Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.46 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÁN THỊ VÂN KHÁNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH

TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÁN THỊ VÂN KHÁNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH

TẠI VIỆT NAM

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch
tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, được trích dẫn từ các nguồn
cơng khai, hợp pháp, khơng sao chép từ bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hán Thị Vân Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
QUỐC TỊCH TẠI VIỆT NAM............................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và vai trò của quản lý nhà nước
về quốc tịch tại Việt Nam...................................................................................................... 7
1.2. Nội dung, chủ thể, phương thức quản lý nhà nước về quốc tịch tại
Việt Nam...................................................................................................................................... 15
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về quốc tịch................16
1.4. Những điều kiện bảo đảm đến quản lý nhà nước về quốc tịch..............22
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC
TỊCH TẠI VIỆT NAM.............................................................................................................. 27
2.1. Hoạt động xây dựng thể chế quản lý nhà nước về quốc tịch..................27
2.2. Hoạt động tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch.................53
2.3. Đánh giá chung những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

trong quản lý nhà nước về quốc tịch............................................................................. 61
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY....................................................................................................................... 70
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch tại
Việt Nam giai đoạn hiện nay............................................................................................. 70
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch tại
Việt Nam giai đoạn hiện nay............................................................................................. 72
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 81
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN VĂN ĐÃ

CÔNG BỐ.......................................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LQT
UBND

:
:

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008
Ủy ban nhân dân

CQDD


:

Cơ quan đại diện

QTVN

:

Quốc tịch Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn
bó, bền vững về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ
pháp lý duy nhất xác định công dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Tuyên ngôn
nhân quyền thế giới đã khẳng định: “Ai cũng có quyền có quốc tịch. Khơng ai
có thể bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc bị từ chối quyền được thay đổi
quốc tịch”. Như vậy có thể hiểu, quyền có quốc tịch là cơ sở đầu tiên và là
kim chỉ nam xuyên suốt cho việc thực thi các quyền công dân khác.
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, ngay từ
khi ra đời, Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm tới vấn đề quốc tịch. Ngày 20
tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 53/SL
quy định một số vấn đề cơ bản nhất về quốc tịch Việt Nam. Sắc lệnh này có ý
nghĩa chính trị to lớn, là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc Tổng tuyển cử

bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Hiến pháp năm
1980 tại Điều 53 quy định: “Cơng dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định”. Lần đầu tiên, vấn đề
quốc tịch của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp - văn bản có
hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Luật Quốc tịch
Việt Nam năm 1988, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và tiếp theo là Luật
Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã điều
chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc tịch Việt
Nam, nhiều quy định của pháp Luật Quốc tịch đã thực sự đi vào cuộc sống,
1


phát huy vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định người có quốc
tịch Việt Nam, quyết định việc cho nhập, cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt
Nam, thực hiện chính sách bảo hộ của Nhà nước ta đối với công dân Việt Nam ở
nước ngồi, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách đại
đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập
như hiện nay, việc thay đổi quốc tịch của mỗi công dân đã trở nên thuận lợi và
đơn giản hơn nhiều so với trước đây nên việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
quốc tịch thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương cả ở trong nước và nước ngoài. Mỗi cơ quan trong hệ thống đó đều có
vai trị, trách nhiệm nhất định trong phạm vi, nhiệm vụ được phân cơng, phối
hợp. Vì vậy, để từng bước quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc tịch có hiệu quả,
thống nhất, đúng pháp luật thì việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động
quản lý nhà nước là vấn đề có ý nghĩa thiết thực.

Việc lựa chọn và nghiên cứu Đề tài “Quản lý nhà nước về quốc tịch tại
Việt Nam” làm Luận văn thạc sĩ luật học sẽ góp phần đánh giá và nâng cao
hiệu quả quản lý trên cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, việc quản lý nhà nước
về quốc tịch là một nội dung quan trọng của lý luận chung nhà nước và pháp
luật. Vấn quản lý nhà nước về quốc tịch đã được đặt ra như một nhiệm vụ cấp
bách của các cơ quan nhà nước. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến
quốc tịch Việt Nam đã được công bố như:
- "Sự phát triển của Luật Quốc tịch Việt Nam" của tác giả Trần Xuân
Dũng (Luận văn cử nhân luật, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2002);
- "Áp dụng Luật Quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài. Thực trạng và giải pháp" của tác giả Nguyễn Việt Thuận (Luận
văn thạc sĩ luật học);

2


- "Quốc tịch - nhìn từ góc độ so sánh" của tác giả Hoàng Ly Anh (Luận
văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2001);
- "So sánh các đạo Luật Quốc tịch của một số nước Đông Nam Á" - đề
tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
-“Thực hiện pháp luật về quốc tịch ở Việt Nam” tác giả Trần Thị Tú. Luận
văn thạc sỹ luật học, tác giả đã khái quát một số nội dung về quản lý nhà nước

đối với lĩnh vực quốc tịch, trong đó, tác giả có nêu ra một số nội dung liên
quan đến quản lý nhà nước về quốc tịch nói chung
- “Quản lý nhà nước đối với người không quốc tịch ở Việt Nam”, tác giả
Trần Cẩm An. Luận văn thạc sỹ, tác giả đã khái quát về công tác quản lý nhà
nước đối với người không quốc tịch trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
- Báo cáo số 32/BC-BTP ngày 29/01/2018 tổng kết thi hành Luật Quốc
tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
trình Chính phủ, Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực).
- Sách hướng dẫn nghiệp vụ Công tác quốc tịch, Bộ Tư pháp (Cục Hộ

tịch, quốc tịch, chứng thực), NXB. Tư pháp
- Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb. Cơng an
nhân dân, Hà Nội, tr.107.
Nhìn chung, các cơng trình khoa học và tài liệu trên đây đã nghiên cứu
và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực quốc tịch với ý nghĩa là một chế định quan trọng trong công pháp
quốc tế và tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn
diện, đầy đủ về quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam được thực hiện
theo chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
Kếthừa một sốkết quảnghiên cứu của cá cơng trình nêu trên, Đề tài “Quản
lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam” tập trung nghiên cứu một cách tương
đối cóhệthống, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan

3


đến quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam trong quản lý nhà nước về
quốc tịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận
và thực tiễn trong quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch tại
Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật đối với quản lý nhà nước
về quốc tịch Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quốc tịch Việt Nam
hiện nay, qua đó tìm hiểu những ngun nhân, khó khăn và thách thức.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về quốc tịch tại Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về quốc tịch
Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về quốc tịch tại Việt Nam trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu quản lý nhà
nước về quốc tịch tại Việt Nam; thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của quản lý nhà nước về quốc tịch. Phạm vi nghiên cứu giới hạn dưới góp
độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật; nghiên cứu hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước về quốc tịch trong khoảng
thời gian từ 01/7/2009 đến 01/7/2019.
4


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước kết hợp với cách tiếp cận đa ngành, liên
ngành về quốc tịch cũng như tham khảo một số nội dung của các công ước
quốc tế về quốc tịch.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận
dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin theo quan
điểm phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể; kết hợp các phương pháp như:
logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận

- Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý của
quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam, bao gồm: khái niệm, nội dung,
các nhân tố ảnh hưởng...
- Về mặt thực tiễn
+ Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cơng tác nghiên cứu
khoa học và đào tạo về công tác quốc tịch.
+ Các kiến nghị về giải pháp của Luận văn có giá trị tham khảo đối với
cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
cơng tác quốc tịch nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của Luật văn bao gồm 03 phần:
Chương 1. Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về quốc tịch
tại Việt Nam
5


Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam
Chương 3. Quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam giai đoạn hiện nay
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ QUỐC TỊCH TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và vai trò của quản lý nhà

nước về quốc tịch tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm quốc tịch, quản lý nhà nước về quốc tịch
1.1.1.1. Khái niệm quốc tịch
Quốc tịch là một khái niệm ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong
kiến lên chủ nghĩa tư bản. Khái niệm này xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ
của cách mạng tư sản. Thông thường, người nào cũng có một tổ quốc và từ
khi sinh ra đều mang một quốc tịch nhất định. Đây không chỉ là vấn đề tình
cảm và tâm lý mà cịn là mối liên hệ giữa cá nhân đó với nhà nước. Mối liên
hệ này xác định địa vị pháp lý của họ. Bởi vậy, thời điểm lịch sử thay đổi dẫn
đến khái niệm về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch thay đổi.
Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quốc tịch là một chế định
pháp lý bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ
pháp luật được thiết lập giữa cá nhân với một Nhà nước, trên cơ sở đó làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Quốc tịch là
căn cứ duy nhất xác định công dân của một Nhà nước, là “sự quy thuộc của
một người vào một quốc gia nào đó”. Mỗi quốc gia có một chế định pháp lý
khác nhau về quốc tịch, do vậy, Luật quốc tịch mỗi nước quy định cụ thể vấn
đề về nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch của mỗi công dân phù
hợp với đặc thù của nước đó.
Pháp luật về quốc tịch của mỗi nước có những nội dung khác nhau
trong đó có sự thừa nhận sự bình đẳng của các cá nhân với nhau trong mọi
lĩnh vực đời sống đảm bảo thực hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật phù hợp với luật quốc tế. Sự quy thuộc về mặt pháp lý trong

7


vấn đề quốc tịch đồng nghĩa với việc một công dân nhận được các quyền lợi
mà nhà nước và pháp luật nước này đảm bảo cho họ được thụ hưởng, đồng
thời xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước đó đối với việc bảo vệ

quyền lợi cho cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng dân cư của quốc gia
mà họ là công dân, cũng như trong mối quan hệ quốc tế mà người đó tham gia
nhân danh chính cá nhân họ.
Một yếu tố quan trọng góp phần cấu tạo nên quốc gia là cư dân sống
trên lãnh thổ quốc gia và việc tổ chức Nhà nước có mối quan hệ qua lại với cư
dân đó. Mỗi quốc gia có những tập hợp dân cư khác nhau và có mối quan hệ
cũng rất khác nhau với Nhà nước. Mối quan hệ phức tạp này trong khoa học
pháp lý gọi là quốc tịch.
Quốc tịch là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi con người, là mối quan hệ
chính trị và pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước, là cơ sở xác định
quyền và nghĩa vụ qua lại giữa nhà nước và cơng dân. Quyền có quốc tịch là
một trong những quyền cơ bản đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và được
khẳng định trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948: “Ai cũng có
quyền có quốc tịch. Khơng ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi
quốc tịch một cách độc đốn” (Điều 15 Tun ngơn nhân quyền 1948).
Theo từ điển Oxford của Anh: Quốc tịch là sự quy thuộc của một người
vào một quốc gia nào đó. Theo từ điển Bách khoa Luật của Liên Xơ cũ thì
“quốc tịch là sự quy thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào
một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà
nước quy định các quyền cho cá nhân là cơng dân của mình, bảo vệ và bảo hộ
cơng dân đó ở nước ngồi. Về phần mình, cơng dân phải tuân theo pháp luật
của Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước”. Còn các chuyên
gia Mỹ thì cho rằng quốc tịch là một đặc tính phát sinh từ sự kiện quy thuộc
của một người vào một quốc gia nào đó. Luật Quốc tịch Lào khẳng định:
Quốc tịch Lào thể hiện mối quan hệ pháp luật và chính trị, ràng buộc một
8


người nào đó với Nhà nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào và là cơ sở xác
định người đó có địa vị là cơng dân Lào.

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và Luật quốc tịch Việt Nam năm
2008 đều xác định: Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá
nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách
nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân
Việt Nam.
Như vậy, quốc tịch là một khái niệm, một phạm trù chính trị - pháp lý
xác định một mối quan hệ giữa cá nhân một con người với một Nhà nước nhất
định. Quan hệ này cho phép xác định con người nào đó là cơng dân của một
nước cụ thể. Mỗi quốc gia có một chế độ pháp lý khác nhau về quốc tịch. Mối
liên hệ pháp lý này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
người đó đối với quốc gia mà họ mang quốc tịch và tổng thể quyền và nghĩa
vụ của quốc gia đối với cơng dân của mình. Do vậy, Luật quốc tịch quy định
cụ thể về vấn đề nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch, tước quốc
tịch... đối với cơng dân phù hợp với đặc thù của nước đó.
Từ những phân tích nêu trên có thể khái niệm: Quốc tịch là một phạm
trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững về chính trị và
pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất xác định công
dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua
lại giữa Nhà nước và công dân.
1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước: là hoạt động của nhà nước trên
các lĩnh vực lập pháp,hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối
nội và đối ngoại của nhà nước.
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà
nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các
chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của quản lý nhà nước là
9


tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng

quản lý.
Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước
từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất.
Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện
đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các
hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ
quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của
con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
1.1.1.3. Quản lý nhà nước về quốc tịch: là việc các cơ quan quản lý nhà
nước áp dụng các chính sách, pháp luật tác động lên các đối tượng có liên
quan nhằm điều chỉnh, thực hiện việc bảo hộ cơng dân của quốc gia mình
cũng như làm thay đổi quốc tịch và thay đổi sự bảo hộ của nhà nước tới cá
nhân đang mang quốc tịch của quốc gia đó.
1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về quốc tịch ở Việt Nam
Hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tính chính trị, an ninh, quốc phịng
Đây là đặc trưng của quản lý nhà nước về công tác quốc tịch, bảo đảm
phục vụ các mục tiêu chính trị, theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực quốc tịch. Ngoài việc đảm bảo ở Việt Nam
mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch và hạn chế đối với tình trạng khơng
quốc tịch đối với những người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì việc quản lý
nhà nước đối với vấn đề quốc tịch vẫn phải đảm bảo để tất cả các đối tượng
cần phải chấp hành, đi theo các quan điểm chính trị của Đảng cầm quyền, vai
trị quản lý của nhà nước và được triển khai thực hiện theo đúng quan điểm
chỉ đạo của cơ quan quyền lực cao nhất là Nhà nước.
10



Thứ hai, tính quyền lực nhà nước
Quản lý nhà nước về quốc tịch thể hiện ở các nội dung cơ bản là: chủ thể
quản lý có quyền quyết định vấn đề quốc tịch của một cá nhân thông qua việc
ban hành Quyết định cá biệt của Chủ tịch nước (cho nhập, cho thôi, cho trở
lại, tước quốc tịch Việt Nam, ...) trên cơ sở nguyện vọng của cá nhân và đề
xuất của cơ quan có thẩm quyền (loại trừ việc tước quốc tịch Việt Nam của
một cá nhân trên cơ sở đề xuất của cơ quan nhà nước, không xuất phát từ ý
chí, nguyện vọng của cá nhân đó). Quyết định của Chủ tịch nước thể hiện tính
quyền lực nhà nước một cách mạnh mẽ, nó quyết định một cá nhân có phải là
cơng dân Việt Nam đó hay khơng hoặc người không quốc tịch đang cư trú ổn
định tại Việt Nam, chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Việt Nam,
đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam, có được trở
thành cơng dân Việt Nam, được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước Việt Nam,
được công nhận về mặt pháp lý là cơng dân Việt Nam hay khơng. Tính quyền
lực này mang tính chính trị hết sức rõ nét, bởi nó ảnh hưởng đến cả cá nhân và
nhà nước của một quốc gia về cả đối nội và đối ngoại.
Công cụ, phương pháp quản lý: Công cụ quản lý nhà nước về quốc tịch
được hiểu là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc tịch; phương pháp
quản lý là sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính mang tính quyền lực
nhà nước.
Thứ ba, tính xã hội
Việc thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc tịch phải được triển
khai thực hiện trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội, do đó, việc
quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ
chức, cá nhân trong xã hội nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp
luật về quốc tịch rất là cần thiết.
Thứ tư, tính đa dạng và thống nhất

11



Tính chất này của hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch được thể hiện

ở chỗ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác quốc tịch; Bộ Tư
pháp là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ trong cơng tác quốc tịch, chủ trì và
phối hợp với các cơ quan hữu quan thực thi vai trò quản lý nhà nước về quốc
tịch đạt được kết quả tốt nhất. Tuy giữa các cơ quan nhà nước về quốc tịch có
sự phân cấp về lĩnh vực chun mơn cũng như về giới hạn thẩm quyền nhưng
vẫn thống nhất ở các điểm sau: Nội dung quản lý, phương pháp quản lý nhà
nước về công tác quốc tịch cần được đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp
luật của quốc gia, tiến tới phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế; cơ chế
phối hợp được thực hiện dựa trên nguyên tắc phối hợp hành chính, hiệu quả,
tránh sự rườm rà, chồng chéo; có sự cập nhật, trao đổi thơng tin giữa các cơ
quan hữu quan trong hoạt động thuộc phạm vi do mình quản lý cho Chính phủ
(thơng qua Bộ Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ thực hiện) để
phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch trên phạm vi toàn quốc.
1.1.3. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về quốc tịch ở Việt Nam
Hoạt động quản lý về công tác quốc tịch cần phải được thực hiện dựa
trên nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý
theo lãnh thổ. Cụ thể:
Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động quản lý
Đảm bảo pháp chế được hiểu như là những điều kiện, những phương tiện
và những khả năng hiện thực trên thực tế đối với pháp luật hiện hành nhằm
xây dựng và củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân, bảo vệ các quyền
và nghĩa vụ của công dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước suy cho cùng là
hoạt động thực thi pháp luật ngày càng có hiệu quả trong thực tế.
Các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc tịch đảm bảo pháp
chế phải diễn ra trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và Luật Quốc tịch Việt
Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

12


Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo lãnh thổ
Theo nguyên tắc này, các cơ quan tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về công tác quốc tịch sẽ được thực hiện phân cấp theo quy định của
Luật Quốc tịch từ Trung ương tới địa phương. Các cơ quan nhà nước tại địa
phương sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo sự chỉ đạo về chuyên
môn của của cơ quan nhà nước cấp trên. Tuy nhiên, Sở Tư pháp cùng một số
sở, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực quốc tịch (Sở Ngoại vụ, Cơng an
tỉnh, Bộ đội biên phịng tỉnh,...) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
nên cũng chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, bộ máy và chỉ đạo hoạt động
của các cơ quan này (theo nguyên tắc tổ chức song trùng trực thuộc). Việc
thực hiện chức năng quản lý nhà nước sẽ được triển khai nhịp nhàng, có sự
phối hợp thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả cũng như làm nổi bật vai trò của
Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc tịch.
1.1.4. Vị trí, vai trị của quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam
Quản lý nhà nước về quốc tịch có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong
toàn bộ các hoạt động về pháp luật. Quản lý nhà nước về quốc tịch không chỉ
thể hiện trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật như hoạt động xây dựng
pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật mà nó cịn là điều kiện quan
trọng để đảm bảo trật tự xã hội. Kết quả và hiệu quả quản lý nhà nước về quốc
tịch là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xác định tính chất của nền
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ đó, quản lý nhà nước về quốc tịch có một số
vai trị cơ bản sau:
Một là, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân.
Quản lý nhà nướcc về quốc tịch là một q trình hoạt động có mục
đích, bảo đảm các quyền về quốc tịch của cá nhân để từ đó tạo cơ sở cho việc
bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cá nhân được hưởng tư cách công dân Việt

Nam. Thông qua các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
13


trong quá trình thực hiện pháp luật về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch Việt
Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ của mình; các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của cơng
dân.
Để đạt được mục đích của quản lý nhà nước về quốc tịch, địi hỏi các
cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật, đồng thời có sự phối hợp hiệu quả trong việc giải quyết
các vấn đề quốc tịch cho cá nhân liên quan với mục đích chung là đảm bảo
các quyền về quốc tịch, các quyền và nghĩa vụ của công dân.
Pháp luật về quốc tịch có nhiều quy định về quyền của các cá nhân liên
quan trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, vì vậy, pháp luật về quốc tịch
khơng chỉ bảo vệ riêng quyền lợi của Nhà nước mà còn bảo vệ quyền lợi của
các cá nhân xin nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch... nhằm ngăn
ngừa sự vi phạm pháp luật từ các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Hai là, nâng cao ý thức pháp luật về quốc tịch của công dân
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và trách nhiệm thực hiện pháp
luật mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: “Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Thực
hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về quốc tịch nói riêng là q
trình hoạt động có mục đích làm cho các qui phạm pháp luật về quốc tịch
được thực thi trong thực tế, vì vậy, các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan
có thẩm quyền giải quyết các vấn đề quốc tịch nói riêng, các tổ chức và cơng
dân phải có trách nhiệm trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về
quốc tịch nhằm góp phần giữ gìn bản chất của Nhà nước và nâng cao ý thức
pháp luật của cơng dân.

Ba là, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn, ổn định nền kinh tế - xã hội và
14


hội nhập quốc tế
Quản lý nhà nước về quốc tịch, tạo cơ sở cho việc đảm bảo các quyền
và nghĩa vụ của công dân Việt Nam sinh sống trong nước và ở nước ngồi.
Thơng qua thực hiện pháp luật về quốc tịch, mối quan hệ giữa Nhà nước và
công dân được củng cố, tạo sự bình đẳng giữa Nhà nước và công dân.
Việc thực hiện các quy định pháp luật về quốc tịch sẽ tác động đến ý
thức chấp hành pháp luật của công dân, đặc biệt là trách nhiệm của công dân
trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngoài ra, thực hiện pháp
luật về quốc tịch còn là điều kiện để thực hiện các quan hệ hội nhập quốc tế,
góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế đất nước, nhất là
trong điều kiện giải quyết các quyền của công dân Việt Nam trong mối quan
hệ về tư pháp quốc tế với cơng dân nước ngồi.
1.2. Nội dung, chủ thể, phương thức quản lý nhà nước về quốc tịch tại

Việt Nam
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về quốc tịch
Nội dung hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch đã được quy định trong
Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm các hoạt
động như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và tổ chức thực
hiện pháp luật về quốc tịch; phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch; kiểm tra,
thanh tra xử lý vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về quốc tịch; giải quyết
khiếu nại, tố cáo về quốc tịch; hợp tác quốc tế về quốc tịch; tổng kết công tác
quản lý nhà nước về quốc tịch... nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong q trình giải quyết các vấn đề về quốc tịch, đảm bảo
các quyền về quốc tịch và bảo hộ công dân Việt Nam.


1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về quốc tịch
Chủ thể của quản lý nhà nước về quốc tịch theo quy định của pháp luật
về quốc tịch là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương,
bao gồm: Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Cơng an; UBND các
15


cấp, Sở Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh các
cơ quan quản lý nhà nước cịn một chủ thể đặc biệt đó là Chủ tịch nước. Chủ
tịch nước không phải là một chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước
nhưng Chủ tịch nước là người có quyền ban hành quyết định cho nhập quốc
tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam (Điều 88
Hiến pháp năm 2013).
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức và
cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp, thực hiện yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quốc tịch theo quy định của pháp luật;
các hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của cơ quan có
thẩm quyền giải quyết về quốc tịch đều bị xử lý theo quy định pháp luật.
1.2.3. Phương thức quản lý
Về hình thức thể hiện, hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch được thể
hiện qua công tác quản lý hành chính thuần túy và qua việc áp dụng các quy
định pháp luật khi giải quyết các việc về quốc tịch (giải quyết hồ sơ xin nhập
quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt
Nam, tước quốc tịch Việt Nam, xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác định
quốc tịch Việt Nam để cấp hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân,...). Về phương
thức thực hiện, hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch sẽ được thực hiện
theo cơ chế phân cấp theo thẩm quyền cũng như lĩnh vực hoạt động (cấp
Trung ương và cấp địa phương) và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên
quan với nhau theo quy định của pháp luật (giữa các bộ, ngành liên quan với
nhau hoặc giữa bộ, ngành với UBND cấp tỉnh hoặc giữa cơ quan có thẩm

quyền ở trung ương với cơ quan cấp dưới ở địa phương theo ngành dọc).
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về quốc tịch
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội
- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến việc quản lý nhà nước về quốc tịch. Đặc điểm lãnh thổ, biên giới của Việt
16


Nam có tác động nhất định đến đời sống của cơng dân, đặc biệt là tình trạng
dân di cư tự do trong khu vực biên giới với các nước là Lào, Campuchia và
Trung Quốc. Tình trạng di cư tự do xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể
như: sau khi có sự phân định lại mốc biên giới từ năm 1985, một số vùng đất
thuộc Việt Nam nay thuộc Lào, dân cư sinh sống trên phần đất đó chủ yếu là
người Việt Nam nay trở thành người Lào nhưng vẫn còn giữ chứng minh nhân
dân, sổ hộ khẩu của Việt Nam nên họ lại di cư về Việt Nam.
Do ảnh hưởng của vấn đề quốc tịch cho những người không quốc tịch,
những người không rõ quốc tịch đã cư trú ổn định lâu dài trên lãnh thổ Việt
Nam (đặc biệt là ở một số tỉnh, thành phố phía Nam và các tỉnh biên giới với
Lào, Cam-pu-chia) mặc dù hiện tại, đã được xem xét, giải quyết cơ bản theo
LQT năm 2008 và một số Đề án có liên quan nhưng cũng chỉ một phần nào
hạn chế được tình trạng khơng quốc tịch. Mặt khác, nhiều người Việt Nam
định cư ở nước ngoài chưa làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Điều
này gây khó khăn cho cơng tác bảo hộ của Nhà nước ta đối với công dân Việt
Nam ở nước ngoài, cũng như giải quyết các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước.
Một thực tế khác là dân tộc Mông sống tại vùng biên giới Việt Nam Lào khá đông, với tập quán du canh du cư và có mối quan hệ huyết thống
giữa người Mơng ở Việt Nam và người Mông ở Lào nên họ đã di cư sang Lào
hoặc đi đường vòng từ Việt Nam sang Lào để rồi quay trở lại vào một tỉnh
khác của Việt Nam và cư trú với số lượng tương đối lớn tại vùng biên giới
Việt Nam - Lào nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề quốc tịch có liên

quan.
- Yếu tố kinh tế: Đa số các trường hợp cơng dân Việt Nam ở nước ngồi
xin thơi quốc tịch Việt Nam mục đích là vì lý do kinh tế. Khi gia đình quá
nghèo, được xuất khẩu ra nước ngồi lao động hoặc phụ nữ kết hơn với cơng
dân nước ngồi, (ví dụ như một số nước Đài Loan, Hàn Quốc, Đông Âu,
17


Đông Nam Á... sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc đã xuất cảnh đồn tụ
với gia đình, ổn định cuộc sống với gia đình, đã tìm cách ở lại hoặc được định
cư ở nước sở tại để làm kinh tế, ổn định cuộc sống thì họ đã phải xin thôi
quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước sở tại.
Trong một số trường hợp, những người không quốc tịch cư trú ở Việt
Nam trong nhiều năm qua như các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An,
An Giang và một số tỉnh biên giới Việt - Lào, Việt - Trung, nhưng do hiện nay
nước ta về điều kiện kinh tế cũng được cải thiện, nhiều bà con ở các vùng
giáp biên giới thấy rằng đất nước ta có điều kiện về đất đai, rừng... dễ canh
tác, đảm bảo cuộc sống, người dân di cư sang mục đích để tồn tại cuộc sống,
để tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định, trẻ em được khai sinh khi được
sinh ra, được học hành, được hưởng các quyền lợi của trẻ em nên Nhà nước
ta cũng tạo điều kiện để số cư dân này có quốc tịch, khơng để tình trạng
người khơng có quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Yếu tố chính trị: Chiến tranh cũng là một yếu tố tác động vến việc
quản lý nhà nước về quốc tịch. Việt Nam là một nước chịu hậu quả nặng nề
của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nhiều người Việt Nam đã
di tản sang một số nước như Pháp, Hoa Kỳ, Canada..., pháp LQT của các
nước đó cho phép cơng dân nước ngồi có đủ điều kiện là được nhập quốc
tịch nước đó mà khơng phải thơi quốc tịch đang có, chính vì vậy, cơng dân
Việt Nam đang cư trú ở các nước đó đã đồng thời có hai quốc tịch đã dẫn đến
sự xung đột pháp luật về quốc tịch của các nước (vừa có quốc tịch theo huyết

thống, vừa có quốc tịch theo nơi sinh). Phần lớn người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hiện nay vừa có quốc tịch Việt Nam (theo pháp luật Việt Nam),
vừa có quốc tịch của nước ngồi (theo pháp luật của nước sở tại), trong đó
quốc tịch Việt Nam chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức.
Ngồi ra cịn có cả người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam, theo
số liệu thống kê của Sở Tư pháp các tỉnh phía Nam có chung đường biên giới
18


tiếp giáp với Campuhica thì tính đến năm 2017 có hơn 23.000 người thuộc
diện di cư tự do. Trong những trường hợp nêu trên, chỉ một số ít người có
giấy tờ chứng minh quốc tịch gốc của mình như Hộ chiếu và giấy tờ khác, cịn
hầu hết là khơng có giấy tờ cũng như chứng cứ pháp lý chứng minh quốc tịch
gốc. Hiện tại, quốc tịch của họ chỉ được xác định dựa trên cơ sở được cơ quan
Công an cấp Giấy chứng nhận thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam
và các thông tin liên quan đến quốc tịch của số người từ Campuchia sang Việt
Nam chủ yếu dựa vào lời khai của chính đương sự. Nhiều trường hợp xin
nhập quốc tịch Việt Nam có thân nhân (cha hoặc mẹ, vợ hoặc chồng) là công
dân Việt Nam. Nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam của họ là để có
cuộc sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.
Hiện nay, nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội; uy tín và vị thế quốc tế của Nhà nước ta ngày càng được nâng cao
trên trường quốc tế. Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội trong gần 30 năm
đổi mới đã đưa nước ta tới ngưỡng cửa thoát nghèo, do đó có thêm điều kiện
để bảo đảm tốt hơn cho cơng dân Việt Nam ở nước ngồi khi về nước được
hưởng các quyền do pháp luật quy định. Đồng thời, phải nói rằng với sự phát
triển của khoa học pháp lý, tư duy pháp lý cũng có nhiều đổi mới, tiếp cận gần
hơn với các giá trị phổ biến của thế giới. Do đó, một số vấn đề về quốc tịch
Việt Nam như việc cho nhập, cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam cũng
phải có những đổi mới cho phù hợp; thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch

Việt Nam cũng cần được cải tiến, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính,
cải cách tư pháp. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ
Chính trị về cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã xác định nhiệm
vụ “Giải quyết nhanh chóng, thoả đáng yêu cầu của người Việt Nam ở nước
ngoài liên quan đến vấn đề quốc tịch” [5, tr.95].
- Yếu tố xã hội: Bên cạnh xu thế tồn cầu hóa đang khơi dậy và thổi
bùng các nhu cầu cá nhân, trong đó có xu hướng coi trọng nhu cầu cá nhân
19


mang tính vật chất, coi lợi ích vật chất là cốt lõi của giá trị hiện đại hóa đã dẫn
đến những giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam như lịng nhân ái, sự khoan
dung, trọng tình... có nguy cơ bị mai một. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến
thái độ và hành vi xử sự của con người đối với quốc tịch Việt Nam. Trong
điều kiện kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân nếu khơng gắn với hệ giá trị chân
thiện mỹ sẽ dẫn tới chủ nghĩa thực dụng, vị kỷ. Việc nhìn nhận về quốc tịch bị
chi phối bởi đạo đức của xã hội đương thời, ví dụ: một người Việt Nam đang
định cư ở nước ngồi, có quốc tịch nước ngồi, khi thực hiện hành vi trái
pháp luật ở nước ngồi thì đã lợi dụng quốc tịch Việt Nam để trốn tránh xử lý
hành vi trái pháp luật của nước sở tại. Lối sống thực dụng gắn liền với tính
ích kỷ cá nhân dẫn tới sự coi thường và chà đạp lên quốc tịch Việt Nam.
1.3.2. Yếu tố pháp lý
Trong những năm vừa qua, nhà nước ta đã ban hành rất nhiều những
văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các quy phạm điều chỉnh quan hệ về
quốc tịch. Tuy nhiên, những quy phạm pháp luật đã được ban hành điều chỉnh
về quan hệ về quốc tịch cũng đã bộc lộ những tồn tại nhất định:
Thứ nhất, các quy phạm về quốc tịch có những quy định không rõ ràng,
quá chung chung, văn bản hướng dẫn thi hành Luật cịn có điểm chưa thống
nhất với Luật, gây nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật.
Thứ hai, đại bộ phận chủ thể áp dụng pháp luật về quốc tịch có trình độ

chun mơn về quốc tịch còn hạn chế, còn lúng túng trong khi giải quyết các
việc về quốc tịch, việc vận dụng đúng hệ thống quy phạm để giải quyết các vụ
việc thực tiễn là vấn đề gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ ba, hoạt động điều chỉnh pháp luật về quốc tịch vẫn mang tính giải
quyết tình thế, bị động, chủ yếu giải quyết các vướng mắc phát sinh trên thực
tế. Cũng vì lý do này mà một số lượng lớn quy phạm nằm trong văn bản
hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Nhiều tình huống phát sinh trên thực tế do chưa
20


×