Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Hát đúm của người việt ở bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỖ HIỆP

HÁT ĐÚM CỦA NGƢỜI VIỆT
Ở BẮC BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỖ HIỆP

HÁT ĐÚM CỦA NGƢỜI VIỆT
Ở BẮC BỘ
Chuyên ngành Văn hóa dân gian
Mã số: 62317005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. LÊ HỒNG LÝ
PGS.TS. LÊ VĂN TOÀN

HÀ NỘI - 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này do tôi làm dƣới sự giúp đỡ của tập thể
hƣớng dẫn khoa học. Nếu có gì sai phạm tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Đỗ Hiệp


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Nxb

: Nhà xuất bản

KHXH

: Khoa học xã hội

Tr

: trang

PL

: Phụ lục

TS

: Tiến sĩ

TSKH


: Tiến sĩ khoa học

GS

: Giáo sƣ

PGS

: Phó giáo sƣ

ÂĐ

: Âm điệu

2T

: Quãng hai trƣởng

3t

: Quãng ba thứ



: Quãng bốn đúng



: Quãng năm đúng


7t

: Quãng bảy thứ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU HÁT ĐÚM CỦA NGƢỜI VIỆT .......................................................... 8
1.1. ĐỊNH NGHĨA HÁT ĐÚM ........................................................................ 8
1.2. GIẢ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC HÁT ĐÚM ....................................... 11
1.3. KHÔNG GIAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HÁT ĐÚM ........................ 16
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÁT ĐÚM VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TRỌNG TÂM CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 28
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 40
CHƢƠNG 2. HÁT ĐÚM TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN ...................... 42
2.1. PHƢƠNG THỨC DIỄN XƢỚNG .......................................................... 42
2.2. YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG LỜI CA ........................................... 48
2.3. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA LỜI CA ............................... 56
2.4. ÂM NHẠC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM NHẠC VỚI LỜI CA ....... 69
2.5. Ý NGHĨA CỦA HÁT ĐÚM TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN .............. 84
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 92
CHƢƠNG 3. SỰ PHỤC HỒI, BIẾN ĐỔI VÀ TỒN TẠI CỦA HÁT ĐÚM
TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI ....................................................................... 95
3.1. NHỮNG HÌNH THỨC PHỤC HỒI HÁT ĐÚM .................................... 95
3.2. NHẬN ĐỊNH TỪ SỰ PHỤC HỒI HÁT ĐÚM ..................................... 106

3.3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................................. 113
3.4. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC BẢO LƢU, THỰC HÀNH HÁT ĐÚM.. 120
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 132
KẾT LUẬN .................................................................................................. 134
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...............................................
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 141
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 151

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hát Đúm là một loại hình dân ca đối đáp nam nữ phổ biến trong đời
sống của ngƣời Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Xƣa, trong xã hội cổ truyền,
nam nữ thanh niên khi gặp gỡ thƣờng dùng những câu hát Đúm để làm quen
và giao lƣu, bày tỏ tình cảm với nhau. Trong lao động sản xuất, trai gái cũng
thƣờng hát đối đáp với nhau nhằm giải tỏa sự mệt nhọc và làm vơi đi những
nỗi vất vả. Khi các làng quê mở hội vào mùa xuân, mùa thu, trai gái thƣờng tổ
chức ca hát góp vui cho hội làng. Những cuộc hát Đúm là cây cầu nối để họ
giao lƣu và xích lại gần nhau để rồi thêm yêu thƣơng nhau hơn. Hình thức hát
đối đáp nam nữ cịn là khát vọng cầu mƣa thuận, gió hịa, nhân đa vật thịnh
của các cộng đồng cƣ dân nơng nghiệp.
Ngồi những yếu tố tƣơng đồng với một số loại hình dân ca đối đáp
nam nữ khác, hát Đúm còn mang những nét riêng biểu hiện ở phƣơng thức
diễn xƣớng, lối tiến hành âm điệu, thủ pháp phổ thơ, nội dung lời ca... Bên
cạnh đề tài về tình yêu nam nữ, lời ca hát Đúm chứa đựng những tri thức bản
địa, phản ánh những hiểu biết của con ngƣời trong xã hội cổ truyền về thiên
nhiên đất nƣớc, về đời sống gia đình và xã hội, một số lời ca còn phản ánh nội

dung nghi lễ, chứa đựng sắc thái riêng, độc đáo. Trong quá trình phát triển,
hát Đúm đã gắn với những phong tục văn hóa địa phƣơng, góp phần làm
phong phú đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt.
Nhƣ chúng tơi đã đề cập, hát Đúm là một loại hình dân ca có vị trí phổ
biến và đã từng có sức sống mạnh mẽ trong xã hội cổ truyền nhƣng từ sau
năm 1945 cho tới những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX và thời điểm trƣớc
Đổi mới (1986), loại hình dân ca này đã gần nhƣ khơng cịn tồn tại trong đời
sống ngƣời Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Ở nhiều làng quê, trong ngày hội
làng và trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã vắng bóng những câu hát Đúm

2


của nam nữ thanh niên. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, việc tổ chức ca
hát của quần chúng nhân dân ở nhiều địa phƣơng trên đất nƣớc ta càng khơng
đƣợc khuyến khích, thậm chí cịn bị cấm đốn vì lúc này cả nƣớc còn đang tập
trung cho chiến trƣờng miền Nam. Sau năm 1975, khi đất nƣớc đã thống nhất
thì trong một khoảng thời gian dài, nhiều lễ hội và những loại hình ca hát dân
gian nói chung cũng nhƣ hát Đúm nói riêng vẫn chƣa có điều kiện phục hồi.
Chỉ trong khoảng 20 năm trở lại đây, loại hình dân ca này mới đƣợc hồi sinh ở
một số địa phƣơng ven biển phía Đơng Bắc Bộ do điều kiện kinh tế phát triển,
do sự cởi mở về chính sách của Nhà nƣớc, trong đó có cả chính sách về văn
hóa, đặc biệt là do nhu cầu tìm về với văn hóa truyền thống của những nhóm
cộng đồng lứa tuổi, chủ yếu là lớp trung niên và ngƣời cao tuổi, nhu cầu
hƣớng về quê nhà của những Việt kiều và những doanh nhân thành đạt.
Cho tới thời điểm hiện tại, đã có một số cơng trình nghiên cứu về hát
Đúm nhƣng vẫn cịn có một số vấn đề chƣa thật sáng tỏ về loại hình dân ca
này, đặc biệt, diện mạo và ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền và sự
tồn tại, biến đổi của nó trong xã hội hiện đại chƣa đƣợc phản ánh thật đầy đủ
và rõ nét.

Trong giai đoạn gần đây, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của của đời
sống kinh tế, văn hóa xã hội, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể nói chung và
hát Đúm nói riêng có nguy cơ mai một và mất đi, do đó cần nghiên cứu loại
hình dân ca cổ này nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của nó trong
xã hội hiện đại.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Hát Đúm của người
Việt ở Bắc Bộ cho luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sâu thêm về nghệ thuật và những yếu tố văn hóa của hát Đúm
ngƣời Việt nhằm nêu bật diện mạo và ý nghĩa của nó trong xã hội cổ truyền.
3


Khảo sát sự phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm, trên cơ sở thực
tế, đề xuất một số ý kiến bảo lƣu và thực hành hát Đúm trong xã hội hiện đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hát Đúm của ngƣời Việt và những
khía cạnh liên quan.
Phạm vi nghiên cứu:
- Hát Đúm của ngƣời Việt và những khía cạnh liên quan tới nó trên
địa bàn là vùng châu thổ Bắc Bộ, cụ thể là 8 tỉnh, thành phố bao gồm: Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hải Phịng, Quảng Ninh và
Thái Bình.
- Một số loại hình dân ca khác của ngƣời Việt có liên quan đến hát
Đúm nhƣ hát Ví, hát Xoan và hát Ví đúm của ngƣời Mƣờng ở một số địa
phƣơng thuộc tỉnh Hịa Bình, Ninh Bình cũng đƣợc luận án tham khảo, so
sánh đối chiếu.
4. Cơ sở lý thuyết của đề tài
Dân ca đối đáp nam nữ là một thể loại phong phú, đa dạng trong kho
tàng dân ca của ngƣời Việt và các tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ lâu, thể loại

này đã đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu với những hƣớng tiếp cận
khác nhau. Một số công trình đã mang lại những giá trị khoa học nhất định.
Một trong những cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về hội hát đối đáp nam nữ
của ngƣời Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ là cơng trình Hát đối của nam nữ
thanh niên ở Việt Nam của GS. TS. Nguyễn Văn Huyên. Đây là luận án tiến sĩ
mà ông đã bảo vệ xuất sắc tại Pháp năm 1934. Trong những vấn đề mà
GS.TS. Nguyễn Văn Huyên đã đề cập trong cơng trình này, chúng tơi chú ý
tới một số câu hỏi nghiên cứu mà ơng đặt ra, đó là: Hội hát đối đáp của thanh
niên nam nữ diễn ra ở đâu? dƣới hình thức nào? trong những điều kiện nào và
phục vụ cho ai?. Đây là cơ sở lý thuyết mà chúng tôi dựa vào để nghiên cứu
4


hát Đúm. Nhƣ vậy, những vấn đề mà chúng tôi cần làm rõ trong luận án là:
Trong xã hội cổ truyền, hát Đúm đã có ở những địa phƣơng nào? nó đƣợc hát
ở đâu? nghệ thuật hát Đúm nhƣ thế nào? loại hình dân ca này có ý nghĩa gì
đối với những cộng đồng ngƣời Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ?
Chúng ta đều biết, mọi hiện tƣợng văn hóa đều không phải là “nhất
thành bất biến” mà chúng luôn vận động và biến đổi. Hiện nay, biến đổi văn
hóa thƣờng gắn với sự chuyển đổi xã hội và xu hƣớng hiện đại hóa, đơ thị
hóa. Vấn đề này đã đƣợc nhiều học giả ở Việt Nam đề cập tới trong những
cơng trình nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, trong cơng trình Sự biến đổi của
làng xã Việt Nam ngày nay ở Đồng bằng sông Hồng, GS.TS. Tô Duy Hợp đã
chỉ ra vấn đề cơ bản đó là sự tác động trực tiếp của quá trình đổi mới tới nền
kinh tế nơng thơn và ảnh hƣởng của các chính sách kinh tế mới dẫn tới những
biến đổi trong hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hóa, các khn mẫu làng xã,
gia đình và dịng họ. Cụ thể hơn, khi nghiên cứu về những biến đổi trong văn
hóa ở các làng quê châu thổ Bắc Bộ, PGS. TS. Nguyễn Thị Phƣơng Châm đã
chỉ ra các chiều cạnh của biến đổi văn hóa thƣờng gắn với sự phát triển, q
trình tồn cầu hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự chuyển đổi xã hội,

trong đó sự phục hồi văn hóa truyền thống ở các làng quê châu thổ Bắc Bộ là
xu hƣớng của văn hóa đƣơng đại. Khái niệm Tân truyền thống trong văn hóa
đƣơng đại cũng đã đƣợc tác giả đề cập đến với ý nghĩa nhƣ là “sự pha trộn,
kết hợp và làm mới các yếu tố văn hóa truyền thống để chúng có thể duy trì và
tồn tại trong xã hội đƣơng đại.”[8, tr. 23 - 24]. Ngoài ra, một nghiên cứu gần
đây của GS.TS. Đinh Xuân Dũng cũng chỉ ra vấn đề về sự thay đổi của cuộc
sống hiện đại đã và đang tác động, ảnh hƣởng và làm thay đổi nhịp sống bình
lặng ở các vùng thơn q thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ, nó địi hỏi con ngƣời
phải “thay đổi về cách nghĩ, quan niệm, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo và
hƣởng thụ văn hóa.”[12, tr. 88]. Từ những trƣờng hợp cụ thể, các học giả đã
đề cập đến một vấn đề nổi bật đang đƣợc quan tâm hiện nay đó là: Biến đổi
5


văn hóa ở các làng quê châu thổ Bắc Bộ đang ít nhiều chịu sự ảnh hƣởng và
tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa cùng những cơ chế,
chính sách đổi mới của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, có thể thấy sự quay trở lại với
văn hóa truyền thống và tái tạo các yếu tố văn hóa truyền thống ở các làng quê
châu thổ Bắc Bộ đang trở thành một hiện tƣợng phổ biến trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhƣ vậy, biến đổi văn hóa trong xã hội cơng nghiệp
hiện đại là cơ sở lý thuyết để chúng tôi dựa vào nghiên cứu hát Đúm. Hiện
nay, loại hình dân ca này đã và đang đƣợc phục hồi dƣới những hình thức
nào? những yếu tố truyền thống nào của nó cịn đƣợc giữ lại và nó đang biến
đổi, tồn tại nhƣ thế nào? hiện nay có những vấn đề gì đặt ra cho loại hình dân
ca này khi đời sống văn hóa xã hội đang có nhiều thay đổi?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành âm nhạc học và văn hóa học.
Phƣơng pháp khảo sát thực địa:
- Thu thập thông tin, quan sát, tham dự những cuộc hát Đúm ở địa

phƣơng vào những thời điểm khác nhau.
- Phỏng vấn sâu những nghệ nhân, những ngƣời dân địa phƣơng với
thành phần lứa tuổi khác nhau, những nhà quản lý văn hóa và những ngƣời
làm cơng tác văn hố cơ sở và khai thác diễn giải của những chủ thể diễn
xƣớng.
- Ghi âm, quay phim, chụp ảnh, thu âm, ký âm bài bản và ghi chép là
những thao tác đƣợc thực hiện.
Phƣơng pháp hồi cố, phục dựng: Khai thác hồi ức của những nghệ nhân
và ngƣời dân địa phƣơng, trên cơ sở đó phục dựng lại một bức tranh chung về
hát Đúm trong xã hội cổ truyền.
Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu và tổng hợp: Kế thừa các tƣ
liệu thành văn đã công bố, sử dụng các tƣ liệu diền dã, phân tích và sử lý
6


thông tin thu thập đƣợc từ thực địa, trên cơ sở đó có những đối chiếu, so sánh,
tổng hợp và nhận định khoa học.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án xác định không gian tồn tại trong quá khứ và thực trạng của
hát Đúm ngƣời Việt thông qua khảo sát đối tƣợng ở những tiểu vùng văn hóa
khác nhau nhƣ tiểu vùng đất Tổ trung du, tiểu vùng Kinh Bắc, tiểu vùng Kinh
đô Thăng Long, Hà Nội và tiểu vùng Hải Đông.
- Làm rõ diện mạo hát Đúm của ngƣời Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ
biểu hiện qua khía cạnh nghệ thuật, khía cạnh văn hóa và những yếu tố xã hội
liên quan.
- Nêu bật ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền (từ năm 1945 trở
về trƣớc).
- Từ thực tế khảo sát trên một địa bàn tiêu biểu, chỉ ra những biểu
hiện phục hồi, biến đổi và xác định khả năng tồn tại của hát Đúm trong xã
hội hiện đại.

7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có
kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về hát Đúm và tình hình nghiên cứu hát Đúm của
ngƣời Việt
Chƣơng 2: Hát Đúm trong xã hội cổ truyền
Chƣơng 3: Sự phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm trong xã hội
hiện đại.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
HÁT ĐÚM CỦA NGƢỜI VIỆT
1.1. ĐỊNH NGHĨA HÁT ĐÚM
Trong những tƣ liệu liên quan, đã có một số các tác giả nêu định nghĩa
về hát Đúm nhƣ sau:
Cuốn Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam định nghĩa: “Hát Đúm là lối
hát dân gian có nhiều ngƣời tham gia.”[52, tr.312]. Theo chúng tơi, định nghĩa
này cịn khá chung chung và chƣa đi vào bản chất của đối tƣợng. Nó chƣa cho
ta biết những dấu hiệu cơ bản để nhận biết về hát Đúm. Nếu là một “lối hát
dân gian có nhiều ngƣời tham gia” thì ở các địa phƣơng thuộc vùng châu thổ
Bắc Bộ có rất nhiều lối hát nhƣ vậy. Do đó, định nghĩa này sẽ dễ gây ra sự
nhầm lẫn giữa hát Đúm với các lối hát dân gian khác.
Cuốn Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Hát Đúm là lối hát dân gian
dịp hội hè đầu xuân ở miền Bắc, Việt Nam, do nhiều thanh niên trai gái
cùng tham gia, thƣờng ở dạng đối đáp.”[109, tr.784]. So với định nghĩa
trên, định nghĩa này đã đi vào những vấn đề cụ thể hơn. Các dấu hiệu mà
định nghĩa chỉ ra là: Khơng gian, thời điểm diễn xƣớng, hình thức diễn

xƣớng và chủ thể diễn xƣớng của hát Đúm. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn
chƣa nêu bật đƣợc những đặc điểm riêng của hát Đúm để có thể phân biệt
với những loại hát khác.
Trong cuốn Non nước Đồ Sơn, khi nghiên cứu về hát Đúm, PGS.TS.
Trịnh Cao Tƣởng có nêu một định nghĩa nhƣ sau:
Đúm nhƣ nghĩa từ nguyên của nó, là một tập hợp khơng có một số
lƣợng chính xác, ví nhƣ đúm mạ, đàn đúm… Đúm có liên hệ gần
gũi với các từ nhƣ: túm, tụm, cụm… Cho nên ngƣời ta cũng có khi
8


gọi hát Đúm là hát Túm, hay hát Đám. Nhƣ vậy, hát Đúm có nghĩa
là từng đám, từng cụm trai gái tập hợp nhau lại để hát trao
duyên.[96, tr. 43].
Với định nghĩa trên, tác giả chủ yếu tập trung giải thích ngữ nghĩa của
từ “Đúm” và “hát Đúm”. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu một dấu hiệu để nhận
diện hát Đúm, đó là hình thức tập hợp những đám, những cụm nam nữ thanh
niên lại để ca hát.
Trong bài nghiên cứu về hát Đúm ở Thủy Nguyên, Hải Phòng, nhạc sĩ
Vũ Loan có nêu định nghĩa: “Hát Đúm là lối hát giao duyên đối đáp giữa
một tốp nam và một tốp nữ. Một tốp chừng 5 đến 7 ngƣời nhƣng khi hát chỉ
cử một đại diện “đám” để hát. Có lẽ từ “Đúm” cũng gọi chệch từ chữ hát
“đám” mà ra.”[48, tr.58]. Định nghĩa này đã nêu ra hai dấu hiệu để nhận diện
hát Đúm đó là: Phƣơng thức diễn xƣớng và ngữ nghĩa của từ “Đúm”. Thứ
nhất, hát Đúm là loại hình ca hát dân gian có nhiều ngƣời tham gia nhƣng
khi hát, chỉ có một đại diện bên nữ và bên nam đối đáp với nhau, tức là đơn
đối với đơn. Thứ hai, từ “Đúm” đƣợc hiểu là từ đọc chệch từ chữ “Đám”, chỉ
“Đám ngƣời”.
Trong công trình Hát Đúm Thủy Ngun, Hải Phịng, PGS.TSKH.
Phạm Lê Hịa và TS. Đỗ Lan Phƣơng có nêu định nghĩa nhƣ sau: “Hát Đúm là

hình thức hát giao dun có sử dụng lối hát ví bằng thơ song thất lục bát hay
lục bát để biểu cảm.”[26, tr.48]. Với định nghĩa này, các tác giả đã chỉ ra mối
quan hệ gần gũi của hát Đúm với hát Ví trên phƣơng diện nghệ thuật.
Trong cuốn Dân ca người Việt - thể loại và hình thức, PGS. Tú Ngọc
có nêu định nghĩa: “Hát Đúm là lối hát đối đáp nam nữ dựa trên một làn điệu
phổ những thể thơ dân gian đơn giản, quen thuộc nhƣ thể bốn chữ, thể lục
bát.”[54, tr.132]. Với định nghĩa này, ông đã chỉ ra một trong những đặc điểm

9


nghệ thuật cơ bản của hát Đúm: Là loại hình dân ca có một làn điệu phổ
những thể thơ dân gian. Từ đây có thể phân biệt hát Đúm với những loại hình
dân ca đối đáp nhiều làn điệu.
Nhƣ vậy, trong phạm vi những tƣ liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc, đã
có sáu định nghĩa về hát Đúm. Có thể nói, các tác giả đi trƣớc đã chỉ ra một số
dấu hiệu cơ bản để nhận diện về hát Đúm. Nhìn chung, các định nghĩa đều
giống nhau ở một điểm đó là coi hát Đúm là một “lối hát” hay một “hình thức
hát” đối đáp nam nữ. Tuy nhiên, để đi đến sự thống nhất và cách hiểu rõ ràng
hơn về đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi xin đƣa ra một định nghĩa nhằm làm
rõ khái niệm “hát Đúm” nhƣ sau: Hát Đúm là một loại hình dân ca đối đáp
nam nữ có một làn điệu; thường hát trong lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng
đồng vào mùa xuân, mùa thu; lời ca là những thể thơ dân gian phổ biến như
lục bát, song thất lục bát; kết cấu của lời thơ có mối quan hệ mật thiết với giai
điệu âm nhạc; ở trung du, khi diễn xướng, người hát còn sử dụng quả Đúm để
tung đi ném lại cho nhau.
Có thể diễn giải định nghĩa trên nhƣ sau:
Trƣớc hết, hát Đúm không chỉ là một lối hát hay một hình thức hát (nhƣ
trong định nghĩa mà các tác giả đi trƣớc đã nêu) mà nó cịn là một loại hình
dân ca thuộc thể loại dân ca đối đáp nam nữ của ngƣời Việt ở Bắc Bộ. Khi

diễn xƣớng, nếu không kể các làn điệu vay mƣợn từ các loại hình dân ca khác
ở chặng “trở làn”(thay đổi làn điệu) thì hát Đúm chỉ sử dụng một làn điệu khi
đối đáp.
Có một dấu hiệu nghệ thuật mà định nghĩa chỉ ra là: Lời thơ và âm nhạc
của hát Đúm ln có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, tức là kết cấu của
lời thơ, ở đây là nhịp điệu và thanh điệu của lời thơ là cơ sở quan trọng, thậm
chí quyết định sự hình thành của giai điệu âm nhạc.

10


Một dấu hiệu khác mà định nghĩa chỉ ra là: Ở trung du, khi diễn xƣớng,
ngƣời hát thƣờng sử dụng một đạo cụ kèm theo là quả Đúm. Quả Đúm có vai
trị quan trọng và khơng thể thiếu trong q trình diễn xƣớng. Từ đó, thuật
ngữ “hát Đúm” gắn với hàm nghĩa “quả Đúm”.
Ngồi ra, hát Đúm cịn là một hiện tƣợng văn hóa. Trong đời sống văn
hóa tinh thần của ngƣời Việt, xuất phát từ nhu cầu giao lƣu kết bạn, kết tình,
nhu cầu chia sẻ tâm tƣ, tình cảm và thƣởng thức thơ ca dân gian truyền thống
của cộng đồng mà hiện tƣợng văn hóa này đã ra đời và phát triển. Nó trở nên
phổ biến và gần gũi, gắn bó với ngƣời dân lao động trong xã hội cổ truyền.
1.2. GIẢ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC HÁT ĐÚM
Ở các địa phƣơng thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ có một loại hình dân
ca đối đáp nam nữ rất phổ biến, đó là hát Ví. Hát Ví đã định hình và phát
triển khá sớm trong đời sống của ngƣời dân lao động trong xã hội cổ
truyền. Theo nhà nghiên cứu Mã Giang Lân và Nguyễn Đình Bƣu:
Căn cứ vào quá trình ra đời của sinh hoạt dân ca đối đáp nam nữ nói
chung và một số đặc điểm riêng của sinh hoạt hát ví (thanh niên
nam nữ hát đối đáp, cầm tay nhau hát, tƣớc nón hay ơ của nhau, hát
thách đố, nội dung hát chủ yếu là giao duyên) chúng ta tìm thấy
nguồn gốc lâu đời của loại hình ca hát này. Nói đúng hơn, loại sinh

hoạt văn nghệ này đã là một tập quán của nhân dân ta, của những
ngƣời nông dân nghèo, đi làm thuê làm mƣớn, đã phát triển khá
mạnh trong xã hội trƣớc. [42, tr.35].
Trong bài nghiên cứu về hát Ví ở vùng trung du và châu thổ sơng Hồng,
PGS.TS. Phạm Trọng Tồn cũng nhận định: “Hát Ví là một thể loại dân ca
đƣợc ngƣời Việt sáng tạo từ lâu đời.”[92, tr.49]. Theo nhà nghiên cứu Hữu
Thu: “Đây là một loại dân ca có tính chất phổ biến và có tầm quan trọng đặc
biệt đối với đời sống lao động và tâm hồn, tình cảm của ngƣời nông dân đồng
11


bằng và trung du Bắc Bộ.” [85, tr.19]. Trải qua nhiều thế kỷ, hát Ví đã thâm
nhập vào mọi sinh hoạt của các cộng đồng cƣ dân vùng châu thổ Bắc Bộ:
“Hầu nhƣ ở bất cứ nơi nào, lúc nào cũng có thể gặp những trƣờng hợp hát ví.
Hát trong lúc nghỉ ngơi và cả trong lúc lao động sản xuất; hát lúc đi đƣờng và
cả trong lúc hội hè đình đám.” [90, tr.117]. Ngƣời dân ở khắp mọi nơi, từ
trung du đến đồng bằng, ven biển, đặc biệt là những thanh niên nam nữ,
dƣờng nhƣ ai cũng biết vài câu Ví. Họ sẵn sàng ứng khẩu, đối đáp với nhau.
Những cuộc hát Ví đầy hào hứng của nam nữ thanh niên trong ngày hội làng
hay trong những sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở vùng Sơn Vi, Phú Thọ, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hà Đông, Sơn Tây, Quốc Oai (thuộc Hà Tây cũ, nay thuộc
Hà Nội), Hƣng Yên, Tứ Kỳ, Hải Dƣơng vv... đã để lại những dấu ấn sâu đậm
trong ký ức của những ngƣời cao tuổi. Mặc dầu vậy, với những tài liệu hiện
có thì cho tới nay, chúng tơi chƣa tìm thấy tài liệu nào khẳng định chính xác
loại hình hát Ví đã ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử ca hát của ngƣời
Việt. Tuy nhiên, căn cứ vào thể thơ sử dụng phổ biến nhất trong lời ca của hát
Ví là thể lục bát, mà thể thơ này đƣợc các nhà nghiên cứu dự đốn là đã định
hình và phổ biến ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XV. Trong cơng trình Thi pháp
ca dao, GS.TS. Nguyễn Xn Kính đã có một số ghi nhận về những giai đoạn
của thể thơ lục bát vào thời điểm từ cuối thế kỷ XV trở về sau. Ông đã dẫn

một nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàn về thời điểm ra đời của
thể thơ lục bát nhƣ sau:“Thể lục bát, sớm nhất, cũng chỉ xuất hiện vào khoảng
cuối thế kỷ XV.”[39, tr.215]. Dựa vào cơ sở này, có thể giả thuyết rằng thời
điểm xuất hiện của loại hình hát Ví có liên quan đến thời điểm ra đời và định
hình của thể thơ lục bát. Bởi theo logich, thể thơ lục bát phải có trƣớc, từ đó
những chủ thể của hát Ví mới sử dụng nó để sáng tạo lời ca. Nhƣ vậy, ở vùng
châu thổ Bắc Bộ, những lối hát đối đáp nam nữ trong đời sống hàng ngày,
trong lao động sản xuất có thể đã xuất hiện từ trƣớc thế kỷ XV, nhƣng phải
12


vào khoảng từ cuối thế kỷ XV trở về sau, loại hình hát Ví bằng thơ lục bát
mới chính thức định hình, phát triển và trở nên phổ biến trong đời sống ngƣời
Việt.
Trong quá trình nghiên cứu hát Đúm, chúng tơi thấy loại hình dân ca
này có một số điểm gần gũi, tƣơng đồng với hát Ví. Từ đây, chúng tơi đặt một
giả thuyết: Phải chăng hát Đúm có nguồn gốc từ loại hình hát Ví phổ biến
trong đời sống của ngƣời Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ?. Dƣới đây, chúng tôi
xin nêu một số dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ này.
Trong những chuyến điền dã tại Thủy Ngun, Hải Phịng, chúng tơi
thấy hiện nay nhiều ngƣời dân địa phƣơng, trong những lúc ngồi hát với
nhau tại nhà, thỉnh thoảng họ vẫn gọi hát Đúm là “hát Ví”. Bên cạnh đó,
khảo sát những tƣ liệu nghiên cứu về hát Đúm, chúng tơi thấy, trong cơng
trình Hát Đúm Hải Phòng, khi bàn nguồn gốc của hát Đúm ở Thủy
Ngun, Hải Phịng TS. Đinh Tiếp cũng có nêu: “Những buổi hát ví von
đối đáp nhau nhƣ vậy dần dần đƣợc gọi là hát Ví. Hát Ví phát triển theo
hình thức ấy cho đến khi chùa Phục Lễ đƣợc xây dựng (cách đây 200 năm),
ngày hội và những cuộc hát ấy mới đƣợc gọi là hát Đúm. Nay vẫn còn một
số ít ngƣời gọi là hát Ví.”[89, tr.17]. Khi nghiên cứu về hát Đúm ở xã Phả
Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, PGS.TSKH. Phạm Lê Hòa và TS. Đỗ

Lan Phƣơng cũng có nêu:
Hát Đúm cịn đƣợc ngƣời dân tổng Phục gọi là “hát ví”. Điều đó
cũng phần nào nói lên cấp độ của hát Đúm trong sự sắp xếp các
cấp độ của các hình thức dân ca: hát Đúm có cùng cấp độ với hát
Ví, tức là ở cấp độ đầu - cấp độ mà giai điệu còn ở mức độ đơn
giản, gần gũi với hình thức hát thơ. Âm điệu trong nhiều trƣờng
hợp chỉ là sự chuyển tải nội dung lời thơ. [25, tr.50].

13


Nghiên cứu những văn bản lời ca hát Đúm ở Thủy Ngun Hải
Phịng, chúng tơi thấy có một số lời ca có nhắc tới hát Ví. Chẳng hạn,
ngƣời Thủy Ngun hát:
Ví dụ 1.
Chỉ một chiều mùa xn gió mát
Chỉ hội hè ví hát là vui...
Tiếng đồn nhà chàng có hai vườn cau
Vườn trước sẵn quả, vườn sau liên phòng
Sao chàng đi ví, đi hát tay khơng
Lấy gì biện lễ tơ hồng hơm nay?...
Nhiều lời ca của hát Ví ở các địa phƣơng thuộc châu thổ Bắc Bộ có nội
dung tƣơng đồng với nội dung lời ca của hát Đúm. Chẳng hạn, trong chặng
hát “thách cƣới”, “dẫn cƣới”, hát Ví ở Bắc Ninh hát:
Ví dụ 2.
Em là con gái nhà giàu
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao
Cưới em trăm tấm lụa đào
Một trăm hịn ngọc, hai mươi tám ơng sao trên trời.
Lời ca trên gần giống với nội dung “thách cƣới” trong hát Đúm ở Hải

Phòng, chỉ khác một số từ:
Ví dụ 3.
Em là con gái nhà giàu
Thầy mẹ thách cưới ra màu xinh sao
Xin chàng chín tấm lụa đào
Chín mươi hịn ngọc, chín mươi ơng sao trên trời.
Ngồi mối quan hệ gần gũi về nội dung lời ca, phƣơng thức diễn xƣớng
của hát Đúm ở các địa phƣơng cũng có nhiều điểm tƣơng đồng với hát Ví.
14


Chẳng hạn, phƣơng thức đối lời, đối ý (sử dụng lời ca tƣơng ứng đối với lời
ca, và nội dung tƣơng ứng đối với nội dung) trong hát Đúm cũng là phƣơng
thức chủ yếu trong hát Ví, hay phƣơng thức “vay mƣợn” những làn điệu dân
ca khác vào giai đoạn cuối của cuộc hát để ứng đối trong quá trình diễn xƣớng
của hát Ví cũng là phƣơng thức phổ biến trong hát Đúm.
Trong quá trình phát triển, loại hình hát Ví cịn thâm nhập vào hát Xoan
- dân ca nghi lễ phong tục. Xuất phát từ nhu cầu bổ sung, mở rộng hệ thống
tiết mục, bài bản trong phần hát hội của hát Xoan mà ngƣời dân trung du đã
đƣa lối hát Ví ngồi đời thƣờng vào diễn xƣớng hát Xoan và sáng tạo thành
những tiết mục múa hát đối đáp giao duyên nam nữ mang những diện mạo
mới. Đề cập đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xƣơng có nhận
định: “Xoan thu hút các hình thức ca múa trữ tình giao duyên nhƣ hát Xin huê
- đố chữ, Cài h vốn có cơ sở từ Ví giao duyên.”[108, tr.63]. Từ cơ sở này,
chúng tôi đi đến một nhận định rằng lối hát đối đáp của các cô đào phƣờng
Xoan với trai làng sở tại mang tên “hát Đúm” cũng đã đƣợc ngƣời dân trung
du cải biên, sáng tạo từ loại hình hát Ví. Những dấu hiệu để có thể nhận biết
đƣợc về mối quan hệ nguồn gốc của hát Đúm trong hát Xoan với hát Ví là
hình thức diễn xƣớng đối đáp một nam với một nữ, phƣơng thức đối lời và
kiểu giai điệu hát ngâm không có tiết nhịp với nhịp độ chậm rãi.

Từ những diễn giải nêu trên, chúng tôi đi đến một giả thuyết rằng, hát
Đúm có mối quan hệ gần gũi với loại hình hát Ví bằng thơ lục bát vốn rất phổ
biến trong đời sống của ngƣời Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ xuất hiện vào
khoảng cuối thế kỷ XV. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm gần gũi với hát Ví,
hát Đúm lại mang những nét khác biệt xuất phát từ điều kiện môi trƣờng tự
nhiên và nhu cầu thƣởng thức, sự sáng tạo riêng của ngƣời dân ở những địa
phƣơng khác nhau. Có thể nêu ra đây một vài ví dụ điển hình, chẳng hạn,
trong hát Đúm ở khu vực ven biển Đồ Sơn và Kiến Thụy, Hải Phòng còn bảo
15


lƣu nguyên dạng cấu trúc thang 3 âm có trục quãng 5 đúng và quãng 3 thứ mở
rộng phía trên giống nhƣ dạng cấu trúc thang 3 âm phổ biến trong hát Ví ở
đồng bằng Bắc Bộ nhƣng hát Đúm ở những địa phƣơng này đã có nét khác
biệt về hình thức diễn xƣớng, đó là hình thức thi hát đối đáp của nam nữ trên
thuyền trong ngày hội (còn gọi là hội Giao thuyền). Hay, trong làn điệu của
hát Đúm ở các địa phƣơng nhƣ Thủy Nguyên, Hải Phòng và Quảng Yên,
Quảng Ninh vẫn là là kiểu vận hành trên thang 3 âm có trục quãng 4 đúng
(4Đ) và qng 2 trƣởng (2T) do có âm mở rộng phía trên giống nhƣ hát Ví ở
trung du nhƣng lối tiến hành âm điệu, đặc biệt là lối kết hợp giữa thanh điệu
lời thơ với giai điệu của hát Đúm ở những địa phƣơng này đã có nét khác biệt
với hát Ví. Ngồi ra, trong hát Đúm ở trung du, bên cạnh những đặc điểm gần
gũi với hát Ví (nhƣ đã nêu ở trên) cịn có một số điểm khác biệt về lối tiến
hành âm điệu, thang âm, nội dung lời ca, phƣơng thức diễn xƣớng nhằm đáp
ứng yêu cầu riêng và để phù hợp với lề lối, trình tự diễn xƣớng chung của một
cuộc hát Xoan khi nó trở thành một thành tố trong phần hát hội của hát Xoan dân ca nghi lễ phong tục (vấn đề này sẽ đƣợc chúng tơi trình bày và phân tích
cụ thể ở chƣơng 2 của luận án). Trong quá trình phát triển, hát Đúm cịn
khẳng định nét khác biệt của nó với hát Ví biểu hiện qua sự gắn kết với những
yếu tố văn hóa phong tục địa phƣơng, góp phần làm phong phú thêm cho đời
sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt.

1.3. KHÔNG GIAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HÁT ĐÚM
1.3.1. Hát Đúm ở tiểu vùng đất Tổ trung du
Ở các địa phƣơng thuộc tiểu vùng đất Tổ trung du xƣa thƣờng có tục
hát Xoan thờ tại các đình làng vào mùa xuân. Hát Đúm là một tiết mục đƣợc
trình diễn vào giai đoạn cuối của cuộc hát Xoan. Theo thông lệ, sau các tiết
mục hát thờ, cuộc hát Xoan chuyển sang phần trình diễn các tiết mục ca hát
đối đáp giao duyên của các cô đào phƣờng Xoan và trai làng sở tại. Khi tiết
16


mục Gài hoa kết thúc, trai gái chuyển sang hát Đúm. Trong khoang đình rộng,
trai gái lần lƣợt từng đơi một hát đối đáp và ném quả Đúm cho nhau. Tiết mục
hát Đúm hấp dẫn đến nỗi xƣa kia, ngƣời dân trung du đã gọi những phƣờng
Xoan là “phƣờng Đúm”. Trò ném quả Đúm và hát đối đáp giao duyên của trai
gái đã trở thành tên gọi của một loại hình ca hát dân gian: “hát Đúm ném”.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, chúng tơi thấy hiện nay hát Đúm ở trung du
đã mai một và khơng cịn đƣợc duy trì nhƣ thời kỳ từ năm 1945 trở về trƣớc.
Gặp gỡ và trao đổi với các nghệ nhân hát Xoan ở phƣờng Xoan An Thái và
Kim Đức nhƣ Cụ Lê Thị Đá, ông Lê Xuân Ngũ, Cụ Phạm Thị Hải, chúng tôi
đƣợc biết, từ những năm cuối của thế kỷ XX (khoảng từ những năm 1990 1992 trở lại đây) tục lệ mời các phƣờng Xoan đến hát thờ tại đình làng vào dịp
đầu năm mới của ngƣời dân trung du đã mai một, từ đó những cuộc hát Đúm
của những cô đào Xoan với trai làng sở tại cũng khơng cịn đƣợc tổ chức, bởi
theo truyền thống xƣa, những ngƣời cùng phƣờng Xoan ở cùng làng thƣờng
không hát Đúm với nhau mà tiết mục này chỉ đƣợc trình diễn khi phƣờng
Xoan đi đến các làng khác, ở đó, các đào Xoan sẽ hát đối đáp giao duyên với
trai làng sở tại.
Xã Đức Bác, xƣa là làng Đức Bác, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc là
một vùng đất nằm kề bên bờ sông Lô. Xƣa, vào những năm đƣợc mùa, làng
thƣờng mở hội và mời phƣờng Xoan An Thái và Phù Đức bên Phú Thọ sang
ca hát. Sau các tiết mục hát thờ thuộc phần lễ thức là những tiết mục hát múa

đối đáp giao duyên hết sức sôi nổi và hấp dẫn đƣợc trình diễn bởi các cơ đào
phƣờng Xoan và trai làng sở tại mà trong đó hát Đúm và Mó cá (cịn gọi là
Giã cá, Mị cá) là hai tiết mục đƣợc ngƣời dân trong làng thích thú và mong
đợi nhất. Hát Đúm ở làng Đức Bác xƣa thƣờng đƣợc tổ chức vào tối ngày
mùng 2 tháng 2 âm lịch tại đền Thƣợng. Trong không gian văn hoá thiêng của
hội làng, trai gái say mê ném Đúm, nhận Đúm và đối đáp giao duyên với nhau
17


đến tận khuya, dân làng rất thích thú và hƣởng ứng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu
trên thực tế, chúng tơi thấy hiện nay hội làng ở Đức Bác đã không cịn đƣợc
duy trì, các phƣờng Xoan bên Phú Thọ cũng khơng đƣợc mời sang Đức Bác
hát thờ nữa, do đó, những cuộc hát Đúm của nam nữ thanh niên không còn
đƣợc tổ chức. Trong Dự án phục hồi và bảo tồn các hình thức sinh hoạt nghệ
thuật trong lễ hội Khai xuân cầu đinh huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc do
Viện Âm nhạc thực hiện, các tác giả có nêu:
Lần cuối cùng lễ hội đƣợc tổ chức vào khoảng đầu những năm 40
của thế kỷ XX. Năm 1947, đền Thƣợng - nơi diễn ra các hình thức
sinh hoạt nghệ thuật của lễ hội bị giặc Pháp đốt. Không gian sinh
hoạt văn hố thiêng khơng cịn, bên cạnh đó đất nƣớc ta lại rơi vào
thời kỳ chiến tranh... tất cả những yếu tố đó khiến cho mơi trƣờng
sinh hoạt lễ hội khơng cịn nữa.[7, tr.10].
Thực tế trên cho thấy, hát Đúm ở các địa phƣơng thuộc tiểu vùng đất
Tổ trung du hiện nay đã mai một.
1.3.2. Hát Đúm ở tiểu vùng Kinh Bắc
Kinh Bắc là một địa danh nổi tiếng thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ, dân
gian gọi là xứ Bắc. Đây là một tiểu vùng địa - văn hoá nằm trong vùng văn
hoá đồng bằng Bắc Bộ, một mảnh đất sản sinh và ni dƣỡng nhiều loại hình
nghệ thuật dân gian đặc sắc của ngƣời Việt. Trong xã hội cổ truyền, ở các tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang rất phổ biến lối hát đối đáp bằng thơ lục bát của nam nữ

thanh niên đƣợc gọi là “hát Đúm”. Hát Đúm ở đây thƣờng đƣợc hát ở nhiều
không gian khác nhau nhƣ trên sân đình, sân chùa, trong nhà, ở những nơi
sinh hoạt văn hoá cộng đồng vào dịp đầu mùa xuân hay vào những đêm trăng
mùa thu tháng tám. Hiện nay, trên vùng đất Kinh Bắc, hát Đúm đã khơng cịn
tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng. Khảo sát thực tế về hát Đúm ở Kinh
Bắc, chúng tôi thấy, xƣa kia ở nhiều làng thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang đã từng
có hát Đúm nhƣng trải qua năm tháng, cho đến nay, loại hình dân ca này đã
18


mai một và mất hẳn. Khi nghiên cứu về hát Ví ở Bắc Ninh, tác giả Trần Thị
Thu Hà cũng xác nhận: “Hát Đúm ở Bắc Ninh xƣa có đến mấy chục làng hát
nhƣng cho đến đầu thế kỷ XX thì khơng cịn thấy xuất hiện hình thức ca hát
này nữa.”[20, tr.21].
1.3.3. Hát Đúm ở tiểu vùng Thăng Long, Hà Nội
Từ thời điểm năm 1945 trở về trƣớc, ở tiểu vùng văn hóa kinh đơ
Thăng Long, Hà Nội cũng có hát Đúm. Trong cuốn Địa chí văn hố dân gian
Thăng Long Hà Nội, các tác giả cho biết: “Hát Đúm nơi Kinh kỳ là một hình
thức hát ở nơi đơng ngƣời, ngay trên đồng ruộng trong lúc giải lao, có lúc trên
sân đình trong đám hội, có đơng đảo quần chúng tham dự, chứa đựng tính trữ
tình giao dun kèm theo các thể đối đáp.”[34, tr. 290].
Trong cuốn Trò diễn dân gian vùng Hà Nội, khi giới thiệu và mô tả về
các trò diễn dân gian ở vùng kinh thành Thăng Long Hà Nội xƣa, tác giả
Giang Quân cũng có giới thiệu về loại hình hát Đúm trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. Theo tác giả cơng trình, hát Đúm là “loại hình hát đối đáp ở chốn
hội hè đơng ngƣời, khơng có nhạc đệm, tính chất phóng khống, thống đạt.
Có thể dùng các làn điệu sa mạc, bồng mạc, cị lả, hát ví... có đoạn lĩnh
xƣớng, có đoạn đồng ca phụ họa. Trƣớc đây, trong cuộc hát kèm theo tục
quăng đúm.”[64, tr.111]. Tuy nhiên, khảo sát trên thực tế, chúng tôi thấy ở
tiểu vùng Thăng Long, Hà Nội, hát Đúm đã khơng cịn tồn tại trong đời sống

văn hóa cộng đồng.
1.3.4. Hát Đúm ở tiểu vùng Hải Đông
Tiểu vùng địa - văn hóa Hải Đơng, xƣa dân gian gọi là xứ Đông hay
trấn Hải Đông. Đây là một trong tứ trấn ở phía Đơng nhìn từ Kinh thành
Thăng Long Hà Nội. Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh:
Tiểu vùng địa - văn hóa Hải Đơng gần nhƣ nằm trọn trong lƣu vực
sơng Thái Bình, cửa ngõ phía Đơng đồng bằng Bắc Bộ, trên địa

19


phận tỉnh Hải Dƣơng và thành phố Hải Phòng. Vào thời Hùng
Vƣơng, vùng đất này thuộc bộ Dƣơng Tuyền hay Hải Tuyền, thời
Lý - Trần thuộc Hồng Lộ. Thời Lê là Nam Sách Thừa Tuyên, sau
đổi thành Hải Dƣơng Thừa Tuyên. Thời Hồng Đức là xứ Hải
Dƣơng. Thời Nguyễn là Hải Đông trấn. Mãi tới năm Minh Mạng
thứ XII mới đổi thành tỉnh Hải Dƣơng là trấn thứ nhất trong bốn
kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Đơng.[73, tr. 119 - 120].
Văn hóa dân gian ở tiểu vùng địa - văn hóa Hải Đơng khá phong phú,
đa dạng và mang những sắc thái riêng mà trong đó, hát Đúm là một trong
những loại hình dân ca chứa đựng nét văn hóa của những ngƣời dân làm
nơng nghiệp và ngƣ nghiệp.
Từ năm 1945 trở về trƣớc, ở các địa phƣơng thuộc tỉnh Hải Dƣơng
phổ biến loại hình ca hát đối đáp của nam nữ thanh niên đƣợc gọi là “hát
Đúm”, có nơi gọi là “hát Đối”, “hát Ghẹo”... Hát Đúm ở đây thƣờng đƣợc
hát trên đồng ruộng, trên sông nƣớc. Những cuộc hát Đúm trong đời sống
hàng ngày thƣờng không theo một lề lối, qui định cụ thể nào. Trai gái tham
gia ca hát với mục đích chủ yếu là để trêu ghẹo, đùa nghịch với nhau, thậm
chí “chửi khéo” nhau bằng những câu hát. Rồi trong những lễ hội mùa xuân,
mùa thu, họ lại quây quần ca hát để góp vui cho hội làng và thơng qua những

cuộc đối đáp đầy hào hứng, trai gái có cơ hội tìm hiểu nhau và trao gửi tình
cảm cho nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy, hát Đúm ở
Hải Dƣơng đã khơng cịn tồn tại trong đời sống văn hóa của ngƣời dân nơi
đây, mặc dù hiện nay ngƣời ta còn lƣu lại đƣợc một số bài hát Đúm mang
tên “Đúm xếp” và “Đúm đôi”. Đây là những bài hát có tên gọi xuất phát từ
phần nội dung lời ca. Chẳng hạn nhƣ bài “Đúm xếp”. Theo PGS. Tú Ngọc:
“Sở dĩ gọi là “Đúm xếp” vì trong lời ca của nó có một câu hát đƣợc dùng
đến hai lần, giống nhƣ một nét chủ đạo của bài hát có từ “xếp”[54, tr. 133].
20


Cịn bài “Đúm đơi”, theo chúng tơi, nó mang nghĩa là bài hát đối đáp dành
cho đôi nam nữ và trong nội dung lời ca của nó phản ánh tình yêu lứa đôi.
Huyện Yên Hƣng (nay là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) là một
địa phƣơng ven biển có tục hát Đúm của những ngƣời dân làm nghề nông và
đánh cá ven sông, biển. Trong xã hội cổ truyền, những ngƣời dân ở đây
thƣờng hát Đúm trong lao động sản xuất, trong các lễ hội vào dịp mùa xuân
nhƣ lễ hội đền Thập cửu Tiên công ở xã Cẩm La vào ngày 7 tháng giêng âm
lịch, tƣởng nhớ 19 vị Tiên cơng đã có cơng tạo dựng nên vùng đất Quảng Yên
vào thế kỷ XV. Hát Đúm còn đƣợc hát trong lễ hội thờ Trần Hƣng Đạo vào
ngày 8 tháng 3 âm lịch tại đền Bạch Đằng ở xã Yên Giang, thị xã Quảng Yên.
Theo các nghệ nhân hát Đúm nhƣ cụ Ngô Đăng Nhuận, cụ Phạm Thị Thành
và một số ngƣời cao tuổi ở Quảng Yên, xƣa kia, vào giai đoạn trƣớc năm
1945, trong lễ hội truyền thống ở đây, ngồi những trị diễn khác thì hát Đúm
bao giờ cũng là một loại hình ca hát dân gian hấp dẫn và thu hút đƣợc nhiều
ngƣời tham gia, tham dự nhất. Ngày nay, hát Đúm vẫn đƣợc bảo lƣu và duy trì
trong đời sống văn hố cộng đồng, chủ yếu nó đƣợc hát trong khơng gian
đình, chùa, miếu, cịn hình thức hát trong lao động sản xuất đã khơng cịn.
Ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh Thái Bình, chủ yếu là khu vực giáp
biển nhƣ Thị trấn Diêm Điền và huyện Thái Thuỵ, xƣa cũng có hát Đúm. Hát

Đúm ở đây đƣợc những ngƣời nông dân và ngƣ dân ca hát trên đồng ruộng,
trong khi quăng chài, thả lƣới và trong những hội làng vào dịp mùa xuân, mùa
thu. Khảo sát thực tế về hát Đúm tại xã Ô Trình, huyện Thái Thuỵ, Thái Bình,
chúng tơi đƣợc ngƣời dân cho biết, hát Đúm ở đây là đƣợc du nhập về từ các
địa phƣơng khác nhƣ Bắc Ninh, Hải Phòng do xƣa trƣớc đây, ngƣời dân địa
phƣơng thƣờng đi làm thuê, làm mƣớn, buôn bán, giao thƣơng với cƣ dân ở
các tỉnh khác và học đƣợc làn điệu hát Đúm mang về quê mình để hát. Cụ
Nguyễn Thị Mụn (80 tuổi) kể rằng: “Xƣa, chúng tôi đi làm thuê ở Bắc Ninh,
21


×