong số đó (∆C
0
) để nhằm có mức tiêu dùng trong khoảng thời gian 1.
Do đó, một lần nữa, nếu thị trường hoàn hảo thì độ dốc của đường cong đẳng dụng
cá nhân (PRTP) sẽ bằng với độ dốc của đường cong đẳng dụng xã hội (SRTP) và
chúng sẽ bằng với độ dốc của đường hạn chế ngân sách liên thời gian của cá nhân
(POCR) và độ dốc của đường giới hạn khả năng tiêu dùng (SOCR). Tuy nhiên,
điều này không phải như thế.
Nếu chúng ta có hiệu dụng năng động (dynamic efficiency), thì tỷ lệ thay thế biên
liên thời gian của các cá nhân sẽ bằng với tỷ lệ chuyển đổi biên liên thời gian của
họ. Điều này tương ứng với việc nói rằng tỷ lệ này sẽ bằng nhau giữa tất cả các cá
nhân. Nói cách khác, tỷ lệ mà mọi người mong muốn trao đổi mức tiêu dùng giữa
hai khoảng thời gian bằng với tỷ lệ mà tại đó họ có thể trao đổi thoả hiệp.
Chúng ta có thể phân biệt giữa tỷ lệ cá nhân và tỷ lệ xã hội ...
Trong những thị trường vốn hoàn hảo :
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian Cá Nhân (PRTP) = Tỷ Lệ Chi Phí Cơ Hội Cá Nhân
(POCR)
Đối với tổng thể xã hội
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian Xã Hội (SRTP) = Tỷ Lệ Chi Phí Cơ Hội Xã Hội
(SOCR)
Và chừng nào mà
SRTP=PRTP và

PRTP=POCR và
SOCR=POCR,

×