Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vai trò của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức trong giá trị kinh doanh của công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 87 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC
TỔ CHỨC TRONG GIÁ TRỊ KINH DOANH CỦA
CÔNG NGHỆ THƠNG TIN

Sinh viên thực hiện: CAO THỊ THU UN
Lớp: DH30DN01
Khóa học: 30
GVHD: Th.S NGUYỄN DUY THANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 – 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đại học với tên đề tài “Vai trò của hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức trong giá trị kinh doanh của cơng nghệ thơng tin” là
cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Duy Thanh. Các
số liệu thống kê và trích dẫn trong khóa luận đều trung thực, được trích dẫn từ
những nguồn gốc rõ ràng và kết quả của nghiên cứu khóa luận này chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào cho tới thời điểm hiện tại.

Tác giả



Cao Thị Thu Uyên

i


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Hệ thống thông tin quản lý,
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học khơng
chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khố luận mà cịn là hành trang q báu để
tơi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đã giúp đỡ tơi thực hiện đánh giá khảo
sát này. Để hồn thành khố luận, tơi cũng xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S
Nguyễn Duy Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình viết báo
cáo khố luận.
Cuối cùng tơi kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị, các bạn sức khỏe và ngày càng phát
triển trong sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cám ơn
Sinh viên

Cao Thị Thu Uyên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH .......................................................................... vii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1. Phát biểu vấn đề nghiên cứu ............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
1.4.1. Đối tượng ......................................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................4
Tóm tắt chƣơng 1 ...................................................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................5
2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................5
2.1.1. Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức ........................................................5
2.1.2. Lý thuyết giá trị kinh doanh của CNTT .........................................................8
2.1.2.1. Giá trị kinh doanh và quan điểm nền tảng nguồn lực .................................9
2.1.2.2. Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và giá trị kinh doanh .................10
2.1.2.3. Thành quả tổ chức của giá trị kinh doanh ................................................11
2.1.3. Các nghiên cứu liên quan ............................................................................13
2.2. Mơ hình nghiên cứu ......................................................................................17
2.2.1. Giá trị kinh doanh của CNTT ......................................................................17
2.2.2. Hệ thống ERP .............................................................................................18
2.2.3. Tích hợp hệ thống .......................................................................................19
2.2.4. Tích hợp quy trình.......................................................................................20
2.2.5. Thành quả tổ chức .......................................................................................21
Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................. 22
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 23
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................23
iii



3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................23
3.1.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................23
3.1.3. Xây dựng thang đo và bộ câu hỏi ................................................................ 25
3.1.4. Kích thước mẫu ...........................................................................................28
3.1.5. Đối tượng lấy mẫu.......................................................................................28
3.1.6. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................28
Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................. 28
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29
4.1. Thống kê mô tả .............................................................................................29
4.2. Xử lý thang đo và mơ hình ............................................................................31
4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................31
4.2.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................33
4.2.2.1. Phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) .................................................33
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ..........................................35
4.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá của biến trung gian và biến phụ thuộc .........36
4.2.2.4. Phân tích tương quan ..............................................................................37
4.2.2.5. Kiểm định mơ hình và giả thuyết – Hồi quy đa biến................................ 39
4.3. Thảo luận kết quả phân tích dữ liệu ............................................................... 42
Tóm tắt chƣơng 4 ................................................................................................. 44
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................... 45
5.1. Kết luận và đóng góp của đề tài nghiên cứu...................................................45
5.1.1. Kết luận ......................................................................................................45
5.1.2. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ..................................................................45
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................46
5.3. Hạn chế và nghiên cứu tiếp theo ....................................................................47
Tóm tắt chƣơng 5 ................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 49
PHỤC LỤC ........................................................................................................ viii
Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................... viii

Phụ lục 2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY Ở NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ......................x
Phụ lục 3. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ..................................................... xiii
iv


Phụ lục 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CHÍNH THỨC .................. xv
Phụ lục 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ .........................xvii
Phụ lục 6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƢƠNG QUAN ............................ xx
Phụ lục 7. KẾT QUẢ HỒI QUY ĐA BIẾN .......................................................xxi
Phụ lục 8. MƠ HÌNH VỚI HỆ SỐ CẮT ........................................................xxviii
Phụ lục 9. CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .......................xxxiii

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ
viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

AIS

Accounting Information System

Hệ thống thơng tin kế tốn

CNTT


Information Technology

Cơng nghệ thông tin

COGS

Cost Of Goods Sold

Giá vốn hàng bán

CRM

Customer Relationship Management Quản lý quan hệ khách hàng

ERP

Enterprise Resource Planning

Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức

FIP

Firm Performance

Thành quả tổ chức

ITB

IT Business Value


Giá trị kinh doanh của CNTT

MRP

Material Requirement Planning

Hoạch định yêu cầu vật liệu

MRPII

Manufacturing Resouce Planning

Hoạch định nguồn lực sản xuất

PRI

Process Integration

Tích hợp quy trình

RBV

Resource Based View

Quan điểm nền tảng nguồn lực

ROA

Return On Total Assets


Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE

Return On Equity

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

ROI

Return On Investment

Tỷ suất hoàn vốn

ROS

Return On Sales

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

SAP

System Applications Products

Sản phẩm ứng dụng hệ thống

SYI

Systems Integration


Tích hợp hệ thống

VIF

Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phương sai

vi


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1 Các nghiên cứu liên quan ........................................................................13
Bảng 3.1 Các khái niệm và tham chiếu mô hình nghiên cứu đề xuất ......................26
Bảng 3.2 Biến đo lường và mã biến .......................................................................27
Bảng 4.1 Bảng mô tả thông tin mẫu khảo sát .........................................................30
Bảng 4.2 Kết quả phân tích độ tin cậy nghiên cứu sơ bộ ........................................32
Bảng 4.3 Kết quả phân tích độ tin cậy nghiên cứu chính thức ................................ 34
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá .......................................................36
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến trung gian ............................... 37
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ............................... 37
Bảng 4.7 Kết quả phân tích tương quan giữa biến độc lập và biến trung gian .........38
Bảng 4.8 Kết quả phân tích tương quan giữa ITB và FIP .......................................38
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy giữa biến độc lập và biến trung gian ..............................40
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy giữa biến trung gian và biến phụ thuộc ........................41
Hình 2.1 Mơ hình cấu trúc của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức....................7
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................22
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu...............................................................................24
Hình 4.1 Kết quả kiểm định mơ hình .....................................................................42


vii


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu chính mà tác giả
đặt ra, ý nghĩa, phạm vi và câu hỏi để thực hiện nghiên cứu. Qua đó giúp tiếp cận
nghiên cứu được dễ dàng.
1.1. Phát biểu vấn đề nghiên cứu
Từ những năm 1990, hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức (ERP) được tin rằng là
“sự phát triển quan trọng nhất trong tổ chức sử dụng CNTT ” (Davenport, 1998, p.
122). Ngày ngay, hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức được áp dụng bởi nhiều tổ
chức lớn nhỏ trên khắp thế giới như một phần quan trọng trong cấu trúc tổ chức của
họ. Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức hỗ trợ hằng ngày cho hoạt động của tổ
chức và quá trình ra quyết định của các nhà lãnh đạo (Gattiker và Goodhue, 2005).
Theo PC World (2018), giá trị của thị trường phần mềm hệ thống hoạch định nguồn
lực tổ chức toàn cầu sẽ vượt mức 41 tỷ USD tính đến năm 2020. Thế giới hiện có
rất nhiều đơn vị cung cấp giải pháp hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức như
SAP, Microsoft Dynamic, Oracle, Infor,…Trong khi đó tại Việt Nam cũng có một
số tổ chức cung cấp giải pháp hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức như SS4U,
FPT, Fast, Lạc Việt,… Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1,1% tổ chức Việt Nam sử dụng
hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức (Nguyễn và Nguyễn, 2014). Những năm gần
đây, nhiều tổ chức ý thức được hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức là công cụ
quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp tiếp cận tốt hơn các chuẩn quốc tế
(Nguyễn và Nguyễn, 2014). Các tổ chức thấy rằng nếu ứng dụng hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức ở quy mô nhỏ sẽ dễ triển khai hơn và sớm đi vào hoạt động
ổn định, nếu tổ chức nào chậm trễ ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức
sẽ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi thế cạnh tranh cho đối thủ. Do đó, số lượng
các tổ chức ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức ở Việt Nam cũng đang
tăng rõ rệt (Nguyễn và Nguyễn, 2014).

Về mặt nghiên cứu, có một số tài liệu đang phát triển theo hướng nghiên cứu ảnh
hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức. Phần lớn các nghiên cứu này là
phỏng vấn, nghiên cứu tình huống hoặc tập hợp các nghiên cứu điển hình và khảo
1


sát ngành công nghiệp khác nhau (Davenport, 1998). Bên cạnh đó, McAfee (1999)
đã nghiên cứu tác động của các hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức lên thành
quả tổ chức dựa trên một cuộc khảo sát từ 101 người thực hiện gói SAP R/3 của
Hoa Kỳ. Các tổ chức tham gia đã phản hồi sự cải thiện thành quả tổ chức đáng kể
khi thực hiện hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức bao gồm khả năng cung cấp
thông tin cho khách hàng, thời gian chu kỳ và tỷ lệ hoàn thành đúng thời hạn. Đồng
thời các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra những lợi ích từ quá trình tự động hóa,
thiết kế lại quy trình, tăng tính kịp thời hoặc chất lượng đầu ra liên quan đến việc
triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức thành công (Brynjolfsson cộng sự,
2000). Điều này chứng minh rằng, đầu tư CNTT nói chung cũng như hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức nói riêng có ảnh hưởng đến năng suất và giá trị kinh
doanh của tổ chức (Brynjolfsson và cộng sự, 2000).
Mối quan hệ giữa hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và giá trị kinh doanh của
CNTT cũng được các nhà nghiên cứu hệ thống thông tin tập trung phát triển, chúng
được phân làm ba cụm nghiên cứu như sau: (1) Các nghiên cứu tìm hiểu về khu vực
hữu hình của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức trong thành quả tổ chức theo
mơ hình “nghịch lý năng suất CNTT” (Dedrick và cộng sự, 2003). Việc đo lường
chi phí truyền thống như chi phí hoạt động trực tiếp (ROA, ROE, COGS, và lợi ích
biên), mức tồn kho và sự quản lý tiền mặt (Brynjolfsson và cộng sự, 2000) đều
được nghiên cứu. (2) Các nghiên cứu hầu hết về giá trị kinh doanh của hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức trong khu vực vơ hình như giảm tương tác trên toàn
tổ chức, thời gian phản hồi thông tin nhanh, thông tin luôn sẵn sàng và chất lượng,
cải tiến trong truyền thơng, sự hài lịng của người dùng và điều khiển quản lý, cải
tiến trong việc phối hợp giữa các đơn vị khác nhau, hiệu quả chi phí, và sự phân

biệt, hiệu quả, tăng cường tích hợp quy trình, sự tự động và tối ưu hóa (Roh và
Hong, 2015). (3) Cụm nghiên cứu về sự kết hợp giữa mối quan hệ vơ hình và hữu
hình, điều tra mối quan hệ tích cực giữa hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và
giá trị kinh doanh (Ruivo và cộng sự, 2017).
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ thống hoạch định nguồn lực tổ
chức và giá trị kinh doanh nhưng có ít nghiên cứu đánh giá vai trò của hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức đối với giá trị kinh doanh trong CNTT đồng thời với
2


các tiền tố tích hợp hệ thống và tích hợp quy trình cùng hậu tố thành quả tổ chức.
Nhận thấy được điều đó, tác giả đã chọn đề tài “Vai trò của hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức trong giá trị kinh doanh của CNTT” nhằm làm rõ vai trò của hệ
thống hoạch định nguồn lực tổ chức đối với giá trị kinh doanh từ đó thấy được tầm
quan trọng đối với thành quả tổ chức, mặc khác đưa ra giải pháp giúp các tổ chức
Việt Nam có thêm cơ sở để ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức một
cách tối ưu nhất có thể. Theo Uwizeyemungu và Raymond (2012), ba hướng nghiên
cứu về mối quan hệ giữa hệ thống hoạch định nguồn lực và thành quả tổ chức: (1)
hệ thống hoạch định nguồn lực ảnh hưởng tới thành quả tổ chức trên nhiều khía
cạnh khác nhau, (2) đóng góp của hệ thống hoạch định nguồn lực vào giá trị kinh
doanh của CNTT, (3) đề xuất mơ hình đo lường đóng góp của hệ thống hoạch định
nguồn lực đến thành quả tổ chức. Trong nghiên cứu nói về vai trị của hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức trong giá trị kinh doanh của CNTT và thành quả tổ
chức nên chú trọng vào nhóm số hai và số ba.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xem xét vai trò của của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức trong giá trị
kinh doanh của CNTT.


-

Kiểm định các mối quan hệ giữa các thành phần mở rộng của lý thuyết giá trị
kinh doanh của CNTT.

-

Đề xuất giải pháp nâng cao giá trị kinh doanh của CNTT để tăng lợi thế cạnh
tranh trong các tổ chức.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Vai trò của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức trong giá trị kinh doanh của
CNTT được thể hiện như thế nào?

-

Mối quan hệ giữa các thành phần mở rộng của lý thuyết giá trị kinh doanh của
CNTT được thể hiện như thế nào?

-

Có những giải pháp nào để nâng cao giá trị kinh doanh của CNTT nhằm tăng
lợi thế cạnh tranh?

3


1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tƣợng
-

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và giá trị kinh
doanh của CNTT.

-

Đối tượng khảo sát: Quản lý các cấp trong các tổ chức có sử dụng hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn với mẫu dữ liệu trong các tổ chức có sử dụng hệ
thống hoạch định nguồn lực tổ chức.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu cung cấp nguồn tri thức cần thiết để bổ sung vào cơ sở lý thuyết về hệ
thống thông tin (các lý thuyết: hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức, giá trị kinh
doanh của CNTT, nền tảng nguồn lực,…). Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn cung cấp
các kiến thức cần thiết cho các tổ chức trong việc nâng cao giá trị kinh doanh của
CNTT để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tóm tắt chƣơng 1
Chương 1 đã trình bày được tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, nêu ra
các mục tiêu mà nghiên cứu sẽ đạt được. Bên cạnh đó, chương 1 cũng cung cấp các
thông tin về phạm vi, ý nghĩa nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

4


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 nêu lên các lý thuyết là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu bao gồm các khái

niệm về hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức, giá trị kinh doanh của CNTT và
quan điểm nền tảng nguồn lực, tích hợp hệ thống, tích hợp quy trình, thành quả tổ
chức, tất cả sẽ được thể hiện rõ trong chương 2 cùng với mơ hình nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức
Môi trường kinh doanh đang ngày một thay đổi đáng kể, ngày nay các tổ chức phải
đối mặt với thách thức của sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, mở rộng thị trường và
làm tăng sự kỳ vọng của khách hàng (Shankarnarayanan, 2000). Áp lực gia tăng
khiến các tổ chức buộc phải giảm tổng chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng, giảm
thời gian chuyển giao vật liệu, giảm đáng kể lượng hàng tồn kho, mở rộng lựa chọn
sản phẩm, giao hàng chính xác và dịch vụ khách hàng tốt hơn, cải tiến chất lượng và
phối hợp hiệu quả toàn bộ nhu cầu, cung ứng và sản xuất (Shankarnarayanan,
2000). Hơn nữa, khi thế giới kinh doanh di chuyển gần hơn đến một mơ hình hồn
tồn hợp tác và các đối thủ cạnh tranh nâng cấp khả năng của mình, để duy trì tính
cạnh tranh, các tổ chức phải cải thiện thói quen và thủ tục kinh doanh của riêng họ.
Các tổ chức cũng phải ngày càng chia sẻ với các nhà cung cấp, nhà phân phối và
khách hàng của họ những thông tin nội bộ quan trọng mà trước đây họ bảo vệ một
cách tích cực (Loizos, 1998). Các chức năng trong tổ chức phải nâng cấp khả năng
của mình để tạo ra và truyền đạt thơng tin kịp thời và chính xác. Để hồn thành các
mục tiêu này, các tổ chức đang ngày càng chuyển sang các hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức (Elisabeth và cộng sự, 2002).
Giống như nhiều lĩnh vực mới trong hệ thống thông tin, phần mềm hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức, các từ đồng nghĩa là các gói phần mềm tiêu chuẩn tích hợp,
hệ thống tổ chức, hệ thống tổ chức rộng, phần mềm tích hợp nhà cung cấp và hệ
thống ứng dụng tổ chức (Gable, 1998), đã được xác định bởi các tác giả khác nhau
nhưng khơng có nhiều điểm khác biệt. Nhà nghiên cứu Rosemann (1999) xác định
5


hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức như một phần mềm ứng dụng tiêu chuẩn có

thể tùy chỉnh bao gồm các giải pháp kinh doanh tích hợp cho các quy trình cốt lõi
(ví dụ: lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát, quản lý kho hàng) và các chức năng
quản trị chính (ví dụ, kế tốn, quản lý nguồn nhân lực) cho một tổ chức. Tuy nhiên,
Gable (1998) lại coi đó là một giải pháp phần mềm trọn gói, tích hợp đầy đủ các
quy trình và chức năng kinh doanh nhằm trình bày quan điểm tổng thể về tổ chức từ
một thơng tin và cấu trúc CNTT.
Vì trọng tâm của các hệ thống sản xuất trong những năm 1960 là các khái niệm
kiểm soát hàng tồn kho truyền thống, nhìn chung, hầu hết các gói phần mềm bị giới
hạn đối với hàng tồn kho dựa trên các quy trình kiểm kê truyền thống (Gumaer,
1996). Kể từ năm 1975, hệ thống MRP đã được mở rộng từ một công cụ MRP đơn
giản để trở thành phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất chuẩn (MRPII) (Chung
và Snyder, 1999). Tuy nhiên, những thiếu sót của MRPII trong việc quản lý đơn đặt
hàng, kế hoạch sản xuất và hàng tồn kho của cơ sở sản xuất và sự cần thiết phải tích
hợp các kỹ thuật mới này lại cùng nhau để phát triển một giải pháp tích hợp hơn
được gọi là hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức (Chung và Snyder, 1999). Hệ
thống hoạch định nguồn lực tổ chức chủ yếu tích hợp dữ liệu hàng tồn kho với dữ
liệu tài chính, bán hàng và nhân lực, cho phép các tổ chức định giá sản phẩm, lập
báo cáo tài chính và quản lý hiệu quả nguồn lực của con người, vật liệu và tiền bạc
(Markus và cộng sự, 2000).
Sự xuất hiện của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức vào đầu những năm 1990
đã dẫn đến việc bao gồm các chức năng khác như quản lý kế toán và bán hàng
(Gupta, 2000). Trên thực tế, những người ủng hộ hệ thống hoạch định nguồn lực tổ
chức tin rằng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức có thể kết hợp cả quy trình
kinh doanh trong tổ chức và CNTT thành một giải pháp tích hợp điều mà MRP và
MRPII khơng thể cung cấp điều đó (Chung và Snyder, 1999).
Một tính năng quan trọng của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức đó là phương
pháp đầu tiên kết hợp giữa quản lý kinh doanh và các khái niệm CNTT (Slooten và
Yap, 1999). Sức mạnh của nó xuất phát từ khả năng cung cấp chức năng kinh doanh
toàn diện theo cách tích hợp sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại (Waston và cộng
6



sự, 1999). Thật vậy, hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức đã cải thiện thông tin tổ
chức thông qua chuỗi cung ứng đến mức độ mà hệ thống hoạch định nguồn lực tổ
chức đã trở thành một tiêu chuẩn cho hoạt động hiệu quả (Davenport, 1998). Một
đặc điểm đáng chú ý của phần mềm hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức là các
hoạt động cốt lõi của tổ chức như sản xuất, nhân sự, quản trị chuỗi cung ứng được
tự động hóa và cải thiện đáng kể bằng cách kết hợp các phương pháp hay nhất để
tạo điều kiện quản lý tốt hơn, đưa ra quyết định nhanh chóng và giảm một lượng lớn
chi phí hoạt động kinh doanh (Holland and Light, 1999).
Cấu trúc cơ bản của một hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức được xây dựng dựa
trên một cơ sở dữ liệu, một ứng dụng và một giao diện thống nhất trên toàn bộ tổ
chức. Do đó, tồn bộ tổ chức có thể hoạt động theo một tiêu chuẩn ứng dụng, nơi tất
cả các ứng dụng phục vụ nguồn nhân lực, kế toán, bán hàng, sản xuất, phân phối và
các khía cạnh quản lý chuỗi cung ứng đều được tích hợp hồn tồn. Phần mềm hệ
thống hoạch định nguồn lực tổ chức cũng có thể giúp tăng tốc độ ra quyết định,
giảm chi phí và cung cấp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh phân
tán trên toàn cầu (Gibson và cộng sự, 1999). Cấu trúc của một hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức được trình bày chi tiết trong hình 2.1.

Hình 2.1 Mơ hình cấu trúc của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức
Nguồn: Laudon và Laudon (2018)
Cấu trúc của một hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức bao gồm các phân hệ sản
xuất/sản phẩm, nguồn nhân lực, bán hàng/tiếp thị và tài chính/kế tốn, các phân hệ
7


này hoạt động theo một quy trình kinh doanh trên toàn bộ tổ chức, các phân hệ tác
động đến quy trình kinh doanh tạo nên sự thuận lợi trong việc vận hành quy trình.
Các phân hệ nằm hồn tồn trong ranh giới của tổ chức nhưng có mối quan hệ

tương tác lẫn nhau với bên ngoài là nhà cung cấp và khách hàng.
Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức cung cấp hai lợi ích chính mà các hệ thống
phịng ban truyền thống khơng hề có đó là: (1) hoạt động kinh doanh thống nhất của
tổ chức là bao gồm tất cả chức năng và bộ phận; (2) cơ sở dữ liệu tổ chức nơi tất cả
các giao dịch kinh doanh được nhập, ghi lại, xử lý, theo dõi, và báo cáo. Việc thống
nhất cơ sở dữ liệu và các hoạt động của tổ chức làm tăng thêm yêu cầu, sự mở rộng
cho việc hợp tác và sắp xếp giữa các bộ phận khác nhau (Dillon, 1999).
2.1.2. Lý thuyết giá trị kinh doanh của CNTT
Mặc dù được biết đến nhiều về hiệu quả chung của công nghệ thông tin về thành
quả tổ chức nhưng có ít sự hiểu biết về giá trị của các ứng dụng công nghệ thông tin
cụ thể và các yếu tố làm cho một dự án hoặc hệ thống cụ thể hiệu quả hơn (Lorin và
cộng sự, 2002). Các nghiên cứu trước đây cho thấy tự động hóa CNTT về phân loại
bưu chính và thu phí có ảnh hưởng đáng kể đến thành quả tổ chức (Mukhopadhyay
và cộng sự, 1997). Các lợi ích cũng được tìm thấy trong nghiên cứu cấp độ nhà máy
cho các máy móc tự động và "cơng nghệ sản xuất tiên tiến", hầu hết đều liên quan
đến máy tính (Doms và cộng sự, 1997). Nhà nghiên cứu Brynjolfsson và cộng sự
(2000) đã phát hiện ra rằng một số hoạt động tổ chức nhất định như việc tăng cường
sử dụng lao động lành nghề, cơ cấu tổ chức phi tập trung và theo nhóm làm tăng giá
trị của sự đầu tư CNTT. Bằng dữ liệu khảo sát của mình, Brynjolfsson và cộng sự
(2000) nhận thấy rằng các tổ chức đầu tư nhiều hơn vào thiết kế lại quy trình kinh
doanh và dành nhiều nguồn lực CNTT hơn để tăng giá trị khách hàng (ví dụ: chất
lượng, kịp thời, tiện lợi) có thành quả tổ chức cao hơn. Tất cả các nghiên cứu này
cho thấy rằng có thể có lợi ích từ tự động hóa, thiết kế lại quy trình và tăng tính kịp
thời hoặc chất lượng đầu ra liên quan đến triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực
tổ chức thành công mặc dù những hiệu ứng này trong bối cảnh cụ thể của hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức ít được nghiên cứu tại Việt Nam trước đây.
8


2.1.2.1. Giá trị kinh doanh và quan điểm nền tảng nguồn lực

Quan điểm nền tảng nguồn lực (RBV) được sử dụng để xem xét tính hiệu quả và
các lợi thế cạnh tranh của nguồn lực cụ thể trong tổ chức như văn hóa (Barney,
1991), cơng việc thường ngày của tổ chức. Quan điểm này cũng phù hợp khi xem
xét nguồn lực CNTT, nó là cơ sở vững chắc cho việc phân tích vấn đề liệu CNTT
có thể liên kết với lợi thế cạnh tranh hay không và làm thế nào nó thực hiện được
điều đó. Các nhà nghiên cứu chiến lược đã áp dụng quan điểm nền tảng nguồn lực
để phân tích về mặt lý thuyết những lợi thế cạnh tranh của CNTT và đánh giá sự bổ
sung giữa CNTT và các nguồn lực khác của tổ chức (Powell và Micallef, 1997).
Các nhà nghiên cứu hệ thống thông tin cũng bắt đầu sử dụng quan điểm nền tảng
nguồn lực để mở rộng sự hiểu biết về giá trị kinh doanh. Như vậy, vì bản chất của
quan điểm nền tảng nguồn lực là tập trung vào các thuộc tính của nguồn lực đồng
thời nhận thấy tính hữu dụng của nó trong việc kiểm tra nguồn lực CNTT nói chung
cũng như hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức nói riêng, tác giả quyết định chọn
quan điểm nền tảng nguồn lực làm nền tảng cơ sở lý thuyết chính cho nghiên cứu.
Có nguồn gốc từ tài liệu chiến lược quản lý, quan điểm dựa trên góc nhìn nguồn lực
của tổ chức cho rằng các tổ chức cạnh tranh trên cơ sở nguồn lực tổ chức “độc đáo”
có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thay thế được bởi các nguồn lực khác
(Barney, 1991). Lý thuyết quan điểm nền tảng nguồn lực hoạt động theo các giả
định rằng các nguồn lực cần được hình thành ý tưởng, lựa chọn và thực hiện các
chiến lược được phân phối không đồng đều giữa các tổ chức làm cho sự khác biệt
của tổ chức vẫn ổn định theo thời gian (Barney, 1991). Mặc dù những người ủng hộ
quan điểm nền tảng nguồn lực thường có xu hướng xác định nguồn lực khá rộng,
bao gồm tài sản, kiến thức, khả năng và quy trình tổ chức, Grant (1991) lại phân
biệt giữa nguồn lực với khả năng và phân loại nguồn lực thành hữu hình, vơ hình và
nhân sự.
Nguồn lực hữu hình bao gồm vốn tài chính và tài sản vật chất của tổ chức như nhà
máy, thiết bị và nguyên liệu thô trong kho. Nguồn lực vơ hình bao gồm các tài sản
như danh tiếng, hình ảnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm,…Trong khi nguồn
lực nhân sự bao gồm bí quyết kỹ thuật và tài sản tri thức khác bao gồm các thứ như
9



văn hóa tổ chức, đào tạo nhân viên, lịng trung thành,…Trong khi các nguồn lực
phục vụ như các đơn vị phân tích cơ bản, các tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng
cách tập hợp các nguồn lực làm việc cùng nhau để tạo ra các khả khác nhau của tổ
chức. Vì vậy, khả năng của một tổ chức là để tập hợp, thống nhất và khai thác giá trị
nguồn lực (Russo và Fouts, 1997).
Khi mà nguồn lực tổ chức có giá trị, khơng bắt chước được và khơng thể thay thế,
họ có thể giải thích sự khác biệt trong giá trị kinh doanh. Quan điểm nền tảng nguồn
lực đã được sử dụng trong tài liệu về hệ thống thơng tin để giải thích giá trị kinh
doanh của CNTT, trong đó tập hợp cụ thể về nguồn lực tổ chức xác định thành quả
của tổ chức (Ruivo và cộng sự, 2017).
Sau khi xem xét các luồng nghiên cứu trước đó, tác giả kết luận rằng mặc dù các
nghiên cứu được công bố đã mở rộng giá trị kinh doanh của ERP nhưng kết quả
nhìn vào hệ thống này một cách riêng lẻ, khơng có nghiên cứu nào được tìm thấy
đánh giá giá trị chung của ERP dựa vào lý thuyết quan điểm nền tảng nguồn lực.
Nghiên cứu này sử dụng quan điểm nền tảng nguồn lực làm một khung tham khảo
phát triển một mơ hình lý thuyết để hiểu được mức độ tích hợp ERP đóng góp vào
giá trị kinh doanh của CNTT.
2.1.2.2. Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và giá trị kinh doanh
Trong lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức, có một số
nghiên cứu đã xem xét hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức từ quan điểm nền
tảng nguồn lực. Trong nghiên cứu của Kalling (2003), quan điểm nền tảng nguồn
lực được sử dụng để mô tả các quy trình mà các tổ chức và người quản lý trải qua
trong cơng việc của họ để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức. Trong khi đó Lengnick – Hall và cộng sự (2004) đã tuyên
bố rằng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức là cực kỳ hữu ích trong việc tận
dụng các nguồn lực khác của tổ chức và việc đề cao tính cạnh tranh của nó đã được
xem là một sự nói quá. Khi đề cập đến quan điểm nền tảng nguồn lực, Laframboise
và Reyes (2005) thấy rằng ảnh hưởng của các hệ thống hoạch định nguồn lực tổ


10


chức về lợi thế cạnh tranh và thành quả tổ chức chỉ là gián tiếp tức là thông qua
tương tác với các nguồn lực khác.
Trong các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa hệ thống hoạch định nguồn lực tổ
chức và thành quả tổ chức trong đó có ba nhóm nghiên cứu nổi bật (Uwizeyemungu
và Raymond, 2012). Nhóm đầu tiên điều tra nghiên cứu vấn đề liệu hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức có ảnh hưởng đến thành quả tổ chức trên nhiều khía cạnh
khác nhau hay khơng. Nhóm thứ hai là các nghiên cứu về cơng nghệ tổ chức và điều
kiện mà theo đó hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức đóng góp vào giá trị kinh
doanh. Nhóm thứ ba bao gồm các nghiên cứu về việc đề xuất các mơ hình, phương
pháp đo lường sự đóng góp của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức đến thành
quả tổ chức. Do đó nghiên cứu hiện tại liên quan đến nhóm thứ hai và thứ ba, vì sử
dụng lý thuyết giá trị kinh doanh của CNTT như một khung tham chiếu để hiểu
được vai trò của hệ thống hoạch định nguồn lực tới giá trị kinh doanh và thành quả
tổ chức.
2.1.2.3. Thành quả tổ chức của giá trị kinh doanh
Thành quả tổ chức đề cập đến hiệu quả hoạt động tài chính và hoạt động của tổ
chức đó (Venkatraman và Ramanujam, 1986). Nghiên cứu trước đây đã sử dụng
một số chỉ số để đo lường thành quả của tổ chức. Các chỉ số này rơi vào ba danh
mục chung: tài chính, hiệu quả và các loại khác. Các chỉ tiêu tài chính bao gồm các
đơn vị thường được sử dụng như lợi tức đầu tư (ROI), lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu, ROS, doanh thu (Rai và cộng sự, 2006) và bán hàng. Các chỉ số này thường có
thể cho thấy khả năng của tổ chức trong việc tạo ra lợi nhuận. Ngoài các chỉ số tài
chính, nghiên cứu hiện nay cũng sử dụng các chỉ số liên quan đến hiệu quả để kiểm
tra tác động của hệ thống thông tin đối với hiệu quả hoạt động như năng suất, giảm
chi phí bao gồm giá vốn hàng bán (COG/S),… (Wang và cộng sự, 2006).
Sự ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức đến thành quả tổ chức

cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo điều tra của Poston
và Grabski (2001) về sự ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức trên
thành quả tổ chức. Họ đã kiểm tra thành quả triển khai của 50 tổ chức áp dụng hệ
11


thống hoạch định nguồn lực tổ chức sau ba năm triển khai, sau khi kiểm soát thành
quả tổ chức của họ trước khi triển khai. Họ khơng tìm thấy cải thiện đáng kể nào
trong lợi nhuận còn lại hoặc tỷ lệ bán hàng, chi phí quản lý chung và doanh thu
trong suốt thời gian ba năm. Tuy nhiên, họ đã tìm thấy sự sụt giảm đáng kể tỷ lệ
nhân viên trên doanh thu trong mỗi ba năm đó và sự cải thiện đáng kể chi phí bán
hàng trong ba năm. Nhìn chung, họ nhận thấy rằng các tổ chức sử dụng hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức thể hiện sự gia tăng hiệu quả trong một số khu vực,
nhưng chi phí tăng lên ở các nơi khác có vẻ như bù đắp những gia tăng đó. Các nhà
nghiên cứu khác cũng chỉ ra ít hoặc khơng có mối quan hệ giữa đầu tư CNTT và
hiệu quả tài chính, thường được gọi là nghịch lý về năng suất (Harris, 1994). Tuy
nhiên, theo đề xuất của Dos Santos và cộng sự (1993), việc phân định giữa sử dụng
sáng tạo và không sáng tạo của CNTT có thể cung cấp sự rõ ràng trong vấn đề này.
Câu hỏi đặt ra lúc bấy giờ là làm thế nào mà Poston và Grabski (2001) kiểm tra
thành quả của các tổ chức chấp nhận đầu tư CNTT sáng tạo là hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức nhưng khơng tìm thấy lợi ích đáng kể trong hoạt động tài chính?
Trong khi có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, một giải thích có thể được đề xuất
bởi Brynjolfsson và cộng sự (2000) là bất kỳ lợi ích tài chính nào liên quan đến việc
áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức được chuyển cho khách hàng dưới
dạng giá thấp hơn. Nhà nghiên cứu Robertson và Gatignon (1986) cũng đã đưa ra
một lời giải thích tương tự khi họ xem xét tác động của các yếu tố cạnh tranh đến sự
phổ biến của cơng nghệ tiên tiến. Thơng qua mơ hình phân tích, Eliashberg và
Chatterjee (1986) đã thảo luận và chứng minh rằng giá giảm ngay lập tức sau khi áp
dụng các công nghệ tiên tiến và nhu cầu tăng do sự thay đổi về giá. Họ cũng chỉ ra
rằng hiệu quả tài chính của người áp dụng có thể hoặc khơng cải thiện đáng kể tùy

thuộc vào một loạt các yếu tố ngoại sinh như cường độ cạnh tranh, tính khơng đồng
nhất của ngành, sự không chắc chắn về nhu cầu và tỷ lệ chấp nhận của các tổ chức
cạnh tranh; tuy nhiên, thành quả của các tổ chức không sử dụng hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức sẽ được dự đoán sẽ xấu đi khi so sánh trong một thị trường
cạnh tranh. Như vậy, từ khi hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức còn mới được
sử dụng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ giữa hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức và hiệu quả tài chính của tổ chức thơng qua giá cả của sản phẩm,
12


đây là một bước tiến lớn sau khi có nhiều nhận định về việc hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức không tạo ra thành quả cho tổ chức.
2.1.3. Các nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu liên quan là những cơ sở lý luận quan trọng cho tác giả tìm hiểu về
vai trò của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức trong giá trị kinh doanh của
CNTT, cả năm nghiên cứu đều được trình bày tóm tắt trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các nghiên cứu liên quan
STT

Tác giả
Bharadwaj và

1

cộng sự
(2000)
Liang và

2


cộng sự
(2010)

3

thành quả tổ chức: một nghiên cứu thực nghiệm
Quan điểm nền tảng nguồn lực trong CNTT và thành quả tổ
chức: một phân tích meta.
Kiểm tra giá trị và sử dụng ERP trong giai đoạn hậu triển

cộng sự

khai: Bằng chứng thực nghiệm từ các tổ chức vừa và nhỏ ở

(2014)

Bồ Đào Nha

cộng sự
(2017)
Wamba và

5

Quan điểm nền tảng nguồn lực với khả năng CNTT và

Ruivo và

Ruvio và
4


Lĩnh vực nghiên cứu

cộng sự
(2018)

Giá trị của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và quản
trị quan hệ khách hàng
Chuyển đổi chất lượng thông tin thành năng suất tổ chức
trong nền kinh tế dữ liệu lớn

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nghiên cứu này của Bharadwaj (2000) phát triển khái niệm của CNTT như một khả
năng của tổ chức và kiểm tra thực nghiệm giữa khả năng CNTT và thành quả tổ
13


chức. Nguồn lực CNTT của tổ chức được phân loại thành cơ sở hạ tầng CNTT,
nguồn lực CNTT về con người và các nguồn lực vơ hình hỗ trợ CNTT. Phương
pháp so sánh nhóm mẫu phù hợp và xếp hạng cơng khai có sẵn được sử dụng để
đánh giá khả năng CNTT và thành quả tổ chức. Kết quả cho thấy rằng các tổ chức
có khả năng CNTT cao có khuynh hướng hoạt động tốt hơn các mẫu kiểm tra khác
của tổ chức về mặt lợi nhuận và chí phí.
Nghiên cứu của Liang và cộng sự (2010) là tổng hợp các nghiên cứu có sử dụng
quan điểm nền tảng nguồn lực trước đây để kiểm tra xem CNTT và các nguồn lực
tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến thành quả tổ chức hay khơng. Một mơ hình trực
tiếp và gián tiếp có hiệu lực được đề xuất trong nghiên cứu xoay quanh các khả
năng, nguồn lực và thành quả tổ chức. Một phân tích meta được thực hiện trên 42
nghiên cứu thực nghiệm được công bố để kiểm tra các yếu tố khác nhau trong quan
điểm nền tảng nguồn lực ảnh hưởng như thế nào đến thành quả. Kết quả của nghiên

cứu cho thấy rằng mơ hình gián tiếp bao gồm khả năng của tổ chức như một biến
trung gian giữa nguồn lực tổ chức và thành quả tổ chức có thể giải thích rõ hơn giá
trị của CNTT so với mơ hình hiệu quả trực tiếp mà khơng có khả năng của tổ chức.
Thêm nữa, nguồn lực cơng nghệ có thể cải thiện hiệu quả thành quả nhưng có thể
khơng tạo nên tăng trưởng hiệu quả tài chính một cách trực tiếp. Cuối cùng là khả
năng nội bộ ảnh hưởng có ảnh hưởng đến thành quả nhưng chỉ có khả năng bên
ngồi mới ảnh hưởng tới thành quả tài chính. Nghiên cứu của Liang và cộng sự
(2010) đã chỉ ra được rằng các tổ chức nên tập trung vào việc làm thế nào để nguồn
lực CNTT có thể nâng cao khả năng của nó, điều này sẽ mang lại thành quả tốt hơn.
Theo nghiên cứu của Ruivo và cộng sự (2014) có sự quan tâm rất lớn giữa các nhà
nghiên cứu về giá trị hệ thống thông tin kế toán (AIS). Điều này đặc biệt quan trọng
trong các trường hợp của hệ thống như hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức.
Nghiên cứu này đo lường thực nghiệm và phân tích các yếu tố quyết định sử dụng
và giá trị của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức trong một nền tảng duy nhất,
cũng như cung cấp các bằng chứng thực nghiệm từ các tổ chức vừa và nhỏ ở Bồ
Đào Nha. Dựa trên lý thuyết về quy trình và bối cảnh của cơng nghệ thơng tin,
Ruivo và cộng sự (2014) đã đề xuất chín giả thuyết. Sử dụng khung tham chiếu
14


công nghệ – tổ chức – môi trường để đưa ra giả thuyết về tính tương thích, phức
tạp, hiệu quả, thực tiễn tốt nhất, đào tạo và áp lực cạnh tranh giải thích việc sử dụng
hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức.
Thơng qua mơ hình phương trình cấu trúc, một bộ dữ liệu được thu thập từ các khảo
sát trên 134 website được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết. Sau khi phân tích thực
nghiệm, nghiên cứu dẫn đến sáu vấn đề chính như sau: (1) Tính tương thích, phức
tạp, thực hành tốt nhất và hiệu quả là yếu tố quyết định quan trọng đối với việc sử
dụng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức cũng như đào tạo và áp lực cạnh tranh,
cho thấy đặc điểm công nghệ, tổ chức và môi trường là động lực chính của việc sử
dụng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức giữa các tổ chức vừa và nhỏ. (2)

Tương tự như vậy, sự hợp tác và phân tích quan trọng hơn đối với giá trị hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức khi sử dụng điều này cho thấy rằng các đặc tính về
khả năng của hệ thống là những trình điều khiển chính của giá trị hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức. (3) Những lợi ích của giá trị hệ thống hoạch định nguồn lực
tổ chức là từ việc cải tiến hệ thống đến quy trình kinh doanh của tổ chức trong các
giai đoạn sau triển khai. (4) Đối với các tổ chức vừa và nhỏ, số liệu có giá trị chủ
yếu đạt được thơng qua hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức là kiểm soát quản
lý. (5) Tổ chức vừa và nhỏ đang sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức
làm hệ thống kế tốn để quản lý, kế tốn tài chính và thuế. (6) Tổ chức vừa và nhỏ
đầu tư hơn 70% ngân sách CNTT hàng năm của họ vào sử dụng hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức. Tóm lại, những điều này cung cấp những hiểu biết sâu sắc
về cách các tổ chức vừa và nhỏ sử dụng, trích xuất giá trị từ hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức và làm thế nào cải tiến tích cực tác động đến giá trị của hệ thống.
Ruvio và cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu giá trị của hệ thống hoạch định
nguồn lực tổ chức và quản trị quan hệ khách hàng nhằm mục đích nhằm mục đích
phát triển và kiểm tra mơ hình lý thuyết để đo lường ảnh hưởng của hệ thống hoạch
định nguồn lực tổ chức, hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM) đồng thời
kiểm duyệt các mối quan hệ của tích hợp hệ thống và quy trình về giá trị kinh
doanh. Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và quản lý quan hệ khách hàng được
phân tích dựa trên quan điểm nền tảng nguồn lực và được đo lường bởi sự ảnh
15


hưởng đến giá trị kinh doanh của chúng song song đó là kiểm định mối quan hệ
điều tiết giữa hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức, quản lý quan hệ khách hàng
với tích hợp hệ thống và tích hợp quy trình. Mơ hình và dữ liệu được phân tích với
dữ liệu thu thập được bởi Microsoft từ những tổ chức có ứng dụng cả hệ thống
hoạch định nguồn lực tổ chức và quản lý quan hệ khách hàng trong tổ chức của họ.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức là một tài
sản quan trọng trong việc tạo ra giá trị kinh doanh trong khi đó tác động của hệ

thống quản lý quan hệ khách hàng đến giá trị kinh doanh là khơng đáng kể. Mối
quan hệ điều tiết giữa tích hợp hệ thống đối với quản lý quan hệ khách hàng và hệ
thống hoạch định nguồn lực tổ chức là không đáng kể nhưng tích hợp hệ thống
được nhận định rằng có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến giá trị kinh doanh. Đối
với tích hợp quy trình, nghiên cứu thấy rằng nó chỉ có ý nghĩa khi kiểm duyệt biến
hệ thống CRM, ngồi ra khơng có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị kinh doanh. Mơ
hình của Ruvio và cộng sự (2017) đã cho thấy được hiệu ứng kiểm duyệt của tích
hợp hệ thống và tích hợp quy trình là các biến quan trọng để hiểu được giá trị kinh
doanh chung của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức và hệ thống quản lý quan
hệ khách hàng.
Nghiên cứu của Wamba và cộng sự (2018) khám phá các động lực chất lượng thông
tin trong môi trường dữ liệu lớn liên kết với giá trị kinh doanh, sự hài lòng của
người dùng và thành quả tổ chức. Họ đã đề xuất một lý thuyết về động lực chất
lượng thông tin giúp đạt được giá trị kinh doanh, sự hài lòng của người dùng và
thành quả vững chắc với chiến lược và sự triển khai dữ liệu lớn. Chất lượng thông
tin từ phân tích dữ liệu lớn được xem là tiền đề cho phản ứng cảm xúc (ví dụ: giá trị
và sự hài lịng) và đối phó (thành quả). Động lực chất lượng thông tin được đề xuất
được kiểm tra từ dữ liệu thu thập được từ 302 nhà phân tích kinh doanh trên các tổ
chức khác nhau ở Pháp và Hoa Kỳ.
Những phát hiện cho thấy rằng chất lượng thông tin từ phân tích dữ liệu lớn phản
ánh bốn khía cạnh quan trọng: đầy đủ, tiền tệ, định dạng và độ chính xác. Chất
lượng thơng tin tổng thể có ý nghĩa tích cực, đáng kể đến thành quả của tổ chức có
biến trung gian là giá trị kinh doanh và sự hài lòng của người dùng. Nghiên cứu đưa
16


ra một tập hợp các yếu tố quyết định chất lượng thông tin và giá trị kinh doanh
trong các dự án phân tích dữ liệu lớn nhằm hỗ trợ các nhà quản lý trong quyết định
nâng cao sự hài lòng của người dùng và thành quả tổ chức.
2.2. Mơ hình nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan nêu trên, tác giả tiến hành
kiểm định một mơ hình với năm yếu tố: tích hợp quy trình, hệ thống ERP, tích hợp
hệ thống, giá trị kinh doanh của CNTT và thành quả tổ chức. Trong đó, giá trị kinh
doanh của CNTT bị tác động bởi ba yếu tố đó là tích hợp quy trình, hệ thống ERP,
tích hợp hệ thống, cịn giá trị kinh doanh của CNTT lại tác động lên thành quả tổ
chức. Mơ hình nghiên cứu được trình bày trong hình 2.2. Trong mục này, tác giả sẽ
trình bày khái niệm của các yếu tố trong mơ hình đồng thời đưa ra các giả thiết
nghiên cứu.
2.2.1. Giá trị kinh doanh của CNTT
Giá trị kinh doanh của CNTT (ITB) đề cập đến sự ảnh hưởng của CNTT đến thành
quả tổ chức bao gồm việc nâng cao thành quả, cải thiện lợi nhuận, giảm chi phí,
tăng lợi thế cạnh tranh, giảm lượng tồn kho và các yếu tố khác (Devaraj và Kohli,
2003). Có một số nghiên cứu điều tra mở rộng giá trị kinh doanh của CNTT bằng
cách sử dụng nhiều phương pháp và các mức phân tích khác nhau. Nghiên cứu ở
cấp độ tổ chức đã chứng minh rằng đầu tư công nghệ thông tin có ảnh hưởng đáng
kể đến mức năng suất, tăng năng suất và giá trị thị trường chứng khoán của các tổ
chức (Brynjolfsson và cộng sự, 2000). Nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy một số tác
động tích cực đến các chỉ số thành quả nội bộ như doanh thu hàng tồn kho (Barua
và cộng sự, 2004). Chi tiết hơn, Ruvio và cộng sự (2017) đã đi vào tìm hiểu giá trị
kinh doanh của CNTT mà cụ thể ở đây là của hệ thống hoạch định nguồn lực tổ
chức và quản lý quan hệ khách hàng cùng các yếu tố liên quan khác, kết quả cho
thấy rằng hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị
kinh doanh.

17


×