Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Phát triển hoạt động thanh toán trực tuyến cho website vando.vn của Công ty cổ phần PNP Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.61 KB, 52 trang )

1

1

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong trường trình đào tạo ngành Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại,
những người đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích về Hệ thống thơng tin
kinh tế và Thương mại điện tử làm cơ sở cho em hồn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến ThS. Nguyễn Minh Đức đã tận tình hướng dẫn
em thực hiện khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần PNP đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu và tư vấn về thực trạng thanh tốn trực
tuyến tại cơng ty cũng như tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế công tác
tại công ty.
Xin chân thành cảm ơn Ban nhân sự, đặc biệt là anh Đào Quang Đại đã giúp
đỡ, động viên và khích lệ em trong q trình thực tập tại cơng ty.
Trong q trình làm khóa luận, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên
những biện pháp đưa ra khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cơ đề bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


2

2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG




3

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Từ Viết Tắt
CNTT
NHNN
TMĐT
TTĐT
TTTT

Ý Nghĩa
Công nghệ thơng tin
Ngân hàng Nhà nước
Thương mại điện tử
Thanh tốn điện tử
Thanh toán trực tuyến


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Hiện nay, truớc sự bùng nổ của TTTT, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam cũng
đang trở nên cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng trong và ngoài nước cũng như các
cơng ty tài chính đang thực hiện các chương trình hồn lại tiền và sử dụng miễn phí
trong năm đầu tiên, đồng thời có các cơ chế để các nhà hàng, khách sạn và đại lý du
lịch giảm giá cho người thụ hưởng nếu sử dụng phương thức TTTT. Theo NHNN,
hiện nay Việt Nam đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment). Số liệu của Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho thấy thương mại điện tử
tại Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực khi mà các giao dịch qua
internet, điện thoại di động tăng tới 238% về giá trị.
Tuy nhiên, tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế, tới gần 80% giao dịch, tức là tỷ lệ
TTTT mới chỉ chiếm khoảng hơn 20%, thấp so với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra
là đến năm 2020 này, tỷ lệ TTTT phải chiếm hơn 30% trên tổng giá trị thanh toán
thương mại trong tiêu dùng tại Việt Nam.Theo thống kê của NHNN, hiện nay mới
có khoảng 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 70% số người chưa có tài
khoản tập trung ở các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa. Đây là vấn đề rất nan giải
cần giải quyết, vì có tài khoản ngân hàng thì mới có thể sử dụng được phương thức
TTTT. Nhìn chung phương thức thanh toán trực tuyến ở Việt Nam chưa phát triển
như kỳ vọng. Việc mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ qua mạng khá phát triển
nhưng phần lớn lại thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Điều này được lý giải
do một phần vì thói quen, phần khác vì chưa tin tưởng vào độ an toàn của giao dịch
và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ… Ngồi ra nhận thức của người dân về những
tiện ích của TTTT cịn hạn chế...
Theo nghiên cứu của Solidiance, công ty tư vấn chuyên về khu vực châu Á Thái Bình Dương, thị trường Fintech Việt Nam đã đạt 4,4 tỷ đôla năm 2017 và sẽ
đạt 7,8 tỷ đôla vào năm 2020. Trong báo cáo “Mở khóa tiềm năng phát triển Fintech
của Việt Nam”, Solidiance cho rằng cơng nghệ tài chính Việt Nam phát triển nhờ

những yếu tố như tỷ lệ phổ biến của Internet và điện thoại thông minh trong các
trung tâm đơ thị, ví điện tử ngày càng phổ biến, thu nhập của người dân ngày càng
tăng kéo theo tiêu dùng tăng và lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển mạnh.


5

Solidiance nhận định nếu chính phủ Việt Nam thành cơng trong kế hoạch đạt 70%
người trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng đến hết năm 2020 thì thị trường Fintech
sẽ được thúc đẩy mạnh hơn nữa. Theo NHNN, số người có tài khoản NH hiện nay
là 45,8 triệu/92,6 triệu dân, chiếm 63% dân số. Tổng lượng giao dịch 6 tháng đầu
năm 2019 qua kênh internet đạt 204,22 triệu lượt, tăng 60,64% so với cùng kỳ; tổng
lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 169,86 triệu lượt, tăng 109,48% so
với cùng kỳ. Cùng với hệ thống NHTM, Việt Nam hiện có khoảng 32 tổ chức khơng
phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn, phần lớn là
ví điện tử, cổng thanh tốn điện tử, hỗ trợ thu - chi hộ…Ông Neil Van Heerden,
Giám đốc chiến lược kinh doanh quốc tế của TrueMoney (doanh nghiệp đang dẫn
đầu thị trường ví điện tử Thái Lan), nhìn nhận TTTT tại Việt Nam thời điểm này
đang có những lợi thế để phát triển mạnh mẽ, nhờ cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế
tăng trưởng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày một tăng.Theo Tạp chí Nikkei Asia số
ra ngày 18/4/2019, đánh giá Việt Nam đã vượt qua Singapore và Malaysia trong
cuộc đua "không tiền mặt”. Đây là minh chứng cho những giải pháp quản lý nhà
nước và chỉ đạo của NHNN Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc đẩy mạnh
TTTT.
Công ty cổ phần PNP Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở
thành công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực
phân phối bán lẻ dựa vào phát triển kế hoạch marketing, kênh bán hàng trực tuyến
các loại sản phẩm đa dạng… Công ty cổ phần PNP Việt Nam sẽ xây dựng thương
hiệu của công ty lớn mạnh, có vị thế vững chắc trong thị trường trong nước; ngồi
ra Cơng ty đã, đang và sẽ chiếm lĩnh thị trường các nước trong khu vực Đông Nam

Á, cụ thể là các nước: Lào, Campuchia,…
Tuy nhiên Công ty cổ phần PNP Việt Nam lại chưa tích hợp các hình thức
thanh tốn online, gây ra nhiều sự hạn chế cho quá trình giao dịch trên website. Qua
quá trình nghiên cứu thực tập và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại công ty, bản
thân em nhận thấy rằng công ty chưa thật sự chú trọng vào vấn đề thanh tốn trực
tuyến khơng dùng tiền mặt, khiến cho q trình giao dịch cịn chậm chễ, chưa tiết
kiệm được chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng và chi phí giao dịch, … Vấn đề này
cần thiết phải được nghiên cứu để có thể phát huy các điểm mạnh, khắc phục những
tồn tại đồng thời đề xuất những biện pháp hồn thiện giúp cơng ty gặt hái được
nhiều thành tựu hơn, tăng doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận.


6

Chính từ những lý do trên, nên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển
hoạt động thanh toán trực tuyến cho website vando.vn của Công ty cổ phần PNP
Việt Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.
2.1.

Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về TMĐT nói chung cũng
như TTTT, TTTT nói riêng. Một số nghiên cứu đáng chú ý như:



Weidong Kou (2003), Payments technologies for e-commerce, The University of
Hong Kong. (Những công nghệ thanh toán cho TMĐT của tác giả Weidong Kou –
Trường Đại học Hồng Kông, xuất bản năm 2003). Cuốn sách đề cập một cách khá

toàn diện các vấn đề tác động trực tiếp tới hoạt động thanh toán trong TMĐT như:
Các vấn đề căn bản về bảo mật, cơ sở hạ tầng khóa cơng cộng, cơ sở hạ tầng mạng
khơng dây, thẻ tín dụng, thẻ số hóa, thẻ thơng minh và các ứng dụng của chúng, vi

thanh toán, cơ hội và thách thức của TTTT, các giải pháp cho TTTT,...
• A.Koponen (2009), E – commerce, Electronic Payments, Telecommunications
Software and Multimedia Laboratory Helsinki University of Technology, (Thương
mại điện tử, Thanh toán điện tử của tác giả A.Koponen – Trường Đại học Cơng
nghệ, phần mềm viễn thơng và thí nghiệm đa phương tiện Helsinki, xuất bản năm
2009). Chủ đề của báo cáo này là giới thiệu một số vấn đề có liên quan đến TMĐT
như công nghệ, xã hội và các vấn đề kinh tế. Về cơng nghệ, tác giả trình bày về giải
pháp mạng, tiêu chuẩn dữ liệu và bảo mật, công nghệ đa phương tiện, bảo mật dữ
liệu trong TTTT và ngân hàng, sự phát triển của điện thoại di động, công nghệ
chuyển vùng của thiết bị kỹ thuật số cá nhân. Tất cả các vấn đề này đều phát triển
theo hướng giúp cho việc sử dụng dịch vụ TMĐT mọi nơi một cách dễ dàng, thuận
lợi.
• Cuốn “Electronic payment system for E–commerce” của Donal O’Mahony, Michael
Peirce, Hitesh Tewari đã giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về công nghệ và hệ thống
sử dụng cho phép thực hiện thanh toán qua Internet. Cuốn sách được viết cho các
nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành để mở rộng và phát triển các cơng


nghệ mới trong lĩnh vực này.
Mary S.Schaeffer (2002), New Payment World là một hướng dẫn cách mạng để tạo
ra một quy trình thanh tốn điện tử thành cơng cho tập đồn hiện đại. Cái nhìn sâu
sắc và dễ đọc, cách tiếp cận thực tế của nó đối với các phương án thanh tốn sẵn có
đối với các công ty cung cấp nhiều ý tưởng thực hành tốt nhất cho các nhà quản lý


7


kế tốn, kiểm tốn viên và giám đốc tài chính. New Payment World bắt đầu bằng
một cái nhìn tổng quát về việc làm thế nào các tổ chức của tất cả các loại đang phải
trả hóa đơn của họ ngày hơm nay và họ nghĩ họ sẽ phải trả hóa đơn như thế nào
năm năm nữa. Giới thiệu sâu về mọi khía cạnh của q trình thanh tốn, New
Payment World là một hướng dẫn với lời khuyên hữu ích để thiết lập quy trình
thanh tốn phù hợp nhất cho tổ chức của bạn.
• Kornel Terplan (2003), “Electronic Bill Presentment and Payment” trình bày các
yếu tố cần thiết về cách xem và thanh tốn hóa đơn mới này. Tác giả xác định các
mơ hình kinh doanh cơ bản, chẳng hạn như các phương án lập hố đơn trực tiếp và
các mơ hình hợp nhất, phân bổ các cơng cụ phù hợp cho từng mơ hình, và phân biệt
giữa nhu cầu của các ngành chính. Văn bản mơ tả cách xây dựng và thực hiện các
khả năng giá trị gia tăng như cá nhân hoá, bán hàng, quản lý tranh chấp trực tuyến
và kiểm soát tốt hơn các tài khoản phải thu và phải thu có thể cải thiện đáng kể việc
chăm sóc khách hàng và quản lý mối quan hệ khách hàng thay mặt cho các nhà
2.2.

cung cấp dịch vụ.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay, trong nước hầu như chưa có tài liệu nào hay cơng trình nghiên cứu
khoa học trực tiếp nào về TTTT và các mơ hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT được
cơng bố chính thức. Chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp tự chủ động tìm hiểu từ các
nguồn tài liệu khác nhau trên thế giới và ứng dụng hợp tác triển khai các mô hình
nhà cung cấp dịch vụ TTTT tại Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế.
Một số tài liệu và cơng trình nghiên cứu được sưu tầm như:
Sinh viên Lê Huy Thịnh (2013), “Phát triển cơng cụ thanh tốn điện tử tại
Smartlink Ecom của Công ty Cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink” Đại học Thương Mại.
Khóa luận tập trung nghiên cứu các thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển tốt hơn công cụ TTTT tại Smartlink Ecom. Khóa luận đã nêu ra được thực
trạng cụ thể về tình hình ứng dụng cơng cụ thanh tốn điện tử tại Smartlink Ecom

và đưa ra một số giải pháp cho việc phát triển cơng cụ thanh tốn điện tử tại công ty.
Tuy nhiên, việc điều tra khảo sát khách hàng và nhân viên còn hạn chế về số lượng
nên chưa có cái nhìn tổng qn nhất về thực trạng ứng dụng và một số giải pháp
đưa ra chưa cụ thể, việc áp dụng vào phát triển công cụ ở Smarlink cịn nhiều bất
cập.
Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Cơng Thương) (11/5/2016), "Dịch vụ thanh
toán điện tử với phát triển thương mại điện tử: Xu thế và đổi mới", tại Hà Nội. Hội


8

thảo khái quát bức tranh về thực trạng và xu hướng phát triển thương mại điện tử và
dịch vụ thanh toán điện tử trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời,
triển khai tốt Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về
thương mại điện tử và Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính
phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy nhiên, tại Hội thảo vẫn chưa đi sâu về
vấn đề phát triển thanh toán điện tử trong thời gian tới, trong khi sự phát triển thanh
toán điện tử đang thay đổi nhanh chóng từng ngày, là một thử thách vơ cùng lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
Lê Duy Hưng (2016), “Luận văn Vấn đề thanh toán trong TMĐT tại Việt
Nam”, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát về xu
hướng phát triển thanh toán trong TMĐT, nêu bật được những vấn đề khó mà các
doanh nghiệp trong nước đang gặp phải trong việc ứng dụng thanh tốn điện tử
trong q trình kinh doanh. Tuy nhiên, tác giả cần đưa ra những giải pháp thiết thực
hơn cho những vấn đề nêu trên.
Nguyễn Thị Lục Bình (2015), “Luận văn giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương
Đống Đa – Hà Nội”, Học Viện Ngân Hàng. Luận văn đã đề cập đến những hạn chế
trong quy trình cũng như thủ tục trong thanh tốn điện tử và đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng cơng tác thanh tốn chuyển tiền điện tử tại chi nhánh

Ngân hàng Công Thương Đống Đa. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chỉ bó gọn với
thanh tốn chuyển tiền điện tử và với một chi nhánh ngân hàng, chưa có cái nhìn
tổng qt và giải pháp cần đồng bộ hơn cho hệ thống Ngân hàng Công Thương.
Trần Thị Trang (2011), “Khóa luận đẩy mạnh thanh tốn trực tuyến trên
website www.megabuy.vn”, trường Đại học Thương Mại. Khóa luận đã nêu ra thực
trạng thanh toán trực tuyến trên website www.megabuy.vn và thực trang thanh toán
trực tuyến của Việt Nam nói chung.


9
3.
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về việc hồn thiện quy
trình thanh tốn trực tiếp tại website và phát triển các phương thức thanh toán mới
cho website
Mục tiêu chi tiết

3.2.

Để hoàn thành mục tiêu tổng quát trên, đề tài sẽ tập trung làm rõ:
-

Cơ sở lý luận về thanh toán trực tuyến
Vận dụng cơ sở lý luận thanh tốn trực tuyến vào hồn thiện và phát triển hệ thống

-


thanh tốn trực tuyến tại website
Đánh giá quy trình thanh tốn trực tuyến và cơng cụ thanh tốn trực tuyến tại

-

website
Đưa ra đề xuất hồn thiện quy trình thanh tốn trực tuyến tại website vando.vn của

Công ty cổ phần PNP Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
- Website vando.vn của Công ty cổ phần PNP Việt Nam.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về quy trình thanh tốn bằng
các cơng cụ thanh tốn trực tuyến tại website bán lẻ vando.vn của Công ty cổ phần
-

PNP Việt Nam.
Thời gian : Các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, tài liệu viết để phục vụ mục đích

5.

nghiên cứu được cập nhật trong năm 2017, 2018 và 2019.
Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
,khóa luận tốt nghiệp bao gồm ba chương :
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán trực tuyến
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề

nghiên cứu
Chương 3. Các kết luận và đề xuất giải pháp với vấn đề nghiên cứu của công
ty cổ phần pnp việt nam

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
TRỰC TUYẾN
Một số khái niệm cơ bản


10

Khái niệm thanh toán

1.

Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ
chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong
một giao dịch có ràng buộc pháp lý.
Dạng thức đơn giản và cổ xưa nhất của thanh toán là hàng đổi hàng. Trong thế
giới hiện đại, các hình thức thanh tốn bao gồm tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng,
ghi nợ, séc, Bitcoin và các loại tiền mã hóa,... Trong giao dịch thương mại, thanh
tốn thường phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận. Trong các giao dịch phức tạp,
thanh tốn cịn bao gồm cả chuyển cổ phiếu và các dàn xếp khác của các bên.
Khái niệm thanh toán điện tử

2.

* Theo nguyên nghĩa từ electronic payment (Thanh tốn điện tử)



Được hiểu là việc sử dụng và chuyển giao các chứng từ điện tử thay cho việc trao



tay bằng tiền mặt
Quy trình thanh tốn hồn tồn tự động trên hệ thống
* Theo góc độ tài chính



Thanh toán điện tử được hiểu là việc chuyển giao các phương tiện tài chính tử một
bên sang một bên khác thông qua sử dụng các phương tiện điện tử
* Theo góc độ viễn thơng



Thanh tốn được hiểu là việc truyền tin các thơng tin về phương tiện thanh tốn qua
các mạng viễn thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác
* Tiếp cận dưới góc độ CNTT



Thanh tốn điện tử được hiểu là việc thanh toán dựa trên nền tảng CNTT đê xử lý
các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử…giúp cho q trình thanh tốn được diện
ra một cách nhanh chóng an tồn và hiệu quả
* Tiếp cận dưới góc độ phương tiện sử dụng



Thanh tốn điện tử được hiểu là việc sử dụng các phương tiện điện tử để thanh tốn


cho các hành hó dịch vụ mua vào
• Khái niệm này rộng hơn bao gồm thanh tốn qua điện thoại di động, các thiết bị
điện tử cầm tay.
* Dưới góc độ tự động hóa


Thanh tốn điện tử được hiểu là việc ứng dụng công nghệ chủ yếu là cơng nghệ
thơng tin để tựđộng hóa các giao dịch tài chính và các kênh thơng tin thanh tốn.


11

* Tiếp cận thanh tốn điện tử dưới góc độ trực tuyến


Thanh tốn điện tử Được hiểu là việc chi trả cho các hàng hóa dịch vụ trao đổi
thơng tin trực tiếp trên internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác

3. Các khái niệm về thanh toán trực tuyến
3.1.

Khái niệm về thanh tốn trực tuyến
• Cũng như TTTT, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về TTTT:
• Theo NetBuilder – một công ty cung cấp các dịch vụ trực tuyến thì “TTTT là giao
dịch trao đổi giữa hàng và tiền theo những chuẩn nhất định thông qua các phương
tiện truyền thơng trực tuyến”.
• Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật TMĐT của Bộ Thương mại (cũ) thì “TTTT là
việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ và được mua bán trên


3.2.
-

Internet thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt”.
Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến là bên thứ ba cung cấp các dịch vụ trực
tuyến cho các đơn vị chấp nhận thanh toán điện tử theo các cách khách nhau như
thẻ tín dụng, thanh tốn ngân hàng như ghi nợ trực tiếp, chuyển khoản, thanh toán

-

với thời gian thực dựa trên nền tảng ngân hàng trực tuyến.
Ngồi ra cũng có những khái niệm do các tổ chức khác đưa ra về nhà cung cấp dịch
vụ thanh toán trực tuyến như khái niệm của Ameris, một doanh nghiệp cung cấp các
giải pháp hỗ trợ về mạng và cơng nghệ máy tính ở London – Anh. “Nhà cung cấp
dịch vụ thanh toán trực tuyến là bên thứ ba cung cấp dịch vụ xử lý các giao dịch thẻ
tín dụng trong thời gian thực thay mặt cho các website hoặc tổ chức”

4. Các yếu tố cấu thành một hệ thống thanh toán trực tuyến

4.1. Các bên tham gia
- Người bán: có thể thực hiện bán hàng hóa dịch vụ theo 2 cách: Có thể bán
hàng hóa dịch vụ thơng qua 1 website ; có thẻ bán hang hóa dịch vụ trên chính
website Doanh thu bán hàng hóa trong hai trường hợp là khác nhau: Nếu bán hàng
hóa qua website khác thì doanh thu khơng đạt được 100% vì phải mất phí đăng ký
và phí giao dịch
- Người mua: Bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân, các hình thức được áp
dụng trong hai trường hợp này khác nhau.
* Người mua là cá nhân người tiêu dùng : giá trị khối lượng giao dịch nhỏ,
phương thức thanh toán : thẻ cá nhân, ví điện tử

* Người mua là doanh nghiệp: Giá trị khối lượng giao dịch lớn, phương thức
thanh toán là chuyển khoản , sec điện tử


12

- Các ngân hàng: Đóng vai trị là bên thử 3 chịu trách nhiệm về tính chính xác,
độ tin cậy cho việc xác thực và xử lý các giao dịch thanh tốn và các thơng tin về
phương tiện thanh tốn với khách hàng.
- Các tổ chức phát hành phương tiện thanh toán là những tổ chức chuyên cung
cấp các phương tiện thanh toán điện tử cho khách hàng như Visa, Mastercard. Các
nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian đó là các tổ chức chuyên cung cấp cho
những người bán hàng sự chấp nhận các hình thức thanh tốn điện tử như thanh
tốn bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, sec điện tử, chuyển khoản điện tử. Tài khoản do
tổ chức phát hành phương tiện thanh toán được kết nối với một tài khoản ngân hàng
của người bán hàng.
4.2. Các công cụ sử dụng.
Là những thiết bị điện tử được sử dụng để tiếp nhận, tuyền tải, xử lý các thơng
tin về phương tiện thanh tốn như là ATM, Website, POS
4.3. Các phương tiện thanh toán điện tử
Phương tiện thanh toán điện tử được hiểu là những phương tiện do các tổ chức
tín dụng phát hành hoặc được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung
gian dược sử dụng trong thanh tốn điện tử.
Có 2 dạng nhà cung cấp thanh tốn (PSP)


Do các tổ chức tín dụng bao gồm cả ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh tốn Visa,

Mastercard
• Do các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian: Ngân lượng, bảo kim: tồn tại

dưới dạng tài khoản Username, pass.


13
5. Phân biệt thanh toán điện tử và thanh toán trực tuyến
5.1.
-

Giống nhau
Giống nhau về công cụ và phương tiện sử dụng: Cả hai đều không sử dung tiêng
mặt, sec giấy, chứng từ có giá trị khác mà sử dụng các thiết bị, các phương tiện điện

-

tử để thanh toán.
Giống nhau về mơi trường hoạt động: Cả hai hình thức thanh đều hoạt động dựa
trên các chuẩn chung, chẳng hạn các chuẩn về mặt pháp lý, các chuẩn về hạ tầng

viễn thông và công nghệ thông tin, các chuẩn về hệ thống bảo mật.
5.2.
Khác nhau
• Khác nhau về quy mơ hoặc phạm vi thanh toán:
- Về mặt bản chất thanh toán trực tuyến được xem là một tập hợp con của thanh toán
điện tử. Thanh toán trực tuyến chủ yếu được tiếnthành và thực hiện trên các website
cịn các hình thức thanh toán điện tử đơn thuận thường đượctiến hành thống qua các
thiết bị điện tử như ATM, POS và đương nhiên cũng bao gồm các hìnhthức thanh
-

tốn trên website.
Có rất nhiều các hình thức thanh tốn điện tử khơng được xem là thanh toán trực

tuyến chẳng hạn như thanh tốn qua ATM hay POS vì nó vẫn bị giới hạn bởi các rào


-

cản của khơng gian và thời gian.
Sự khác nhau về xác thực giao dịch:
Trong thanh toán điện tử đơn thuần được thực hiện qua ATM hay POS u vầu
khách hàng thanh tốn phải xuất trình phương tiện thanh toán một cách vật lý để
tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Cịn thanh tốn trực tuyến khách hàng chỉ cần khai

báo các thông tin về phương tiện thanh tốn
- Khác biệt về truyền tải thơng tin của phương tiện thanh toán:
 Khi khách hàng thanh toán qua POS thì POS thơng qua trung tâm xử lý dữ liệu thẻ
để kết nối với ngân hàng phát hành thẻ.
 Khi thanh tốn trực tuyến thì thơng tin về phương tiện thanh toán được truyền tới
nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian (PSP) rồi tới trung tâm xử lý dữ liệu thẻ,
tới ngân hàng phát hành thẻ
 Theo Uỷ ban Châu Âu, TTTT được hiểu là việc thực hiện các hoạt động thanh tốn
thơng qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truy ền dữ liệu điện tử.
• Sự khác nhau về thanh tốn thời gian thực
Đối với thanh toán điện tử đơn thuần qua ATM hay POS vẫn chịu sự pó buộc
về các rào cản của khơng gian và thời gian. Cịn đối với thanh toán trực tuyến cho
phép các khách hàng tham gia thanh tốn có thể thanh tốn qua thời gian thực bỏ
qua được các giới hạn đối với thanh toán điện tử đơn thuần.
6.

Phân loại hệ thống thanh toán trực tuyến



14
6.1.
-

Phân loại theo thời gian thực
Thanh toán trực tuyến: là các giao dịch xử lý thanh toán được thực hiện chủ yếu
trên các hệ thống web tmđt cho phép các khách hàng tham gia thanh tốn có thể

-

thanh tốn theo thời gian thực.
Thanh tốn ngoại tuyến: là các hình thức thanh tốn điện tử khác được thực hiện
thơng qua các thiết hị điện tử như ATM, POS. Loại hình thanh tốn này chị ảnh
hưởng bởi các giới hạn khơng gian và thời gian, q trình thanh tốn khơng được

6.2.
-

diễn ra theo thời gian thực.
Theo bản chất của các giao dịch
Thanh tốn trong B2B: Là loại hình thanh tốn điện tử được thực hiện giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp hoặc giữa goanh nghiệp với các tổ chức kinh doanh khác.
Các giao dịch thanh tốn này thường có giá trị lớn, vì vậy mà các phương tiện thanh
toán được sử dụng trong các giao dịch B2B là chuyển khoản điện tử và SEC điện

-

tử.
Thanh tốn trong B2C: Là loại hình thanh tốn điện tử được thực hiện giữa cá nhân
người tiêu dùngcuối cùng với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. do khối

lượng giao dịch nhỏ nên các phương tiện thanh toán được sử dụng trong các giao
dịch B2C là các thẻ thanh toán, vi điện tử.
Phân loại theo cách thức tiếp nhận phương tiện thanh tốn(thơng tin về

6.3.
-

phương tiện thanh tốn)
Thanh tốn trên web: là loại hình thanh tốn điện tử mà khách hành thanh tốn chỉ
cần khai báo thơng tin về phương tiện thanh tốn mà khơng cần xuất trình phương

-

tiện thanh tốn một cách vật lý.
Thanh tốn thơng qua các phương tiện điện tử khác: là hình thức thanh toán mà
khách hàng thanh toán buộc phải sử dụng phương tiện thanh toán tiếp xúc một cách

vật lý với các thiết bị điện tử này nhằm truyền đi các thông tin thanh toán.
6.4.
Phân chia theo phương tiện thanh toán.
- Thẻ thanh tốn
- Tiền điện tử
- Ví thanh tốn điện tử
- Chuyển khoản điện tử
- Thanh tốn bằng xuất trình hóa đơn điện tử
- Sec điện tử
7. Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
7.1.
Các hình thức thanh tốn trực tuyến
7.1.1. Thanh tốn qua thẻ

Đây được coi là hình thức thanh tốn thương mại đặc trưng nhất và nó chiếm
khoảng 90% các giao dịch thanh toán thương mại điện tử. Thanh toán qua thẻ gồm


15

có hai loại: thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế (Visa, Master, Master Express, etc)
và thẻ ghi nợ nội địa.
Khái niệm thẻ thanh tốn

7.1.1.1.

Thẻ thanh tốn hay cịn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả năng thanh tốn
tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó,
hoặc có thể dùng nó để rút tiền mặt trực tiếp từ các Ngân hàng hay các máy rút tiền
tự động. Hiện nay các loại thẻ thanh tốn có thể được phát hành bởi các Ngân hàng,
các tổ chức tài chính và một vài công ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử
dụng dịch vụ.
Thẻ thanh toán hiện nay xét theo chức năng thì được chia làm 3 loại chính là
Debit Card (thẻ ghi nợ), Credit Card (thẻ tín dụng) và Prepaid Card (Thẻ trả trước).
Lưu ý: Các loại như Master Card, Visa Card hay JCB không phải là 3 loại thẻ
mà là tên thẻ đi kèm công ty phát hành thẻ. Nó giống như việc bạn chọn lựa mạng
điện thoại để dùng như mạng Viettel, mạng Vinaphone hay mạng Mobifone,…
7.1.1.2.
-

Phân loại các loại thẻ theo chức năng
Debit Card (thẻ ghi nợ) có chức năng cho phép bạn tiêu dùng với số tiền trong tài
khoản đi kèm với thẻ đó. Có nghĩa là nếu bạn muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo
tài khoản Ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu dùng

trong phạm vi lượng tiền có trong tài khoản Ngân hàng đó. Thẻ thường được dùng
khi bạn đi mua sắm tại các Trung tâm thương mại hay các quán ăn có máy cà thẻ.
Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) mà mọi người thường dùng để
rút tiền ở ATM nhất, chỉ có tác dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ Quốc tế

-

(Visa Debit và Master Debit) có thể tiêu dùng ở nước ngồi.
Credit Card (thẻ tín dụng): là loại thẻ Ngân hàng phát hành cho phép người dùng
thẻ tiêu dùng trước 1 số tiền mà Ngân hàng cho bạn “tạm vay” trong hạn mức quy
định. Điều này có nghĩa là dù tài khoản bạn khơng có tiền nhưng vẫn có thể “cà thẻ”
mua sắm với số tiền nhất định. Để mở được thẻ này, bạn cần phải chứng minh tài
chính với Ngân hàng và trải qua quá trình xét duyệt khắt khe mới được Ngân hàng

-

đồng ý.
Prepaid Card (thẻ trả trước): đây là loại thẻ khá mới và thường được các Cơng ty
lớn có trung tâm mua sắm riêng hay các Doanh nghiệp dịch vụ lớn phát hành cho
các khách hàng. Thẻ này không gắn liền với tài khoản Ngân hàng và trong thẻ có
ghi 1 số lượng tiền nhất định mà khách hàng phải nạp vào trước khi muốn mua sắm


16

hoặc dạng thẻ khuyến mãi, thẻ quà tặng mà Doanh nghiệp tặng khách hàng thân
thiết. Ví dụ như tại Lottle Centre, khi bạn mua sắm tại các quầy hàng ở đây thì phải
dùng thẻ trả trước (thẻ thành viên) do Lotte phát hành để mua đồ. Sau đó mới đến
trung tâm thanh toán để thanh toán số tiền đã tiêu trong thẻ và tích điểm.
7.1.2. Thanh tốn bằng ví điện tử

Để có thể thực hiện thanh tốn trực tuyến, khách hàng phải sở hữu ví điện tử
như Mobivi, Payoo, VnMart,etc từ đó khách hàng mới có thể thanh tốn trực tuyến
trên những website chấp nhận những loại ví điện tử này.
7.1.2.1.

Khái niệm ví điện tử
Ví điện tử là một tài khoản online, có chức năng thanh tốn trực tuyến, giúp
bạn thanh tốn các loại phí trên Internet như tiền điện nước, cước viễn thơng, bạn
cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki...
bằng ví này. Hình thức thanh tốn này vơ cùng đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm về cả
thời gian, tiền bạc.
Ví số, hay ví điện tử, là một thuật ngữ dùng trong giao dịch thương mại điện
tử. Một ví điện tử hoạt động giống như một ví thơng thường. Ví điện tử ban đầu
được coi là một phương pháp lưu trữ nhiều dạng tiền điện tử (e-cash) khác nhau,
nhưng không mang lại nhiều thành cơng, nên nó đã phát triển thành một dạng dịch
vụ cho phép người dùng Internet lưu trữ và sử dụng thơng tin trong mua bán.
Thuật ngữ "ví điện tử" ngày càng được sử dụng để miêu tả điện thoại di động,
đặc biệt là điện thoại có hệ điều hành, có thể lưu trữ thơng tin bảo mật của người
dùng và sử dụng công nghệ mạng không dây để thực hiện giao dịch.
Tài khoản ngân hàng cá nhân thường được kết nối với ví điện tử. Họ cũng có
thể lưu số bằng lái, thẻ y tế, thẻ khách hàng, và các giấp tờ nhận dạng khác trong
điện thoại. Những thông tin bảo mật này sẽ được chuyển đến bên tiếp nhận của cửa
hàng thông qua thiết bị kết nối phạm vi gần NFC. Một số người phỏng đoán rằng
trong tương lai ví điện tử sẽ thay thế những chiếc ví thực. Hệ thống này đã đạt được
những thành cơng nhất định ở Nhật Bản, nơi mà ví điện tử được gọi là Osaifu-keitai
hoặc "ví di động".

7.1.2.2.

Một số ví điện tử phổ biến nhất hiện nay

Trong nước: Momo, ZaloPay, BankPlus, Air Pay, VTC Pay, …


17

Các loại ví điện tử này được phát hành bởi các công ty trong nước và sử dụng
phổ biến trong nước.
Ví điện tử quốc tế: PayPal (phổ biến nhất), AlertPay, WebMoney, LiqPay,
Moneybookers….
7.1.3.

Thanh toán bằng séc điện tử
Thanh toán bằng séc điện tử chiếm khoảng 11% tổng các giao dịch trực tuyến.
Tuy phương thức này khá phức tạp (sau khi giao dịch trực tuyến được thực hiện,
người mua phải ra khỏi mạng và gửi séc qua thư đến cho người bán), nhưng nó có
nhiều ưu điểm so với việc sử dụng “séc truyền thống”.
Séc điện tử thực chất là một loại “séc ảo”, cho phép người mua thanh toán
bằng séc qua mạng Internet. Người mua sẽ điền vào form (nó giống như một quyển
séc được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao dịch
và trị giá của giao dịch; sau đó gửi thơng tin đó tới một trung tâm giao dịch để xử lý
và kết thúc giao dịch.

7.1.3.1.

Khái niệm séc
Séc là chứng từ thanh toán ghi nhận lệnh trả tiền của chủ tài khoản hoặc người
đại diện, của chủ tài khoản, được lập trên mẫu in sẵn theo thể thức luật định, theo
đó, tổ chức quản lí tài khoản trích một khoản tiền từ tài khoản tiền gửi thanh tốn vơ
điều kiện để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc một số
tiền nhất định hoặc toàn bộ số tiền gửi của chủ tài khoản.


7.1.3.2.

Khái niệm séc điện tử
Séc điện tử - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Electronic check,
viết tắt là E-check. Séc điện tử cho phép người sử dụng Internet có thể thanh tốn
các hóa đơn qua Internet mà khơng cần phải gửi những tờ séc bằng giấy (paper
check) như trước nữa. Những người này có thể viết một tờ séc điện tử hợp pháp trên
máy tính của mình rồi gửi cho người được thanh tốn. (Theo Giáo trình Tiền tệ
Ngân hàng, NXB Thống kê)

7.1.4. Thanh toán bằng tiền điện tử

“Tiền điện tử” hay “két điện tử” có thể được hiểu là một két ảo, nó có thể l ưu
trữ rất nhiều thơng tin về thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mật khẩu, thẻ hội viên và tất cả
các số thẻ hiện có của khách hàng. Nó tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua hàng
trực tuyến bởi số thẻ tín dụng của khách hàng có thể được sao chép từ két điện tử và


18

dán vào một đơn hàng trực tuyến mà không cần phải nhập số từ bàn phím. Két điện
tử sử dụng m ột phần mềm để thực hiện các bước thanh toán.
7.1.5. Thanh toán bằng thư điện tử

Thanh toán qua thư điện tử cho phép các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng
hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư điện tử. Để thực hiện
phương pháp này người thanh toán cần cung cấp số tài khoản trực tuyến của cơng
ty; sau đó nhấp chuột vào đường dẫn đến trang thanh toán qua th ư điện tử. Người
gửi cần nhập các thông tin về người nhận, trị giá giao dịch, số thẻ tín dụng hay tài

khoản nơi tiền được rút. Sau khi người thanh toán nhập đủ tại hịm thư của mình thì
người nhận sẽ nhận được thông báo tiền đã được gửi và được cung cấp một siêu liên
kết để nhận tiền. Thuận tiện của phương pháp này là người thanh tốn khơng cần ph
ải trực tiếp cung cấp số thẻ tín dụng của mình cho người bán hàng, vì vậy sẽ tránh
được nhiều rủi ro khi TTTT.
7.1.6. Thanh toán ngang hàng

Thanh toán P2P là một trong những phương thức TTTT phát triển nhanh nhất
khi mà nó có khả năng chuyển khoản trực tuyến giữa hai cá nhân. Người dùng có
thể mở một tài khoản của một nhà cung cấp dịch vụ kết nối với tài khoản ngân
hàng. Sau đó người dùng sẽ chuyển tiền vào vào tài khoản P2P và có thể thực hiện
thanh tốn với các cá nhân khác cũng có tài khoản ở nhà cung cấp dịch vụ đó.
7.1.7. Thanh tốn bằng smartphone

Đây là hình thức thanh tốn khá phổ biến tại nhiều nước và có tiềm năng phát
triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Với hình thức này, khách hàng có thể thanh
tốn trực tuyến thơng qua điện thoại thơng minh với dịch vụ mobile banking. Đây là
hình thức được xây dựng trên mơ hình liên kết giữa ngân hàng, cung cấp viễn
thông, hệ thống tiêu dùng và người tiêu dùng.
7.1.7.1.

Thanh tốn qua Mobile banking
Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng đều sử hữu một
chiếc điện thoại thơng minh. Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng không cần
phải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh tốn qua điện thoại với dịch vụ
Mobile Banking. Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mơ hình
liên kết giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, và người dùng.

7.1.7.2.


Thanh toán qua QR code


19

Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến thanh toán bằng QR Code ngày càng
được ưa chuộng. Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân thiện
cho người tiêu dùng. Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứng
dụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google như Google
Chart hay Google Map, trên bảng hiệu, xe bt, danh thiếp, tạp chí, website, hàng
hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Thậm chí là trên một số siêu ứng dụng như
VinID của Tập đoàn Vingroup.
Người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các
giao dịch chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn, mua hàng. Chỉ với một lần quét, sau
vài giây, bạn đã thanh tốn thành cơng tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,
taxi, thậm chí là các website thương mại điện tử hay trên bất cứ sản phẩm nào có
gắn mã QR mà khơng cần sử dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin cá nhân tại
các điểm thanh toán.
7.1.8.

Thanh toán bằng cổng thanh toán
Đây là hệ thống phần mềm trung gian kết nối giữa người bán, người mua với
ngân hàng để hỗ trợ và thực hiện dịch vụ thu và chi cho khách hàng có tài khoản tín
dụng ở ngân hàng. Một số cơng thanh tốn khá phổ biến tại Việt Nam được biết đến
như: Smartlink & banknetvn, và OnePay.
Cổng thanh tốn là cơng nghệ được sử dụng để chấp nhận thanh toán bằng thẻ
ghi nợ hoặc thẻ tín dụng từ khách hàng. Thuật ngữ này khơng chỉ bao gồm các thiết
bị đọc thẻ trong các cửa hàng bán lẻ brick-and-mortar mà còn bao gồm các cổng xử
lí thanh tốn tại các cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, các cổng thanh toán trực tiếp
trong những năm gần đây đã bắt đầu chấp nhận thanh toán trên điện thoại bằng

công nghệ NFC (Near field communication - công nghệ giao tiếp trường gần, sử
dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực
tiếp hay để gần nhau).

8.

Quy trình thanh toán trực tuyến
Với một chiếc thẻ thanh toán và một máy tính, thiết bị di động thơng minh kết
nối Internet, người tiêu dùng có thể hồn tất việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua
website. Dưới đây là các bước cơ bản để mua hàng và thanh toán trực tuyến:

-

Bước 1: Truy cập website của nhà cung cấp và lựa chọn hàng hóa/dịch vụ.


20
-

Bước 2: Sau khi lựa chọn xong, bạn sẽ thực hiện đặt hàng bằng cách điền các thông
tin chi tiết theo yêu cầu của nhà cung cấp, bao gồm: Thông tin cá nhân, cách thức và

-

thời gian giao hàng, phương thức thanh toán.
Bước 3: Hệ thống website sẽ hiển thị hóa đơn mua hàng để bạn kiểm tra thơng tin

-

trên hóa đơn. Bạn xác nhận nếu chính xác để chuyển sang bước thanh toán.

Bước 4: Nếu website chấp nhận thanh tốn trực tuyến, bạn có thể hồn tất việc
thanh tốn ngay trên website với điều kiện bạn phải sở hữu các loại thẻ mà nhà cung
cấp chấp nhận. Hiện nay, các website thương mại điện tử đều chấp nhận các loại thẻ
tín dụng và ghi nợ mang thương hiệu Visa hay MasterCard. Bạn cần điền thông tin
thẻ như: Số thẻ, ngày hết hạn, CVV hay thông tin khác tùy theo yêu cầu của ngân
hàng phát hành. Lưu ý: Giao dịch chỉ thành cơng khi thẻ thanh tốn đã được đăng

-

ký chức năng thanh tốn trực tuyến, thơng tin thẻ chính xác và còn khả năng chi trả.
Bước 5: Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào hòm thư của bạn và
liên hệ để tiến hành giao hàng.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Hệ phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng phiếu điều tra
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi
theo trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi chép
những thông tin xác đáng có liên quan tới mục đích nghiên cứu.



Mục đích:
- Xác định quan điểm và nhận thức của khách hàng đối với hình thức TTTT
nói chung và TTTT nói riêng khi tiến hành các giao dịch TMĐT.
- Tìm hiều xu hướng, mong muốn cũng như lo lắng của khách hàng khi tiến
hành TTTT trên website www.vando.vn của công ty Cổ phần PNP.




Nội dung: Phiếu điều tra khách hàng được thiết kế với 10 câu hỏi và phiếu điều tra
nhân viên có 5 câu hỏi. Trong đó 15 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án, giúp tác
giả có thể định hướng khách hàng trả lời theo những nội dung xác định; Thơng qua
phiếu điều tra, tác giả có thể thu thập được thông tin nhằm làm rõ hơn các vấn đề
liên quan đến hoạt động TTTT tại website www.vando.vn


21


Cách thức tiến hành: Sau khi thiết kế nội dung cũng như hình thức phiếu điều tra
dưới dạng “form” Google Docs của ứng dụng Google Drive, phiếu sẽ được gửi tới
khách hàng bao gồm: Các sinh viên của Khoa TMĐT, các nhân viên làm việc tại
các cơng ty có ứng dụng TTTT (trong đó có PNP), khách hàng khác có am hiểu về

TMĐT, ...
• Ưu điểm của phương pháp: Thu thập thông tin nhanh, tiết kiệm mà hiệu suất cao;
tập hợp và thống kê có hệ thống; xác định được những vấn đề cơ bản trong nhận
thức và nhu cầu của khách hàng; dễ dàng cho q trình phân tích.
• Nhược điểm của phương pháp: Câu trả lời bị bó hẹp theo suy nghĩ của người lập
phiếu; Câu hỏi lệ thuộc vào trình độ nhận thức của tác giả về doanh nghiệp.

2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm thu
thập những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của người được phỏng vấn với
sự kiện hay vấn đề được hỏi


Mục đích: Thu thập những thơng tin chính xác và chi tiết về thực trạng ứng dụng


TTTT trên www.vando.vn cũng như định hướng phát triển trong tương lai.
• Nội dung: Phỏng vấn trực tiếp những người có vai trị quan trọng hoặc có liên quan


trực tiếp đến hoạt động ứng dụng TTTT trên website www.vando.vn
Cách thức tiến hành: Thiết kế các câu hỏi liên quan đến website www.vando.vn
cũng như vấn đề cần nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp tại công ty, ngồi ra các vấn



đề chưa rõ được hỗ trợ thêm qua hệ thống e – mail công ty.
Ưu điểm của phương pháp: Được tiếp xúc thực tế với các nhà quản lý nên thơng tin

mang tính chính xác cao và sát với thực tế doanh nghiệp.
• Nhược điểm của phương pháp: Thơng tin khơng mang tính khái qt, lượng thơng
tin thu được khó thống kê xử lý, mất nhiều thời gian cho quá trình phỏng vấn.
2.1.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu thông
qua nguồn nội bộ doanh nghiệp như báo cáo kinh doanh, thống kê bán hàng, đơn
khiếu nại, ... hoặc thông qua nguồn dữ liệu bên ngồi, thơng tin đại chúng như ấn
phẩm, báo chí, đề tài nghiên cứu, Internet, ...


Các nguồn thơng tin dữ liệu:


22

- Nguồn tài liệu bên trong công ty: bao gồm các tài liệu giới thiệu công ty, báo

cáo kết quả kinh doanh, các thông tin đăng tải trên www.vando.vn,
- Nguồn tài liệu khác bao gồm: Các tài liệu về Thanh tốn trong TMĐT nói
chung và TTTT nói riêng chủ yếu được thu thập qua internet từ các website tìm
kiếm (google, yahoo, ...), dữ liệu thống kê của các website, tổ chức, hiệp hội tại Việt
Nam cũng như quốc tế và các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn của các
năm trước.


Ưu điểm của phương pháp: Tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, số liệu đa dạng với chi
phí thấp, bên cạnh đó với số liệu thống kê từ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp có thể cho ta cái nhìn trực quan về hiệu quả họat động của doanh nghiệp.
• Nhược điểm của phương pháp: Luồng thông tin đa dạng nên dễ bị lỗng, tính chính
xác khơng cao và khơng có tính thời sự tại thời điểm nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
2.1.2.1. Phương pháp định tính
Tác giả sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp và
diễn dịch để làm nổi bật những vấn đề cần quan tâm. Dựa trên việc thu thập, thống
kê dữ liệu (từ các tài liệu liên quan như báo cáo, tài liệu thông tin báo chí, truyền
hình, Internet), sẽ tiến hàng phân tích để nhận biết các xu hướng và đưa ra các diễn
giải, nhận xét từ kết quả xử lý dữ liệu.
2.1.2.2. Phương pháp định lượng
Ứng dụng Drive của Google cho phép lưu trữ và đồng bộ hóa các tệp tin từ
máy tính tới ứng dụng Drive của người dùng. Các số liệu được lưu dưới dạng bảng
tổng hợp hoặc hiển thị dưới dạng biểu đồ ti lệ tiện cho việc phân tích, so sánh.
Phần mềm Excel và Spss được sử dụng để thống kê, tính tốn, phân tích các số
liệu thơng qua các phép toán và các biểu đồ. Ưu điểm của Excel đó là rất dễ sử
dụng. Nhược điểm đó là khơng thể xử lý được hàng loạt các phiếu điều tra mà chỉ
được sử dụng để phân tích các số liệu thơng qua các phép tốn và hiển thị kết quả
dưới dạng các biểu đồ.

2.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn
đề nghiên cứu của Công ty cổ phần PNP Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần PNP Việt Nam


23

2.2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần PNP Việt Nam
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN PNP VIỆT NAM
-

Tên giao dịch: PNP VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
Tên tiếng anh: PNP VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: PNP VIET NAM
Địa chỉ: Số 5 Ngõ 68 Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình, Hà Nội
Địa chỉ trụ sở: Số 8 ngõ 1 đường Hồng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đơ, Quận Cầu

-

Giấy, Hà Nội
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy
SĐT: 0941.555.666
Email:
Website: />Người đại diện: Nguyễn Thị Thúy Ngân
Mã số thuế: 0106861464
Ngày cấp giấy phép: 27/05/2015
Ngày hoạt động: 26/05/2015 (Đã hoạt động 5 năm)
Sứ mệnh kinh doanh: Công ty cổ phần PNP Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững và trở thành côn ty công nghệ hàng đầu Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế
trong lĩnh vực phân phối bán lẻ dựa vào phát triển kế hoạch marketing, kênh bán


-

hàng trực tuyến các loại sản phẩm đa dạng…
Công ty cổ phần PNP Việt Nam sẽ xây dựng thương hiệu của cơng ty lớn mạnh, có
vị thế vững chắc trong thị trường trong nước; ngồi ra Cơng ty đã, đang và sẽ chiếm
lĩnh thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể là các nước: Lào,

Campuchia,…
• Cơ cấu tổ chức
- Giám đốc: Có nhiệm vụ vạch ra chiến lược cho tồn cơng ty, giám sát các hoạt động
kinh doanh của công ty cũng như giải quyết các rủi ro xảy ra nhằm đạt được mục
-

tiêu đề ra.
Phó giám đốc: Chức năng của Phó giám đốc là giúp Giám đốc quản lý, điều hành

-

hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Giám đốc.
Trưởng phòng nhân sự: lập kế hoạch và tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và

-

quản lý, cung cấp, truyền thông tin và dịch vụ nhân sự.
Trưởng phịng marketing: theo dõi và phân tích hiệu quả của các chiến dịch quảng
cáo, quản lý ngân sách marketing và đảm bảo tất cả tài liệu marketing phù hợp với

-


hệ thống nhận diện thương hiệu.
Trưởng phòng kinh doanh: quản lý đội ngũ kinh doanh, xây dựng các kế hoạch kinh
doanh và điều chỉnh các kế hoạch đó để đảm bảo mục tiêu doanh thu theo chỉ tiêu
được giao của Ban giám đốc.


24
-

Trưởng phịng kế tốn: Đưa ra các quyết định tài chính cho doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm cho những quyết định ấy.
2.2.1.2. Q trình thành lập và phát triển của Cơng ty cổ phần PNP Việt
Nam

-

26/05/2015: Công ty được thành lập và đi vào hoạt động.
2016: Phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh.
2017 - 2019: Phát triển và mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh ra thị trường
Đông Nam Á.
2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngồi đến vấn đề nghiên
cứu của Cơng ty cổ phần PNP Việt Nam
2.2.2.1. Môi trường vĩ mô

 Kinh tế – Chính trị

Tình hình kinh tế, chính trị ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển hệ thống
TTTT tại doanh nghiệp. Các yếu tố của môi trường kinh tế tác động lớn tới sự phát
triển của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, đồng thời, sự phát triển của các
doanh nghiệp TMĐT cũng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế

nói chung.
Kinh tế khó khăn khiến cho các doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm chi phí,
và thực tế các doanh nghiệp tìm đến với TMĐT ngày càng nhiều hơn. Thêm nữa,
việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong nước mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên
tiến, mặc dù cũng phải đối mặt với khơng ít những khó khăn, thách thức. Và TMĐT
chính là cầu nối giúp cho hoạt động thương mại quốc tế được đẩy mạnh hơn.
Về chính trị, so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam được xếp vào một
trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất. Nền chính trị ổn định tạo nền
tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi lĩnh vực trong đó có TMĐT được
phát triển một cách an tồn, ổn định.
 Văn hóa – Xã hội

Sự hiểu biết của người tiêu dùng về TTTT cũng như thói quen tiêu dùng của
người dân được coi là một trong những nhân tố tạo nên sự thành cơng của TTTT nói
riêng cũng như TMĐT nói chung. Hiện nay, việc mua sắm trực tuyến ngày càng phổ
biến, đặc biệt là với giới trẻ. Thêm vào đó là sự phát triển của các trang mạng xã
hội, tiếp cận đến đông đảo người dân, không chỉ giới trẻ mà cả với những người lớn


25

tuổi. Điều này góp phần đưa việc mua sắm trực tuyến cũng như TTTT được mở
rộng và tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên cũng không thể không đề
cập tới tâm lý chung của đại đa số người tiêu dùng có ảnh hưởng khơng tốt tới
TMĐT, tới mua sắm trực tuyến và đặc biệt là TTTT như: Tâm lý về sự rủi ro trong
TTTT, thói quen tiêu dùng và sử dụng tiền mặt, thói quen đến các siêu thị, trung
tâm thương mại mua sắm như một thú vui, giải trí, ...
 Pháp luật
Ngay khi kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống văn bản pháp luật
của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục được bổ sung, hoàn thiện. Văn bản đầu
tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội
thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ 01/03/2006. Tiếp đó là Luật
Cơng nghệ thơng tin, Luật Giao dịch điện tử và hàng loạt các nghị định, thông tư
hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung như: Nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử về
chữ ký số và chứng thực chữ ký số, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài
chính, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, thông tư hướng dẫn
nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT,
nghị định về thanh tốn khơng dùng tiền mặt,... . Bên cạnh đó, khung chế tài cho
việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần
được hồn thiện.
 Cơng nghệ thông tin – Viễn thông
Công nghệ là nhân tố ảnh hướng rất lớn tới sự phát triển của TMĐT. Việc ứng
dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh đang được doanh nghiệp ngày càng coi
trọng vì nó có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, xúc
tiến thương mại cũng như triển khai hoạt động TTTT trong kinh doanh TMĐT.
Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực. Internet đang nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu
trong đời sống người Việt Nam.
 Hạ tầng viễn thông của Việt Nam cũng có bước phát triển vượt bậc, được Đảng và
nhà nước chú trọng phát triển, là “hạ tầng của hạ tầng” trong định hướng phát triển
đất nước theo hướng hiện đại đến năm 2020. Thêm vào đó, các cơn lốc “siêu phẩm
công nghệ” như iPhone, iPad, Galaxy Tab, smart phone, ... với nhiều tính năng vượt
trội được thị trường nồng nhiệt đón nhận, hỗ trợ cho TMĐT nói chung và TTTT nói
riêng ngày một phát triển mạnh mẽ.


×