Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.29 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> Văn Khấn cúng lễ tạ mừng năm mới </b>
<b>Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi</b>
<b>là lễ Hoá Vàng.</b>
<b>Ý nghĩa:</b>
Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ
Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.
<b>Sắm lễ:</b>
Lễ vạt dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm:
- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
- Trầu cau;
- Rượu;
- Đèn, nến;
- Lễ ngột, bánh kẹo;
- Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.
<b>Văn khấn tạ năm mới</b>
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương
qn, Long Mạch, Tơn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.
Tín chủ (chúng) con là:...
Ngụ tại:...
Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm...
Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà
tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:
Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần,
rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.
Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh
vượng
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mơ a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
<b>Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên</b>
Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thơng Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép
rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây
Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn
trong tiết ấy khơng được địi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi".
Người Trung Quốc xưa thuờng dùng cây đào, lấy tích của cây bàn đào của bày Tây
Vương Mẫu, là chỗ quỷ ở, thường có hai con quỷ lớn là Thần Đồ, Uất Lũy hay bắt
các quỷ xấu mà ăn, cũng kêu là đào phù (nghĩa là bùa đào).
Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh,
là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh
xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến,
rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.
Trước hết, cây tre là biểu trưng cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam,
của dân tộc Việt Nam. Tre là thể hiện cương nhu phối triển! Tre có thể uốn cong
trước gió. Gió bão cực mạnh cũng khơng làm tre đổ hay bật rễ. Cây tre cũng có thể
chẻ mỏng để làm các vật dụng đồng thời có thể dùng để làm khiêng, chống đỡ nhà
cửa...
Trồng tre vào đầu năm mới để khẳng định tinh thần Việt Nam và trồng tre trước cửa
nhà trong bảy ngày đầu năm còn là đánh dấu những ngày
vui, hạnh phúc nhất trong năm, những may mắn mới với
ước mong nhiều đổi mới hơn, nhiều thành đạt hơn.
<b>* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở</b>
<b>thành quốc đạo</b>
Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đơng ở
nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên,
không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân
tộc phương Đơng đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng
nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ
cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như
Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.
Song độc đáo nhất ở VN, thờ cúng tổ tiên trở thành hệ thống và có ý nghĩa riêng của
nó, rất quan trọng cho đời sống con người VN. Khởi đầu những ngôi mộ trong hang
động ở vùng Trung du Bắc bộ có những vật dụng đem theo cho người chết với sự tin
tưởng người chết vẫn sống ở thế giới vĩnh hằng. Con người, ông bà, tổ tiên mình có
thể thành Tiên, thành thần, thành thánh, thành Phật chứ không phải người nhà trời
mới linh thiêng.
Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà
thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn
cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Khơng chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà cịn
có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn,
hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp
cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là
một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.
Khơng những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ơng trời, thời
phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung
Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngồi trờ để thờ
trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngồi
ra, cịn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung...
Các nhà nho trước đây cho rằng thờ cúng tổ tiên chỉ để thể hiện chữ hiếu, với tinh
thần chim có tổ, người có tơng, uống nước nhớ nguồn, chứ không phải là đạo. Song
chữ đạo của phương Đông là con đường, chứ không phải theo nghĩa tôn giáo, chủ
nghĩa (ism) như phương Tây quan niệm.
Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc
với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên.
Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính
là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vơ hình thiêng
của con người.
Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên
với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc
VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!
TS NGUYỄN NHÃ
<i><b>Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết</b></i>
<i><b>Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bắt</b></i>
<i><b>đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch. </b></i>
<i><b>Nguyên là bắt đầu. Đán là buổi sớm mai.Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu</b></i>
<i><b>năm, mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang.</b></i>
<i><b>Theo sử Trung Quốc, âm lịch có từ đời nhà Hạ và lấy mười hai chi đặt cho mười</b></i>
<i><b>hai tháng.Tháng Dần là tháng giêng được chọn làm tháng đầu năm và người ta</b></i>
<i><b>ăn Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần.</b></i>
GIAO THỪA
Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận
cùng,một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa,cũng lại hết vào lúc
giao thừa.
<b>LỄ TRỪ TỊCH</b>
Trừ tịch là phút cuối cùng cũ năm cũ sắp qua năm mới, giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc
nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một thág
giêng năm sau.Vào lúc này người Việt nam theo phong tục cũ làm lễ trừ tịch.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu, dở, cũ kỹ của năm sắp qua để
đón những cái mới mẻ, tốt đẹp của năm mới sắp tới.
Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng
120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để
khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên
còn mang tên là lễ giao thừa.
<b>CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA</b>
Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết :
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ơng hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần
nọ bàn giao cơng việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ơng mới.
Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang
nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc
Hồng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm.
Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành
rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.
Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không
ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.
<b> SỬA LỄ GIAO THỪA</b>
người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ơng Tiên chỉ
hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thơn ở xóm nữa.
Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên
hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn
đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt
kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương
hành khiển.
Lễ vật được bày trên hương án trước giờ trừ tịch.Đúng giao thừa chuông trống vang
lên,ông chủ ra khấu lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, cầu xin vị tân vương hành khiển
phù hộ độ trì cho một năm may mắn.
Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngồi trời cịn lễ Thành Hồng hoặc vị phúc thần tại
vị nữa.
Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với
lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.
Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối
với những nhà khơng có sân.
Ngày nay ở thơn q rất ít nơi cịn cúng lễ giao thừa ở các thơn xóm, ngồi lễ cúng
tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.
<b>ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN</b>
Có mười hai vị đại vương,mỗi ông
cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị
chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý
với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.
Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm
cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia
đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng
đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.
Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức
Thổ thần và Thành Hồng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ
thần và Thành Hồng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.
<b>LỄ CÚNG THỔ CÔNG</b>
Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai
quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như
cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các
thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …
<b>LỄ CÚNG GIA TIÊN</b>
Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó
đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hố vàng.
Trong mấy ngày này, trên bàn thờ ln ln có sự hiện diện của tổ tiên.Để giữ cho
hương khỏi bị tắt từ chiều ba mươi người ta thường dùng hương vòng.
Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Cơng trước để xin phép cho tổ tiên được về
đón Tết cùng con cháu.
Cúng gia tiên ba mươi Tết, sáng mùng một lại cúng.Và trong mấy ngày Tết cho đến
khi hố vàng ngày hai bữa có lễ cúng gia tiên.Và bao giờ cũng phải cúng Thổ Công
trước.