Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Tap huan 2012HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.14 KB, 94 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI MÔN: Sinh học 9 PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương I. Các thí nghiệm của Menđen SH9B1C1. I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là: A. Lai giống rồi dùng toán thông kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. B. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. C. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ, dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. D. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ, dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Đáp án: C SH9B2C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 2: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được nội dung khái niệm tính trạng trội 5. Mức độ: Nhận biết.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Tính trạng trội là: A. Tính trạng luôn biểu hiện ở F1. B. Tính trạng chỉ biểu hiện ở F2. C. Tính trạng của bố mẹ (P). D. Tính trạng luôn được biểu hiện trong cơ thể đồng hợp và dị hợp. Đáp án: D. SH9B3C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 3: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được bản chất khái niệm của phép lai phân tích 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Những phép lai nào sau đây là phép lai phân tích ? A. AA x Aa. B. AA x aa. C. Aa x aa. D. AA x aa và Aa x aa. Đáp án: D SH9B5C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 5: Lai hai cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được tỉ lệ kiểu hình của phép lai 2 cặp tính trang. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> lệ kiểu hình 3:3:1:1 ? A. AaBb x aabb. B. AaBb x Aabb. C. AaBb x AABb. D. AaBb x AABB Đáp án: B SH9B5C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 5: Lai hai cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được tỉ lệ kiểu hình của phép lai 2 cặp tính trang, bản chất của sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân và thụ tinh. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là: A. F2 có tỉ lệ phân li 9:3:3:1. B. F2 có 4 loại kiểu hình khác nhau. C. Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST trong giảm phân và thụ tinh. D. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng. Đáp án: C SH9B1C6. I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm tính trạng 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Tính trạng là những đặc điểm.........(g: kiều gen, h: kiểu hình, c: cấu tạo, hình thái, sinh lí) giúp phân biệt cá thể này với (b: bố mẹ, l: các cá thể trong loài, k: các cá thể khác). A. g, l B. h, b.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> C. c, l D. c, k Đáp án : D SH9B1C7. I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm giống thuần chủng 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền........(k: khác nhau, o: đồng nhất nhưng không ổn định, d: đồng nhất và ổn định) qua các thế hệ, các thế hệ con cháu không có hiện tượng............(t: đồng tính, p: phân tính) và có kiểu hình luôn luôn ..............(g: giống nhau, b: giống bố mẹ). A. o, p, g B. o, t, b C. d, p, b D. k, p, g Đáp án : C SH9B2C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 2: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được nội dung khái niệm tính trạng trội 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Tính trạng lặn là tính trạng biểu hiện ở: A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp. B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp. C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đáp án: C SH9B1C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nội dung phương pháp nghiên cứu của Menđen. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là: A. phương pháp lai phân tích. B. phương pháp phân tích cơ thể lai. C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan. D. phương pháp tự thụ phấn. Đáp án: B SH9B1C10 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được quá trình thực hiện nghiên cứu di truyền học của Menđen 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Trong nghiên cứu của mình, Men đen đã theo dõi................(I: một cặp tính trạng, II: 2 cặp tính trạng , III: từ 1 đến nhiều cặp tính trạng) qua.........(IV: một thế hệ, V: nhiều thế hệ) để đánh giá sự di truyền của các tính trạng. A. I, IV B. III, IV C. III, V D. I, V Đáp án: C.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> SH9B3C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 3: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được sự phân li kiểu gen của phép lai phân tích. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích ? A. AaBb x AABB B. AaBb x aaBB C. AaBb x Aabb D. AaBb x aabb Đáp án: D SH9B2C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 2: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm lai thuận nghịch 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là: A. lai thuận nghịch. B. lai phân tích. C. tạp giao. D. tự thụ phấn. Đáp án: A SH9B2C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 2: Lai một cặp tính trạng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được kiểu gen của phép lai thuận nghịch 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Cặp phép lai nào dưới đây là lai thuận nghịch ? A. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA C. ♂AA x ♀AA và ♀ aa x ♂aa D. ♂AA x ♀aa và ♀ AA x ♂aa. Đáp án: D SH9B1C14 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được đặc điểm của đậu Hà Lan. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 14. Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây là không đúng với đậu Hà Lan ? A. Tự thụ phấn chặt chẽ. B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau. C. Là cây đơn tính. D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản. Đáp án: C SH9B2C15 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 2: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được sự phân li kiểu gen và kiểu hình của phép lai một cặp tính trạng. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 15. Câu 15: Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1:1 về kiểu hình ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai: A. Aa x Aa..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. AA x aa. Đáp án: B SH9B2C16 I. Thông tin chung 1. Lớp: 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 2: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được sự phân li kiểu gen và kiểu hình của phép lai một cặp tính trạng. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 16. Câu 16: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con thứ nhất mắt nâu, thứ hai mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là: A. đều có kiểu gen NN. B. đều có kiểu gen Nn. C. bố kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn D. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen NN. Đáp án: B SH9B1C17 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được bản chất của khái niệm cặp tính trạng tương phản. 5. Mức độ: Vân dụng II. Nội dung câu hỏi 17. Câu 17: Hãy lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”. Hướng dẫn trả lời Ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Mắt nâu là trội so với mắt xanh. - Tóc quăn là trội so với tác thẳng. - Da đen là trội so với da trắng. SH9B1C18 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 18. Câu 18: Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai? Hướng dẫn trả lời Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai là vì rất dễ theo dõi sự di truyền các tính trạng tương phản ở đời con lai, thuận tiện cho công tác thống kê chính xác.. SH9B3C19 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 3: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được nội dung khái niệm lai phân tích, ứng dụng của phương pháp lai phân tích. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 19. Câu 19: Thế nào là lai phân tích? Ứng dụng của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền? Hướng dẫn trả lời - Khái niệm lai phân tích: Lai cá thể có kiểu hình trội cần kiểm tra kiểu gen với cá thể có kiểu hình lặn. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể có kiểu hình trội cần kiểm tra có kiểu gen đồng hợp (AA); nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể có kiểu hình trội cần kiểm tra có kiểu gen dị hợp (Aa)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Ứng dụng lai phân tích để phân tích kết quả lai xác định quy luật phân li các nhân tố di truyền và giả thiết giao tử thuần khiết, xác định kiểu gen của các thể mang tính trạng trội. SH9B3C20 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 3: Lai một cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được sự phân li kiểu gen, kiểu hình của phép lai một cặp tính trạng 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 20. Câu 20: Nếu F1 đồng tính thì có nhất thiết P phải thuần chủng hay không? Giải thích? Hướng dẫn trả lời - Nếu F1 đồng tính thì không nhất thiết P phải thuần chủng. - Ví dụ : cây cao x cây cao cây cao x cây thấp P: AA x Aa AA x aa F1: 1 AA : 1 Aa Aa 100% cao 100%cao SH9B5C21 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 5: Lai hai cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được nôi dung quy luật di truyền phân li độc lập và giải thích được ý nghĩa của qui luật này. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 21. Câu 21: Phát biểu nội dung quy luật di truyền phân li độc lập. Ý nghĩa của quy luật này trong tiến hóa và chọn giống? Hướng dẫn trả lời - Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Ý nghĩa: tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. SH9B5C22 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 5: Lai hai cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Chứng minh được vai trò của biến dị đối với loài giao phối. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 22. Câu 22: Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? Hướng dẫn trả lời Các loài giao phối trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST và của gen tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo nên nhiều loại biến dị tổ hợp. Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ. SH9B1C23 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 1: Menđen và di truyền học 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền, liệt kê vai trò phương pháp phân tích giống lai của Menđen. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 23. Câu 23: a. Bằng cách nào để xác định được phương thức di truyền của tính trạng. b. Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Menđen là gì? c. Nêu vai trò của phương pháp phân tích giống lai của Menđen. Hướng dẫn trả lời a. Cách xác định được phương thức di truyền của tính trạng là dựa vào phương pháp phân tích các thế hệ lai..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> b. Nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ lai: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. Cho ví dụ minh hoạ theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng (P  F3) (xem sách giáo khoa) c. Vai trò: xác định được phương thức di truyền của các tính trạng. Tính trạng do 1 gen quy định. Gen trội/lặn Gen trên NST thường. Các tính trạng di truyền độc lập Là cơ sở để các nhà khoa học khác nghiên cứu, phát hiện và bổ sung cho Menđen. Ví dụ: Trội không hoàn toàn. SH9B5C24 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen 3. Bài 5: Lai hai cặp tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 24. Câu 24: Ở bò tình trạng không sừng là trội so với có sừng. Lông màu đỏ trội không hoàn toàn so với lông trắng, lông lang (đỏ lẫn trắng) là tính trạng trung gian. Gen quy định các tính trạng này phân li độc lập. Người ta tiến hành lai con bò đực với bò cái, cả hai đều không sừng dị hợp tử và có lông lang đỏ trắng. Hãy xác định kết quả lai. Hướng dẫn trả lời Kiểu gen của bò bố mẹ đều là AaBb nên kết quả lai về kiểu gen là: 1AABB : 2AaBB : 1aaBB : 2AABb : 4AaBb : 2aaBb : 1AAbb: 2Aabb : 1aabb Kết quả lai về kiểu hình là: (3 không sừng : 1 có sừng) x (1 lông đỏ : 2 lông lang : 1 lông trắng) = 3 không sừng, lông đỏ : 6 không sừng, lông lang : 3 không sừng, lông trắng : 1 có sừng, lông đỏ : 2 có sừng, lông lang : 1 có.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> sừng, lông trắng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chương II. Nhiễm sắc thể SH9B9C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 9: Nguyên phân 4. Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được kết quả của quá trình nguyên phân. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân liên tiếp 3 lần số lượng tế bào con tạo được là: A.3 B.8 C.4 D.16 Đáp án: B SH9B9C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 9: Nguyên phân 4. Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được các giai đoạn của quá trình nguyên phân. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào sau đây của chu kì tế bào? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì trung gian Đáp án: D SH9B9C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 9: Nguyên phân.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được ý nghĩa của quá trình nguyên phân 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là: A. Phân đều chất nhân về hai tế bào con. B. Sự phân chia tế bào chất đồng đều về hai tế bào con. C. Sự phân chia đồng đều các cromatit về hai tế bào con. D. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. Đáp án: D. SH9B9C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 9: Nguyên phân 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được quá trình vận động và biến đổi số lượng NST qua các kì của quá trình nguyên phân. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Một tế bào của người (2n = 46 NST) đang ở kì sau của nguyên phân, số lượng NST trong tế bào bằng: A. 46 đơn B. 92 đơn C. 23 kép D. 46 kép Đáp án: B SH9B10C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 10: Giảm phân 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được quá trình vận động và biến đổi số lượng NST ở kì sau của quá trình giảm phân. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Ở ruồi dấm bộ NST 2n = 8 NST. Một tế bào của ruồi dấm đang ở kì sau giảm phân II thì tế bào đó có bao nhiêu NST đơn:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> A. 4. Đáp án: B. B. 8.. C. 16.. D. 32.. SH9B10C6 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 10: Giảm phân 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được quá trình vận động và biến đổi số lượng NST ở kì cuối của quá trình giảm phân. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Kết quả kì cuối của giảm phân I các NST nằm gọn trong nhân với số lượng: A. 2n (đơn) B. n (đơn) C. n (kép) D. 2n (kép) Đáp án: C SH9B11C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được bản chất của sự thụ tinh 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: A. Giao tử đực kết hợp với giao tử cái. B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. C. Sự tạo thành hợp tử. D. Tạo ra giao tử mới. Đáp án: B SH9B10C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 10: Giảm phân.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được quá trình vận động và biến đổi số lượng NST qua các kì của quá trình giảm phân. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Tế bào sinh dục có bộ NST được kí hiệu AaBbDd, khi giảm phân bình thường sẽ tạo được tối đa bao nhiêu loại giao tử ? A. 8. B. 4. C. 16. D. 2. Đáp án: A SH9B13C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được quá trình phân li, tổ hợp các giao tử trong trường hợp liên kết gen. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Trong trường hợp di truyền liên kết phép lai nào sau đâu cho tỉ lệ kiểu hình 3:1 ? A. x B. x C. x D. x Đáp án: D SH9B13C10 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được ý nghĩa cơ bản của quá trình di truyền liên kết. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Ý nghĩa cơ bản của quá trình di truyền liên kết là: A. Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Tạo sự đa dạng trong giao tử. C. Hình thành nhiều đặc điểm di truyền mới. D. Ổn định số lượng vật chất di truyền..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đáp án: A SH9B13C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được sự sắp xếp kiểu gen trên một cặp NST. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng ?. AB A. ab Ab B. aB Aa C. bb. Ab D. ab Đáp án: C SH9B13C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nội dung thí nghiệm lai ruồi giấm của Moocgan. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Trong thí nghiệm lai ruồi giấm của Moocgan, các.........(T: gen trội quy định màu thân và gen trội quy định chiều dài cánh, L: gen trội quy định màu thân và gen lặn quy định chiều dài cánh) nằm.............(M: trên một nhiễm sắc thể, N: trên các nhiễm sắc thể thuộc các cặp tương đồng khác.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> nhau), phân li cùng với nhau trong..........(G: nguyên phân, Gi: giảm phân) sau đó tổ hợp trong quá trình thụ tinh. A. T, M, Gi B. L, N, Gi C. T, N, G D. L, M, Gi Đáp án: A SH9B13C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được các bước tiến hành thí nghiệm lai ruồi giấm để phát hiện ra qui luật liên kết gen của Moocgan. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện: A. Cho F1 của cặp bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn tạp giao. B. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn. C. Lai phân tích ruồi đực F1 của ruồi bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn. D. Lai phân tích ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình đen, cánh ngắn và mình xám, cánh ngắn. Đáp án: C SH9B13C14 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : nêu được đặc điểm di truyền của ruồi giấm.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 14. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ruồi giấm? A. Bộ nhiễm sắc thể có ít nhiễm sắc thể. B. Dễ nuôi và dễ tiến hành thí nghiệm. C. Ít phát sinh biến dị và các biến dị khó quan sát. D. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều. Đáp án: C. SH9B13C15 I. Thông tin chung 1. Lớp: 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được đặc điểm của di truyền liên kết 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 15. Câu 15: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản. B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn. C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Đáp án: C SH9B8C16 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 8: Nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được vai trò đặc trưng của bộ NST 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 16. Câu 16: Số lượng NST trong bộ NST của loài có phản ánh trình độ tiến hóa của các loài không? Tại sao? Hướng dẫn trả lời.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Số lượng NST trong bộ NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài mà chỉ là 1 đặc trưng để phân biệt các loài. Ví dụ: người 2n = 46; gà 2n = 78; tinh tinh 2n = 48, ruồi giấm 2n = 8... SH9B10C17 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 10: Giảm phân 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được sự biến đổi hình thái, số lượng NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 17. Câu 17: Mô tả sự biến đổi hình thái, số lượng NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II. Hướng dẫn trả lời Mô tả sự biến đổi hình thái, số lượng NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II (xem hình 10 trang 31 SGK Sinh học 9). SH9B11C18 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh 4. Chuẩn cần đánh giá : nêu được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 18. Câu 18: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh ? Hướng dẫn trả lời Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: - Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội, qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội được phục hồi, đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. - Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo nên các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau, là xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> sản hữ tính, tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. SH9B11C19 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được đặc điểm cơ bản của phát sinh trứng và tinh trùng ở động vật. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 19. Câu 19: Nêu đặc điểm cơ bản của phát sinh trứng và tinh trùng ở động vật. Hướng dẫn trả lời Nêu đặc điểm cơ bản của quá trình phát sinh trứng và tinh trùng ở động vật (xem hình 11 trang 34 SGK Sinh học 9). SH9B12C20 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 12: Cơ chế xác định giới tính 4. Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt được NST thường và NST giới tính 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 20. Câu 20: Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Hướng dẫn trả lời Điểm khác nhau giữa NST thường với NST giới tính: NHIỄM SẮC THỂ NHIỄM SẮC THỂ THƯỜNG GIỚI TÍNH Tồn tại nhiều cặp, các Chỉ tồn tại 1 cặp, có thể NST trong mỗi cặp luôn đồng dạng hoặc không luôn đồng dạng, giống đồng dạng ở hai giới. Khi nhau ở cả giới đực và giới thì đồng dạng ở giới đực, cái. khi thì đồng dạng ở giới cái..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Gen tồn tại trên NST G  en có thể tồn tại thành thành cặp gen tương ứng. từng cặp, có thể tồn tại thành từng alen riêng rẽ ở các vung khác nhau trên 2 NST giới tính. Gen trên NST thường quy Gen trên NST giới tính quy định các tính trạng không định tính trạng giới tính, liên quan tới giới tính. tính trạng liên quan hoặc không liên quan tới giới tính. SH9B12C21 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 12: Cơ chế xác định giới tính 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được cơ chế di truyền của cặp NST giới tính ở người và vai trò của bố và mẹ trong quá trình hình thành giới tính ở người con. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 21. Câu 21: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm người mẹ quyết định sinh trai hay gái có đúng không? Giải thích ? Hướng dẫn trả lời - Ở người nam khi giảm phân cho 2 loại giao tử X và Y có tỉ lệ bằng nhau. - Ở người nữ khi giảm phân cho một loại trứng mang X. - Sự kết hợp tinh trùng của bố với trứng của mẹ tạo nên 2 kiểu hợp tử XX và XY phát triển thành con trai và con gái với tỉ lệ bằng nhau. P : nữ (44 NST A + XX) x nam (44 NST A + XY) GP : 22A+X 22A+X hoặc 22A + Y F1: 1( 44 AA + XX ) : 1( 44 AA + XY ) - Theo cơ chế NST xác định giới tính thì việc sinh con trai hay con gái do bố quyết định, chứ không phải là do mẹ quyết định (xem sơ đồ trên hoặc tham khảo hình 12.2 trang 39 SGK). SH9B12C22.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 12: Cơ chế xác định giới tính 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích cơ chế xác định giới tính ở người và vấn đề cấu trúc dân số. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 22. Câu 22: Giải thích cơ sở khoa học về cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ nhau? Hướng dẫn trả lời Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau vì tỉ lệ này được xác định bằng cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính (xem sơ đồ câu 21 hoặc tham khảo hình 12.2 trang 39 SGK). SH9B12C23 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 12: Cơ chế xác định giới tính 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được quá trình hình thành giới tính ở động vật và nêu việc ứng dụng quá trình này để điều chỉnh tỉ lệ đực cái trong sản xuất. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 23. Câu 23: Dựa vào đâu có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực, cái ở động vật ? Việc điều chỉnh tỉ lệ đực, cái có ý nghĩa gì trong sản xuất ? Hướng dẫn trả lời Dựa vào đặc điểm giới tính được hình thành trong quá trình phát triển cá thể chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường trong và ngoài cơ thể. Vì vậy, có thể sử dụng tác nhân môi trường để điều chỉnh giới tính ở mức kiểu gen và kiểu hình phù hợp với nhu cầu sản xuất theo hướng đực hoặc cái. Ví dụ : Dùng hoocmôn sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể có thể làm biến đổi giới tính mặc dù cặp NST giới tính không hề thay đổi. Môi trường ngoài cơ thể như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng,.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> hàm lượng các chất trong môi trường… đều có khả năng thay đổi giới tính ở mức kiểu hình hay kiểu gen. SH9B13C24 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được bản chất của quá trình di truyền liên kết, liệt kê những dấu hiệu của di truyền liên kết đã bổ sung cho Mendel. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 24. Câu 24: Thế nào là di truyền liên kết? Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở điểm nào? Hướng dẫn trả lời - Liên kết gen là hiện tượng nhiều gen không alen cùng tồn tại trên NST phân bố gần nhau theo chiều dọc, sức liên kết giữa chúng tương đối bền vững. Do vậy, khi giảm phân chúng cùng phân li đi về các giao tử và tạo thành các nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết đúng bằng số lượng NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài. - Nếu sự di truyền độc lập làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì liên kết gen lại hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Vì vậy, di truyền liên kết đảm bảo cho sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên từng NST. - Di truyền liên kết làm sáng tỏ tại sao ở mỗi loài số lượng gen nhiều, số lượng NST thì ít nhưng gen lại tồn tại được trên NST. Mỗi NST tồn tại nhiều gen tạo thành từng nhóm gen liên kết. Trong trường hợp liên kết gen thì số nhóm gen liên kết bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội của loài. SH9B13C25 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Nhiễm sắc thể 3. Bài 13: Di truyền liên kết 4. Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt được di truyền liên kết với di truyền độc.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> lập. nêu được ý nghĩa của liên kết gen. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 25. Câu 25: Điểm khác nhau về kết quả phép lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết trong phép lai 2 cặp tính trạng? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết? Hướng dẫn trả lời - Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết.. DI TRUYỀN ĐỘC LẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp 2 cặp gen tồn tại trên cùng NST. một cặp NST. Các cặp gen phân li độc lập Các cặp gen liên kết khi và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại loại giao tử với tỉ lệ bằng giao tử. nhau. Kết quả lai phân tích tạo 4 Kết quả lai phân tích tạo 2 kiểu gen và 4 kiểu hình theo kiểu gen và 2 kiểu hình của tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 tỉ lệ 1 :1 - Ý nghĩa của liên kết gen: Hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Chương III. ADN và Gen SH9B15C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 15: ADN 4. Chuẩn cần đánh giá : nêu được tính đặc thù của ADN 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây qui định ? A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN. B. Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào. C. Tỉ lệ trong phân tử ADN. D. Tỉ lệ các loại nucleotit trong ADN. Đáp án: A SH9B15C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 15: ADN 4. Chuẩn cần đánh giá ; Nêu được nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của AND. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến: A. A = X, G = T. B. A = G, T = X. C. A + T = G + X. D. A + G = T + X. Đáp án: D SH9B16C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 3. Bài 16: ADN và bản chất của gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được vật chất di truyền ở cấp độ tế bào 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là: A. ADN. B. ARN. C. Nhiễm sắc thể. D. Prôtêin. Đáp án: C SH9B16C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 16: ADN và bản chất của gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được chức năng của ADN 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây về ADN là sai: A. Chứa thông tin di truyền. B. Có khả năng tự nhân đôi. C. Có khả năng bị đột biến. D. Là vật chất di truyền ở mức độ tế bào. Đáp án: D SH9B17C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được chức năng của mARN 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Loại ARN nào sau đây có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di truyền ?.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. mARN và tARN. Đáp án: C SH9B17C6 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được cấu trúc của ARN 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Điều nào sau đây nói về ARN là sai ? A. Có khối lượng, kích thước lớn hơn ADN. B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Chỉ có cấu tạo một mạch đơn. D. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết photphot đieste. Đáp án: A. SH9B17C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 4. Chuẩn cần đánh giá: nêu được cấu trúc đơn phân của ARN 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Đơn phân của ARN là: A. axit amin. B. nucleotit. C. glucô. D. ribôzơ (đường 5 C). Đáp án: B.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> SH9B18C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 18: Protein 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được tính đặc thù về cấu trúc hóa học của prôtêin ? 5. Mức độ: Nhận biết II Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù về cấu trúc hóa học của prôtêin ? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4. Đáp án: A SH9B17C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được vật chất di truyền ở cấp độ phân tử 5. Mức độ: Thông hiểu II Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là : A. ADN và ARN. B. Prôtêin. C. mARN, tARN, rARN. D. Ribôxôm Đáp án: A SH9B18C10 I. Thông tin chung.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 18: Protein 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được sự biểu hiện tính trạng có liên quan trực tiếp với protein 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do: A.Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ B. ADN của con giống với ADN của bố mẹ C.mARN của con giống với mARN của bố mẹ D. Protein của con giống với protein của bố mẹ Đáp án: D SH9B17C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được sự tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Phân tử ARN được tổng hợp từ 1 mạch gốc của ADN có trình tự các nuclêotit: A. Bổ sung với mạch mã gốc B. Bổ sung với mạch mã sao C. Bổ sung với mạch mã gốc trong đó T được thay bằng U D. Bổ sung với mạch mã sao trong đó A được thay bằng U Đáp án: C SH9B19C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 4. Chuẩn cần đánh giá : Hiểu được vai trò của từng thành phần tham gia vào dịch mã 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã ? A. mARN B. ADN C. tARN D. Ribôxôm. Đáp án: B SH9B18C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 18: Prôtêin 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được tính đặc thù của Protein 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi : A. Nhóm amin của các axit amin. B. Nhóm R- của các axit amin. C. Liên kết peptit. D. Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin. Đáp án: D SH9B18C14 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 18: Prôtêin 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khả năng bị biến tính của protein 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 14. Câu 14: Phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi :.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> A. Liên kết phân cực của các phân tử nước. B. Nhiệt độ cao. C. Sự có mặt của khí O2. D. Sự có mặt của khí CO2. Đáp án: B SH9B17C15 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định đúng trình tự Nu của mARN 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 15. Câu 15: Nếu mạch gốc ADN có trình tự nucleotit là ATTTGX, thì trình tự nucleotit của mARN sẽ là : A. GXAAAT B. ATTTGX C. UAAAXG D. AUUUXG Đáp án: C SH9B15C16 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 15: ADN 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải được bài tập về cấu trúc ADN 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 16. Câu 16: Nếu chuỗi xoắn kép ADN có 100 cặp nucleotit và chứa 25 adenin thì số guanin trong chuỗi xoắn kép đó là bao nhiêu? A. 25 B. 150 C. 75 D. 50.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Đáp án: C SH9B15C17 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 15: ADN 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được cấu tạo hóa học và không gian của ADN 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 17. Câu 17: Nêu cấu tạo hóa học và không gian của ADN. Hướng dẫn trả lời + Cấu tạo hoá học : ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại. Mỗi nuclêôtit có 3 thành phần. Trên mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị, các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết hiđrô: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại. + Cấu trúc không gian : là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải, 2 nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. SH9B16C18 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 16: ADN và bản chất của gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được quá trình tự nhân đôi của ADN 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 18. Câu 18: Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN. Hướng dẫn trả lời Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> gian. Đầu tiên ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần, mỗi mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới từ các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. Kết quả từ một phân tử ADN mẹ cho ra hai phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (cứ A thì liên kết với T còn G thì liên kết với X và ngược lại), nguyên tắc giữ lại một nửa,... SH9B16C19 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 16: ADN và bản chất của gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được vai trò của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc và cơ chế di truyền? 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 19. Câu 19: Hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc và cơ chế di truyền? Hướng dẫn trả lời Hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc và cơ chế di truyền : - Trong cấu trúc của ADN từ mạch này suy ra mạch còn lại và suy ra ARN. - Trong cơ chế di truyền : tổng hợp ADN, tổng hợp ARN và tổng hợp prôtêin. SH9B16C20 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 16: ADN và bản chất của gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải được bài tập về cấu trúc ADN 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 20. Câu 20: Một gen có A = 600 N, G = 900 N a. Tìm số lượng nucleotit loại X. b. Tổng số nucleotit của gen..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> c. Khi gen nói trên nhân đôi liên tiếp 2 lần thì cần cung cấp mỗi loại nucleotit bằng bao nhiêu ? Hướng dẫn trả lời a. Dựa vào nguyên tắc bổ xung : A = T, G = X. Ta suy ra : T = 600 N ; X = 900 N b. Tổng số nuclêôtit của gen bằng : A + T + G + X = (600 x 2) + (900 x 2) = 3000 N c. Khi gen nhân đôi 2 lần tạo ra 4 gen con, trong các gen con đó có 2 mạch đơn là của gen mẹ. Vậy còn lại 6 mạch đơn mới tương ứng với 3 gen được cung cấp nguyên liệu. Vậy số lượng mỗi loại nuclêôtit cần cung cấp là : A = T = (22 - 1) 600 = 1800 N G = X = (22 - 1) 900 = 2700 N SH9B16C21 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 16: ADN và bản chất của gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được chức năng cơ bản của gen 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 21. Câu 21: Nêu chức năng cơ bản của gen. Hướng dẫn trả lời Chức năng của ADN : - Lưu giữ thông tin di truyền, biến đổi thông tin di truyền (đột biến). - Truyền đạt thông tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đôi của ADN. SH9B17C22 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 4. Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt được cấu trúc của AND, ARN. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 22. Câu 22: ADN và ARN có điểm nào khác nhau cơ bản về cấu tạo ?.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Hướng dẫn trả lời - Số mạch đơn: ADN có 2 mạch, còn ARN chỉ có 1 mạch. - Các loại đơn phân: ADN có 4 loại A, T, G, X còn ARN có 4 loại A, U, G, X, khác nhau về một số thành phần cấu tạo... - Kích thước và khối lượng phân tử ARN nhỏ hơn nhiều so với ADN. SH9B19C23 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được mối quan hệ giữa gen, mARN, polypeptid 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 23. Câu 23: Một gen có trình tự các nucleotit (mạch 1): ATGXTAGGXXGATG a. Viết đoạn mạch bổ sung của gen (mạch 2). b. Viết mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen. c. Số lượng axit amin được tổng hợp ở đoạn gen nói trên? Hướng dẫn trả lời a. Đoạn mạch bổ sung (mạch 2) của gen : TAXGATXXGGXTAX b. Mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen : AUGXUAGGXXGAUG c. Số lượng của axit amin được tổng hợp từ gen là 4 axit amin (cứ 3 nuclêôtit mã hoá 1 axit amin) SH9B19C24 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được mối quan hệ giữa gen và protein 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 24. Câu 24: Tính đa dạng và đặc thù về cấu trúc hóa học của prôtêin do những yếu tố nào quy định? Hướng dẫn trả lời Tính đa dạng và đặc thù về cấu trúc hoá học của prôtêin là do gen quy định. Ví dụ : Gen: T A X GA T X X G G X T ATGXTAGGXXGA mARN : Protein:. AUGXUAGGXXGA Met – Leu – Gly - Arg. SH9B19C25 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: ADN và Gen 3. Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được mối quan hệ giữa gen và Protein. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 25. Câu 25: Nêu bản chất về mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: ADN -> mARN -> prôtêin -> tính trạng. Hướng dẫn trả lời Mối quan hệ ADN (gen)  mARN  Prôtêin: trình tự các nuclêôtit trên gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mARN, thông qua đó ADN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Chương IV. Biến dị SH9B21C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 21: Đột biến gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm đột biến gen 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Đột biến gen là: A. Biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. B. Biến đổi trong vật chất di truyền. C. Biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. D. Biến đổi trong cấu trúc của NST. Đáp án: A SH9B21C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 21: Đột biến gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được thời điểm gây đột biến 5. Mức độ: Nhận biêt II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2 : Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì trung gian. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Đáp án: A SH9B22C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được hiệu quả di truyền của lặp đoạn NST 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Hiệu quả di truyền của lặp đoạn NST là: A. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng. B. Tăng cường sức sống cho toàn bộ cơ thể sinh vật. C. Làm giảm biểu hiện cường độ tính trạng của gen lặp lại. D. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng, hoặc làm giảm cường độ biểu hiện tính trạng. Đáp án: D SH9B23C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định đúng nội hàm của khái niệm thể dị bội 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Thể dị bội là: A. tế bào sinh dưỡng có 2n NST. B. giao tử có (n - 1) hay (n + 1) NST. C. hợp tử có 3n NST. D. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hay một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Đáp án: D SH9B24C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Phát niểu được khái niệm thể đa bội 5. Mức độ: Nhận biết.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Thể đa bội là: A. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n (nhiều hơn 2). B. tế bào sinh dưỡng có (2n +2) NST. C. giao tử có số lượng NST là 2n. D. hợp tử có (2n + 1) NST. Đáp án: A SH9B25C6 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 25: Thường biến 4. Chuẩn cần đánh giá : Phát niểu được khái niệm thường biến 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Thường biến là: A. biến đổi kiểu gen dưới tác động môi trường. B. biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. C. biến đổi trong gen dẫn đến biến đổi kiểu hình. D. biến đổi trong NST dẫn đến biến đổi kiểu hình. Đáp án: B SH9B25C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 25: Thường biến 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được nguyên nhân xảy ra thường biến 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Nguyên nhân gây ra thường biến là: A. Do tác động trực tiếp của điều kiện của môi trường làm biến đổi kiểu hình nhưng không làm biến đổi kiểu gen..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> B. Sự biến đổi của kiểu gen trong cơ thể. C. Cơ thể phản ứng quá mức với môi trường. D. Tương tác qua lại giữa kiểu gen và môi trường. Đáp án: A SH9B21C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 21: Đột biến gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được các dạng đột biến gen 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Dạng đột biến gen thường gặp là: A. mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. B. mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn. C. thay thế axít amin này bằng axít amin khác. D. đảo vị trí của các gen cho nhau. Đáp án: A SH9B21C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 21: Đột biến gen 4. Chuẩn cần đánh giá :Xác định được thời điểm xảy ra đột biến gen. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Đột biến gen xảy ra khi: A. NST đang đóng xoắn. B. ADN tái bản. C. các crômatit trao đổi đoạn. D. ADN phân li cùng NST ở kì sau của phân bào. Đáp án: B SH9B25C10.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 25: Thường biến 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được nội hàm của khái niệm thường biến 5. Mức độ: Nhận biết II Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thường biến? A. Biến đổi kiểu hình của các kiểu gen khác nhau. B. Biến đổi kiểu hình, không liên quan đến biến đổi kiểu gen. C. Biến đổi kiểu hình thông qua quá trình giao phối. D. Biến đổi kiểu hình của kiểu gen, di truyền được và có lợi cho sinh vật. Đáp án: B SH9B21C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 21: Đột biến gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được số lượng liên kết hyđrô khi gen xảy ra đột biến 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit, số liên kết hyđrô của gen thay đổi: A. giảm xuống 2 liên kết. B. giảm xuống 3 liên kết. C. giảm xuống 1 liên kết. D. có thể giảm xuống 2 hoặc 3 liên kết. Đáp án: D SH9B24C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được khái niệm đột biến NST 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Đột biến NST là: A. sự phân li không bình thường của NST xảy ra trong phân bào. B. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST. C. sự thay đổi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN của NST. D. những đột biến dị bội hay đa bội. Đáp án: B SH9B23C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm thể dị bội 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tạo nên: A. thể dị bội. B. thể đa bội. C. thể tam bội. D. thể đa nhiễm. Đáp án: A SH9B25C14 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 25: Thường biến 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được khái niệm thường biến, đột biến 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 14. Câu 14: Để phân biệt một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta căn cứ vào:.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> A. kiểu gen của các cá thể mang biến dị đó. B. kiểu hình của các cá thể mang biến dị đó. C. sự biểu hiện của biến dị đó. D. biến dị đó di truyền hay không di truyền. Đáp án: D SH9B21C15 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 21: Đột biến gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được mối quan hệ giữa đột biến gen và tính trạng, phân biệt đột biến với thể đột biến 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 15. Câu 15: Phân biệt đột biến với thể đột biến. Cơ chế di truyền và biểu hiện ra kiểu hình của các đột biến gen ở tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng? Hướng dẫn trả lời 1. Phân biệt đột biến, thể đột biến : Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, xẩy ra ở cấp phân tử (ADN) hoặc cấp tế bào (NST). Thể đột biến bình thường là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 2. Cơ chế biểu hiện của các dạng đột biến gen: a. Đột biến ở tế bào sinh dục: - Phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh, đi vào hợp tử. Nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình. Nếu là đột biến gen lặn thì tồn tại ở trạng thái dị hợp, qua các thế hệ sau khi gen lặn đột biến tồn tại ở thể đồng hợp thì mới biểu hiện kiểu hình. b. Đột biến ở tế bào sinh dưỡng - Phát sinh ở một tế bào rồi qua nguyên phân được nhân lên trong mô sinh dưỡng (đột biến xôma). Nếu là đột biến trội, sẽ biểu hiện ở một phần cơ thể, tạo nên thể khảm và được duy trì qua sinh sản sinh dưỡng. Nếu là đột biến lặn thì sẽ không biểu hiện và mất đi lúc cơ thể chết. - Đột biến ở tế bào sinh dưỡng không được truyền lại cho thế hệ sau bằng.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> sinh sản hữu tính, trừ các đột biến tiền phôi xảy ra ở giai đoạn 2 đến 8 tế bào, vì sau đó chúng có thể đi vào giao tử. SH9B21C16 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 21: Đột biến gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm, phân loại, hậu quả đột biến gen 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 16. Câu 16: Thế bào là đột biến gen ? Có những loại đột biến gen nào ? Hậu quả của đột biến gen cấu trúc ? Hướng dẫn trả lời 1. Đột biến gen: biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. 2. Các dạng đột biến gen: thêm, mất, thay thế một cặp nuclêôtit. 3. Hậu quả của đột biến gen cấu trúc: - Ba cặp nuclêôtit liền nhau trong gen mã hoá một axit amin trong prôtêin. Nếu một cặp nuclêôtit bị thay thế thì có thể chỉ gây ra biến đổi ở một axit amin. - Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thì tất cả các bộ ba tiếp sau đó đều bị thay đổi. - Nếu đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit xảy ra ở cuối gen thì sẽ gây hậu quả ít hơn, đột biến ở phía đầu gen thì sẽ gây hậu quả nhiều hơn. - Đột biến gen có thể có hại, có thể có lợi hay trung tính cho cơ thể mang đột biến. - Nếu bộ 3 quy định một axít amin nào đó bị biến thành bộ ba kết thúc thì chuỗi pôlipeptit bị ngắn đi do đó prôtêin sẽ bị mất chức năng khi đoạn bị mất đi là khá dài. SH9B22C17 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 3. Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST, cơ chế phát sinh, hậu quả của từng dạng đột biến 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 17. Câu 17: Các dạng đột biến cấu trúc NST ? Cơ chế phát sinh và hậu quả của từng dạng ? Hướng dẫn trả lời Tham khảo hình 22 bài 22 trang 65 SGK. - Cơ chế chung: Các tác nhân đột biến trong ngoại cảnh hoặc trong rối loạn trao đổi chất nội bào đã làm cho NST bị đứt gãy hoặc ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi của NST, trao đổi chéo không cân của các crômatit. - Hậu quả của đột biến cấu trúc NST: Đột biến mất đoạn, làm mất bớt vật chất di truyền, nếu xảy ra với một đoạn lớn, sẽ làm giảm sức sống hoặc gây chết, làm mất khả năng sinh sản. Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Đột biến đảo đoạn dị hợp tử cũng có thể bị giảm sức sống hoặc giảm khả năng sinh sản (bất thụ một phần). Nêu cách nhận biết: Mất đoạn: Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình vì cơ thể dị hợp tử mà NST mang gen trội bị mất đoạn mang gen trội đó. Hoặc có thể quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi dựa trên sự bất cặp NST tương đồng, hoặc dựa trên sự thay đổi kích thước NST (NST bị ngắn đi). Lặp đoạn: Có thể quan sát sự tiếp hợp các NST tương đồng trong những trường hợp nhất định (tạo nên vòng NST). Hoặc quan sát kích thước NST: NST dài ra nếu đoạn lặp khá lớn. Tăng giảm mức độ biểu hiện tính trạng. Đảo đoạn: Dựa trên mức độ bán bất thụ hoặc dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng trong giảm phân ở cá thể dị hợp tử. Đảo đoạn mang tâm động có thể làm thay đổi vị trí tâm động trên NST (thay đổi hình dạng NST). SH9B22C18 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST, những dạng đột biến cấu trúc NST, nguyên nhân hậu quả 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 18. Câu 18: Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Đột biến này có những dạng nào? Nguyên nhân và hậu quả của đột biến cấu trúc NST ? Hướng dẫn trả lời Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc NST do tác nhân gây đột biến hay do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào làm rối loạn quá trình nhân đôi NST. - Các dạng đột biến cấu trúc NST : mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn NST. - Mô tả từng dạng đột biến cấu trúc NST ( tham khảo hình 22 bài 22 trang 65 SGK). - Nguyên nhân gây ra các đột biến cấu trúc NST là các tác nhân vật lí, hóa học trong ngoại cảnh, hoặc rối loạn trao đổi chất nội bào làm ảnh hưởng tới quá trình nhân đôi NST phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. - Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật. SH9B23C19 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được cơ chế phát sinh thể dị bội, hậu quả thể dị bội, kiểu hình của người bị hội chứng Đao, giải ra bị hội thích mối liên quan của người mẹ với con sinh bị hội chứng Đao. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 19. Câu 19: Cơ chế phát sinh thể dị bội ? Hậu quả thể dị bội ở NST giới tính của người ? Đặc điểm của người bị hội chứng Đao? Vì sao trẻ bị hội chứng Đao tăng lên cùng với tuổi của người mẹ ? Hướng dẫn trả lời * Cơ chế phát sinh thể dị bội:.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Thể dị bội: là cơ thể sinh vật có tế bào sinh dưỡng đáng lẽ chứa 2 NST ở một cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc 1 NST hoặc thiếu hẳn NST. Cơ chế: các tác nhân đột biến trong ngoại cảnh hoặc trong tế bào đã ảnh hưởng tới sự phân li không bình thường của một cặp NST ở kì sau I của quá trình giảm phân. * Hội chứng Đao Người bị hội chứng Đao mang 3 NST số 21 (do sự kết hợp 1 trứng mang 2 NST 21 với 1 tinh trùng bình thường) có các triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, hai mắt cách xa nhau, lưỡi dài, ngón tay ngắn, si đần, vô sinh. Tỉ lệ hội chứng Đao tăng lên cùng với tuổi người mẹ vì tuổi càng cao thì sinh lí tế bào càng dễ bị rối loạn, ảnh hưởng tới cơ chế phân li các NST. Vì vậy, không nên sinh con khi tuổi đã ngoài 40. * Hậu quả của dị bội ở NST giới tính của người Hội chứng Tớcnơ (OX), hội chứng Claiphentơ (XXY), có đặc điểm chung là cơ quan sinh dục không bình thường, không có khả năng sinh con. SH9B24C20 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt thể đa bội khác thể dị bội. Lấy ví dụ đúng 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 20. Câu 20: Thể đa bội khác thể dị bội ở điểm nào ? Cho ví dụ minh họa. Hướng dẫn trả lời Thể đa bội khác thể dị bội ở đặc điểm: tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n (nhiều hơn 2n), số lượng ADN nhiều hơn, tế bào to hơn, cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn hơn, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt. Ví dụ rau muống 3n, chuối 3n, dâu tây 8n.....Thể đa bội thường xuất hiện ở cơ thể thực vật. SH9B25C21 I. Thông tin chung.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 25: Thường biến 4. Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt đột biến với thường biến, lấy ví dụ đúng 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 21. Câu 21: Phân biệt đột biến với thường biến ? Cho ví dụ minh họa. Hướng dẫn trả lời Phân biệt đột biến với thường biến. Đột biến - Đột biến là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền (ADN, NST) dẫn tới biến đổi đột ngột một hay một nhóm tính trạng có liên quan. - Biến đổi cá biệt, ngẫu nhiên vô hướng không tương ứng với ngoại cảnh, di truyền được cho thế hệ sau.. Thường biến - Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với ngoại cảnh, không di truyền được.. Học sinh có thể trình bày theo cách khác: Phân biệt thường biến với đột biến về nguyên nhân, cơ chế phát sinh và đặc điểm biểu hiện. * Thường biến: - Nguyên nhân và cơ chế phát sinh: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cùng một kiểu gen. - Đặc điểm biểu hiện: Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường, bảo đảm sự thích nghi của cơ chế trước sự biến đổi của môi trường. * Đột biến: - Nguyên nhân và cơ chế phát sinh: Các nhân tố lí hoá, hoá sinh trong tế bào, trong cơ thể hoặc trong ngoại cảnh tác động tới cấu trúc của ADN, của NST hoặc ảnh hưởng đến quá trình tự sao của ADN, tự nhân đôi, kết hợp, trao đổi chéo, phân li của các NST. - Đặc điểm biểu hiện: Biến đổi đột ngột, cá biệt, vô hướng, và có hại cho cơ thể mang đột biến. Một số đột biến có thể trung tính hay có lợi cho cơ thể mang đột biến..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Ví dụ (tham khảo sách giáo khoa) SH9B24C22 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Biến dị 3. Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được vai trò của con người trong quá trình hạn chế bệnh tật phát sinh do đôt biến. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 22. Câu 22: Nêu nguyên nhân của các dạng đột biến. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến. Con người có khả năng làm hạn chế bệnh tật do đột biến gây nên không ? Bằng cách nào ? Hướng dẫn trả lời Nêu nguyên nhân chung của các dạng đột biến. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến. * Nguyên nhân chung của các đột biến: - Các tác nhân lí hoá trong ngoại cảnh (tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt, các hoá chất). - Rối loạn trong các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, trong cơ thể. * Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến:. Dạng đột biến Đột biến gen. Cơ chế phát sinh đột biến ADN bị chấn thương hoặc bị sai sót trong quá trình tự sao (mất, thêm, thay thế cặp nuclêôtit).. Đột biến mất Đột biến NST bị đứt một đoạn. đoạn cấu trúc Đột biến đảo NST bị đứt một đoạn. Đoạn bị đứt NST đoạn quay 1800 rồi gắn vào NST. NST tiếp hợp không bình thường, Đột biến lặp trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit. Đột biến Một hay một số cặp NST không phân Thể dị bội số lượng li. Toàn bộ các cặp NST không phân li. Thể đa bội NST Con người có khả năng làm hạn chế bệnh tật do đột biến gây nên. Thông.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> qua hành động đi khám bệnh định kì, tư vấn sinh sản , sống lành mạnh, hạn chế tối đa việc làm ô nhiễm môi trường…..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Chương VI. Ứng dụng di truyền học SH9B31C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 31: Công nghệ tế bào 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là: A. Tạo ra một số lượng lớn cây giống sạch bệnh trong thời gian ngắn. B. Chủ động công việc tạo các giống cây trồng từ phòng thí nghiệm. C. Vận chuyển giống đi xa được dễ dàng khi sản xuất. D. Giảm bớt được khâu bảo quản giống trước khi sản xuất. Đáp án: A SH9B31C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 31: Công nghệ tế bào 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được nội dung của phương pháp công nghệ tế bào 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Phương pháp nào sau đây không thuộc lĩnh vực công nghệ tế bào: A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm. B. Nuôi cấy tế bào và mô ở thực vật. C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Công nghệ enzim, prôtêin để sản xuất axit amin. Đáp án: D SH9B32C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được các khâu cơ bản của kỹ thuật gen. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Trình tự các khâu cơ bản của kỹ thuật gen là: A. Tách ADN của tế bào cho và thể truyền → tạo ADN lai → chuyển ADN lai vào tế bào nhận. B. Chuyển ADN tái tổ hợp → tế bào cho và thể truyền → đưa ADN lai vào tế bào nhận. C. Đưa ADN lai vào tế bào nhận → hình thành tái tổ hợp → đưa vào sản xuất. D. Ghép ADN lai vào thể truyền → chuyển vào tế bào thể nhận → đưa ra sản xuất. Đáp án: A SH9B32C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được bản chất quá trình cấy gen mã hoá insulin của người vào E. Coli. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Kĩ thuật cấy gen mã hoá insulin của người vào E. coli nhằm: A. Tạo ra số lượng lớn tế bào cho. B. Tạo ra số lượng lớn thể truyền. C. Tạo ra số lượng lớn prôtêin do đoạn gen của tế bào cho mã hoá. D. Làm cho vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh hơn. Đáp án: C SH9B32C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được khái niệm kĩ thuật cấy gen. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Kĩ thuật cấy gen là: A. Cắt ADN của vi khuẩn truyền cho tế bào nhận (thực vật hay động vật). B. Chuyển gen của thực vật hay động vật vào tế bào vi khuẩn E. coli. C. Các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền. D. Tạo ADN tái tổ hợp rồi dùng thể truyền chuyển vào cơ thể sinh vật. Đáp án: C SH9B32C6 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được kĩ thuật công nghệ gen 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Trong công nghệ gen, thể truyền không có khả năng: A. Tự nhân đôi. B. Nhận thêm một đoạn ADN của tế bào khác để tạo thành ADN tái tổ hợp. C. Mang ADN tái tổ hợp vào trong tế bào vi khuẩn. D. Tự động cắt ở vị trí xác định. Đáp án: D SH9B32C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm kĩ thuật gen. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Khái niệm nào sau đây đúng:.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> A. Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. B. Kĩ thuật gen là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc không gian của ADN. C. Kĩ thuật gen là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu biết về đặc điểm phát triển của vi sinh vật. D. Kĩ thuật gen là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu hiết về đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật. Đáp án: A SH9B35C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 35: Ưu thế lai 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được nội dung khái niệm ưu thế lai 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai? A. Con lai có khả năng chống chịu tốt hơn bố mẹ. B. Con lai có sức sống tốt hơn bố mẹ. C. Con lai có khả năng sinh sản tốt hơn bố mẹ. D. Con lai bất thụ. Đáp án: D SH9B34C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được hệ quả của hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 9. Câu 9: Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần: A. Hiện tượng thoái hoá. B. Tạo ra dòng thuần. C. Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. D. Tạo ưu thế lai. Đáp án: D SH9B34C10 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được tỉ lệ phân li kiểu hình trong một quần thể tự thụ phấn 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%. Quần thể trên tự thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là: A. 50% AA + 50% Aa. B. 25% AA + 50% Aa + 25% aa. C. 50% AA + 25% Aa + 25% aa. D. 25% AA + 25% Aa + 50% aa. Đáp án: B SH9B31C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 31: Công nghệ tế bào 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được các công đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào, và ứng dụng của công nghệ này. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào? Hiện nay.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> công nghệ tế bào được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Hướng dẫn trả lời - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn chủ yếu: tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Hiện nay công nghệ tế bào được ứng dụng trong lĩnh vực: vi nhân giống hay nhân bản vô tính hoặc trong chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới... SH9B32C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được một số ứng dụng của công nghệ gen 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Nêu một số ứng dụng của công nghệ gen. Hướng dẫn trả lời Một số ứng dụng của công nghệ gen: Tạo ra các sản phẩm sinh học, tạo các giống cây trồng và động vật biến đổi gen. SH9B32C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt các khái niệm: công nghệ tế bào, công nghệ gen 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Phân biệt các khái niệm: công nghệ tế bào, công nghệ gen? Hướng dẫn trả lời Phân biệt các khái niệm: công nghệ tế bào, công nghệ gen.. Công nghệ tế bào Công nghệ gen Công nghệ tế bào là Công nghệ gen là ngành.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.. kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. Trong sản xuất, công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và động vật biến đổi gen.. SH9B32C14 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 32: Công nghệ gen 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được kĩ thuật gen, những khâu cơ bản của kĩ thuật cấy gen? 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 14. Câu 14: Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? Hướng dẫn trả lời - Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. - Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: Tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận SH9B37C15 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương VI: Ứng dụng di truyền học 3. Bài 37: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được nội dung của phương pháp gây đột biến nhân tạo. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 15. Câu 15: Các phương pháp gây đột biến nhân tạo? Hướng dẫn trả lời.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Các phương pháp gây đột biến nhân tạo gồm: - Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý: + Tia phóng xạ (tia X, tia gamma, tia bêta…) có tác dụng đến ADN gây đột biến gen hoặc đột biến NST. Trong chọn giống thực vật, người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hạt phấn và bầu nhụy. + Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên chỉ được dùng để xử lý vi sinh vật, bào tử hạt phấn, chủ yếu dùng để gây ra các đột biến gen. + Sốc nhiệt là tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ thể tự bảo vệ cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương bộ máy di truyền, gây rối loạn phân bào, phát sinh đột biến NST. - Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học: hóa chất gây đột biến thấm vào tế bào, tác động lên NST gây nên các đột biến về số lượng, cấu trúc NST và tác động lên ADN đột biến gen. Ví dụ: Côsixin khi thấm vào tế bào sẽ cản trở việc hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân ly, tạo nên các thể đa bội.. PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I. Sinh vật và môi trường SH9B41C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống) là : A. Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí,….

<span class='text_page_counter'>(61)</span> B. Địa hình và thổ nhưỡng (độ cao, độ trũng, độ dốc...) C. Động vật và thực vật các vi sinh vật. D. Nhóm nhân tố con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Đáp án: D SH9B42C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được vai trò của ánh sáng đối với động vật. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Vai trò của ánh sáng đối với động vật là: A. nhận biết các vật và định hướng không gian, khả năng sinh trưởng và sinh sản. B. kiếm mồi, giao phối, tự vệ, tìm đường đi. C. nhận biết đồng loại, làm tổ, kết đôi giao phối. D. lẩn tránh kẻ thù, chăm sóc con non. Đáp án: A SH9B42C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được vai trò của ánh sáng đối với thực vật 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Vai trò của ánh sáng đối với thực vật là: A. quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây. B. sự sinh trưởng và phát triển của cây. C. sự ra hoa và tạo quả của cây. D. làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Đáp án: D SH9B43C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được vai trò của nhiệt độ đối với động vật 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Vai trò của nhiệt độ đối với động vật là: A. ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí. B. gây ra sự khác biệt về kích thước cơ thể. C. gây ra tập tính lẩn tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh. D. ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển. Đáp án: A SH9B43C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Đánh giá được sự biến đổi nhiệt độ môi trường đối với chu kì sống của động vật. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao (trong giới hạn chụi đựng) thì chu kì sống của chúng: A. không đổi. B. càng dài. C. càng ngắn. D. luôn thay đổi. Đáp án: C SH9B44C6.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được mối quan hệ hỗ trợ 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ ? A. Vật kí sinh – vật chủ. B. Sinh vật ăn thịt với con mồi. C. Cộng sinh. D. Ức chế cảm nhiễm. Đáp án: C SH9B41C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Khẳng định nào sau đây thể hiện mối quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường sống ? A. Môi trường tác động lên các loài sinh vật làm biến đổi nhiều loài sinh vật trong một khoảng thời gian ngắn. B. Môi trường tác động lên sinh vật làm thay đổi số lượng cá thể của loài, giảm độ đa dạng sinh học. C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng, làm thay đổi môi trường. D. Sinh vật ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái. Đáp án: C SH9B44C8.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Đánh giá được mối quan hệ cạnh tranh 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm nhẹ còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh là ví dụ cho mối quan hệ: A. hội sinh. B. con mồi - vật dữ. C. ức chế cảm nhiễm. D. cạnh tranh. Đáp án: D SH9B43C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được sự thích nghi về hình thái và giải phẫu sinh lý thực vật với nhiệt độ của môi trường. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Em hãy nêu và phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ tới các đặc điểm hình thái và giải phẫu sinh lý thực vật? Cho ví dụ minh hoạ. Hướng dẫn trả lời a. Hình thái giải phẫu: - Những cây ở nơi trống trải, nhiệt độ cao: cây có vỏ dày, tầng bần phát triển nhiều lớp có tác dụng cách nhiệt với môi trường, lá có tầng cutin dày hạn chế sự bốc hơi nước. - Những cây thân cỏ sống ở vùng đất cát nóng dễ bị gió làm bay và làm nước bốc hơi thì thân chính không phát triển, phân cành rất nhiều tạo một tán cây sát mặt đất có tác dụng hạn chế nhiệt độ cao. - Những nơi thường xảy ra nạn cháy cây không những có vỏ dày thấm bằng chất chịu lửa mà còn có thân ngầm giúp phục hồi khi phần trên mặt đất bị tổn.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> thương hoặc cháy. - Những cây vùng ôn đới có hiện tượng rụng lá về mùa đông hạn chế sự thoát hơi nước, hình thành các vảy bảo vệ chồi, phát triển lớp bần cách nhiệt b. Hoạt động sinh lý: Thực vật là cơ thể biến nhiệt nên các hoạt động sinh lý đều phụ thuộc nhiệt độ môi trường. - ảnh hưởng đến quang hợp và hô hấp: Cây quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 2030oC. Nhiệt độ xuống hoặc lên cao quá đều ảnh hưởng xấu đến quá trình này. Nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá ảnh hưởng đến sự hình thành và hoạt động của diệp lục. + Ở 0oC cây nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục bị biến dạng và nhiều loại cây không có khả năng hô hấp + Khi nhiệt độ quá cao (40oC) thì sự hô hấp cũng ngừng trệ, các cây ôn đới có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 0 oC (tùng, bách -20oC) - ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước: Nhiệt độ càng cao, độ ẩm không khí càng thấp, quá trình thoát hơi nước càng mạnh  hiện tượng khô cháy (gió lào) Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của chất nguyên sinh tăng, áp suất thẩm lọc giảm, rễ hút nước khó khăn không đủ cho cây và cây có phản xạ rụng lá. - Trong các giai đoạn phát triển khác nhau cây cần nhiệt độ khác nhau: nhiệt độ khi nảy mầm thấp hơn nhiệt độ khi nở hoa và khi vào chín thì cần cao hơn cả. SH9B43C10 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Phân tích được sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường. nêu ví dụ phù hợp 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Phân tích sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường như độ ẩm, nước ..., lấy ví dụ về các cây quen biết ở quanh.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> nhà, trường học và chỉ ra các đặc điểm thích nghi của các cây đó với môi trường nước. Hướng dẫn trả lời + Về sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái khác của môi trường như độ ẩm, nước ..., HS tự lấy ví dụ về các cây quen biết ở quanh nhà, trường học và chỉ ra các đặc điểm thích nghi của các cây đó với môi trường nước. Cây ưa ẩm: Cây vạn niên thanh (và các cây trầu không, ráy, bóng nước, thài lài …) sống nơi đất ẩm ướt như dưới tán cây to trong rừng hoặc bên cạnh tường nhà ít ánh sáng. Cây có lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng và nóng quá cây thoát hơi nước rất nhanh nên bị héo. Cây chịu hạn: Cây xương rồng có lá tiêu giảm hoặc biến thành gai. Thân cây có nhiều tế bào chứa nước. Gặp khi trời mưa, cây tích luỹ một lượng nước lớn trong cơ thể. Khi khô hạn lâu, hoạt động sinh lí của cây yếu; ban ngày, lỗ khí đóng lại hạn chế thoát hơn nước, nhờ đó, cây tồn tại được lâu dài trên vùng đất khô cằn hoặc vùng đất cát khô. Cây cỏ tranh (hoặc cỏ chông và nhiều loài cây cỏ khác) sống trên các sườn đồi, núi cao. Phiến lá hẹp, dài và không tích luỹ nước. Các tế bào lá chịu được điều kiện thiếu nước rất cao, khi mất tới 25% lượng nước trong cơ thể cây vẫn sống. Rễ cỏ tranh ăn sâu và rộng tới những lớp đất phía dưới có độ ẩm cao hơn. Khi đủ nước, cây sử dụng nước rất hào phóng, cường độ thoát hơi nước tăng cao, có tác dụng chống nóng cho lá. Nhưng khi thiếu nước lỗ khí đóng lại, cây sử dụng nước rất hạn chế. + Thực vật sống trong nước có những đặc điểm gì khác với thực vật sống trên cạn: Nhiều loài thực vật sống trong nước có cơ thể lớn như loài tảo thảm ở vùng biển Thái Bình Dương có cơ thể dài tới hơn 100m. Các loài rong đuôi chồn, trang, súng… trên cơ thể không có lỗ khí, không khí hoà tan thấm qua bề mặt cơ thể. Cơ thể có các khoảng trống chứa khí phát triển. Lá cây nổi trên mặt nước như lá súng chỉ có mặt lá phía trên tiếp xúc với không khí có lỗ khí, còn mặt lá phía dưới tiếp xúc với nước không có lỗ khí. Thực vật chủ yếu phân bố ở các lớp nước bề mặt là do ánh sáng được phân bố theo các lớp nước nông sâu, tuỳ theo độ dài sóng khác nhau của từng tia sáng. Tia sáng đỏ phân bố ở lớp trên cùng, rồi đến da cam, vàng, lục, lam..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Tia xanh lục xuống sâu hơn, sau đó là xanh da trời và cuối cùng là tia xanh tím. Sự phân bố không đồng đều của các tia sáng là nguyên nhân tạo ra sự phân bố khác nhau theo chiều sâu lớp nước của các loài thực vật. Phần lớn thực vật hạt kín, tảo lục (mang nhiều diệp lục) phân bố ở lớp nước bề mặt vì chúng hấp thu tia đỏ. SH9B43C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: a) Nêu đặc điểm của động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt ? b) Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, kỳ nhông, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà. c) Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường như thế nào? Hướng dẫn trả lời a) Động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt. - Động vật biến nhiệt là sinh vật mà nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. - Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. b) Loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, kỳ nhông, sâu hại táo, ruồi nhà (thú mỏ vịt có thể xem như "ranh giới": động vật đẳng nhiệt không hoàn toàn) c) Động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt thích nghi với biến đổi nhiệt độ môi trường: - Động vật biến nhiệt: + Ở hoang mạc nhiều côn trùng có khoang chống nóng. + Ở xứ lạnh kích thước cơ thể giảm so với ở xứ nóng cùng loài. + Thích nghi bằng tập tính sinh thái: Phơi nắng hay tránh nắng, di cư trú đông và ngủ đông….

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Động vật đẳng nhiệt: + Ở xứ lạnh có lớp lông và lớp mỡ dưới da dày. + Ở xứ lạnh giảm bớt kích thước phần thò ra của cơ thể. + Ở xứ lạnh, kích thước cơ thể tăng lên, tức là tỉ lệ diện tích bề mặt /thể tích tương đối giảm đi so với xứ nóng. + Có lỗ chân lông và tuyến mồ hôi để điều hoà thân nhiệt. + Có các tập tính sinh thái: ẩn nấp, di cư trú đông và ngủ đông. SH9B44C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá :Giải thích được vai trò của các mối quan hệ cùng loài? 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Nêu các hình thức quan hệ cùng loài? Vai trò của các mối quan hệ đó ? Hướng dẫn trả lời a. Quan hệ hỗ trợ (thể hiện ở sự quần tụ) - Các cá thể của mỗi loài trong đời sống thường có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành các quần tụ cá thể. Ví dụ : Voi rừng thường quần tụ thành từng đàn, khi đi ngủ nằm thành hình tròn con đực và con non nằm ở phía trong con cái nằm ở phía ngoài. - Vai trò của quần tụ cá thể : + Tạo điều kiện cho các cá thể trong quần tụ bảo vệ nhau tốt hơn + Gây nên sự ganh đua tìm kiếm thức ăn, khả năng sử dụng thức ăn nhiều hơn, có hiệu quả hơn. + Kích thước quần tụ vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự bảo tồn, phát triển của loài, giảm mức cạnh tranh, phân bố hợp lý các điều kiện sống cho từng nhóm cá thể của loài b. Quan hệ cạnh tranh (thể hiện ở hiện tượng cách ly) - Gặp điều kiện bất lợi ( môi trường sống thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành con cái…) các cá thể cạnh.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách khỏi nhóm. - Vai trò của cách ly: + Làm giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn dự trữ. + Về mặt tiến hoá sự cách ly các nhóm, loài nhờ hình thành các quần tụ sẽ là cơ sở hình thành các nòi địa lý, sinh thái dẫn tới hình thành loài mới. SH9B44C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương I: Sinh vật và môi trường 3. Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Đánh giá được mối quan hệ cùng loài trong một điều kiện cụ thể. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Xét các mối quan hệ sau: - Trong một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. - Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. a) Hãy cho biết mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài của hai hiện tượng trên. Nêu sự khác nhau giữa các mối quan hệ đó. b) Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Hướng dẫn trả lời a) Khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm là: quan hệ đối địch Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu là: quan hệ hỗ trợ Sự khác nhau: - Quan hệ hỗ trợ: mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không bị hại) cho tất cả các sinh vật. - Quan hệ đối địch: một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc 2 bên cùng bị hại. b) Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Chương II. Hệ sinh thái SH9B47C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 47: Quần thể sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm quần thể sinh vật. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Quần thể sinh vật là : A. một tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định. B. một tập hợp cá thể cùng loài ở một địa điểm xác định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo thành thế hệ mới. C. là một sự tụ họp của các sinh vật tại một địa điểm nào đó, các cá thể trong quần thể có khả năng sinh ra cá thể mới. D. là một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Đáp án: D SH9B47C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 47: Quần thể sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được đặc trưng của quần thể 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Quần thể có một số đặc trưng cơ bản: A. mật độ, tuổi cá thể, sức sinh sản. B. giới tính, số lượng cá thể, tuổi thọ. C. các nhóm tuổi, mật độ, tỉ lệ tử vong. D. mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Đáp án: D.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> SH9B47C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 47: Quần thể sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được sự biến động của quần thể trước điều kiện ngoại cảnh. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố: A. mùa, năm và chu kỳ sống của sinh vật. B. nguồn thức ăn, tập tính di cư, chỗ ở. C. những biến động bất thường của điều kiện sống (lụt lội, dịch bênh...) D. theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn và những biến động bất thường của điều kiện sống. Đáp án: D SH9B50C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 50: Hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được thực vật là nhóm sinh vật sản xuất 5. Mức độ: Nhận biêt II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Nhóm sinh vật vật sản xuất là: A. thực vật. B. vi khuẩn phân giải. C. động vật ăn thực vật. D. động vật ăn thịt. Đáp án: A SH9B50C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 3. Bài 50: Hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Chuỗi thức ăn là: A. một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ hỗ trợ với nhau. B. nhiều loài sinh vật, mỗi loài có thể ăn nhiều loại thức ăn. C. các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, chúng tiêu diệt lẫn nhau theo nguyên tắc sinh vật lớn hơn ăn sinh vật bé. D. một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Đáp án: D SH9B50C6 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 50: Hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Đánh giá được mối tương quan giữa động vật với môi trường sống. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Trong một số hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đấy một số loài cá ăn động vật nổi muốn để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do: A. cá thả vào thải thêm phân vào nước gây phì dưỡng. B. cá thả vào làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo. C. cá thả vào làm động vật nổi suy giảm mạnh nên tảo phát triển quá mức. D. cá thả vào ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo. Đáp án: C SH9B50C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 50: Hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được hệ sinh thái rừng nhiệt đới 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ? A. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng B. Ánh sáng mặt trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng C. Động, thực vật đa dạng, phong phú; có nhiều động vật cỡ lớn D. Khí hậu ít ổn định, vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố vô sinh là như nhau. Đáp án: D SH9B50C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 50: Hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được sinh vật tự dưỡng trong chuỗi thức ăn 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng: A. sinh vật dị dưỡng. B. sinh vật tự dưỡng. C. sinh vật phân giải chất hữu cơ. D. sinh vật tiêu thụ. Đáp án: B SH9B50C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 50: Hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được vị trí của mắt xích động vật trong chuỗi thức ăn 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Cho chuỗi thức ăn sau: Cây lúa → Sâu đục thân → …(1) … → Vi sinh vật (1) ở đây có thể là: A. rệp cây B. bọ rùa C. trùng roi D. ong mắt đỏ Đáp án: D SH9B47C10 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 47: Quần thể sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Lý giải được sự tồn tại của quần thể sinh vật khi có sự thay đổi về số lượng cá thể. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: a) Một quần thể thỏ bị giảm sút số lượng, để cứu vãn tình hình người ta định bổ sung vào đó một số cá thể. Theo em cách đó có được không? giải thích tại sao? b) Vì sao những quần thể có số lượng cá thể quá ít dễ có nguy cơ bị diệt chủng? Hướng dẫn trả lời a. Để cứu vãn sự giảm sút số lượng cá thể, trước hết ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó => có biện pháp thích hợp - Nếu nguyên nhân do kẻ thù => xây dựng vành đai bảo vệ - Do sự săn bắn quá mức => Chỉ cần cấm săn bắn - Do ô nhiễm => chống ô nhiễm.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Do giảm sút nguồn thức ăn => Việc bổ sung cá thể càng không có lợi - Nếu do thiên tai hay dịch bệnh mà sau đó quần thể không phục hồi được thì có thể bổ sung thêm số cá thể vừa phải để tăng sức sinh sản của quần thể, song phải chú ý nhiều mặt khác nữa thì biện pháp này mới có hiệu quả b. Những quần thể có số lượng cá thể quá ít dễ có nguy cơ tuyệt chủng vì; - Khả năng tự vệ và chống chịu yếu - Nguyên nhân chính là sức sinh sản giảm do: + Tần số gặp gỡ giữa cá thể đực và cái rất thấp + ít có khả năng lựa chọn khi giao phối => hậu quả giảm sức sống + Dễ xảy ra giao phối gần SH9B48C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 48: Quần thể người 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích ảnh hưởng của tăng dân số quá nhanh đến chất lượng cuộc sống của con người và môi trường xung quanh. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì ? Hướng dẫn trả lời - Thiếu nơi ở. - Thiếu lương thực. - Thiếu trường học, bệnh viện. - Ô nhiễm môi trường. - Chặt phá rừng, khai thác tài nguyên quá mức. - Chậm phát triển kinh tế. - Tắc nghẽn giao thông. - Bùng phát dịch bệnh, đói nghèo. -… SH9B49C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 3. Bài 49: Quần xã sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được khái niệm quần xã sinh vật, những dấu hiệu điển hình của quần xã. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Thế nào là một quần xã sinh vật? Những dấu hiệu điển hình của một quần xã? Hướng dẫn trả lời - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định được hình thành trong quá trình lịch sử và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó như một thể thống nhất. - Những dấu hiệu điển hình của quần xã : + Số lượng loài trong quần xã: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp. + Thành phần loài trong quần xã: Loài ưu thế, loài đặc trưng. SH9B49C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 49: Quần xã sinh vật 4. Chuẩn cần đánh giá ; Giải thích được mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc nên quần xã trong một bối cảnh cụ thể 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Trong một khu vực có những quần thể thuộc các loài và nhóm loài sau đây: vi sinh vật phân huỷ, thỏ, châu chấu, thằn lằn, cây xanh, chuột, rắn, diều hâu. a. Hãy nêu những điều kiện để những quần thể đó tạo nên một quần xã. b. Nếu loại cây xanh hoặc diều hâu ra khỏi lưới thức ăn trên thì quần xã sẽ biến động như thế nào? Giải thích từng trường hợp, trường hợp nào sẽ gây ra biến động mạnh nhất? Tại sao? Hướng dẫn trả lời a. Điều kiện để hình thành một quần xã: - Các quần thể sinh vật trên phải cùng sống trong một sinh cảnh. - Được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó với nhau như một thể thống nhất trong đó mối quan hệ dinh dưỡng là quan trọng nhất. b. Biến động của quần xã: - Nếu diều hâu giảm, mối quan hệ dinh dưỡng của những quần thể liên quan bị biến động, nhưng sau một thời gian quần xã trở lại cân bằng ở một mức độ nhất định. - Nếu loại trừ cây xanh, quần xã mất sinh vật sản xuất, bị biến động mạnh nhất, các loài còn lại sẽ thiếu hoặc mất thức ăn, nơi ở dẫn tới quần xã bị hủy diệt. SH9B50C14 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương II: Hệ sinh thái 3. Bài 50: Hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc nên quần xã trong một bối cảnh cụ thể. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 14. Câu 14: Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê. chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật phân giải. Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật trên có thể có những chuỗi thức ăn nào? Vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó. Hướng dẫn trả lời a) Các chuỗi thức ăn: - Cỏ -> Thỏ -> Mèo -> Vi sinh vật. - Cỏ -> Thỏ -> Hổ -> Vi sinh vật. - Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật. - Cỏ -> Sâu -> Chim -> Vi sinh vật. b) Lưới thức ăn SÂU CỎ. Chim MÈO. THỎ. DÊ. HỔ. VI SINH VẬT PHÂN GIẢI.

<span class='text_page_counter'>(78)</span>

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Chương III. Con người, dân số và môi trường SH9B54C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 54: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được những tiêu chí để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học nguồn nước 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học nguồn nước người ta dùng: A. Chỉ số PH B. DO, BOD, COD C. Độ đục. D. Chỉ số Coliform ( coliforms là những trực khuẩn Gram âm không sinh bào tử ) Đáp án: D SH9B54C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 54: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Xác định được vị trí của tầng Ôzon 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Tầng Ozon nằm ở độ cao từ 10 – 15 km thì nó thuộc tầng khí quyển nào ? A. Bình lưu B. Đối lưu C. Trung lưu D. Thượng tầng khí quyển. Đáp án: B SH9B54C3 I. Thông tin chung.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 54: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được các hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường không khí ? A. Di dân tự do. B. Đô thị hóa nông thôn. C. Quá trình đốt cháy nhiên liệu (gỗ, củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt). D. Xây dựng cầu đường. Đáp án: C SH9B54C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 54: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là: A. các khí thải do đốt cháy nhiên liệu. B. các vụ thử vũ khí hạt nhân. C. các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác bệnh viện … bị phân hủy. D. các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường. Đáp án: C SH9B53C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu những tác động tiêu cực của con người đến môi trường 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là: A. đốt rừng lấy đất trồng trọt. B. phát triển khu dân cư. C. săn bắt động vật hoang dã. D. phá hủy thảm thực vật. Đáp án: D SH9B55C6 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 55: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Đánh giá được những đóng góp của con người vào công cuộc bảo vệ môi trường 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần xóa bỏ: A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng. B. Du canh, du cư. C. Xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường. D. Xử dụng năng lượng mặt trời. Đáp án: B SH9B55C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 55: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Hiểu được vai trò của trồng cây gây rừng 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 7. Câu 7: Những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết là: A. Trồng cây gây rừng. B. Tiến hành chăn thả gia súc. C. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực. D. Làm hệ thống dẫn nước. Đáp án: A SH9B54C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 54: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường. 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường là: A. Giấy vụn, túi nilong và rác thải. B. Giấy vụn, rác thải và khí CO. C. Giấy vụn, túi nilong và khí CO. D. Nước sinh hoạt, khí N2 và túi nilong. Đáp án: A SH9B54C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 54: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và xuất hiện nhiều thiên tai 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Một trong những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và xuất hiện nhiều thiên tai là do: A. Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng lên..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> B. Nguồn sống trong hệ sinh thái ngày càng cạn kiệt. C. Lượng nước trong khí quyển ngày càng khan hiếm. D. Lượng khí oxi trong khí quyển ngày càng ít đi. Đáp án: A SH9B55C10 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 55: Ô nhiễm môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường không khí, vai trò của bản thân. 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, các biện pháp khắc phục, bản thân em đã làm gì để giảm ô nhiễm môi trường không khí ? Hướng dẫn trả lời - Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng môi trường không khí bị thay đổi làm ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và các sinh vật khác. - Nguyên nhân : Núi lửa, cháy rừng, bão lụt, khai thác và đốt cháy nguồn nguyên liệu hóa thạch bừa bãi, khí thải của các ngành công nghiệp (dệt kim, luyện thép, sản xuất giấy, thuốc trừ sâu), sử dụng bom, thuốc nổ trong chiến tranh , khí thải giao thông… - Biện pháp khắc phục: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, Xây dựng nhà máy xử lý rác, xây dựng công viên cây xanh, bảo vệ rừng, trồng rừng. Xây dựng nhà máy xí nghiệp ở xa khu dân cư. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm môi trường ,… - Em đã làm gì : Tham gia các buổi lao động của nhà trường và địa phương … Tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng hiểu viề tác hại của ô nhiễm môi trường và cách phòng tránh…Tham gia trồng rau sạch, không vứt rác bừa bãi… SH9B53C11 I. Thông tin chung.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 1. Lớp: 9 2. Chương III: Con người, dân số và môi trường 3. Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Đánh giá được ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia 5. Mức độ: Vận dụng II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì? Hướng dẫn trả lời - Phát triển dân số hợp lý là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường của đất nước. - Phát triển dân số hợp lý là không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Phát triển dân số hợp lý nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân gia đình và xã hội. Đảm bảo công bằng trong xã hội. Ổn định an ninh chính trị. Hạn chế các tệ nạn xã hội…để mỗi con người được sống ấm no hạnh phúc..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Chương IV. Bảo vệ môi trường SH9B58C1 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 1. Câu 1: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống ... thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn thiện các câu sau: a) Tài nguyên thiên nhiên không phải là …(1).., chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và…(2)…, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của .. (3)… và đảm bảo duy trì …(4)… các nguồn tài nguyên cho các thế hệ …(5) … mai sau. b) Bảo vệ các ...(1)… hiện có, kết hợp với …(2)… gây rừng là biện pháp rất …(3)… nhằm bảo vệ và ...(4)… môi trường đang bị suy thoái. Đáp án: a) (1) vô tận, (2) hợp lí, (3) xã hội, (4) lâu dài, (5) con cháu. b) (1) khu rừng, (2) trồng cây, (3) quan trọng, (4) khôi phục. SH9B58C2 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 4. Chuẩn cần đánh giá : Sắp xếp đúng các tài nguyên tương ứng với mỗi dạng tài nguyên 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 2. Câu 2: Sắp xếp các tài nguyên tương ứng với mỗi dạng tài nguyên: STT Dạng tài nguyên Các tài nguyên 1 Tài nguyên tái sinh a. Tài nguyên sinh vật b. Bức xạ mặt trời c. Than đá.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 2. Tài nguyên không tái sinh. 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. Đáp án:. 1 - a, h, i. 2 - c, g, l. d. Năng lượng thuỷ triều e. Năng lượng suối nước nóng g. Khí đốt thiên nhiên h. Tài nguyên nước i. Tài nguyên đất k. Năng lượng gió l. Dầu lửa 3 - b, d, e, k. SH9B59C3 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được vấn đề khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 3. Câu 3: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Các biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá STT Các biện pháp Hiệu quả 1 Trồng cây gây rừng ở vùng đất ...……………………… trống, đồi trọc 2 Tăng cường công tác làm thuỷ ………………...……… lợi và tưới tiêu hợp lí 3 Bón phân hợp lí và hợp vệ ...……………………… sinh 4 Thay đổi các loại cây trồng ...……………………… hợp lí 5 Chọn giống vật nuôi, cây trồng ...……………………… thích hợp và có năng suất Đáp án: (1) Trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc có hiệu quả là hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo điều kiến sống cho nhiều loài sinh vật và.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu... (2) Tăng cường công tác thuỷ lợi là góp phần điều hoà lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích, trồng trọt và tăng năng suất cây trồng. (3) Bón phân hợp lí làm tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh những vùng đất trống đồi trọc, đất hoang hoá. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí đúng kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật. (4) Thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen canh) làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng. (5) Chọn giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao góp phần đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho việc cải tạo đất. SH9B60C4 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được sự đa dạng của hệ sinh thái 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 4. Câu 4: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống ... thay cho các số 1, 2, 3 ... để hoàn thiện các câu sau: Trái Đất của chúng ta chia ra nhiều vùng với các kiểu ...(1)... khác nhau, là cơ sở cho sự ...(2)... của các loài sinh vật. Các hệ sinhh thái …(3)… cần bảo vệ là hệ sinh thái …(4)…, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp. Đáp án: (1) hệ sinh thái, (2) đa dạng, (3) quan trọng, (4) sinh thái rừng SH9B60C5 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 4. Chuẩn cần đánh giá : Liệt kê các hệ sinh thái 5. Mức độ: Nhận biết II. Nội dung câu hỏi 5. Câu 5: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Các hệ sinh thái chủ yếu Các hệ sinh Các hệ sinh thái dưới nước Hệ sinh thái nước Hệ sinh thái thái trên cạn mặn nước ngọt ………….. ………….. ………….. Đáp án: Các hệ sinh thái trên cạn - Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim... - Các hệ sinh thái thảo nguyên - Các hệ sinh thái hoang mạc - Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng - Hệ sinh thái núi đá vôi..... Các hệ sinh thái dưới nước Các hệ sinh thái Các hệ sinh thái nước mặn nước ngọt - Hệ sinh thái - Các hệ sinh thái vùng biển khơi sông, suối (hệ sinh - Các hệ sinh thái thái nước chảy). vùng ven bở (rừng - Các hệ sinh thái ngập mặn, rừng hồ, ao (hệ sinh thái san hô, đầm, phá nước đứng) ven biển...). SH9B60C6 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được các hình thức bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 6. Câu 6: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng STT 1. 2 3 4 5 6. 7. Biện pháp Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia... Trồng rừng Phòng cháy rừng Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng. Đáp án: STT Biện pháp 1 Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp 2 Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia... 3 Trồng rừng 4 5. 6. Hiệu quả ……………….. ……………….. ……………….. ……………….. ……………….. ……………….. ………………... Hiệu quả Góp phần bảo vệ tài ngưyên rừng. Góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức Phòng cháy rừng Để toàn dân tích cực tham gia bảo vệ rừng Vận động đồng bào dân Để hạn chế mức độ khai thác, tộc ít người định canh, định không khai thác quá mức làm cạn cư kiệt nguồn tài nguyên Phát triển dân số hợp lí, Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái ngăn cản việc di dân tự do quan trọng, giữ cân bằng sinh thái.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 7. tới ở và trồng trọt trong và bảo vệ nguồn gen sinh vật. rừng Tăng cường công tác tuyên Góp phần phục hồi các hệ sinh truyền về bảo vệ rừng thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước. SH9B61C7 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 61: Luật bảo vệ môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được hoạt động của con người đối với luật bảo vệ môi trường 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 7. Câu 7: Tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống...thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn thiện các câu sau : a) Các tổ chức và cá nhân gây ra …(1)… môi trường có trách nhiệm …(2)… và khắc phục ...(3)…về mặt môi trường b) Mọi người đều có trách nhiệm …(1)... tốt Luật ...(2)… Đáp án: a) (1) sự cố, (2) bồi thường, (3) hậu quả b) (1) thực hiện tốt, (2) Bảo vệ môi trường SH9B61C8 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 61: Luật bảo vệ môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá : Nêu được hoạt động của con người đối với luật bảo vệ môi trường 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 8. Câu 8: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Các ví dụ về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Nội dung. Khai thác rừng Săn bắn động vật hoang dã Đổ chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt Sử dụng đất Sử dụng các chất độc hại như chất phóng xạ và các hoá chất độc khác.... Khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây sự cố môi trường Đáp án:. Luật Bảo vệ môi trường quy định ……………. ……………. …………….. Nếu không có Luật Bảo vệ môi trường ……………. ……………. …………….. ……………. …………….. ……………. …………….. …………….. …………….. Các ví dụ về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Nội dung Khai thác rừng. Săn bắn động vật hoang dã Đổ chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt Sử dụng đất. Sử dụng các chất độc hại như chất phóng xạ và các hoá chất độc khác..... Luật Bảo vệ môi trường quy định Cấm khai thác bừa bãi Không khai thác rừng đầu nguồn. Nếu không có Luật Bảo vệ môi trường Khai thác không có kế hoạch Khái thác cả rừng đầu nguồn Nghiêm cấm Động vật hoang dã đã bị khai thác dẫn đến cạn kiệt Quy hoạch bãi rác thải, Rác thải đổ không nghiêm cấm đổ chất thải đúng chỗ gây ô nhiễm độc hại ra môi trường môi trường Có quy hoạch sử dụng Đất sử dụng bất hợp lí đất, kế hoạch cải tạo đất sẽ gây lãng phí và thoái hoá đất Có biện pháp sử dụng Chất độc hại nhiều các chất một cách an nguy cơ gây nguy toàn, theo tiêu chuẩn hiểm cho con người quy định, phải xử lí chất và các sinh vật khác thải bằng công nghệ thích hợp.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> Khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây sự cố môi trường. Cơ sở và cá nhân vi phạm bị xử phạt và phải chi phí hoặc đền bù cho việc gây ra sự cố môi trường. Không có ai phải chịu trách nhiệm và đền bù. SH9B58C9 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được vai trò của rừng đối với sự sống trên trái đất 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 9. Câu 9: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Hướng dẫn trả lời - Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. - Rừng là lá phổi xanh ( hấp thụ CO2, cung cấp O2), góp phần điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. SH9B58C10 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 4. Chuẩn cần đánh giá : Giải thích được vai trò tích cực của việc sử dụng hợp lí tài nguyên nước. 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 10. Câu 10: Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên nước? Hướng dẫn trả lời - Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất. - Tài nguyên nước là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người. - Nguồn tài nguyên nước trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị nhiễm..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> SH9B59C11 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã 4. Chuẩn cần đánh giá : Nhận thức được vai trò của hệ sinh thái tự nhiên, sự suy thoái môi trường để giải thích cho hành động bảo vệ môi trường cho con người 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 11. Câu 11: Tại sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Hướng dẫn trả lời - Cần bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. - Có nhiều vùng trên Trái Đất đang bị suy thoái cần có biện pháp khôi phục. - Cần khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên bền vững. SH9B60C12 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái 4. Chuẩn cần đánh giá 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 12. Câu 12: Con người tác động như thế nào đến môi trường và sinh quyển? Vai trò của con người đối với việc cải biến môi trường? Hướng dẫn trả lời - Con người đã và đang khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên tái sinh, làm cho rừng và đất ngày càng bị thu hẹp thoái hoá, nhiều loại động vật, tài nguyên thuỷ sản bị đánh bắt quá mức (cá voi, cá heo, cá ngừ, cá thu, tôm hùm…) đã trở nên hiếm. - Con người có thể cải biến môi trường bằng các biện pháp bảo vệ môi trường: Bảo vệ rừng và thiên nhiên hoang dã; cải biến khí hậu và khử mặn nước biển; các hệ sinh thái và trao đổi chất nhân tạo; sử dụng hợp lý, bảo vệ.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> và phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên… SH9B61C13 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 61: Luật bảo vệ môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 13. Câu 13: Nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường là gì? Hướng dẫn trả lời - Phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường. - Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường. SH9B61C14 I. Thông tin chung 1. Lớp: 9 2. Chương IV: Bảo vệ môi trường 3. Bài 61: Luật bảo vệ môi trường 4. Chuẩn cần đánh giá 5. Mức độ: Thông hiểu II. Nội dung câu hỏi 14. Câu 14: Trách nhiệm của mỗi người dân trong chấp hành Luật Bảo vệ môi trường là gì? Hướng dẫn trả lời - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. - Mọi người cần ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do thiên nhiên và con người gây ra. - Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(95)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×