Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Cac bai van Cam nhan ve TPVH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.83 KB, 68 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ôn tập Văn 7 – Học kì I I.Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 1.Thế nào gọi là văn biểu cảm về tác phẩm văn học Văn biểu cảm về tác phẩm văn học còn gọi là văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .Qua bài van ta nói lên những cảm xúc ,ý nghĩ của mình về cáI hay ,cáI đẹp của một tác phẩm văn học cụ thể ,đã làm cho ta rung động ,xúc động . Tác phẩm văn học mà ta nêu cảm nghĩ có thể là một bài ca dao ,một bài thơ ,một bài văn . Phải phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học có chọn lọc mới trình bày được cảm xúc ,ý nghĩ của mình về tác phẩm đó .Không thể viết chung chung hời hợt . 2. Các bước làm bài văn phát biểu cảm nghĩvề tác phẩm văn học a. Chuẩn bị -Đọc bài văn bài thơ …một vài lần ,rút ra ấn tượng ban đầu .Đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu chủ đề ,những tư tưởng tình cảm cao đẹp ,ngôn ngữ ngệ thuật …mà tác giả đã diễn tả rất hay ,gây cho mình nhiều ấn tượng . - Gạch chân hoặc đánh dấu các chi tiết nghệ thuật ,các hình ảnh các câu thơ ,câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất . -Làm dàn bài dung đoạn -Nháp bài văn ,đI từ mở bài đến kết bài ,viết xong phần nào nên đọc lại phần ấy ,sửa chữa rồi viết tiếp phần sau .Nháp bài văn xong ,đọc lại sửa chữa ,bổ sung rồi mới chép vào vở hoặc viết vào tờ giấy thi -Văn phát biểu cảm nghĩ thuộc nghị luận văn chương b.Bố cục một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học -Phần MB: có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm ;nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất ,kháI quát nhất của mình khi đọc ,khi xem tác phẩm ấy .Mở bài hay nhất là đạt được hai yêu cầu sau :tính kháI quát và tính định hướng . -Phần thân bài :lần lượt nêu lên những tình cảm của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm .Không lan man dài dòng mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm trọng điểm .PhảI đI lần lượt ,nhớ liên kết đoạn -Phần KB:nêu lên cảm nghĩ chung ,có thể đánh giá và kiên hệ .Tránh dài dòng ,trùng lặp và đơn điệu và vô vị . c. Thao tác cơ bản:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung à phảI rất cụ thể ,phảI chỉ ra được yêu thích thú vị …ở chỗ nào ,tại sao lại yêu thích thú vị .Nghĩa là phảI phân tích và trích dẫn Vì vậy phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất để phát biểu cảm nghĩ Có lúc phải khen, chê chính là viết lời bình .khen chê phải chính xác . Lúc nào viết được lời bình hay ,sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ Có lúc phải biết liên tưởng so sánh .Từ hiện tượng này mà nghĩ ,mà nhớ đến hiện tượng văn học khác ,tức là liên tươngr ;từ tráI đào vườn mẹ mà so sánh với đào Sa Pa,từ câu thơ này mà so sánh với câu thơ khác ,để rút ra cáI hay riêng làm cho bài viết vừa rộng vừa sâu là so sánh Viết lời bình ,liên tưởng so sánh là thao tác nên có .CáI gì cũng cần có ở mức độ hợp lí II.LUYỆN LÀM VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. PBCN về bài Hồi hương ngẫu thư 1.MB Giới thiệu ,tác giả,tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm Hạ Tri Chương 659-744là một tong những thi sĩ lớn đời Đường ,đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi ,là đại quan của triều đường được hoàng đế Đường TháI Tông và quần thần trọng vọng .Hồi hương ngẫu thư là bài thơ xuất sắc của ông được nhiều người truyền tụng .Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này : Trẻ đi……đến làng 2.TB: Những cảm xúc ,suy nghĩ do tác phẩm gợi lên -Mở đầu bài thơ là cáI nhìn kháI quát về cuộc đời một người thành đạt .Biện pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ :phảI li biệt gia đình từ tuổi ấu thơ sống nơI đất khách quê người mãI đến lúc già mới được trở về thăm cố hương ,công danh thì thành đạt ,nhưng xuốt cuộc đời phảI li gia .Nỗi sầu li gia là một trong những nỗi sầu đau của đời người xưa nay . -Câu thơ thứ 2t/gmột lần nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắcđể nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà : Suốt một đời xa quê ,khách li hương giờ đây máI tóc đã bạc phơ ,tóc mai đã rụng nhưng giọng quê vẫn không đổi thay !Chi tiết này là một biểu hiện cảm động về tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương .dòng sữa ngọt ngào ,tiếng ru,tình thương của mẹ hiền ,công ơn của mẹ cha đã them sâu vào tâm hồn mỗi đứa con .Giọng quê chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương gắn bó với đất mẹ quê cha .Chỉ có kẻ mất gốc mới thay đổi giọng quê ,mới coi thường tiếng mẹ đẻ ! Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu đáng ca ngợi -Hai câu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời .có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp người khách lạ :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nhi …lai Kẻ đi xa nay trở về làng đã trở thành khách lạ .TRẻ con gặp mà không biết .Thoèi gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng .Bạn bè tuổi thơ ngày xưa nay ai còn ai mất n?Vì thế mới có chuyện lạ đời Trẻ con nhìn lạ không chào , Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơI Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác bâng khuâng trong long t/g.Vì cảnh ngộ mà phảI xa quê ,tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương .tình yêu quê hương của HTCmới thắm thiết biết bao ! Tình cảm ấy rất đẹp ,rất chân thành son sắt thuỷ chung 3.KB: ấn tượng chung về tác phẩm Hồi hương ngẫu thư là một bài thươ hay cho ta nhiều xúc động .T?t/g sử dụng tiểu đối rất thành công tạo nên những vần thơ hàm xúc ,đem đến cho người đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách li hương .Một tâm hồn thơ thâm trầm nhẹ nhàng và hồn hậu .Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thuỷ chung của nhà thơ đối với quê hương them đẫm trên tong vần thơ . III.Phát biểu cảm nghĩ về cái hay cái ngộ nghĩnh của bài thơ có nhan đề Ngủ rồi của nhà thơ Phạm Hổ như sau : Gà Mẹ hỏi Gà Con : -Đã ngủ chưa đấy hả ? Cả đàn gà nhao nhao : -Ngủ cả rồi đấy ạ ! Nhà thơ Phạm Hổ đã nhân hoá gà mẹ và đàn gà con có lời nói,thái độ tình cảm như con người :Gà mẹ giống như một bà mẹ hiền từ ,quan tâm và yêu thương các con khi các con đã vào giường ngủ cả rồi ,nhưng vốn nghịch ngợm hồn nhiên ,chúng không chịu ngủ chỉ mải chơi ,chắc còn trò truyện ,đùa vui chưa ngủ ,nên gà mẹ đã hỏi đàn con :Đãngủ chưa đấy hả .Nếu là người lớn hoặc có ý thức hơn ,sợ mẹ mắng thì đàn con phải nằm im giả vờ ngủ ,không trả lời .Nhưng vì chúng quá hồn nhiên nên cả đàn gà nhao nhao :Ngủ cả rồi đấy ạ.Từ láy nhao nhao kết hợp với câu trả lời đã tạo nên sự hồn nhiên đáng yêu ấy :vì ngủ rồi thì làm sao mà trả lời được ,mà còn trả lời rõ to nữa chứ .Tuy lũ gà con chưa nghe lời mẹ để ngủ ngay nhưng chúng thật đáng yêu thật dễ thương biết bao .Nhà thơ Phạm Hổ tuy tuổi đã cao ,nhưng ông có tài đi vào nội tâm của trẻ thơ,bộc lộ tâm lí của trẻ thơthật hợp lí và ngộ nghĩnh đáng yêu .. BÀI 2 NS.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ND I.Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh Khuya của Bác Hồ Dàn ý 1 a.MB Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại ,người ch gài của dân tộc Việt Nam mà còn là một thi sĩ nổi tiếng . Đọc bài Cảnh khuya mà em càng thấy rõ hơn tâm hồn thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ trong Bác .Em thấy say mêcảnh đẹp hùng vĩ nên thơ của núi rừng Việt Bắc –cáI nôI của Cách mạng .Em cũng rất khâm phục kính yêu lòng yêu nước vĩ đại của Bác . Tiếng suối trong như tiếng hát xa …………………..nỗi nước nhà . b.TB -(Đầu tiên là âm thanh tiếng suối trong rừng đêm vắng VB,nghe như tiếng hát của con người từ xa vọng lai –ấm lòng người) Bức tranh tươI đẹp của rừng Việt Bắc thể hiệm ở ngay hai câu thơ đầu : Tiêng suối …..lồng hoa Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc bỗng trở nên thơ mộng hơn ,tươI đẹp hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo :Tiếng suối …xa Âm thanh mới trong trẻo ,du dương ngân nga làm sao .Âm a ở cuối câu thơ gợi nên cung bậc của tiếng suối ,tiếng suối đều đặn ,miên man mang lại cho tâm hồn emmột âm hưởng thiết tha ngọt ngào mà sâu lắng . Nghệ thuật so sánh còn tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ :Bác biến dòng suối trở thành một con người có tâm hồn ,có tình cảm ,biến tiếng suối bằng tiếng hát ,một âm thanh trong trẻo ,trẻ trung .Tiếng suối như có hồn của người nghệ sĩ .Bác đứng dưới rừng Việt Bắc thưởng thức tiếng suối ,thưởng thức cảnh thiên nhiên của núi rừng khi đã về khuya .PhảI rất say mê ,hoà hợp thân thiết với thiên nhiên bác mới nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên như thế .Thiên nhiên tạo ra vẻ đẹp trong tâm hồn Bác .Đọc đến đây dẫu không phảI là một nghệ sĩ ,không thân thiết được với thiên nhiên như Bác em cũng thấy lòng mình rung động mãnh liệt .Em thấy vô cùng sung sướng ,xúc đông và em như thấy con suối hiện ra trước mắt mình thật lung linh huyền ảo . -(sau đó là hình ảnh lung linh của rừng VBdưới ánh trăng đẹp .Trăng chiếu trên cây cổ thụ ,lồng vào các cành lá cổ thụ ,inn xuống mặt đất như dát hoa trên mặt đất ) “Trăng lồng cổ thụ bang lồng hoa” Trăng tròn vành vạnh toả sáng xuống trần gian .Những lùm cây rậm rạp được trăng chiieú xuống trông như những sợi kim tuyến lấp lánh trang điểm trên máI tóc bang bềnh của người thiếu nữ .Trăng soi qua kẽ lá ,chiếu xuống đất tạo thành muôn vàn những đốm trắng nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm .Trăng, cây cổ thụ ,bang hoa tuy ởtầng bậc khác.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nhau nhưng chúng không cách biệt mà gắn bó ,đan xen vào nhau ,lồng vào nhau ,tôn thêm vẻ đẹp cho nhau .Chúng cũng sống động lên nhờ từ lồng .Trước mắt em là một bức tranh tươI đẹp ,các nét cảnh hoà quyện đan xen khiến cho bức tranh càng lung linh huyền ảo hơn .Bức tranh đó làm em say mê ngây ngất . Cảnh rừng Việt Bắc rất phong phú Nhưng thơ Bác chỉ khắc hoạ một vài nét ,ánh trăng tiếng suối .Tuy nhiên em vẫn hình dung thấy một bức tranh thiên nhiên tươI đẹp trong tâm hồn tinh tế ,nhạy cảm của Người . -Thi sĩ HCM như thốt lên rung động cảnh khuya như vẽ .Làm sao mà thi nhân ngủ được ,bởi lòng Người đang rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng . Phải chăng Bác thao thức chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp ? Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Nghệ thuật so sánh này gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc .Cảnh rừng Việt Bắc tươI đẹp như một bức tranh hết sức hoàn hảo có trăng ,có suối ,có bang hoa có cây cổ thụ .Hai lần tác giả dùng biện pháp so sánh trong bài nhưng mỗi lần so sánh rừng Việt Bắc hiện ra cụ thể hơn .Bác Hồ quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc .Khác với người xưa ,Bác không những yêu thiên nhiên mà Bác còn lo lắng cho giang sơn tươI đẹp Thật là cảm động khi người đọc được tác giả lí giảI đến bất ngờ :BHchwa ngủ không chỉ vì đêm trăng đẹp mà vì Bác còn lo việc nước nhà Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Cảm xúc khâm phục Bác càng dâng lên trong em ,Câu thơ đã lí giảI toàn bộ nguyên do vì sao Bác không ngủ ,vì lo cho nước nhà .Nhờ câu thơ này em hiểu ra hoàn cảnh của Bác lúc đó .Có lẽ đã bao đêm bBác thao thức không ngủ như thế này vì Bác lo cho dân cho nước .Rồi đên nay giữa núi rừng VB,bất chit gặp khung cảnh thiên nhiên thiên nhiên vô cùng tươI đẹp ,lòng Bác tràn trề cảm xúc và đã bật ra ý thơ chứ không phảI ngắm cảnh để làm thơ .điều ấy càng khiến em xúc động .Em càng kính yêu khâm phục vô bờ bến với tâm hồn tráI tim vĩ đại của Bác c.KB Đọc cảnh khuya em vừa say mê với cảnh ,vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác .Đọc bài thơ em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ .Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hoà trong con người Bác ,làm nên cáI vĩ đại của Bác .Bác không bao giờ sao nhãng việc nước , sao nhãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Dàn ý 2.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.MB Giới thiệu được tên bài thơ ,tác giả,hoàn cảnh ra đời ,nêu khái quát cảm xúc của mình về bài thơ cảnh khuya 2.TB -Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng : +Các so sánh đặc sắc của tác giả ,ví tiếng suối với tiếng hát xa làm cho tiếng suối gần gũi với con người ,sống động trẻ trung . +Từ lồng được điệp lại nhằm làm nổi bật bức tranh nhiều hình khối đường nét ... -Vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn của tác giả còn được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài +Câu thơ thứ 3 thể hiện chất nghệ sĩ ,sự rung động say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc giữa đêm khuya . +Câu thơ cuối bất ngờ mở ra vẻ đẹp của chiều sâu tâm hồn Bác .Người thao thức chưa ngủ vì nỗi nước nhà -lo nghĩ cho vận mệnh của dân tộc ,đã bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹp ,thưởng thức với tâm hồn của một thi sĩ +Cách dùng điệp từ chưa ngủ thật độc đáo sáng tạo của tác giả là bản lề mở ra hai nét tâm trạng của Bác :say mê cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi lo cứu dân cứu nước -Sự hài hoà thống nhấtgiữa tâm hồn thi sĩ với tinh thần chiến sĩ được thể hiện rõ trong bài thơ cảnh khuya . 3.KB Tổng hợp khái quát những cảm xúc về bài thơ cảnh khuya. II.Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp .Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của BH như thế nào trong hoàn cảnh ấy ? Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ .Bài Cảnh khuya viết năm 1947ngay sau năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp .Bài Nguyên tiêu được viết đầu năm 1948sau chiến thắng Việt bắc rất quan trọng của quân và dân ta ,chúng ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc .đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh ,chủ động lạc quan ở vị lãnh tụ .Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên đất nước .Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước ,nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng ,một tiếng suối trong chảy nghe như tiếng hát xa ,hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng .Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về ,lướt đi phơi phới trở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời nước bao la dường như cũng ngập tràn ánh trăng .phong thái ấy được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển vừa hiện đại ,khoẻ khoắn trẻ trung ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> NS ND BÀI 3 I. Cảm nghĩ của em vè bài thơ Buổi chiều đúng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông . a.MB Cách 1 Trần Nhân Tông 1258-1308 là ông vua –thi sĩ của Đại Việt trong thế kỉ 13.Thiên Trường vãn vọng là một bài thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông để lại vết về Thiên Trường –mảnh đất phát nghiệp đế vương .Thiên Trường thuộc ngoại thành Nam Định ,nơi đây vốn là Thái ấp của vua chúa nhà Trần , xưa kia có nhiều cung điện nguy nga tráng lệ .Thiên trường vãn vọng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ,bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn ,đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông .Cảm xúc lắng đọng ,cái nhìn man mác bâng khuâng ôn trùm cảnh vật : Cách 2:Trong 1lần trở về quê Thiên Trường Nam Định vào một buổi hoàng hôn ,bức tranh làng quê thanh bình đã được hiện lên trong thơ của một ông vua yêu dân yêu nước ,yêu quê hương đầy lãng mạn : Trước xóm sau thôn tựa khói lồng , Bóng chiều man mác có dường không . Mục đồng sáo vẳng trâu về hết , Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng . b.TB Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê vùng Thiên Trường trong ánh chiều tàn.Bốn chữ thôn hâu thôn tiền và bán vô bán huữu liên kết đôi ,tạo nên sự cân sự cân xứng hài hoà về ngôn ngữ đã gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa,đông đúc ,trù phú .Trong bóng chiều nhạt nhoà ,xóm thôn trước sau phủ mờ khói nhạt ,càng trở nên mơ màng, mênh mang.Khói của suơng chiều nhẹ bay trên nhưng mái gianh sau luy tre làng .Chỉ bằng ba nét vè rất chọn lọc ,lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ ,thi sĩ đã làm hiện lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ đầy sương khói và ánh tà sương rất yên bình ,êm đềm nên thơ .Nét vẽ thanh nhẹ ,cảnh vật bao la,tĩnh lặng.Tư tưởng thi sĩ đang thả hồn mình vào cảnh vật ,lặng ngắm thôn xóm quê hương gần xa không chán .So sánh mờ nhạt như khói là một hình tượng đầy thi vị .Cả một hồn quê man mác gợi cảm ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hai câu cuối là cảnh sác đồng quê rất dân dã ,bình dị thân thuộc mà đáng yêu .Trên những nẻo đường quê ,đàn trâu nối đuôi nhau về thôn .Có âm thanh tiếng sáo mục đồng cất lên ,âm thanh réo rắt ,hồn nhiên thanh bình của làng quê ta xưa nay .Có từng đôi từng đôi cò trắng bay liêng nối tiếp nhau hạ cánh xuống đồng .Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà người đọc vẫn cảm nhận được .Ngôn ngữe thơ ,hình tượng thơ đầy âm thanh và màu sắc ,thanh tao và dào dạt sức sống .Lấy động để tả tĩnh ,thể hiện một cách nhiều ấn tượng về bức tranh đồng quê này : Mục đồng sáo vẳng trâu về hết , Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng Tình quê và hồn quê chan hoà dào dạt .Thiên Trường thuở ây ,đường sá rầm rập ngựa xe ,có biết bao cung điện của vua chúa ,tôn thất nhà Trần,nhưng Trần Nhân Tông không nói đến lầu son gác tía tráng lệ nguy nga mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên ,cảnh vật động quê .điều đó cho thấy tâm hồn thi sĩ giầu tình yêu thiên ,yêu quê hương đất nước .tính bình dị dân dã ,hồn nhiên là cốt cách ,là hồn thơ của ông vua –thi sĩ này c.KB Bài tứ tuyệt Thiên Trường vãn vọng là một bức tranh quê đậm nhạt mờ sáng ,rất đẹp và tràn đầy sức sống.Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa .Một tâm hồn thanh cao yêu đời .Tình yêu thiên nhiên ,yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một hình tượng đậm đà ấm áp qua những nét vẽ tinh tế gợi hình gợi cảm ,giàu liên tưởng .Kì diệu thay bài thơ đã vượt qua một hành trình trên 700năm ,đọc lên vẫn cho ta nhiều thú vị .Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê ,và còn mãi trong hồn ta II.Cảm nhận của em về vẻ đẹp của 4 câu thơ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? Yc Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp về hình thức và nội dung của 4 câu thơ cuối trong đoạn trích Sau phút chia li -Cách sử dụng điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)độc đáo thấy, ngàn dâu :làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh về nỗi sầu chia li thoe độ tăng trưởng đến cực độ . -Xa cách tới độ hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu :không chỉ xanh xanh mà còn xanh ngắt ,chỉ đất trời cao rộng ,thăm thẳmmênh mông ,nơi gửi gắm lan toả nỗi sầu chia li . -Chữ sầu ở câu thơ cuối như đúc kết trở thành khối sầu ,núi sầu dồn lại của cả đoạn ,câu thơ cuối cùng mang hình thức nghi vấn ai sầu hơn ai nhằm nhấn rõ nỗi sầu của người chinh phụ trong trạng thái cao độ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Bốn câu thơ với vẻ đẹp tuyệt mĩ :cách sử dụng điệp từ thật tài tình ,đặc sắc đã diễn tả thành công nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận .Vừa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện khát vọng hạnh phục lứa đôi của người phụ nữ Việt Nam . NS ND BÀI 4 I.Chép thuộc lòng bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch (Tương Như dịch). So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê . -Tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ :Một bên là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc ở xa quê ,một bên là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê ;một bên là biểu hiện trức tiếp ,một bên là biểu hiện gián tiếp ;một bên thể hiện một cách nhẹ nhàng ,sâu lắng ,một bên được thể hiện hóm hỉnh mà ngậm ngùi . II.Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng Giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh . 1.MB: Giới thiệu tác giả,hoàn cảnh ra đời ,nội dung bài thơ và cảm nghĩ chung của em . 2TB: Nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ(vận dụng các biện pháp liên tưởng ,tưởng tượng ,so sánh ...) -Câu đầu gợi lên một không gian tràn đầy sức sống của mùa xuân .Vầng trăng đêm rằm ở độ tròn đầy và toả sáng nhất .Câu thơ tả vầng trăng với thời gian ,không gian cụ thể ... -Câu thứ 2;Cảm xúc mùa xuân dào dạt trong lòng nhà thơ ,và cả trong lòng người đọc .Ba chữ xuân (Xuân giang ,xuân thuỷ tiếp xuân thiên ) cùng với trăng rằm mùa xuân tạo nên 4 nét vẽ ,4 thành viên của một bức tranh xuân độc lập nhưng hợp nhất trong sự mênh mông của trời đất dưới ánh trăng . -Câu 3:Trên cái nền trăng là con người và chiếc thuyền trên dòng sông nước toả hơi mịt mờnhư khói.Con thuyền giữa dòng sông như ở giữa một vùng hư ảo .Bác làm việc quân trong không gian và thời gian ấy .Cái mộng trở nên thực và cái thực cũng vì thế mà bay lên đẹp hơn .đàm quân.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> sự là bàn việc đời sống ,việc cứu nước cứu dân .Chuyện chính nghĩa nên đẹp và thi vị -Câu 4:Trăng không chỉ sáng trên trời ,trên sông, trên nước mà đã tràn trề trong tâm hồn nhà thơ . +Chuyện quân sự hẳn phải thú vị ,thông suốt ,sảng khoái ,đầy lạc quan tin tưởng . +Hình ảnh Bác ung dung thanh thản giữa cảnh thiên nhiên tươi sáng . 3.KB Em trân trọng ,kính yêu hồn thơ của Bác và tinh thần yêu thiên nhiên đất nước ,lòng lạc quan cách mạng của Người III.Chép thuộc lòng bài thơ Ngầu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ hoặc của Trần Trọng San ) Trong hai câu thơ cuối ,tác giả gặp gỡ những ai ở quê ? Em thử hình dung tâm trạng của tác giả khi “gặp nhau mà chẳng biết nhau “Đặc biệt là khi các em bé cười hỏi :”khách ở chốn nào lại chơi “ -Hai câu cuối : +Tác giả gặp các em nhỏ của làng quê . +Tâm trạng của tác giả là tâm trạng buồn ,lẽ ra gặp được người quen ,người lớn thì thật vui ,nhưng chỉ gặp trẻ em “không biết nhau “.Tác giả còn buồn hơn khi những người làng trẻ tuổi đã coi ông là một người xa lạ .Một người yêu quê tha thiết nhưng lại bị xem như là khách ngay trên quê hưng mình .Chính sự chạnh lòng của tác giả đã tạo nên cảm xúc viết bài thơ này. NS ND BÀI 5 I.Chép thuộc lòng 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh (dịch thơ ) Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc .Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào ? -Một bài tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây,hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng nhiều đường nét .Một bài tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước ,có không gian bát ngát tràn đầy sức xuân . II.Cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến ? 1.MB Nguyễn Khuyến 1835-1909là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc .Ông để lại nhiều bài thơ nói về tình bạn .bài Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ Nôm đặc sắc của ông ,nói lên một tình bạn đẹp ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.TB -Câu nhập đề rất tự nhiên như một lời nói mộc mạc của nhà thơ sau bao tháng ngày mới gặp lại bạn .Lời chào vồn vã ,biểu lộ niềm vui mừng khôn xiết : đã bấy lâu nay bác tới nhà Chữ bác gợi lên thái độ niềm nở,thân mật và kính trọng của nhà thơ đối với bạn tri âm ,một cách xưng hô thân tình .đằng sau câu thơ -lời chào hỏi –có thể là những giọt lệ ứa ra ở khoé mắt đôi bạn già . đã bấy lâu nay là bao nhiêu năm tháng ?Tính thời gian không được xác định cụ thể ,nhưng chắc chắn là đã khá lâu ,vì sức yếu tuổi già...nên xiết bao đợi chờ mong nhớ .Bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian được đặt lên đầu câu thơ diễn tả sự xa cách nhớ mong ,làm nổi bật ý thơ :niềm xúc động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn .Chữ bác được nói đến trong bài thơ là bạn chí thân ,ở xa lâu ngày mới gặp nên tác giả rất mừng và cảm động Sáu câu thơ tiếm theo toát lên một nụ cười hóm hỉnh .Một ý thơ bao trùm :đã lâu ngày bạn mới đến chơi ,biết lấy gì đãi bạn đây ?một tình thế khá éo le :trẻ thời đi vắng ,chợ thời xa .Chữ thòi là một hư từ rất ít khi xuất hiện trong thơ vì dễ rơi vào sự tầm thường nhạt nhẽo .Nhưng dưới ngòi bút của Tam Nguyên Yên đổ ,nó trở nên thanh thoát tự nhiên vô cung chứng tỏ ông có một bản lĩnh ngệ thuật điêu luyện . -Phần thực và luận ,tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ nhất quán ở một cách nói ,một lối biểu cảm :có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân !Có ao và cá ,có vường và gà ,có cà và cải , có mướp và bầu nhưng ....Bức tranh vườn bùi hiện lên sống động ,vui tươi .Một nếp sống dân dã ,chất phác ,cần cù ,bình dị đáng yêu .Một cuộc đời thanh bạch ấm áp và tình ngưòi rất đáng tự hào .Chúng ta như cảm thấy Nguyễn Khuyến như dắt tay bạn ra thăm vườn cây ,ao cá ,tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về quê ở ẩn .Phép đối chắt chẽ ,phân minh :cảnh với cảnh ,tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng ,vui tươi ,lời thơ cân xứng . -Các tính từ sâu ,cả,rộng ,thưa ,các trạng từ chỉ tình trạng khôn ,khó ,các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động chửa ,mới, vừa, đương hô ứng bổ trơ cho nhau ,được sử dụng khéo léo và tự nhiên .Những từ ấy được đặt bên cạnh những chi tiết miêu tả chấm phá đã làm hiện lên khung cảnh vườn tược ,cây cối đang đơm hoa kết trái ,ẩn chứa một sức sống tiềm tàng ,gần gũi và mến yêu. Dân gian có câu Khách đến chơi nhà không gà cũng vịt nhưng NKđã giãi bầy với bạn . -Câu thơ thứ 7 tiếp nối và mở rộng ý thơ trên ,khẳng định luôn cái không có đầu trò tiếp khách trầu không có Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên đã đến mức ấy ư ?Nhà thơ đã nói quá về cái nghèo ,thi vị hoá cái nghèo .Một ông quan triều Nguyễn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> về ở ẩn với một cơ ngơi 9 sào tư thổ là nơi ở thì không thể miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có để tiếp bạn .đây là một lời thơ hóm hỉnh để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch ,một tâm hồn thanh cao của một nhà Nho khước từ lương bổng của thực dân pháp ,lui về sống bình dị giữa xóm làng quê hương -Câu kết là sự bùng nổ về ý và tình .Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy ,mà chỉ có một tấm lòng ,một tình bạn chân thành thắm thiết : Bác đến chơi đây ta với ta . Lần thứ 2 chữ bác xuất hiện trong bài thơ ,thể hiện một sự trìu mến kính trọng .Mọi cái đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết .Chữ ta là đại từ nhân xưng ,trong bài thơ này là tôi và bác .Cụm từ ta với ta biểu lộ một niềm vui trọn vẹn ,tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn ,toả rông trong không gianvà thời gian .Với cụm từ ta với tảtong câu thơ một mảnh tình riêng ta với ta của Bà Huyện thanh Quan là nỗi buồn cô đơn của khách li hương ,còn trong thơ của Nguyễn Khuyến lại ấm áp tình người và sâu nặng tình bạn 3 KB Bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật ,bố cục đặc biệt 1-6-1khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp ,một tình bạn chân tình ,một tấm lòng hồn hậu đẹp đẽ .Tâm hồn đó ,tấm lòng đó ngày nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người soi chung .NKkhông những là nhà thơ của làng cảnh VN mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng thuỷ chung và cao đẹp rất đángyêu ,đáng kính . III.So sánh cụm từ ta với ta trong bài bạn đến chơi nhà của NKvới cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyên Thanh Quan . -Ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà của NK dường như có một tiếng cười trừ và rồi qua đó là cả một tình bạn vô cùng quý giá và qua đó thể hiện một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ với khách .Đó là câu thơ có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của NKvới bạn mình. -So với câu thơ của Bà HTQ,hình thức câu chữ giống nhau nhưng ý tình của cụm từ trong 2 bài lại hoàn toàn khác nhau .Trong bài QĐNta với ta mà chỉ là 1 con người ,không 1 nỗi sẻ chia đồng cảm ,một giọng thơ sâu lắng trong nỗi buồn da diết .Còn trong bài BĐCN,ta với ta lại là tất cả sự sẻ chia đồng điệu ,lại là một giọng cười xoà hồn nhiên mà thắm thiết tình đời ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> BÀI 6 NS ND I.Chép lại một bài ca dao nói về tình cảm của cháu đối với bà ông .Hãy nêu ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao ấy ? Ngó lên nuộc lạt mái nhà , Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. Cụm từ ngó lên thẻ hiện sự tôn kính . Bao nhiêu và bấy nhiêu là cách nói tăng cấp mà ta thường bắt gặp trong ca dao gợi nỗi nhớ da diết không nguôi .Nuộc lạt là mối buộc của sợi lạt .Nhà lợp gianh mới có nhiều nuộc lạt .Số nuộc lạt của nhà gianh nhiều lắm đã mấy ai đếm được .Hình ảnh so sánh nuộc lạt mái nhà gợi sự nối kết bền chặt ,không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc gây dựng ngôi nhà ,gây dựng gia đình .Chữ nhớ đã thể hiện lòng thương nhớ và biết ơn vô hạn của con cháu đối với ông bà .Câu ca dao nói lên một tình cảm gia đình rất đẹp của con ngưòi VN. II.Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ? 1.MB XQ 1942-1988 nổi tiếng với những bài thơ 5 chữ ,một hồn thơ nồng nàn ,đằm thắm ,dào dạt yêu thương .Bài Tiếng gà trưa được nữ sĩ viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ .Câu thơ Tiếng gà trưa được điệp lại 4 lần cứ ngân vang mãi trong tâm hồn người lính trên đường hành quân ra trận như tiếng gọi của quê hương thân thương .Dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng,về người bà đôn hậu đã làm sâu nặng tình yêu quê hương đất nước .Tiếng gà trưalà một âm thanh đồng vọng của gia đình của xóm làng quê ,trở thành hành trang của người lính trẻ . 2.TB -Đoạn thơ đầu 7 câu nói về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân xa .Tiếng gà nhà ai nhảy ổ :cục cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ .Tiếng gà ngá ai nhảy ổ là âm thanh bình dị ,thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay .Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động .Tiếng gà trưa đã xao động nắng trưa và cả hồn người .Như cho người lính thêm sức mạnh mới .Như gợi nhớ tuổi thơ .Chữ nghe được điệp lại 3 lần đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào,tha thiết ,bồi hồi :Cục .... Thơ . -Đoạn thơ thứ 2 có 26 câu thơ .Câu thơ Tiếng gà trưa được láy đi láy lại 3 lần ,một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé .Nghe tiếng gà trưa ,người lính trẻ sống lại ,nhớ lại màu hồng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> trứng gà trên ổ rơm ,nhớ lại đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo chắt chiu .Ta như được ngắm một bức tranh gà rất sống động ,rất đẹp : Tiếng gà trưa ổ rơm hồng những trứng màu nắng . Có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm ,có sắc đốm của gà mái hoa mơ ,có lông óng như màu nắng của con gà mái vàng .Cấu trúc song hành xứng đôi ,chữ này điệp lại hai lần ,ta cảm thấy tay bà, tay cháu đang chỉ đang đếm những con gà mái đang tìm mồi trong sân nhà . Nghe tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ ,người lính lại bồi hồi nhớ lại bao kỉ niệm về bà .Quên sao được tiếng mắng của bà vì tội cháu nhìn gà đẻ .Sợ bị lang mặt ...cháu nhớ mãi hình ảnh tay bà khum soi trứng ,bà tần tảo chắt chiu từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp .Là cháu nhớ tới bao nỗi lo ,niềm mong ước của bà với tình thương bao la . Cái hay của thơ XQcó lúc là ở những chi tiết nghệ thuật ,tuy rất bình dị mà sống động nên thơ .Đó là cái ổ rơm hồng những trứng ,là hình ảnh tay bà khum soi trứng .Đó là tiếng sột soạt của bộ quần áo mới . Tục ngữ có câu :già được bát canh ,trẻ được manh áo mới .Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go ,cái áo chúc bâu ngày xưa bà mua cho sau mỗi lần bán gà .Tình thương cháu của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ -.Từ liên tương tg chuyển sang suy tưởng .Lần thứ 4 câu thơ tiếng gà trưa lại cất lên .Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuuôỉ thơ của người lính trẻ . Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng ,nó nhắc nhở, nó lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận thời chống Mỹ cứu nước :Cháu chiến đấu hôm nay ..... ặ trứng hồng tuổi thơ Bài thơ có 3 câu thơ hay nhất ,đẹp nhất :ổ rơm hồng những trứng ,giấc ngủ hồng sắc trắng ,ổ trứng hồng tuổi thơ .Tất cả đều nói về niềm vui hạnh phúc .Chữ hồng là tính từ làm chức năng vị ngữ ,hình tượng thơ vừa đẹp vừa biểu cảm .Nghe tiếng gà trưa ,người chiến sĩ lại nhớ bà ,nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ .XQ đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ ,về tình bà cháu chan hoà trong tình yêu quê hương ,đất nước 3.KB Tiếng gà trưa là một bài thơ hay ,thiết tha ngọt ngào .Tiếng gà trưa cũng là tiếng vọng của quê hương ,là tình yêu thương của anh bộ đội trong kháng chiến chống Mĩ rất thơ và rất đẹp BÀI 7 NS.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ND I.Chép thuộc lòng bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải (bản dịch thơ của Trần Trọng Kim ) Bài thơ có 2 ý cơ bản ,đó là những ý gì ? Có 2 ý cơ bản : -Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chống quân Mông – Nguyên xâm lược (Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước là do đang sống trong không khí chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra ,kế đó mới sống lại không khí chiến thắng Hàm Tử –trước đó khoảng 2 tháng .) -Lời động viên xây dựng ,phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước . II.Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan MB Tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống trong nửa đầu thế kỉ 19.là 1 trong số nữ sĩ tài danh hiếm có ,bà để lại 6 bài thơ Nôm .Thơ bà hay nói đến hoàng hôn ,man mác buồn ,giọng điệu du dương ,ngôn ngữ trang nhã ,hồn thơ đẹp ,điêu luyện . Xuất thân trong 1 gia đình quan lại ,có nhan sắc ,có học ,có tài thơ Nôm ,giỏi nữ công gia chánh ,bà Huyện Thanh Quan được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm quan nữ “Cung trung giáo tập “.Trên đường vào Phú Xuân ,bước tới đèo Ngang lúc chiều tà ,cảm xúc dâng trào lòng người bà sáng tác bài Qua đèo Ngang .Bài thơ tả cảnh đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn ,nỗi nhớ nhà của người lữ khách –nữ sĩ. TB Lần đầu nữ sĩ bước tới đèo Ngang ,đứng dưới chân đèo đệ nhất hùng quan này ,địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh –Quảng Bình ,vào thời điểm bóng xế tà ,lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi ,ánh mặt trời đã tà ,đã nghiêng ,đã chênh chếch .Trời sắp tối .Âm tà cũng gợi buồn thắm thía .Câu 2 tả cảnh sắc : cỏ ,cây, hoa ,lá ,đá .Hai về tiểu đối ,điệp ngữ chen,vần lưng đá -lá ,vần chân tà-hoa ,thơ giầu âm điệu ,réo rắt như một tiếng lòng ,biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi đèo Ngang 200năm về trước : Cỏ cây chen lá ,đá chen hoa Chỉ có hoa rừng ,hao dại ,hoa sim, hoa mua .Cỏ cây hoa lá phải chen với đá mới tồn tại được .Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng . Nữ sĩ sử dung phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng .âm điệu thơ trầm bổng du dương ,đọc lên nghe rất thú vị.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Lom khom dưới núi tiều vài chu Lác đác bên sông cợ mấy nhà Điểm nhìn đã thay đổi :đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa .Thế giới con người là tiều phu ,nhưng chỉ có vài chú .Hoạt động lom khom vất vả dang gánh củi xuống núi .Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ ,nhưng rất thần tình tinh tế trong cảm nhận .Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt lác đác .Chỉ mấy cái lều chợ miền núi .Cũng là cảnh hoang vắng heo hút ,buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà . Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng ,chim gia gia ,chim quốc gọi bầy lúc hoàng hôn .Điệp âm con cuốc cuốc và cái gia gia tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng ,của khúc nhác lòng người lữ khách .Lấy cái động để làm nổi bật cái tĩnh ,cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn ,đó là nghệ thuậy lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ .Phép đối và đảo ngữ được vận dụng rất tài tình Nhớ nước ... gia gia Nghe tiếng chim rừng mà nhớ nước đau lòng mà thương nhà mỏi miệng nỗi buồn thấm thía vào cõi lòng ,toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương .Sắc điệu trữ tình dào dạt ,thiết tha trầm lắng .Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi nhớ nước nhớ kinh kì Thăng Long,nhớ nhà ,nhớ chồng con ,nhớ làng Nghi tàm thân thuộc không thể nào kể xiết Bốn chữ dừng chân đứng lại thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn .Một cái nhìn mênh mang :Trời non nước ;nhìn xa ,nhìn gần ,nhìn sâu ,nhìn bốn phía ...rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau ,như tan nát cả tâm hồn ,chỉ còn lại một mảnh tình riêng .Lấy cái bao la ,mênh mông ,vô hạn của vũ trụ ,của trời non nước tương phản với cái nhỏ bé của mảnh tình riêng của ta với ta đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khách khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc ngày tàn .Đó là tâm trạng nhớ quê nhớ nhà ,buồn mà đẹp . KB Qua đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật tuyệt bút ,Thế giới thiên nhiên kì thú của đèo Ngang như hiện qua dòng thơ .Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác .Giọng thơ du dương réo rắt .Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mĩ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá .Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã .Bài thơ QĐN là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người ,nó là bài thơ một thời mà mãi mãi ,bài thơ non nước .. BÀI 8 NS.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ND I.Chép thuộc chính xác bài thơ Rằm tháng giêng (bản dịch thơ)của HCM? Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ ấy ? Hai câu đầu của bài rằm tháng giêng vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng ,bát ngát ,tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng .Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo ,nổi bật trên bầu trời ấy là một không gian xa rộng bát ngát như không có giới hạn ,với con sông ,mặt nước tiếp liền với bầu trời .Cách miêu tả không gian ở đây cũng giống như trong thơ cổ phương đông ,chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp ,thống nhất của các bộ phận trong cái toàn thể ,không miêu tả tỉ mỉ ,chi tiết các đường nét . II.Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng trng bài cảnh khuya ? -Câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa có cách so sánh đặc sắc .Người ta thường ví tiếng đàn với tiếng suối hoặc tiếng suối với tiếng hát ,nay HCMví tiếng suối với tiếng hát .Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống, trẻ trung . -Câu thơ thứ 2 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa .Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp,đường nét ,hình khối đa dạng .Có dáng hình vươn cao toả rộng của vòm cổ thụ ,ở trên cao lấp loáng ánh trăng ,có bóng lá ,bóng cây ,bóng trăng im vào khóm hoa ,in lên mặt đất thành những hình như bông hoa thêu dệt .Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối ,trắng đen mà tạo nên vể lung linh ,chập ahờn lại ấm áp hoà hợp quấn quýt bởi âm hưởng của 2 từ lồng ở một câu thơ . III.Tâm trạng tác giả thể hiện trong hai câu cuối .: Hai câu thơ cuối của bài cảnh khuya đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả .Câu thứ 3 cảnh khuya như vẽ người chưa nghủ đã thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn HCM.Đó là sự rung động ,niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rứng VB.Nhưng câu thứ 4 bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ :thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước .Hay chính là vì thcs tới canh khuya lo việc nước .Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác ,thể hiện sự hoà hợp thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ. IV.Cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ MB.Lí Bạch 701-762là một trong những nhà thơ lớn đời Đường .Ông để lại trên 1000bài thơ .Thiên nhiên tráng lệ ,trăng và rượu ,tình bằng hữu ,tình cố hương ,lòng khát khao tự do được diễn tả qua những vần thơ lãng mạn .Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là nỗi buồn nhớ cố hương sâu lắng của LB.Đây là bài thơ dịch : Đầu giường....

<span class='text_page_counter'>(18)</span> cố hương . TB. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt ,vẻn vẹn có 20 chữ nhưng đã tạo nên một bức tranh thuỷ mặc về cảnh mộng đêm trăng gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân với bút pháp lãng mạn thần tình .Đêm về khuya càng trở nên thanh tĩnh .Không gian bốn bề vắng lặng .Không một tiếng gió thổi ,một tiếng côn trùng kêu ,cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông .Nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới trăng .Cả một không gian ngập tràn ánh trăng .ánh sáng rọi vào đầu giường .Thật cảm động ,trăng đến khơi gợi một nguồn thơ và trăng là chất liệu tạo nên vần thơ dào dạt .ánh trăng sáng quá ,tãi khắp không gian bao phủ khắp mặt đất .Câu thơ thư 2 biểu hiện một trạng thái ngỡ ngàng của thi nhân vừa tỉnh giấc vừa nhìn trăng .Trăng đẹp và thơ mộng .đêm đã sang canh ,êm đềm thanh tĩnh .Chỉ có trăng và nhà thơ .Thế rồi thi tiên LB ngẩng đầu ngắm trăng .Trăng với thi nhân như đôi bạn tri âm gặp nhau ,nhìn nhau cảm động không nói nên lời .Cả ba câu thơ đều tả anh trăng trong đêm thanh tĩnh với tâm trang ngỡ ngàng và bồi hồi của thi nhân .Câu 1 và câu 3tả trăng bằng trực giác ,câu 2 tả trăng bằng cảm giác .Một không gian vừa thực vừa mộng ,huyền ảo lung linh : Đầu giương ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương . Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Lí Bạch đang sống ở nơi đất khách quê người .Giữa đêm khuya thanh tĩnh chỉ có trăng và thi nhân .Ba câu thơ đầu gợi tả một tâm trang :nỗi buồn cô đơn của khách xa quê Hai câu 3 và 4được cấu trúc theo phép đối : Ngẩng đầu nhìn ........cố hương Hai tư thế ngẩng đầu và cúi đầu, hai tâm trạng :nhìn và nhớ ;hai đối tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa quê:trăng sángvà cố hương .Hai hình ảnh trăng sáng và cố hương đi sóng nhau biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên ,một tấm lòng yêu quê hương thiết tha sâu nặng .Cố hương là quê cũ thân yêu ,nhớ cố hương là nhớ tới gia đình ,nhớ tới người thân thương ruột thịt ,nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng và kỉ niệm đẹp ,nhớ lại những thăng trầm một đời người ánh trăng và cố hương gắn bó với nhau trong mạch cảm hứng trữ tình ,hoà quyện thành một liên tưởng thấm thía ,cảm động ,nâng cánh cho hồn thơ bay lên .Trăng lênh láng tràn ngập .Cảm xúc thơ dâng lên dào dạt . KB-Có thể nói cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một bài thởtăng rất hay .LB rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh ánh trăng miền đất lạ để biểu hiện tâm tình nỗi buồn nhớ cố hương . Ngôn ngữ thơ hàm xúc ,hình tượng hoa lệ ,cảm xúc mênh mang ,gợi lên một nỗi buồn đẹp –tất cả tạo nên vẻ đẹp văn chương của bài thơ trăng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> này.LB đã để lại hàng trăm bài thơ trăng .Ai đã từng trải qua nhiều năm tháng li hương ,ai đã từng mang một tâm hồn yêu trăng chắc chắn sẽ bồi hồi xúc động khi đọc bài thơ này của thi tiên LB.. Bài 9 Mùa xuân của tôi MB- Vũ Bằng sinh năm 1913tại HN,ông là cây bút viết văn ,làm báo có tiếng từ trước năm 1945 ở HN.Sau 1954ông vào sống ở Sg và mất tại đó năm 1984.MXCTlà đoạn đầu của thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt ,mở đầu cho nỗi thương nhớ suốt 12 tháng của tác giả .Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thên nhiên và và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở HNvà miền bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. TB- Mở đầu bài văn tác giả khẳng định tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu tự nhiên .Cách sử dụng điệp từ ,điệp ngữ và điệp kiểu câu nhấn mạnh tình cảm của con người đối với mùa xuân .thể hiện sự nâng niu trân trọng thương nhớ thuỷ chung với mùa xuân . Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và long người là nội dung của đoạn văn thứ 2 .Tác giả thể hiên sự cảm nhận chungvề cảnh sắc và khong khí mùa xuân đất bắc cùng với những cảm xúc dồi dào được khơi dậy trong lòng người khi xuân đến .về cảnh sắc thiên nhiên ,tác giả đã gợi tả được thời tiết ,khí hậu đặc biệt của mùa xuân ,vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu gió lành lạnhnhw từ mùa đông còn vương lại ,nhưng lại có cái ấm áp ,nồng nàn của khí xuân ,hơi xuân tràn ngập trời đất và ngấm vào lòng người ,những âm thanh tiếng nhạn kêu ,tiếng trống chèo ,câu hát huê tình . Tình thương nhớ mùa xuân đất Bắc của VB rất tha thiết nồng nàn cháy bỏng .Ta thấy tâm hồn ông trải khắp cảnh sắc và con người từ xóm thôn đến bầu trời ,từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo đến câu tình ca thôn nữ .Không khí mùa xuân còn được thể hiện trong khung cảnh gia đình với bàn thờ đèn nến hương trầm...và tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết .Tác giả không dừng lại nhiều ở ngoại cảnh mà tập trung thể hiện nổi bật sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và ở lòng người bằng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể :Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai ,như mầm non của cây cối ,nằm im mãi không chịu được ,phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti .Giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết của tác giả đã góp phần quan trọng tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn .. Đoạn văn thứ 3 tác giả tập trung miêu tả nét riêng của trời đất thiên nhiên và không khí mùa xuân trong thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng âm lịch .ở đây đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận rất tinh tế ,nhạy cảm của tác giả trong từng chi tiết ngoại cảnh . Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời ,mắt đất cây cỏ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> tháng giêng Qua đó cũng thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu thiên nhiên ,trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống KB MXCT thể hiện phong cách của VB;một lối viết tài hoa câu chữ mượt mà ,lời văn giầu hình ảnh ,cảm xúc trong sáng đậm đà ,giọng văn nhẹ nhàng mơn man như làn gió xuân .Với VBtình yêu mùa xuân ,yêu thiên nhiên Bắc Việt ,yêu mùa xuân HNrất nồng hậu đắm say ;tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm ,bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê .Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt tác giả nhớ mùa xuân HNcũng lànỗi nhớ quê hương nhớ gia đình vợ con đã bao ngày tháng cách biệt .Tác giả đã kín đáo gửi qua thương nhớ 12một niềm tin sắt son thuỷ chung về cội nguồn ,về ý chí thống nhất đất nước ,về B-N liền một dải ,sum họp một nhà .. II. Cảm nhận cuả emvề bài tuỳ bút Một thứ quà của lúa non :cốm MB -Năm 1942 nhà văn Thạch Lam qua đời ở tuổi 32,và trước đó mấy tháng tập tuỳ bút 36 phố phường của ông đã ra mắt bạn đọc .Có thể nói đây là một tác phẩm xuất sắc và độc đáo viết về văn hoá ẩm thực VN ,viết về nét đẹp của HNngàn năm văn vật .Một thứ quà của lúa non :cốm rút trong tập HN 36 phố phường là một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi tuyệt tác ,được tác giả viết với tất cả tấm lòng trân trọng, thành kính, thiêng liêng . TB - Phần đầu bài tuỳ bút nói về nguyên liệu làm ra cốm ,một món quà thanh nhã và tinh khiết .Hương vị cốm là sự nhuần thấm cái hương thơm của lá ,của vừng sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại .Là cái mùi thơm mát của bông lúa non ta ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh khi hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi .Nguyên kiệu làm ra cốm là cái chất quý trong sạch của trời ,được hình thành một cách linh diệu ,lúc đầu là một giọt sữa trắng thơm ,phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ ,về sau được nắng thu làm cho giọt sữa dần dần đông lại ...Thạch Lam đã có một cách quan sát tinh tế ,một sự cảm nhận tài hoa một cách viết nhẹ nhàng biểu cảm và đầy chất thơ .Trái tim của ông tưởng như đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng làng quê . -Lúa nếp non đến lúc nào được gặt đem về ,cách chế biến cốm làmột sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn được truyền từ đời này sang đời khác .Và chỉ có cốm Vòng mới là đặc sản HN do bàn tay những cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy .Cốm Vòng ngon nổi tiếng.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> khắp cả nước .Những người làm ra cốm và gánh cốm đi bán rất duyên dáng ,đáng yêu .Đó là các cô gái làng Vòng xinh xinh áo quần gọn gẽ với cái đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng được bà con phố phường ngóng trông khi mùa cốm đến .Cốm đã ngon người bán cốm lại xinh dòn ,cuộc sống thêm sắc màu ý vị . Cốm là sự kết tinh mọi thứ quý báu nhất tốt đẹp nhất của quê hương ,là thức quà riêng biẹt của đất nước ,là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh .Là cái hương vị mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam .Hương vị của cốm được TL cảm thụvới tất cả sự trân trong và tự hào .Cốm như một nhân chứng ,một sứ giả của tình yêu ,là thứ quà sêu tết làm cho tình yêu đôi lứa thêm bền đẹp vướng vít của tơ hồng.Tình duyên bền đẹp của đôi lứa cũng như hồng cốm tốt đôi vậy .Sắc màu ,hương vị của hồng của cốm là là một sự hoà hợp tuyệt vời :màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý ,màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già .Một thứ thanh đạm ,một thứ ngọt sắc ,hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu .Cách so sánh của Thạch Lam không chỉ sắc sảo tài hoa mà còn thể hiện một phong cách ẩm thực rất sành điệu . -Phần cuối bài tuỳ bút TL nói về cách ăn cốm ,ăn cốm không thể ăn vội mà phải ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ để tận hưởng cái mùi thơm phức của lúa mới của hoa cỏ dại ven bờ ,cảm thụ được trong màu xanh của cốm cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc .Hương vị của cốm còn có mùi hơi ngát của lá sen già ướp lấy từng hạt cốm một .Tác giả viết rất gợi cảm.,dùng chữ bao bọc nằm ủ để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm . Sự cầu kì về cách diễn đạt biểu cảm của TLkhông hề gây cho người đọc khó chịu mà đã tô đậm chất thơ .Giọng văn của ông nhẹ nhàng có lúc như tâm sự có lúc như khẽ nhắc rất ân tình và thân mật .Ngòi bút nghệ thuật của tác giả rất tài hoa giàu có trong việc chọn lọc ngôn từ nhất là các tính từ các so sánh ẩn dụ để ca ngợi sự ngon lành thanh quý của cốm . KB Một thứ quà của lúa non :cốm là một tác phẩm hay nó đã đem đến cho chúng ta bao dư vị ,đã để ta thêm yêu mến tự hào về hương vị của quê hương xứ sở . Bài 10 Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về “Qua Đèo Ngang ” cuả bà huyện Thanh Quan I. Mở bài: II. Thân bài: 1. Hai câu đề: - Câu thứ nhất: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Câu thơ miêu tả thời điểm lúc nữ sĩ đặt chân đến đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống. + Thời gian này rất dễ gợi buồn tronglòng người lữ thứ - Câu thơ thứ hai: “ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” + Miêu tả cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của Đèo Ngang qua điệp từ “chen ”và hai vế đối: “cỏ cây chen đá” với “lá chen hoa” + Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của 1 miền sơn cước 2. Hai câu thực: - Câu thơ thứ 3: “Lom khom dưới núi tiều vài chú” + Đảo vị ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn non, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ - Câu thứ tư: “Lác đác bên sôngchợ mấy nhà” + Chợ thường là nơi đông vui, nhộn nhịp nhưng ở đây chợ chỉ là vài túp lểutanh xiêu vẹo ven sông. + Không khí thật vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật 3. Hai câu luận: Câu thứ năm: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc - Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng - Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng hoài vọng trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàngđã qua. Câu thơ thể hiện nỗi buồn triũa nặng, khó nguôi ngoai của tác giả. - Câu thứ 6: Thương nhà mỏi miệng cái gia gia + Nghệ thuật đối câu5 và câu 6 rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm nhưng khác nghĩa tài tình: cuốc cuốc với quốc quốc; gia gia với quốc gia đã tô đậm ý nghĩa tượng trưngcủa hai câu luận. + Qua đó thể hiện điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ lúc này không noài chuyện của quốc gia, của thời đại. 4. Hai câu kết: - Câu thứ bảy: Dừng chân đứng lại trời, non, nước. + Cảnh đẹp của Đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải dừg chân để chiêm ngưỡng để thu nhanạ vẻ đẹp ấy vào tâm hồn + Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng, con người nhỏ bé. - Câu thơ thứ tám: Một mảnh tình riêng ta với ta + Nét tương phản trong hai câu thơ kết càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người. + Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trongl òng thành mảnh tình riêng, chỉ có “ta với ta” mà thôi + Âm hưởng, nhịp điệu câu thơgiống như 1 tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> III. Kết bài: - “Qua Đèo Ngang” được đánh giá là 1 bài thơ xuất sắc , thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông đất nước của nữ sĩ. - Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở thành thể thơ gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quên thuộc - Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về “Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh I. Mở bài: II. Thân bài: 1. Hai câu đầu miêu tả cảnh đêm trăng rừng êm đềm và thơ mộng Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa - Giữa không gian tĩnh lặng của đêm nổi bật là tiếng suối chảy róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. - Nhịp thơ 2/1/4 ngắt ở từ “trong” như 1 chút suy ngẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: “trong như tiếng hát xa”. - Sự so sánh liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm tinh tế của trái tim nghệ sĩ. - ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật . Những mảng màu sáng tối đan xen, hoà quyện tạo nên khung cảnh sinh động: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Bóng trăng và bóng cây quấn quý, lồng vào bóng hoa tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo - Nghệ thuật miêu tả rất phong phú, có xa có gần, có cao, có thấp, có tĩnh có động tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp, cuốn hút lòng người 2. Hai câu cuối thể hiện tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi và xúc động thốt lên: “cảnh khuya như vẽ” nghĩa là cảnh đẹp như 1 bức tranh - Người chưa ngủ vì hai lí do. Lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn nghệ sĩ rạo rực, bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cnảh thiên nhiên đẹp, hấp dẫn như vậy nhưng không làm cho Bác vơi đi về trách nhiệm lớn lao của 1 lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước -Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác III. Kết bài:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - “Cảnh khuya” là 1 bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hoà giữa tính cổ điển(hình thức) và tính hiện đại (về nội dung) - Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả củaBác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt voìư của ngưòi nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh Bài 11 I-Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước nam của Lí Thường Kiệt MB Lí Thường Kiệt là một vị tướng tài ba thời Lí ,ông đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng Tương truyền bài Sông núi nước Nam được ông sáng tác vào khoảng cuối năm 1076trong 1 trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược. Bài thơ vừa động viên tướng sĩ ta hăng hái giết giặc vừa đanh thép cảnh cáo làm lung lay ý chí của kẻ thù . Nam quốc sơn hà Nam đế cư , ... TB hư Cuối năm 1076mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta .Quân ta dưới sự chỉ huy của LTKđã chiến đấu dũng cảm ,chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt .Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hống ,Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta .Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc ,buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3năm 1077. Câu thứ nhất nêu lên chân lí :Sông núi Nam Việt vua Nam ở .Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ ,vua đại diện cho quốc gia dân tộc .Chân lí ấy thật đơn sơ ,hiển nhiên nhưng nhân dan ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới đạt được.Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay .Đặt nước mình ngang hàng với Bắc quốc.Xưng vua Nam cũng là bác bỏ thái độ ngông ngênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử coi thườngvua các nước chư hầu và gọi họ là vương .Các từ nước Nam ,vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh thể hiện thái độ tự hào ,tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt . Câu thơ thứ 2 :Tiệt nhiên định phận tại thiên thư khẳng định chủ quyền của đất nước ta đã được ghi rõ trên sách trời .Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi .Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> mặt đất ứng với các vùng sao trên trời .Nước nào có vua nước đó .Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm .Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị . Câu thơ thứ 3 :Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm là câu hỏi đối với binh tướng giặc .Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện rõ ràng ,minh bạch trên sách trời ,không thể chối cãi ai cũng phải biết ,phải tôn trọng .Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới ?Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức ,vừa khinh bỉ của tác giả .Tác giả khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời .. Câu thơ thứ 4 :Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ,ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và thể hiện niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.ở trên tác giả gọi quân xâm lược là giặc thì đến câu này ông đích danh như có chúng trước mặt :chúng mày .Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường ,đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng :nhất định phải tan vỡ .Y như là sự việc đã sắp đặt trước ,chỉ chờ kết quả .Đó là chúng mày thua to ,thất bại thảm hại .Ngoài ý cảnh cáo giặc câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân ta trên dưới đồng lòng và niềm tự hào cao . Bài thơ thần ra đời trong 1 hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào 1 mục đích cụ thể .Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt ,bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng .Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng ,máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời .Tnhs chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm .Tác dung to lớn ,mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận KB Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn gọn ,LTK đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do ,đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó . Sông núi nước Nam của LTK ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn ,xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiện của nước ta. II -PBCN về bài thơ Bánh trôi nước của HXH Hồ Xuân Hương ,chưa rõ lai lịch sống ở nửa đầu thế kỉ 18,là người có học, có tài văn thơ nhưng cuộc đời riêng của bà có nhiều bi kịch .Bà là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc .Thơ của bà sắc sảo ,trào phúng.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> thì sắc nhọn ,trữ tình thì tê táI đau xót ,có giá trị nhân đạo sâu sắc .Bà được coi là bà chúa thơ Nôm .Bài thơ Bánh trôI nước là một bài thơ đặc sắc của bà ,bài thơ cho thấy tác giả rất trân trọng vẻ đẹp ,phẩm chất trong trắng ,sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa ,vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ . Thân em lòng son Bài thơ Bánh trôI nước là bài thơ đa nghĩa Tác giả tả thực cáI bánh trôI nước ,làm bằng bột nếp nhân bằng đường phên và qua đó mang hàm nghĩa độc đáo . Câu 1 có 2 vế tiểu đối :thân em vừa trắng lại vừa tròn gợi tả chất bánh ngon lành ,tinh khiết ,chiếc bánh xinh xinh ,dân dã bình dị đáng yêu ,hàm ẩn sự duyên dáng trinh trắng ,vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam .Hai tiếng thân em không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôI nước ,thể hiện một cách nói đậm đà màu sắc dân gian mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường ,kín đáo duyên dáng của người con gáI làng quê .. Hai câu 2,3 ngôn ngữ tương phản :rắn với nát ,nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon ;nghĩa bang là hạnh phúc hay bất hạnh đều tuỳ thuộc vào tay kẻ nặn ,vào người cha ,người chồng …vào lễ giáo phong kiến, vào số phận .Thành ngữ bảy nổi ba chìm được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ Hai câu 3,4 cấu trúc mặc dù mà vẫn nhằm khẳng định 1 tâm thế : Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Vẫn giữ biểu thị một tháI độ kiên trinh ,bền vững.Tấm lòng son tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung ,chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời .Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách HXH.Bài thơ nói về bánh trôI nước ,một món ăn dân tộc bằng một ngôn ngữ bình dị ,dân gian .Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Việt hoá hoàn toàn.Thơ hàm súc đa nhĩa giàu bản sắc XH . Bánh trôI nước là 1 bài thơ hay ,có giá trị sâu sắc .Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hoà đối với số phận ,thân phận và phẩm chất của người phụ nữ VN . Bài 11 I.PBCN về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải MB Trần Quang Khải 1241-1294là con thứ 3 của vua Trần Thánh Tông ,ông có công rất lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông 1284-1287ông không những là 1 võ tướng mà ông còn là một thi sĩ tài hoa .Bài Phò giá về kinh được ông sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng đoàn tuỳ tùng đi đón vua cha Trần Thánh tông và vua con.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Trần Nhân Tông về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng .Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng ngút trời và khát vọng độc lập tự do mãnh liệt của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần: Chương Dương ... ngàn thu . TB -Hai câu thơ đầu tác giả ghi lại hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân –hè năm 1285.Đây là những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên sông Hồng.Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4,tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô.Hai tháng sau ,Trần Quang Khải đại thắng giặc Nguyên Mông tại Chương Dương .Hai cụm từ đoạt sáo (cướp giáo )và cầm Hồ (bắt giặc )được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng.Giọng thơ sảng khoái ,hào hùng phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy .Từ vua quan tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê ,sung sướng tự hào .Nhịp thơ nhanh ,gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ dứt khoát (đoạt ,cầm) thể hiện nhịp độ sôi động ,quyết liệt của trận chiến .Tác không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi ,kiêu hãnh toát lên từ âm hưởng của bài thơ .Trần Quang Khải là nhà thơ đầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt thân yêu vào thơ ca .Chương Dương và Hàm Tử đã in đậm vào lịch sử chống ngoạu xâm ,vào lịch sử văn chương như một dấu son chói lọi .Phải là người trong cuộc ,tha thiết yêu non sông gấm vóc của nước mình ,TQK mới viết được những câu thơ hào hùng như thế . -Hai câu thơ sau : Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu . Đây là lời vị thượng tướng động viên dân chúng hãy bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng ,phát triển đất nước trong hoà bình và tin tưởng sắt đá vào sự bền vững muôn đời của Tổ quốc .Vừa từ chiến trường trở về chưa kịp nghỉ ngơi đã lo ngay đến nhiệm vụ trước mắt cũng như kế sách lâu dài cho quốc gia ,dân tộc chứng tỏ ông vừa là một chiến tướng vừa là một vị đại thần luôn đặt trách nhiệm với dân với nước lên hàng đầu .Ngôn ngữ bài thơ PGVK rất giản dị nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong thật lớn lao cho thấy tầm nhìn xa rộng và sáng suốt của TQK.Bài thơ ra đời cách đây đã 800 năm nhưng đến nay ý nghiã của nó vẫn còn nguyên vẹn .Bài học rút ra từ bài thơlà nếu chúng ta không chăm lo xây dựng đất nước hùng mạnh ,dân trí mở mang thì làm sao chống lại được ý đồ xâm lược đồng hoá của các thế lực phản động nước ngoài đang rình rập nhòm ngó đất nước ta ?Cũng giống như bài Sông núi nước Nam,bài PGVKcũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc tự nhiên nhưng mạnh mẽ ,hào hùng .Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng ,khí phách hiên ngang của dân tộc ta .Một bài nêu cao chủ quyền độc lập.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> thiêng liêng ,khẳng địng nước nam là của vua Nam ,không kẻ nào được phép xâm phạm ,nếu cố tình xâm phạm sẽ chuốc lấy thất bại .Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng ,phát triển đất nước trong hoà bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu . KB PGVKlà một kiệt tác trong văn học cổ của nước ta .ý thơ hàm súc ,cô đọng ,ngôn ngữ giản di ,gợi cảm ,thể hiện niềm tự hào về sức mạnh chính nghĩato lớn của dân tộc ta trong các cuộc chiến tranh giữ nước ,chống xâm lược Nguyên Mông .Đồng thời nhắc nhở mỗi người VN phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước thanh bình giàu đẹp và bền vững muôn đời . II.Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ MB Đời Đường Trung Quốc 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ thu được thành tựu rực rỡ .Trong đó Đỗ Phủ 712-770là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất được tôn vinh là thi thánh .Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước ,thương dân ,lo đời .Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được xếp vào trong số 100 bài thơ hay nhất của Đỗ Phủ .Bài này được ông sáng tác vào những năm cuối đời ,nội dung phản ánh cuộc sống cơ cực của gia đình và thể hiện lòng nhân ái cao cả của ông trước những cảnh đời bất hạnh như mình . TB -10 câu đầu là nỗi khổ tâm của nhà thơ trước cảnh căn nhà bị gió thu thổi tốc mái . Ngôi nhà đơn sơ bị gió thu tốc phá tan hoang : Tháng tám thu cao gió thét già , Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta . Tranh bay sang sông trải khắp bờ , Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa , Mảnh thấp quay lộn vào mương sa. Bút pháp miêu tả kết hợp với kể chuyện đã nói lên nỗi khổ ghê gớm của một đời người là phải ngủ qua đêm trong một ngôi nhà dột nát dưới trời mưa bão .Gió thu mạnh như thét ,như gào thổi tốc mái cuốn những lớp tranh bay vung vãi khắp nơi .Nhìn mái nhà tan nát lòng nhà thơ quặn đau .Tiếp đó là tình thế bối rối ,bất lực của vị chủ nhà đáng thương : Trẻ con thôn Nam khing ta già không sức , Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật , Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre Môi khô miệng cháy gào chẳng được , Quay về ,chống gậy lòng ấm ức !.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nhà thơ kể diễn biến sự việc bằng giọng điệu ngậm ngùi ,chua xót .Bất chấp sự ngăn cản van xin của ông lão già yếu lũ trẻ hùa nhau cướp giật những tấm tranh rồi chạy tuốt vào luỹ tre đầu làng .Không làm gì được nhà đành ấm ức chống gậy quay về ,đứng run rẩy ngậm ngùi trước ngôi nhà tốc mái tan hoang .Đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đau về tinh thần .Cuộc sống cơ cực đã biến lũ trẻ thành những đứa bé hư đốn ,nhẫn tâm ,không biết xót thương. -8 câu tiếp theo là tình cảnh khốn khổ của gia đình nhà thơ trong đêm mưa lạnh .đây là phần cảm động nhất của bài thơ : Giây lát gió lặng ,mây tối mực , Trời thu mịt mịt đêm đen đặc . Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt , Con nằm xấu nết đạp lót nát đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu Dày hạt mưa,mưa chẳng dứt . Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê Đêm dài ướt át sao cho trót ? Gió đã lặng ,màn đêm ập xuống ,cả gia đình nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ rách ,lạnh ngắt vì ướt ,lũ con đói ,rét ngủ không yên ..Tình cảnh thật đáng thương !Nhà thơ miêu tả và kể chuyện theo trình tự thời gian làm nổi bật được đặc điểm của mưa thu dai dẳng và lạnh lẽo .Suốt đêm dài nhà thơ thao thức trằn trọc ,chỉ mong trời mau sáng .Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê là một nét nhấn làm nổi bật nỗi khổ tinh thần của ĐP.Ông lo cho mình 1 phần ,lo cho thiên hạ muôn phần .Ông hiểu rằngtình cảnh gia đình mình đã khổ ,nhưng nhiều người khác còn khổ hơn . -5 câu cuối là ước mơ cao cả xuất phát từ tấm lòng nhân ái của nhà thơ .Trong cảnh mưa rét trái tim nhà thơ quặn thắt không phải chỉ vì chuyện lều ta rách nát mà còn vì cảnh không nhà của hàng ngàn kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ,đây cũng là hiện thực ảm đạm của xã hội nhà Đường lúc bấy giờ .Từ hiện thực đau khổ của cuộc sống cá nhân nhà thơ đã thốt lên lời ao ước thiết tha:có được ngôi nhà rộng rãi ,vững bền để có thể che gió che mưa cho tất cả những kẻ sĩ bần hàn : Ước được nhà rộng muôn ngàn gian , Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan , Gió mưa chẳng núng ,vững vàng như thạch bàn ! Than ôi !Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát ,chịu chết rét cũng được ! Lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đến mức xả thân .Ông chấp nhận riêng mình chịu khổ ,miễn sao mọi nười được hạnh phúc .Ước mơ của ĐP tuy mang màu sắc ảo tưởng song đẹp đẽ ,cao quý ,làm súc động trái tim người đọc . KB.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ .Bài thơ cho thấy tấm lòng yêu nước ,thương dân ,lo đời của ĐP,đó đúng là tấm lòng của bậc thánh nhân ,đúng như người đời đã tôn vinh ông là thi thánh .Bài thơ cũng khắc hoạ một hiện thực đau xót ,thơ ông được mệnh danh là thi sử (sử bằng thơ) quả là không sai. Bài 12 1. Bố cục của bài văn biểu cảm: - Mở bài: Giới thiệu cảnh vật, sự vật trong không gian. Cảm xúc ban đầu của mình - Thân bài : qua miêu tả, tự sự mà bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ 1 cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc. - Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng 2. Bố cục 1 bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: - Mở bài: Có thể giới thiệu vài nét về tác phẩm ; nêu lên ấn tượng sâu sắc, khái quát nhất của minh khi đọc, xem tác phẩm ấy - Thân bài: Lần lượt nêu những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man, dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Phải từ a qua b đến và nhớ liên kết đoạn. - Kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng , trùng lặp và dơn điệu vô vị II. Luyện tập: Đề bài 1: Em hãy chọn 1 số câu hát về chủ đề tình cảm gia đình và phát biểu cảm nghĩ về những câu hát ấy Dàn ý: 1> Mở bài: - Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao, dân ca. - Một số câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động 2> Thân bài:  Câu 1: Công cha… ghi lòng con ơi - Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, nhắc nhở con cái phải có bổn phận đền đáp chữ hiếu, bởi nghĩa là gốc của đạo làm người - Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao, nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó. - Âm hưởng nhịp nhàng, du dương thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người  Câu 2: Chiều chiều….ruột đau chín chiều - Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Thời gian: chiều chiều; không gian: ngõ sau phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải , tủi thân, tủi phận 1 mìh nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai -Cách mở đầu thường thấy trong ca dao: chiều chiều được dùng để thể hiện nỗi buồn khôn nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến  Câu 3: Ngó lên nuộc lạt …. bấy nhiêu - Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã khuất - Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: luộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc vừa có ý nghĩa ẩn d, nhấn mạnh tình thương yêu và biết ơn vô cùng sâu sắc  Câu 4: Anh em nào phải……hai thân vui vầy - Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết chia sẻ buồn vui, sống chết có nhau. - Anh em hòa thuận là nhà có phúc. Đây cũng là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ - Hình ảnh so sánh: như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời 3> Kết bài: - Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống, tình cảm phong phú của người lao động - Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc Đề bài 2: Em hãy chọn 1 số câu hát về chủ đề tình yêu quê hương đất, con người và phát biểu cảm nghĩ về những câu hát ấy Dàn bài: 1. Mở bài: - Trong ca dao dân ca, mảng đề tài về quê hương đất nước chiếm 1 số lượng khoonh nhỏ. - Tình yêu quê hương đất nước và con người và niềm tự hào là niềm cảm xúc chủ đạo của những bài ba dao tiêu biểu. 2. Thân bài: a. Câu 1: ở đâu năm cửa chàng ơi……thành tiên xây - Hình thức là những câu đố trong hát đối đáp. Mỗi câu đố là 1 địa danh, thắng cảnh nổi tiếng gắn với truyền thống văn hiến của đất nước b. Câu 2: Rủ nhau xem cảnh ….nên non nước này - Niềm tự hào kiêu hãnh về cảnh đẹp của hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút… tiêu biểu cho đời sống tinh thần của người Hà Nội -Khẳng định vai trò to lớn của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng non sông.Nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn và phát triển những thành quả mà tiền nhân để lại.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> c. Câu 3: Đường vô xứ Huế……. - Khung cảnh thiên nhiên trên đường vô xứ Huế đẹp như tranh họa đồ bởi có núi, có sông đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người. - Câu ca là lời nhắn nhủ, mời mọc du khách hãy lên thăm Huế xứ sở thơ ca, nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng là 1 cách thể hiện tình yêu và lòng tự hào về quê hương của người dân xứ Huế. d. Câu 4: Đứng bên ni đồng ….. bát ngát mênh mông - Tả cảnh cánh đồng lúa xanh tốt đầy sức sống, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, yêu con người tha thiết. - Là lời bày tỏ tình yêu của 1 chàng trai với 1 cô gái đương xuân giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ của quê hương - Nghệ thuật miêu tả giản dị mà đặc sắc(phép điệp, phép đối xứng và đảo ngữ) có tác dụng nhấn mạnh nội dung của câu ca dao, đồng thời thể hiện tâm trạng hân hoan, vui sướng của nhân vật trữ tình 3. Kết bài: - Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước thường nhắc đến những địa phương với tên núi, sông đã trở nên quen thuộc với mọi người. - Đằng sau những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ ấy là tình yêu quê hương đất nước của người dân đất Việt TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT I . Từ ghép A. Khỏi niệm : - Từ ghộp là những từ do hai hoặc nhiều tiếng cú nghĩa tạo thành. - Vớ dụ : hoa + lỏ = hoa lỏ. học + hành = học hành. - Chỳ ý : Trong Tiếng việt phần lớn từ ghộp cú 2 tiếng. B. Phõn loại : 1. Từ ghộp chớnh phụ: - ghộp cỏc tiếng khụng ngang hàng với nhau. - Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính. -Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của tiếng chính. - Trong từ ghép chính phụ , thường tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. - Vớ dụ : +Bỳt  bỳt mỏy, bỳt chỡ, bỳt bi… + Làm  làm thật, làm dối, làm giả… 2. Từ ghép đẳng lập : -Ghộp cỏc tiếng ngang hàng với nhau về nghĩa . -Giữa các tiếng dung để ghép có quan hệ bỡnh đẳng với nhau về mặt ngữ pháp..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> _ Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn , khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép. - Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép. - Vớ dụ : _ Áo + quần  quần ỏo  quần ỏo _ Xinh+ tươi  Xinh tươi  tươi xinh. C. Bài tập : Bài tập 1 : Khoanh trũn vào chữ cỏc đứng trước câu trả lời đúng : Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào ? A . Từ cú hai tiếng cú nghĩa . B . Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa . C . Từ cú cỏc tiếng bỡnh đẳng về mặt ngữ pháp . D . Từ ghộp cú tiếng chớnh và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chớnh . Bài tập 2 : Hóy sắp xếp cỏc từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép: Học hành ,nhà cửa , xoài tượng, nhón lồng , chim sõu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ. Bài tập 3 : Nối một từ ở cột A vớ một từ ở cột B để tạo thành một từ ghép hợp nghĩa. A B Bỳt tụi Xanh mắt Mưa bi Vụi gặt Thớch ngắt Mựa ngõu Bài tập 4 : Xác định từ ghép trong các câu sau : a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan b. Nếu không có điệu Nam ai Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi. Nếu thuyền độc mộc mất đi Thỡ hồ Ba Bể cũn gỡ nữa em. c. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muụn phần. Bài tập 5 : Tỡm cỏc từ ghộp trong đoạn văn sau và cho chúng vào bảng phân loại :.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> “ Mưa phùn đem mùa xuân đến , mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ . Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao . Mầm cây sau sau , cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác . …Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp . Cái cây được cho uống thuốc.” * Gợi ý trả lời : Bài tập 1: D Bài tập 2: Từ ghộp chớnh Học hành, nhà cửa, nhón lồng, chim sâu, xe phụ đạp, vụi ve, nhà khỏch, nhà nghỉ. Từ ghép đẳng Nhà cửa, làm ăn, đất cỏt lập Bài tập 3: Bút bi, xanh ngắt, mưa ngâu, vôi tôi, thích mắt, mựa gặt Bài tập 4: Cõu Từ ghép đẳng lập Từ ghộp chớnh phụ a Ăn ngủ . Học hành . b Điệu Nam Ai, sụng Hương, thuyền độc mộc, Ba Bể. c Dẻo thơm . Bát cơm . Bài tập 5: Từ ghộp chớnh Mưa phùn , mùa xuân , chân mạ , dây khoai phụ , cây cà chua , xanh rợ , mầm cây , cây nhôi . Từ ghép đẳng Cõy bàng , cây bằng lăng , mùa hạ , mưa lập bụi , uống thuốc . II . Từ láy : A. Khỏi niệm : - Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hũa phối õm thanh, cú tỏc dụng tạo nghĩa giữa cỏc tiếng. Phần lớn từ lỏy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa. - Vớ dụ : + Khộo  khộo lộo. + Xinh  xinh xắn. B. Phõn loại : 1. Từ lỏy toàn bộ : - Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu: Vớ dụ : xanh  xanh xanh. - Lỏy toàn bộ có biến đổi thanh điệu: Ví dụ : đỏ  đo đỏ. 2. Lỏy bộ phận: - Láy phụ âm đầu :.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Vớ dụ : Phất  phất phơ - Lỏy vần : Vớ dụ : xao  lao xao. C. Tỏc dụng : - Từ lỏy giàu giỏ trị gợi tả và biểu cảm. Cú từ lỏy làm giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh sắc thỏi ý nghĩa so với từ gốc. Từ lỏy tượng hỡnh cú giỏ trị gợi tả đường nét, hỡnh dỏng màu sắc của sự vật.Từ lỏy tượng thanh gợi tả âm thanh. Lúc nói và viết biết sử dụng từ láy sẽ làm cho câu văn câu thơ giàu hỡnh tượng , nhạc điệu. - Vớ dụ : “ Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bờn sụng chợ mấy nhà .” D. Bài tập. Bài tập 1. Khoanh trũn vào chữ cỏi đứng trước câu trả lời đúng . 1. Từ lỏy là gỡ ? A. Từ cú nhiều tiếng cú nghĩa. B.Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. C. Từ cú cỏc tiếng giống nhau về vần. D.Từ cú sự hũa phối õm thanh dựa trờn cơ sở một tiếng có nghĩa. 2.Trong những từ sau từ nào khụng phải từ lỏy. A. Xinh xắn. B.Gần gũi. C. Đông đủ. D.Dễ dàng. 3.Trong những từ sau từ nào là từ lỏy toàn bộ ? A. Mạnh mẽ. B. Ấm ỏp. C. Mong manh. D. Thăm thẳm. Bài tập 2: Hóy sắp xếp cỏc từ sau vào bảng phõn loại từ lỏy : “Long lanh, khó khăn , vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng,nhỏ nhắn,ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. ” Bài tập 3. Điền thêm các từ để tạo thành từ láy. - Rào …. ;….bẩm;….tựm;…nhẻ;…lựng;… chớt;trong…;ngoan…; lồng…; mịn…; bực….;đẹp…. Bài tập 4 : Cho nhúm từ sau : “ Bon bon , mờ mờ , xanh xanh , lặng lặng , cứng cứng , tớm tớm , nhỏ nhỏ , quặm quặm , ngúng ngúng ” . Tỡm cỏc từ lỏy toàn bộ khụng biến õm , cỏc từ lỏy toàn bộ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> biến õm ? Gợi ý trả lời : Bài tập 1 1D. 2. D 3. D. Bài tập 2 Từ lỏy toàn bộ Ngời ngời, hiu hiu, loang loỏng, thăm thẳm. Từ lỏy bộ phận Long lanh , khó khăn, nhỏ nhắn, bồn chồn, lấp lánh. Bài tập 3. - Rào rào , lẩm bẩm , um tựm , nhỏ nhẻ , lạnh lựng ,chi chớt , trong trắng , ngoan ngoón , lồng lộn , mịn màng , bực bội , đẹp đẽ . Bài tập 4 : *Cỏc từ lỏy toàn bộ khụng biến õm : Bon bon , xanh xanh , mờ mờ . * Các từ láy toàn bộ biến âm : Quằm quặm , lẳng lặng , ngong ngóng , cưng cứng , tim tớm , nho nhỏ . III . Từ Hán Việt : A. Khỏi niệm: - Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo cách Việt, viết bằng chữ cái la-tinh và đặt vào trong câu theo văn phạm Việt Nam. - Ví dụ : Sính lễ, trưởng thành , gia nhân… *Chỳ ý : -Tiếng để cấu tạo từ Hỏn Việt gọi là yếu tố Hỏn Việt: + Vớ dụ : Xuất /quỷ / nhập / thần  4 chữ,4 tiếng, 4 yếu tố Hỏn Việt. - Có yếu tố Hán Việt được dùng độc lập: + Ví dụ : Sơn , thủy, thiên, địa, phong ,vân… - Cú yếu tố Hỏn Việt không được dùng độc lập, hoặc ít được dùng độc lập mà chỉ được dùng để tạo từ ghép. + Ví dụ : Tiệt nhiên, như hà, nhữ đẳng… - Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa. + Vớ dụ : Hữu- bạn  Tỡnh bằng hữu. Hữu- bờn phải  Hữu ngạn sụng Hồng. Hữu- cú  Hữu danh vụ thực. B. Từ ghộp Hỏn Việt 1. Từ ghép đẳng lập : * Do hai hoặc nhiều tiếng Hỏn Việt cú nghĩa tạo thành. - Vớ dụ : + Quốc gia  Quốc (nước) + gia (nhà) 2. Từ ghộp chớnh phụ ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> * Từ ghép chính phụ Hán Việt được ghép theo 2 kiểu: - Tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau. + Vớ dụ : Ái quốc, đại diện, hữu hiệu… - Tiếng phụ đứng trước , tiếng chính đứng sau: + Vớ dụ : Quốc kỡ, hồng ngọc, mục đồng , ngư ụng… C. Sử dụng từ Hỏn Việt : - Phải hiểu nghĩa của từ Hán Việt để sử dụng cho đúng , cho hợp lí , cho hay lúc giao tiếp, để hiểu đúng văn bản nhất là thơ văn cổ . Tiếng Việt trong sáng ,giàu đẹp một phần do cha ông ta đó sử dụng một cỏch sỏng tạo từ Hỏn Việt . - Sử dụng từ Hán Việt đúng cảnh , đúng tỡnh , đúng người… có thể tạo nên không khí trang nghiêm , trọng thể , biểu thị thái độ tôn kính , trân trọng lúc giao tiếp . Từ Hán Việt có thể làm cho thơ văn thêm đẹp: cổ kính , hoa mĩ , trang trọng và trang nhó . D . Bài tập : Bài tập 1 : Khoanh trũn vào chữ cỏi đứng trước câu trả lời đúng 1 . Chữ “thiờn”trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời ” ? A . Thiên lí . B. Thiên thư . C . Thiên hạ . D . Thiên thanh . 2 . Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ? A . Xó tắc . B . Quốc kỡ . C . Sơn thủy . D . Giang sơn . Bài tập 2 : Giải thớch ý nghĩa của cỏc yếu tố Hỏn – Việt trong thành ngữ sau : “ Tứ hải giai huynh đệ ” Bài tập 3 : Xếp cỏc từ sau vào bảng phõn loại từ ghộp Hỏn Việt : “ Thiên địa , đại lộ , khuyển mó , hải đăng , kiên cố , tân binh , nhật nguyệt , quốc kỡ , hoan hỉ , ngư ngiệp” * Gợi ý trả lời : Bài tập 1 : 1A. 2.B. Bài tập 2 : - Tứ : bố  Bốn biển đều là anh em . Hải : biển . - Giai : đều . - Huynh : anh ..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Đệ : em . Bài tập 3 : Từ ghép đẳng lập. - Thiên địa , khuyển mó , kiờn cố , nhật nguyệt , hoan hỉ . Đại lộ , hải đăng ,tân binh , ngư nghiệp .. Từ ghộp chớnh phụ III . Từ đồng nghĩa A . Khỏi niệm : - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . - Vớ dụ : Mùa hè – mùa hạ , quả - trái , sinh - đẻ …. B. Phõn loại : 1 . Từ đồng nghĩa hoàn toàn : - Là những từ cú ý nghĩa tương tự nhau , không có sắc thái ý nghĩa khỏc nhau . - Vớ dụ : + “ Áo chàng đỏ tựa ráng pha , Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in .” ( Chinh phụ ngõm ) + “Khuyển mó chớ tỡnh ” ( Cổ ngữ ) 2 . Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : - Là những từ cú nghĩa gần giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khỏc nhau . - Vớ dụ : + “Giữa dũng bàn bạc việc quõn Khuya về bỏt ngỏt trăng ngân đầy thuyền” . ( Hồ Chớ Minh ) “Mờnh mụng bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lũng ”. ( Việt Bắc – Tố Hữu ) C . Bài tập : Bài tập 1 : Khoanh trũn vào chữ cỏi đứng trước câu trả lời đúng 1 . Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhõn ” ? A . Nhà văn . B . Nhà thơ . C . Nhà bỏo . D. Nghệ sĩ . 2 . Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố cũn lại ? A . Tiền tuyến . B . Tiền bạc . C . Cửa tiền . D..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Mặt tiền . Bài tập 2 : Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây : “ Nhanh nhảu , nhanh nhẹn , nhanh chúng ” . a) Công việc đó được hoàn thành ………………. b) Con bé nói năng ………………… c) Đôi chân Nam đi bóng rất ………………… Bài tập 3 : Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa. Chết, nhỡn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhũm, siờng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dũm, chịu khú . Bài tập 4 : Cho đoạn thơ: " Trên đường cát mịn một đôi Yếm đỏ khăn thõm trẩy hội chựa Gậy trỳc dỏt bà già túc bạc Tay lần tràn hạt miệng nam mụ" (Nguyễn Bớnh) a) Tỡm từ đồng nghĩa với các từ in đậm. b) Đặt câu với các từ em vừa tỡm được. Bài tập 5 : Viết một đoạn văn khoảng 8 – 12 câu ( chủ đề ngày khai trường ) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa . * Gợi ý : Bài tập 1 : 1.A. 2.B. Bài tập 2 : a ) Nhanh chúng . b ) Nhanh nhảu . c ) Nhanh nhẹn . Bài tập 3 : Từ đồng nghĩa hoàn toàn Chăm chỉ , cần cù , siêng năng , cần mẫn , chịu khó , Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Chết , hi sinh , tạ thế , thiệt mạng ,cho , biếu , tặng , nhỡn , liếc , nhũm , dũm * Hoặc có thể xếp như sau : a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhỡn, nhũm, ngú, liếc, dũm c) cho, biếu, tặng d) kờu, ca thỏn, than, than vón e) chăn chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó g) mong, ngúng, trụng mong.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Bài tập 4 : a ) tỡm từ đũng nghĩa ; đỏ - thắm, đen – thâm, bạc – trắng b) hs chú ý đặt câu cho đúng sắc thái IV . Từ trỏi nghĩa A . Khỏi niệm - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau , xét trên một cơ sở chung nào đó . - Vớ dụ : Chết vinh cũn hơn sống nhục B . Tỏc dụng : - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối , tạo các hỡnh tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh , làm cho lời nói thêm sinh động . C . Bài tập Bài tập 1 : Tỡm cỏc từ trỏi nghĩa trong cỏc cõu ca dao, tục ngữ sau: a) Thân em như củ ấu gai Ruột trong thỡ trắng vỏ ngoài thỡ đen b) Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần c) Người khôn nói ít hiểu nhiều Không như người dại lắm điều rườm tai d) Chuột chự chờ khỉ rằng " Hụi!" Khỉ mới trả lời: "cả họ mầy thơm!" Bài tập 2 : Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau: a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết……….cũn hơn sống đục c) Xột mỡnh cụng ớt tội …… d) Khi vui muốn khúc , buồn tờnh lại ………….. e) Núi thỡ……………….làm thỡ khú g) Trước lạ sau………………. Bài tập 3 : Viết một đoạn văn từ 10 12 câu ( chủ đề học tập ) trong đó có sử dụng từ trái nghĩa . * Gợi ý : Bài tập 1 : a) Trắng – đen , Trong – ngoài . b) Rách – lành , Dở - hay . c) Ít nhiều , Khôn – dại . d) Hôi – thơm . Bài tập2 :.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> a) No . b) vinh . c) Nhiều . d) Cười . e) Dễ . g) Quen . Bài tập 3 : HS tự viết . VI . Từ đồng âm A . Khỏi niệm - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , khụng liờn quan gỡ tới nhau . - Vớ dụ : + “ Ai xui con cuốc gọi vào hố Cái nóng nung người nóng nóng ghê ” ( Nguyễn Khuyến ) + “ Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau ” ( Mũi Cà Mau – Xuõn Diệu ) B . Sử dụng từ đồng âm - Từ đồng âm chỉ có thể hiểu đúng nghĩa qua các từ đi kèm với nó . - Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp ta mới nhận diện được nghĩa của từ đồng âm và viết đúng chính tả . C . Bài tập Bài tập 1 : Giải thớch nghĩa của cỏc cặp từ : 1. 2. a) Những đôi mắt sỏng thức đến sỏng . 1. 2. b) Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong . 1. c) - Mỗi hỡnh trũn cú mấy đường kính . 2. - Giỏ đường kính đang hạ . Bài tập 2 : Xác định từ loại của từ “đông” , “chè ” trong cỏc cõu sau : 1. - Mựa đông đó về thật rồi . 2. - Mặn quỏ , tiết khụng sao đông được . 3. - Nấu thịt đông nờn cho nhiều mọc nhĩ . 1. - Những nương chố đó phủ xanh đồi trọc . 2. - Chố đố đen ăn vào những ngày nóng thỡ thật là tuyệt . 3. - Bán cho tôi cốc nước chố xanh bà chủ quán ơi ! Bài tập 3 : Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau : a) Đá ( danh từ ) – đá ( động từ ) ..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> b) Bắc ( danh từ ) – bắc (động từ ) . c) Thõn ( danh từ ) – Thõn ( tớnh từ ) . * Gợi ý : Bài tập 1 : 1. a) - Sỏng : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . 2. - Sỏng : Chỉ thời gian , phân biệt với trưa , chiều , tối . 1. b) - Trong : chỉ vị trớ , phõn biệt với ngoài , giữa . 2. - Trong : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . 1:. dây kính lớn nhất đi qua tâm đường trũn .. 2:. Sản phẩm được chế biến từ mía , củ cải ,. c) - Đường kính - Đường kính … Bài tập 2 : 1. 3. 2. - Đông , đông : danh từ ; đông : động từ . 1. 2. 3. - Chố , chố , chố : danh từ . Bài tập3 : a) Con ngựa đá đá con ngựa vằn . b) Bắc đó bắc xong nồi cỏm lợn . c) Những người thân khi trở về họ lại càng thân thiết hơn . NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT I . Đại từ A. Khỏi niệm. - Đai từ là những từ dùng để trỏ (chỉ) hay hỏi về người, sự vật, hoạt động tính chất trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói. - Vớ dụ : Mỡnh về với Bỏc đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người. B. Phõn loại: 1. Đại từ để trỏ : * Dùng để chỉ người, sự vật (cũn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có : tôi , tao , tớ, chúng tao, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ… - Vớ dụ : “Sao khụng về hả chú Nghe bom thằng Mĩ nổ Mày bỏ chạy đi đâu Tao chờ mày đó lõu Cơm phần mày để cửa.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Sao khụng về hả chú Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là vàng ơi ?” * Người ta chia đại từ thành 3 ngôi: Ngụi /Số Số ớt Ngụi thứ nhất Tụi, tao , tớ, ta. Số nhiều Chỳng tụi, chỳng tao, chỳng ta Ngụi thứ hai Mày , cậu Chỳng mày Ngụi thứ ba Nú , hắn , y Chỳng nú, họ - Đại từ nhân xưng rất quan trọng trong lúc nói và viết. Dùng đại từ nhân xưng có giá trị biểu cảm cao, chỉ rừ thỏi độ than sơ, khinh trọng… _ Vớ dụ : Giặc giữ cớ sao xõm phạm Chỳng bay sẽ bị đánh tơi bời. * Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người như : ễng , bà , cha, mẹ, cụ, bỏc…được sử dụng như đại từ nhân xưng… _ Vớ dụ : Chỏu đi liên lạc Vui lắm chỳ à? Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà. *Trỏ số lượng: bấy,bấy nhiờu. _ Vớ dụ : Phũ phàng chi bấy húa cụng Ngày xanh mũn mỏi mỏ hồng phụi pha. * Trỏ sự vật trong khụng gian ,thời gian:đây, đó, kia , ấy , này, nọ, bây giờ, bấy giờ… _ Vớ dụ : Những là sen ngó đào tơ Mười lăm năm mới bõy giờ là đây. * Trỏ hoạt động tính chất sự việc: vậy,thế… _ Vớ dụ : Cỏc em ngoan thế, vừa lao động giỏi , vừa học tập giỏi. 2. Đại từ để hỏi. * Hỏi về người,sự vật: ai, gỡ . _ Vớ dụ : Những ai mặt bể chõn trời Nghe mưa ai cú nhớ nhời nước non. * Hỏi về số lượng :bao nhiờu , mấy. - vớ dụ : Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiờu tấc đât tấc vàng bấy nhiêu. * Hỏi về khụng gian, thời gian: đâu, bao giờ..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Vớ dụ: Bao giờ cõy lỳa cũn bong Thỡ cũn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. C. Bài tập. Bài tập 1 : Khoanh trũn vào chữ cỏi đứng trước câu trả lời đúng . 1. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau : Ai đi đấu đấy hỡi ai Hay là trúc đó nhớ mai đi tỡm. A. Ai. B. Trỳc. C. Mai. D. Nhớ. 2. Đại từ tỡm được ở trên được dùng để làm gỡ ? A, Trỏ người B.Trỏ vật. C. Hỏi người. D. Hỏi vật. 3. Từ “bỏc” trong ví dụ nào dưới đây được dùng như đại từ xưng hô? A. Anh Nam là con trai của bỏc tụi. B. Người là Cha là Bác là Anh. C. Bác được tin rằng \ Cháu làm liên lạc. D. Bác ngồi đó lớn mênh mông. 4. Trong cõu “Tôi đi đứng oai vệ” đại từ “tụi” thuộc ngụi thứ mấy ? A. Ngụi thứ hai. B. Ngụi thứ ba số ớt. C. Ngụi thứ nhất số nhiều. D. Ngụi thứ nhõt số ớt. 5. Nối một dũng ở cột A với một dũng ở cột B sao cho phự hợp ? A B 1 Bao giờ 1 Hỏi về người và vật. 2 Bao nhiờu 2 Hỏi về hoạt động tính chất sự vật. 3 Thế nào 3 Hỏi về số lượng 4 Ai 4 Hỏi về thời gian. Bài tập 2 : Nhận xét đại từ “ai ”trong cõu ca dao sau : “ Ai làm cho bể kia đầy Tỡm và phõn tớch đại từ trong những câu sau a) Ai ơi có nhớ ai không Trời mưa một mảnh áo bông che đầu Nào ai có tiếc ai đâu Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô ( Trần Tế Xương) b) Chê đây láy đấy sao đành Chờ quả cam sành lấy quả quýt khụ ( ca dao) c) Đấy vàng đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> ( Ca dao) Cho ao kia cạn , cho gầy cũ con ” *Gợi ý trả lời : Bài tập 1 : 1.A 2. C 3. C 4. D 5. A1- B4 ; A2- B3 ; A.3 – B2 ; A4 - B1 Bài tập 2 : - Ai : + Hỏi về người và sự vật . + Người , sự vật không xác định được ; do đó “ ai ” là đại từ nói trống ( phiếm chỉ ) II.. Quan hệ từ A . Khỏi niệm : - Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ , đoạn với đoạn , câu với câu , để góp phần làm cho câu chọn nghĩa , hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt ( Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. ) - Vớ dụ : + Cảnh đẹp như tranh . B . Phõn loại : 1 . Giới từ : - Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ . Đó là các từ : của , bằng , với , về , để , cho , mà , vỡ , do như , ở , từ … - Vớ dụ : + “ Cốm là thức quà riờng biệt của đất nước , là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát , mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam ” . ( Một thứ quà của lỳa non : cốm - Thạch Lam ) 2 . Liờn từ - Liên từ là từ dùng để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập . Đó là các từ : và , với , cùng , hay , hoặc , nhưng , mà , chứ , hễ , thỡ , giỏ , giả sử , tuy , dự … - Vớ dụ : + “ Rắn nỏt mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lũng son ” . ( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương ) C . Cỏch sử dụng quan hệ từ - Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thỡ cõu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rừ nghĩa. Bờn cạnh đó, cũng có.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được) - Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp * Cỏc cặp quan hệ từ : Vỡ – nờn ; nếu – thỡ ; tuy – nhưng D Các lỗi thường gặp về quan hệ từ - Thiếu quan hệ từ - Dựng từ quan hệ từ khụng thớch hợp về nghĩa - Thừa quan hệ từ - Dựng quan hệ từ mà khụng cú tỏc dụng liờn kết E . Bài tập Bài tập 1 : Cho biết cú mấy cỏch h * Luyện tập Bài 1: Hai từ cho trong hai câu sau đây, từ nào là quan hệ từ? - ễng cho chỏu quyển sỏch này nhộ - Ừ, ông mua cho cháu đấy III . Thành ngữ 1 Khỏi niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi 2 .. Nghĩa của thành ngữ Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của những từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số nét chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. 3. Chức vụ + Làm chủ ngữ, vị ngữ trong cõu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ + Thành ngữ ngắn gọn, hàm sỳc, cú tớnh hỡnh tượng, tính biểu cảm cao 4 . Bài tập: BT 1: Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt + Trăm trận trăm thắng + Nửa tin nửa ngờ.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + Cành vàng lỏ ngọc + Miệng nam mô bụng bồ dao găm BT 2: Đặt câu: Bạn làm sao mà mặt nặng mày nhẹ vậy?. IV Cỏc thành phần chớnh của cõu H:Ở lớp 6 các em đó được 1.Khỏi niệm: học các thành chớnh của - Thành phần chớnh của cõu là những cõu vậy thế nào là thành thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có phần chớnh của cõu? cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn H:Vậy trong câu thành phần vẹn.Thành phần khụng bắt buộc cú mặt nào được gọi là thành phần đượ gọi là thành phần phụ. chính? - Trong cõu chủ ngữ và vị ngữ là thành phần chớnh của cõu H:Em hóy nờu đặc điểm của vị ngữ?đặt câu có vị a.Vị ngữ là thành phần chính của câu có ngữ? khả năng kết hợp với cỏc phú từ chỉ quan H:Em hóy nờu đặc điểm hệ thời gian và trả lời cho cõu hỏi làm của chủ ngữ?đặt câu có gỡ?,làm sao?,như thế nào? Hoặc là gỡ?. thành phần chủ ngữ? - Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động H:Em đó đực học các kiểu từ, tính từ hoặc cụm tính từ,danh từ hoặc câu nào? cụm danh từ. Cõu trần thuật - trong cõu cú thể cú một hoặc nhiều vị Cõu cầu khiến ngữ. Cõu nghi vấn Vd:Tụi// đang học bài,làm bài Cõu cảm thỏn b.Chủ ngữ l2 thành phần chính của câu H:ờ lớp 6 em được học kiểu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, câu nào? đặc điểm trạng thái….Được miêu tả ở vị -câu trần thuật đơn. ngữ.Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi H:Thế nào là câu trần thuật ai?,con gỡ?, cỏi gỡ? đơn?cho ví dụ minh họa? Chủ ngữ thường là danh từ,đại từ hoặc cụm danh từ.trong những trường hợp nhất định, động ừ tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Cõu cú thể cú một hoặc nhiều chủ ngữ. Vớ dụ:Liờn //là người bạn thân nhất của Bài 1: tôi. xác định các thành phần CNV chính trong các câu sau? 2. Luyện tập: Ngày mai tôi đi học thêm Bài 1 môn ngữ văn. Ngày mai tôi// đi học thêm môn ngữ văn. Người ta gọi chàng là Sơn Cn vn Tinh Người ta //gọi chàng là Sơn Tinh Tre là người bạn thân thiết Cn vn nhất của người nông dân. Tre// là người bạn thân thiết nhất của người Cn vn Bài 2: nụng dõn. viết một đoạn văn từ năm Bài 2: Viết đoạn văn ngắn đến bảy câu tả cành trường em câu trần thuật đơn.xác định bằng cách gạch chân. Học sinh viết ra nhỏp Gv thu bài của một số em chấm điểm. V. Câu rút gọn A.Lý thuyết (?) Thế nào là câu rút gọn? 1. Khái niệm Là câu có thể lược bỏ số thành phần (?) Rút gọn câu nhằm mục của câu. đích gì? 2.Mục đích câu rút gọn (?) Người ta có thể rút gọn Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, những thành phần nào của tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu câu trước. - CN, VN hoặc cả CN và Ngụ ý hành động nói trong câu là VN của chung mọi người. (?) Lấy ví dụ 3. Những lưu ý khi rỳt gọn cõu : Học ăn, học nói, học - Tránh việc hiểu sai nội dung câu nói gói học mở - Tránh biến câu nói thành câu cộc lốc (?) Khi rút gọn câu còn lưu khiếm nhã ý điều gì? - Tránh việc hiểu sai nội dung câu nói - Tránh biến câu nói thành câu cộc lốc khiếm nhã B .Thực hành : Bài 1: Bài 1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích trong đoạn trích sau và cho sau và cho biết tác dụng của nó?.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> biết tác dụng của nó: - Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ “Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ một nương ngô. Mị không có đủ tiền cưới, ->Tác dụng: Làm câu gọn hơn và tránh phải đến vay nhà Thống Lí, lặư lại từ ngữ đac có (bô mẹ Mị) bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả đủ được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ.” Bài 2: Bài 2: Các câu rút gọn trong đoạn trích như sau. Tìm cỏc cõu rỳt gọn có a) Mói khụng về. trong bài cuộc chia tay của b) Cứ nhắm mắt lại là dường như vang những con búp bê bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng. Bài 3: Tìm câu rút gọn trong các đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:. Bài 3: Các câu rút gọn trong đoạn trích như sau: a) - Đem chia đồ chơi ra đi! - Khụng phải chia nữa. - Lằng nhằn mói. Chia ra! =>TD: tập trung sự chỳ ý của người nghe vào nội dung câu nói. b) Ăn chuối xong là cứ tiện tay vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… => TD: ngụ ý rằng đó việc làm của những người có thói quen vứt rác bừa bói. c) Thỏng hai trồng cà, thỏng ba trồng đỗ. => hành động nói đến là của chung mọi người. d) Nhứ người sắp xa, cũn trước mặt… nhứ một trưa hè gà gáy khan…nhớ Bài 4: một thành xưa son uể oải… T¹i sao trong thơ, ca dao, Bài 4: hiện tượng rút gọn chủ ngữ Trong thơ, ca dao, hiện tượng rút gọn chủ tương đối phổ biến. ngữ tương đối phổ biến. Chñ ngữ được hiểu là chính tác giả hoặc là những người đồng cảm với chính tác giả. Lối rút gọn Bài 5: như vậy làm cho cáh diễn đạt trở nên uyển Cỏc cõu sau nếu bị rỳt gọn chuyển, mềm mại, thể hiện sự đồng cảm. chủ ngữ thỡ sẽ thành cỏc Bài 5:.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> cõu như thế nào? Việc rút gọn câu như vậy có được không ? tại sao? - Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm. - Cô tặng em. Về trường mới, cố gắng học nhé! Bài 6: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn - HS: viết đoạn văn đọc và nhận xét (?) Thế nào là câu đặc biệt (?) Nêu tác dụng của câu đặc biệt?. Bài tập 1: Nờu tỏc dụng của những câu in đậm trong đoạn trích sau đây: a) Buổi hầu sỏng hụm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường. (Nguyễn Cụng Hoan) b) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập. ( Nguyễn Thị Thu Hiền) c) Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà. ( giỏo trỡnh TV 3, ĐHSP) Bài tập 2: Phân biệt câu đặc biệt và. Cỏc cõu trờn nếu bị rỳt gọn chủ ngữ thỡ sẽ thành cỏc cõu: - Biết chuyện rồi. Thương em lắm. - Tặng em. Về trường mới, cố gắng học nhé!  Sẽ làm cho cõu mất sắc thỏi tỡnh cảm thương xót của cô giáo đối với nhân vật em.. VI .Câu đặc biệt : A . Lý Thuyết : 1. Khái niệm - Là câu không cấu tạo theo mô hình CNVN 2.Tỏc dụng: - Nờu thời gian, khụng gian diễn ra sự việc. - Thông báo sự liệt kê sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng. - Biểu thị cảm xỳc. - Gọi đáp. B .Thực hành :. Bài tập 1: Tác dụng của những câu in đậm a) Nờu thời gian, diễn ra sự việc. b) Nờu thời gian, diễn ra sự việc. c) Nờu thời gian, diễn ra sự việc. Bài tập 2: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau: a) Vài hụm sau. Buổi chiều. CĐB CĐB Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tỡm về phố thị. b) Lớp sinh hoạt vào lỳc nào? - Buổi chiều.(CRG) c) Bên ngoài.(CĐB).

<span class='text_page_counter'>(51)</span> câu rút gọn trong những trường hợp sau: a) Vài hụm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tỡm về phố thị. b) Lớp sinh hoạt vào lỳc nào? - Buổi chiều c) Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi. ( Nguyễn Thị Thu Huệ) d) Anh để xe trong sân hay ngoài sân? - Bờn ngoài e) Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên. (Nguyễn Thị Thu Huệ) g) Nước gỡ đang xối xả vào mái hiên thế? - Mưa Bài tập3: Trong những trường hợp sau đây, câu đặc biệt dùng để làm gì? a)Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghề. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi. b)Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. c)Có mưa! d)Đẹp quá! Một đàn cò trắng đang bay kìa! Bài tập 4. Viết một đoạn văn có dùng câu rút gọn và câu đặc biệt . - HS: viết đoạn văn đọc và nhận xét. Người đang đi và thời gian đang trôi. ( Nguyễn Thị Thu Huệ) d) Anh để xe trong sân hay ngoài sân? - Bờn ngoài( CRG) e) Mưa. ( ĐB) Nước xối xả đổ vào mái hiên. (Nguyễn Thị Thu Huệ) g) Nước gỡ đang xối xả vào mái hiên thế? - Mưa (CRG). Bài tập3: a)Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghề. b)Mẹ ơi! Chị ơi! c)Có mưa! d)Đẹp quá!. VII. So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn A >Lý thuyết : Câu đặc biệt Cõu rỳt gọn - Cõu khụng cú cấu - Cõu rỳt gọn là tạo theo mụ hỡnh kiểu cõu bỡnh CN – VN. thường bị lược bỏ - Câu đặc biệt CN hoặc VN, hoặc không thể khôi cả CN, VN. phục CN – VN. - Cú thể khụi phục lại CN, VN. B . Bài tp :.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Bài 1: + Câu đặc biệt: Hố. + Cõu rỳt gọn: - Hỏo hức vỏc ba lụ ra bến xe. - Phổng phao. Tươi tốt. Bài 2: Tỏc dụng của: + Câu đặc biệt: xác định thời gian. + Cõu rỳt gọn: - Làm cho câu gọn hơn.(1) - Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, tránh lặp từ ngữ.(2) Bài 3: Khụi phục lại thành phần bị rỳt gọn: Tụi hỏo hức vỏc ba lụ ra bến xe. Cõy trứng cỏ phổng phao. Cõy trứng cỏ tươi tốt. Bài 4: Quê hương! Hai tiếng thân thương. Quê tôi thật đẹp. Thật ờm ả. Tuổi thơ của tôi gắn với quê hương như chiếc xuồng gắn với mái chèo. Tôi yêu quê tha thiết như tỡnh yờu của đứa con giành cho người mẹ. ễi, quê hương. Nơi tôi sinh ra và lớn lên trong lời ru ngọt ngào như tiếng sóng vỗ về đôi bờ sông xanh. Nơi ấy đó ghi dấu biết bao kỉ niệm ờm đềm của tuổi thơ. Bởi thế, dù đi đâu, tâm hồn tôi vẫn luôn hướng về quê hương. VIII . Tỏch trạng ngữ thành cõu riờng : A .Lí thuyết: 1.Thêm trạng ngữ cho câu a) Để xác định thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu, câu thường được mở rộng bằng cách thêm - ? Nêu tác dụng của trạng trạng ngữ. ngữ trong câu? b). Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa ? Trong câu trạng ngữ có thẻ câu, cuối câu. đứng ở những vị trí nào? c) Trạng ngữ được dùng để më rộng câu, ? Trạng ngữ có bắt buộc phải có trường hợp bắt buộc phải dùng trạng có không? ngữ..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> ? Người ta dựa vào đâu để phân loại trạng ngữ? A. Theo vị tri trong câu B. Theo nội dung mà nó biểu thị C. Theo mục đích nói của câu D. Theo thành phần chính của câu ? Kể tên những trạng ngữ thường gặp? - Trạng ngữ chỉ thời gian - Trạng ngữ chỉ nơi chốn - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Trạng ngữ chỉ mục đích - Trạng ngữ chỉ cách thức - Trạng ngữ chỉ phương tiện ? Tỡm trạng ngữ trong những cõu dưới đây: a) Mùa đông, giũa ngày mùalàng quê toàn màu vàngnhững màu vàng rất khác nhau ( Tô Hoài) b) Qủa nhiên mùa đông năm ấy xảy ra một việc biến lớn( Tô Hoài) c)Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. d)Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?. 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng - Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thẻ hiển những tình huống cảm xúc nhất dịnh B - Thực hành. Bài tập 1: trạng ngữ của cõu: a)Mùa đông, giũa ngày mùa b) mùa đông năm ấy c)Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa d)khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. Bài tập 2: a)Trờn quóng trường Ba Đỡnh lịc sủ .-> Trạng ngữ xỏc định nơi chốn diễn ra sự việc b) trong một ngày, Bỡnh minh, Trưa, khi chiều tà. ( trạng ngữ xác định thời gian, điều kiện ? Xác định và nêu tác dụng diễn ra sự việc: sự thay đổi màu sắc của.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> của các trạng ngữ trong đoạn trích sau đây: a)Trờn quóng trường Ba Đỡnh lịch sủ, lăng Bác uy nghi mà gần gũi, cây và hoa khắp miền đất nước về đây hội tụ, đâm chồi phô sắc và tỏa hương thơm b) Diệu kỡ thay, trong một ngày, cửa Tựng cú ba sắc màu nước biển. Bỡnh minh, mặt trời như chiếc than hồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thỡ biển đổi sang màu xanh lục. ( Thụy Chương) ?Trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng gỡ? Đêm. Trong phũng tập thể, Na, Hà đều đó ngủ say. ( Bỏo VN, số 36, 1993) ? Viết đoạn văn biểu cảm hoặc chứng minh khoảng 10 câu chú ý sử dụng trạng ngữ. - HS viết và trình bày ? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? ? Trong khi nói, viết việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ hoặc ngược lại nhằm mục đích gì?. biển và liên kết, thể hiện mạch lạc giũa các câu trong đoạn văn). Bài tập 3: Đêm ->Trạng ngữ nhằm nhấn mạnh ý về thời gian) Bài tập 4: Viết đoạn văn biểu cảm hoặc chứng minh khoảng 10 câu chú ý sử dụng trạng ngữ.. IX huyển đổi câu chủ động thành câu bị động. A. Lí thuyết 1. Khái niệm - Cõu chủ động là câu có CN là người, vật thực hiện hành động hướng vào người vật khác - Cõu bị động là câu có CN là người, vật bị, được hoạt động của người khác hướng vào. 2- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Mục đớch của việc chuyển đổi cõu chủ động thành cõu bị động và ngược lại : + Tránh lặp lại một kiểu câu, dễ gây ấn tượng đơn điệu. + Đảm bảo mạch văn được thống nhất. 3. Các kiểu câu bị động - Câu bị động có các từ ”bị”, “được” - Câu bị động không có các từ ”bị”,.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> ? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho ví dụ - Em được cô giáo khen - Bỗng roi (bị) sắt gãy, gióng liền nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc Ân tơi bời. ?Tỡm cõu bị động trong đoạn trích sau: Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào rực hồng lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng giác vàng một vàng biển trũn, làm nổi bậc những cỏnh bườm duyên dáng như ánh sáng chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Chiều nắng tàn, mát dịu, pha tím hồng. Những con sóng nhố nhẹ liếm lờn bói cỏt, bọt súng màu bưởi đào. (Vũ Tỳ Nam) ? Chuyển những câu bị động của bài tập 1 thành câu chủ động. “được”. B- Luyện tập Bài tập 1: -Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào rực hồng lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. -Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ.. Bài tập 2: a) Mây che mặt trời xế trưa lỗ đỗ. b) Nắng chiếu vào những cánh bườm nâu trên biển hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Bài tập 3: a) mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng b) Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung c) Cánh đồng làng được phù sa và nước ngọt sông thương bồi đắp, tắm táp, lại được các mẹ , các chị vun xới, chăm bón, ngày một trở nên màu mỡ => Các câu bị động trên không thể chuyển ? Tìm những câu bị động thành câu chủ động được, do tình thế diễn trong các đoạn trích dưới đạt buộc phải như vậy. đây? Những câu bị đ ộng vừa tìm có thể chuyển đổi thành câu chủ động được khônh ? tại sao? a) “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mè, to lớn, nó lướt qua.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ ban nước và lũ cướp nước” b) Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ hực chụt xuống, quay đầu chạy lại vê Hoà Phước c) Cánh đồng làng được phù sa và nước ngọt sông thương bồi đắp, tắm táp, lại được các mẹ , các chị vun xới, chăm bón, ngày một trở nên màu mỡ. ? Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng trong đó có sử dụng câu chủ động và câu bị động. Gach chân các câu đó trong đoạn, thử chuyển đổi lại và nhận xét? - HS: Viết nháp rồi trình bày GV: Nhận xét, đánh giá. Bài tập 4: Viết đoạn văn . X . Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy , dấu gạch ngang : A . Lý thuyết : 1 . Dấu chấm lửng : * Dấu chấm lửng dùng để biểu thị sự liệt kê chưa hết, diễn tả sự ngập ngừng , có lúc làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ với dụng ý hài hước hay châm biếm , mỉa mai , bất ngờ . * Có thể gọi một cách đơn giản là dấu ba chấm . Dấu chấm lửng có thể được thay thế bằng kí hiệu : v.v… * Ví dụ : - “ Ô hay ! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi!vàng rơi… thu mênh mông ”. 2 . Dấu chấm phẩy : - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp . - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp . - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một câu văn dài , tuy các bộ phận đã hoàn chỉnh về mặt cú pháp, nhưng có mối liên quan nội tại về ý . Trường hợp này có thể thay dấu chấm phảy bằng dấu chấm vẫn hợp lý . - Ví dụ : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện những tình cảm ta sẵn có ; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần ”. 3 . Dấu gạch ngang : * Dấu gạch ngang có các tác dụng sau : - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích , giải thích trong câu . - Đặt ở giữa câu để đánh dấu lời thoại của nhân vật hay để liệt kê . - Nối các từ nằm trong một liên danh . B .Thực hành . Bài tập 1 : Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng . 1 . Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ? “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui , có buồn cảm bâng khuâng , có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả , trang trọng , trong sáng gợi lên tình người , tình đất nước, trai hiền , gái lịch ”. A . Nói lên sự ngập ngừng của người viết . B . Nói lên sự bí từ của người viết . C . Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu ca Huế . D . Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn . 2 . Dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau được dùng để làm gì ? “ Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy , bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau ” . ( Tô Hoài ) A . Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp . B . Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn . C . Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp . D . Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản . 3 . Dòng nào không nói lên công dụng của.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> dấu gạch ngang ? A . Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích , giải thích trong câu . B . Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng . C . Để nối các từ nằm trong một liên danh D . Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê . Bài tập 2 : Viết một đoạn văn từ 12-16 câu chủ đề tự chọn , trong đó có sử dụng dấu chấm lửng , dấu gạch ngang , dấu chấm phẩy . * Gợi ý : Bài tập 1 : 1.C 2.D 3.B Bài tập 2 : HS tự viết tuỳ theo nang lực sở thích của từng HS – GV thu vở nhận xét bài làm hS. Phong cỏch ngụn ngữ và cỏc biện phỏp tu từ . I . Chơi ch ữ : A . Lý thuyết 1 . Kh ỏi ni ệm : - Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm , ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cỏch hiểu bất ngờ thỳ vị . *Vớdụ: “Nửa đêm giờ tí canh ba Vợ tôi con g ái , đ àn bà , nữ nhi .”  Dùng từ gần nghĩa , từ đồng nghĩa để chơi chữ . 2 . Các loại chơi chữ : a) Dùng từ đồng nghĩa , trái nghĩa , gần nghĩa : * Ví dụ : “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non .” b) Dùng lối nói lái : * Ví dụ : Mộc tồn  cây còn  con cầy . Cưa ngọn  con ngựa . c) Dùng từ đồng âm : * GV nêu vấn * Ví dụ :.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> đề , hướng dẫn HS giải quyết vấn đề .. “Bà già đi chợ cầu đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn” d) Dùng lối nói trại âm (gần âm ) : * Ví dụ : “Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hoá vui chung một nhà ”. e) Dùng cách nói điệp âm : * Ví dụ : “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ ”. B . Thực hành : Bài tập 1 : Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng . Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu : “Cô Xuân đi chợ Hạ , mua cá thu về , chợ hãy còn đông…” A . Dùng từ đồng âm . B . Dùng cặp từ trái nghĩa . C . Dùng các từ cùng trường nghĩa . D . Dùng lối nói lái Bài tập 2 : Hãy gạch chân dưới các từ được dùng theo lối chơI chữ trong bài thơ sau : “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi “. Bài tập 3 : Tỡm cỏc hiện tượng chơi chữ trong cỏc vớ dụ sau và cho biết chỳng thuộc lối chơi chữ nào? a. Bũ lang chạy vào làng Bo b. Trăng bao nhiờu tuổi trăng già Nỳi bao nhiờu tuổi gọi là nỳi non ? c. Con kiến bũ trờn đĩa thịt bũ * Gợi ý : Bài tập 1 : D. Bài tập 2 : Chàng Cóc ; bén ; nòng nọc ; chuộc ..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Bài tập 3 : a. Bũ lang >< làng Bo => dựng lối núi lỏi b. Già >< non => dựng từ trỏi nghĩa c. Bũ 1: động từ Bũ 2: danh từ  dựng từ đồng õm II . Điệp ngữ : A. Lý thuyết : 1 . Khái niệm : -Điệp ngữ là biện pháp láy đi láy lại nhiều lần một từ , một ngữ trong câu văn , đoạn văn , câu thơ , đoạn thơ một cách có nghệ thuật . - Ví dụ : “Còn non , còn nước còn người Còn về , còn nhớ đến người hôm nay”. 2 . Phân loại : a) Điệp nối tiếp : - Ví dụ : Anh đã tìm em , rất lâu , rất lâu Cô gái ở Thạch KimThạch Nhọn Khăn xanh , khăn xanh phơi đầy lán sớm . Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều ….. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em , thương em , thương em biết mấy . b) Điệp cách quãng : -Ví dụ : - “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục …cục tác cục ta ” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. ” c) Điệp chuyển tiếp : - Ví dụ : “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”. 3 . Tác dụng của điệp ngữ : - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý , vừa tạo cho câu văn.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> câu thơ , đoạn văn , đoạn thơ giàu âm điệu ; giọng văn trở nên tha thiết nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ , nhiều rung cảm , gợi cảm . B . Bài tập : Bài tập 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng . Kiểu điệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau : “Hoa dãi nguyệt , nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa , hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu ” . A . Điệp ngữ cách quãng . B . Điệp ngữ nối tiếp . C . Điệp ngữ chuyển tiếp . D . Cả A , B,C. Bài tập 2 : Xác định , gọi tên và nêu rõ tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ trong các câu sau : a) Ta hiểu . Miền Nam thương nhớ Bác Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm Ta hiểu . Đêm nằm nghe gió gác Bác thường trăn trở , nhớ miền Nam ! ( Tố Hữu ) b) Người ta thì ước nhiều chồng Riêng tôi chỉ ước một ông thật bền Thật bền như tượng đồng đen Trăm năm quyết với tình em một lòng . ( Ca dao ) c) Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt , leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt , leo vào leo ra. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn chủ đề học tập , trong đó có sử dụng điệp ngữ . * Gợi ý : Bài tập 1: C Bài tập 2 :.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> a) - Điệp ngữ : “Ta hiểu ” . - Điệp cách quãng . - Tác dụng : bày tỏ lòng thương tiếc , xen lẫn xót xa , ân hận đối với Bác Hồ . b) - Điệp ngữ : “ước” , “thật bền” . - Điệp cách quãng và điệp vòng tròn . - Tác dụng : hài hước ,dí dỏm . c) - Điệp ngữ : leo , cành . - Điệp cách quãng . - Tác dụng : thương cảm con kiến ( những người thấp cổ bé họng ; những thân phận bọt bèo thường bị bỏ rơi hoặc dập vùi ). Con kiến đang phảI loay hoay tìm một lối thoát cho cuộc sống luẩn quẩn , bế tắc . Bài tập 3 : - HS tự viết . III . Liệt kê A .Lý thuyết : 1 . Khái niệm : - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , cụ thể hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của cảnh vật , của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm – Ví dụ : “Hội An bán gấm , bán điều Kim Bồng bán vải , Trà Nhiêu bán hàng ”. 2 Phân loại : a) Liệt kê đứng sau từ “như” và “dấu hai chấm ”. Các chi tiết liệt kê được phân cách bằng dấu phẩy . Cuối phần liệt kê là dấu ba chấm ( dấu chấm lửng ), hoặc kí hiệu v.v… - Ví dụ : - “Hò Huế thể hiện lòng khát khao , nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế . Ngoài ra còn có các điệu lí như : lí con sáo , lí hoài xuân , lí hoài nam …”. b) Liệt kê đứng ở phần đầu câu . - Ví dụ : - “ Tre Đồng Nai . nứa Việt Bắc , tre ngút ngàn Điện Biên Phủ , luỹ tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn . Tre , nứa , trúc , mai , vầu mấy chục loại.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> khác nhau nhưng cùng một mầm non mọc thẳng ”. c) Liệt kê liên kết đôi : - Ví dụ : - “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” . B . Bài tập : Bài tập 1 : Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng . 1 . Liệt kê là gì ? A . Là việc kể ra hàng loạt những sự việc , sự vật quan sát được trong cuộc sống thực tế . B . Là việc sắp xếp các từ , cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng , tình cảm . C . Là sự sắp xếp nối các từ hay các từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm . D . Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc người nói . 2 . Phép liệt kê có tác dụng gì ? A . Diễn tả sự phức tạp , rắc rối của các sự vật , hiện tượng . B . Diễn tả sự giống nhau của các sự vật , hiện tượng . C . Diễn tả sự tương phản của các sự vật , hiện tượng . D . Diễn tả đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của các sự vật , hiện tượng . Bài tập 2 : Đặt câu có sử dụng phép liệt kê . * Gợi ý : Bài tập 1 : 1.C 2.D Bài tập 2 : Lúc này quang cảnh sân trường đầy tiếng ồn ào, nhộn nhịp , đông đúc . Nơi này mấy bạn gái đang chơi nhảy dây, ở một góc sân các bạn nam đang chơi đá cầu , giữa sân là nơi ồn ào náo nhiệt nhất các bạn nam đang chơI kéo co, tiếng la hét , tiếng vỗ tay , tiếng xuýt xoa trộn vào nhau thành một mớ âm thanh.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> hỗn độn vang vọng khắp sân trường .. Phần văn học Cau1 .Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp .Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của BH như thế nào trong hoàn cảnh ấy ? Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ .Bài Cảnh khuya viết năm 1947ngay sau năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp .Bài Nguyên tiêu được viết đầu năm 1948sau chiến thắng Việt bắc rất quan trọng của quân và dân ta ,chúng ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc .đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh ,chủ động lạc quan ở vị lãnh tụ .Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên đất nước .Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước ,nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng ,một tiếng suối trong chảy nghe như tiếng hát xa ,hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng .Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về ,lướt đi phơi phới trở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời nước bao la dường như cũng ngập tràn ánh trăng .phong thái ấy được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển vừa hiện đại ,khoẻ khoắn trẻ trung .. Cau2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của 4 câu thơ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? Yc.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp về hình thức và nội dung của 4 câu thơ cuối trong đoạn trích Sau phút chia li -Cách sử dụng điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)độc đáo thấy, ngàn dâu :làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh về nỗi sầu chia li thoe độ tăng trưởng đến cực độ . -Xa cách tới độ hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu :không chỉ xanh xanh mà còn xanh ngắt ,chỉ đất trời cao rộng ,thăm thẳmmênh mông ,nơi gửi gắm lan toả nỗi sầu chia li . -Chữ sầu ở câu thơ cuối như đúc kết trở thành khối sầu ,núi sầu dồn lại của cả đoạn ,câu thơ cuối cùng mang hình thức nghi vấn ai sầu hơn ai nhằm nhấn rõ nỗi sầu của người chinh phụ trong trạng thái cao độ -Bốn câu thơ với vẻ đẹp tuyệt mĩ :cách sử dụng điệp từ thật tài tình ,đặc sắc đã diễn tả thành công nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận .Vừa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện khát vọng hạnh phục lứa đôi của người phụ nữ Việt Nam . Cau 3 .Chép thuộc lòng bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch (Tương Như dịch). So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê .-Tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ :Một bên là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc ở xa quê ,một bên là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê ;một bên là biểu hiện trức tiếp ,một bên là biểu hiện gián tiếp ;một bên thể hiện một cách nhẹ nhàng ,sâu lắng ,một bên được thể hiện hóm hỉnh mà ngậm ngùi . Những gỡ cú thể gợi lờn trong tâm trí nhà thơ qua hai chữ cố nhân?Em hóy nờu nội dung bài thơ ? -Hai chữ cố hương :là quê cũ từ ngày ra đi chưa trở lại ,là thôn xóm,cánh đồng ,bầu trời, tiếng chim,là láng giêngf ,gia đỡnh bạn bố thời thơ ấu -Nội dung:Tỡnh yờu quờ hương của một người sống xa nhà trong đêm trăngthanh tĩnh. Cau 4 I.Chép thuộc lòng 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh (dịch thơ ) Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc .Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào ? -Một bài tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây,hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng nhiều đường nét .Một bài tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước ,có không gian bát ngát tràn đầy sức xuân . Cau 5.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> .So sánh cụm từ ta với ta trong bài bạn đến chơi nhà của NKvới cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyên Thanh Quan . -Ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà của NK dường như có một tiếng cười trừ và rồi qua đó là cả một tình bạn vô cùng quý giá và qua đó thể hiện một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ với khách .Đó là câu thơ có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của NKvới bạn mình. -So với câu thơ của Bà HTQ,hình thức câu chữ giống nhau nhưng ý tình của cụm từ trong 2 bài lại hoàn toàn khác nhau .Trong bài QĐNta với ta mà chỉ là 1 con người ,không 1 nỗi sẻ chia đồng cảm ,một giọng thơ sâu lắng trong nỗi buồn da diết .Còn trong bài BĐCN,ta với ta lại là tất cả sự sẻ chia đồng điệu ,lại là một giọng cười xoà hồn nhiên mà thắm thiết tình đời . Câu 6 .Chép lại một bài ca dao nói về tình cảm của cháu đối với bà ông .Hãy nêu ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao ấy ? Ngó lên nuộc lạt mái nhà , Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. Cụm từ ngó lên thẻ hiện sự tôn kính . Bao nhiêu và bấy nhiêu là cách nói tăng cấp mà ta thường bắt gặp trong ca dao gợi nỗi nhớ da diết không nguôi .Nuộc lạt là mối buộc của sợi lạt .Nhà lợp gianh mới có nhiều nuộc lạt .Số nuộc lạt của nhà gianh nhiều lắm đã mấy ai đếm được .Hình ảnh so sánh nuộc lạt mái nhà gợi sự nối kết bền chặt ,không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc gây dựng ngôi nhà ,gây dựng gia đình .Chữ nhớ đã thể hiện lòng thương nhớ và biết ơn vô hạn của con cháu đối với ông bà .Câu ca dao nói lên một tình cảm gia đình rất đẹp của con ngưòi VN. CÂU 7 .Chép thuộc lòng bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải (bản dịch thơ của Trần Trọng Kim ) Bài thơ có 2 ý cơ bản ,đó là những ý gì ? Có 2 ý cơ bản : -Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chống quân Mông – Nguyên xâm lược (Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước là do đang sống trong không khí chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra ,kế đó mới sống lại không khí chiến thắng Hàm Tử –trước đó khoảng 2 tháng .) -Lời động viên xây dựng ,phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước ..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Cau 8 .Chép thuộc chính xác bài thơ Rằm tháng giêng (bản dịch thơ)của HCM? Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ ấy ? Hai câu đầu của bài rằm tháng giêng vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng ,bát ngát ,tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng .Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo ,nổi bật trên bầu trời ấy là một không gian xa rộng bát ngát như không có giới hạn ,với con sông ,mặt nước tiếp liền với bầu trời .Cách miêu tả không gian ở đây cũng giống như trong thơ cổ phương đông ,chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp ,thống nhất của các bộ phận trong cái toàn thể ,không miêu tả tỉ mỉ ,chi tiết các đường nét . Cau 9 Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng trng bài cảnh khuya ? -Câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa có cách so sánh đặc sắc .Người ta thường ví tiếng đàn với tiếng suối hoặc tiếng suối với tiếng hát ,nay HCMví tiếng suối với tiếng hát .Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống, trẻ trung . -Câu thơ thứ 2 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa .Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp,đường nét ,hình khối đa dạng .Có dáng hình vươn cao toả rộng của vòm cổ thụ ,ở trên cao lấp loáng ánh trăng ,có bóng lá ,bóng cây ,bóng trăng im vào khóm hoa ,in lên mặt đất thành những hình như bông hoa thêu dệt .Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối ,trắng đen mà tạo nên vể lung linh ,chập ahờn lại ấm áp hoà hợp quấn quýt bởi âm hưởng của 2 từ lồng ở một câu thơ . Cau 10 .Tâm trạng tác giả thể hiện trong hai câu cuối bài Cảnh khuya.: Hai câu thơ cuối của bài cảnh khuya đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả .Câu thứ 3 cảnh khuya như vẽ người chưa nghủ đã thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn HCM.Đó là sự rung động ,niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rứng VB.Nhưng câu thứ 4 bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ :thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước .Hay chính là vì thcs tới canh khuya lo việc nước .Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác ,thể hiện sự hoà hợp thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ. Cau 11 Chép thuộc lòng bài thơ Ngầu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ hoặc của Trần Trọng San ).

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Trong hai câu thơ cuối ,tác giả gặp gỡ những ai ở quê ? Em thử hình dung tâm trạng của tác giả khi “gặp nhau mà chẳng biết nhau “Đặc biệt là khi các em bé cười hỏi :”khách ở chốn nào lại chơi “ -Hai câu cuối : +Tác giả gặp các em nhỏ của làng quê . +Tâm trạng của tác giả là tâm trạng buồn ,lẽ ra gặp được người quen ,người lớn thì thật vui ,nhưng chỉ gặp trẻ em “không biết nhau “.Tác giả còn buồn hơn khi những người làng trẻ tuổi đã coi ông là một người xa lạ .Một người yêu quê tha thiết nhưng lại bị xem như là khách ngay trên quê hưng mình .Chính sự chạnh lòng của tác giả đã tạo nên cảm xúc viết bài thơ này Cõu 12 Chộp thuộc long phiên âm bài thơ Sông núi nước nam.Các từ Hán Việt Sơn hà, thiên thư ,xâm phạm trong bài thơ thuộc loại từ ghép đẳng lập hay chính phụ ?Nếu là từ ghép chính phụ thỡ trật tự của cỏc yếu tố cú gỡ khỏc với trật tự của cỏc tiếng trong từ ghộp thuần Việt cựng loại ? Bài SNNN được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta,Hóy nờu nội dung Tuyờn ngụnĐộc lập trong bài thơ? -Sơn hà ,xâm phạm là từ ghép đẳng lập -Thiên thư là từ ghép chính phụ.(yếu tố phụ đứng trước ,chính đứng sau) *Khẳng định chủ quyền về lónh thổ của đật nước í chớ quyết tõm bảo vệ chủ quyền trước kẻ thù xâm lược . Câu 1 trang 65SGK-ĐHTtrang53 Cõu 2 trang 74 SGK -Đều diễn đạt ý tưởng và giống nhau ở cách nói chắc nịch ,cô đúc,trong đó ý tưởng và cảm xúc hũa làm một ,cảm xúc trữ tình đó được nén kín trong ý tưởng . Câu 1 trang 81SGK-ĐHT trang 64.

<span class='text_page_counter'>(69)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×