Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Hoạt động truyền giáo của đạo tin lành ở việt nam và trung quốc từ khởi đầu đến đổi mới cải cách mở cửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

VŨ THỊ THU HÀ

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO
CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
(Từ khởi đầu đến đổi mới – cải cách mở cửa)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

VŨ THỊ THU HÀ

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO
CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
(Từ khởi đầu đến đổi mới – cải cách mở cửa)
Chuyên ngành: Tơn giáo học
Mã số: 62.22.90.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TƠN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng

HÀ NỘI - 2014

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trên bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Vũ Thị Thu Hà

3


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử truyền giáo của
đạo Tin Lành ở Việt Nam
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử truyền giáo của
đạo Tin Lành ở Trung Quốc
1.3. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
1.4. Khái quát quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin Lành
1.5. Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành ở Việt Nam và Trung
Quốc từ khi du nhập đến thời kì đổi mới – cải cách mở cửa
Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO VÀ QUAN HỆ CỦA ĐẠO TIN
LÀNH VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ KHI DU
NHẬP ĐẾN KHI ĐẤT NƢỚC BƢỚC VÀO THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1911 - 1986)

2.1. Lực lượng truyền giáo
2.2. Phương pháp truyền giáo
2.3. Đối tượng truyền giáo
2.4. Cộng đồng đạo Tin Lành và xã hội Việt Nam
2.5. Thái độ ứng xử của các chính quyền ở Việt Nam đối với đạo Tin Lành
Tiểu kết chương 2

Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO VÀ QUAN HỆ CỦA ĐẠO TIN LÀNH
VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC TỪ KHI DU NHẬP
ĐẾN KHI ĐẤT NƢỚC BƢỚC VÀO THỜI KÌ CẢI CÁCH MỞ CỬA (1807 - 1979)

3.1. Lực lượng truyền giáo
3.2. Phương pháp truyền giáo
3.3. Đối tượng truyền giáo
3.4. Cộng đồng đạo Tin Lành và xã hội Trung Quốc
3.5. Thái độ ứng xử của các chính quyền ở Trung Quốc đối với đạo Tin Lành
Tiểu kết chương 3

Chƣơng 4: NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH
TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

4.1. Về bối cảnh chính trị, xã hội và tôn giáo ở hai nước
4.2. Về lực lượng truyền giáo, phương pháp truyền giáo và đối tượng
truyền giáo của đạo Tin Lành ở hai nước
4.3. Về quan hệ giữa đạo Tin Lành với chính trị, xã hội ở hai nước
4.4. Mức độ đóng góp của đạo Tin Lành trong đời sống văn hoá, xã hội ở hai nước

4

II
III
IV
1
9
9
15
18
19
25
33
33
44
57
59
64
67
69
69

79
88
90
103
109
111
111
113
118
130


Tiểu kết chương 4
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

5

146
148
152
163


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT


VIẾT TẮT

NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

1

Nxb

Nhà xuất bản

2

Tp. Hà Nội

Thành phố Hà Nội

3

Tp. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

4

CTQG

Chính trị quốc gia

5


KHXH

Khoa học xã hội

6

HN

Hà Nội

7

C&MA

Hội Truyền giáo Phúc âm liên hiệp

8

Tr.

Trang

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Đối với lịch sử phát triển của một tôn giáo, hoạt động truyền giáo là cơ sở
quyết định việc tơn giáo đó có tạo được chỗ đứng vững chắc tại một miền đất
mới hay không. Truyền giáo là phương pháp bảo vệ sự sinh tồn vững mạnh của

một tôn giáo. Đặc biệt đối với đạo Tin Lành, hoạt động truyền giáo luôn được
đặt lên hàng đầu vì đó là nhiệm vụ, trách nhiệm và sứ mệnh vinh quang (theo lời
Chúa) của từng cá nhân tín đồ. Sứ mệnh truyền giáo được đề cao bởi mệnh lệnh
của Chúa Giêsu ghi trong Kinh Thánh: “Nhưng khi Thánh-Linh giáng trên các
ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền năng, rồi làm chứng nhân cho ta tại Giêru-sa-lem, cả Giu-đê, Sa-ma-ri, và cho đến cùng trái đất” (Công vụ các sứ đồ
1:8); “Hãy đi khắp thế gian, giảng tin lành cho mọi người” (Mac 16:15); và “Hãy
đi khiến muôn dân trở nên môn-đồ ta, làm báp-têm cho họ nhơn danh Cha, Con,
và Thánh-Linh” (Ma-thi-ơ 28: 19-20)[57]. Do vậy, tìm hiểu về hoạt động truyền
giáo của đạo Tin Lành là tìm hiểu về tồn bộ những hoạt động chủ yếu của tôn
giáo này. Trong bối cảnh đạo Tin Lành đang phát triển đột biến tại Việt Nam
hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về truyền giáo của đạo Tin Lành mang ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Đạo Tin Lành là một tôn giáo lớn trên thế giới, đứng hàng thứ 3 về số
lượng tín đồ và phạm vi hoạt động chỉ sau Islam giáo và Công giáo. Đạo Tin
Lành có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị - xã hội, trong tâm lí, lối sống,
phong tục tập quán của nhiều nước. Đặc biệt đạo Tin Lành là tôn giáo hoạt động
khá năng động, nghi lễ, lối sống đạo nhẹ nhàng đơn giản, đề cao vai trị cá nhân,
tinh thần dân chủ nên nó khơng chỉ phù hợp với tâm lí, lối sống của xã hội cơng
nghiệp mà cịn thích ứng với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Vì vậy, mặc dù ra
đời muộn hơn so với các tôn giáo lớn khác nhưng đạo Tin Lành đã phát triển rất
nhanh chóng trên phạm vi tồn thế giới, đặc biệt ở những nước cơng nghiệp phát
triển.
Ở Việt Nam đạo Tin Lành bắt đầu du nhập và phát triển từ đầu thế kỉ XX.
Thời kì đầu do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là do bị
chính quyền thực dân Pháp ngăn cấm nên đạo Tin Lành phát triển chậm. Chỉ đến
7


thời kì đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam (1954 – 1975), đạo Tin Lành mới có
mơi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ở các khu vực tại miền Nam. Sau

ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, Việt Nam thống nhất, do nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan, đạo Tin Lành ở miền Nam bị hạn chế. Thời gian
gần đây, đạo Tin Lành đã phát triển trở lại với tốc độ nhanh đột biến, đặc biệt
trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay có những địa phương số
người theo đạo Tin Lành tăng gấp vài ba lần, thậm chí có nơi tăng gấp cả chục
lần so với năm 1975. Việc đạo Tin Lành phát triển nhanh đột biến trong thời
gian qua đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết, thu hút sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu, các cấp, các ngành có liên quan.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam và là nước có ảnh hưởng
sâu sắc đến văn hoá, xã hội nước ta, có cùng thể chế chính trị là chế độ xã hội
chủ nghĩa. Hơn nữa Trung Quốc là một trong những con đường đạo Tin Lành đi
qua khi truyền giáo vào Việt Nam.
So với Việt Nam, đạo Tin Lành được du nhập vào Trung Quốc sớm hơn
khoảng một trăm năm. Mốc thời gian đánh dấu đạo Tin Lành du nhập vào Trung
Quốc là năm 1807. Giai đoạn đầu do triều đình nhà Thanh thực thi chính sách
đóng cửa tự thủ, cấm người nước ngoài truyền giáo cùng với sự khác biệt về lối
sống văn hóa nên đạo Tin Lành phát triển rất chậm. Sau hai cuộc chiến tranh nha
phiến năm 1840 và 1860 các hệ phái Tin Lành Phương Tây đã phái hàng ngàn
giáo sĩ đến Trung Quốc truyền giáo, xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục, từ thiện
xã hội. Tuy nhiên, kết quả phát triển đạo cũng chưa được như mong muốn của
các giáo sĩ. Sau khi nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949,
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện việc dẫn dắt các tôn giáo đi theo chủ nghĩa
xã hội, đạo Tin Lành đã dần đi vào ổn định và phát triển nhanh chóng. Điều đáng
chú ý là vào thời kì này đạo Tin Lành ở Trung Quốc phát triển theo mơ hình
riêng, đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc, đó là sự hình thành Phong trào Tin Lành
Yêu nước Tam tự (tự trị, tự dưỡng, tự truyền). Nhưng điều này hiện nay đang đặt
Chính phủ Trung Quốc đứng trước thách thức khơng nhỏ, vì trên thực tế ngồi
bộ phận tín đồ đạo Tin Lành nằm trong Phong trào Tam Tự vẫn còn một bộ phận
Hội Thánh tư gia khơng đăng kí với chính quyền đang phát triển một cách rất
phức tạp và khơng kiểm sốt nổi.

8


Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu, so sánh đạo Tin Lành ở
nước ta với đạo Tin Lành ở nước láng giềng Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn
từ buổi đầu truyền giáo đến khi hai nước bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới cải cách mở cửa, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong truyền giáo
của đạo Tin Lành ở hai nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc ứng
xử với tôn giáo này là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Đây là
giai đoạn hai nước có những bối cảnh biến động chính trị khá giống nhau, cùng
từ chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa, trải qua cuộc đấu tranh giành độc lập và
xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề này vẫn còn
bỏ trống, chưa được quan tâm nghiên cứu. Từ lí do trên, tôi chọn đề tài: Hoạt
động truyền giáo của đạo Tin Lành ở Việt Nam và Trung Quốc ( từ khởi đầu
đến đổi mới – cải cách mở cửa) làm đề tài luận án tiến sĩ Tôn giáo học.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành ở Việt
Nam và Trung Quốc chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình
truyền giáo của đạo Tin Lành ở hai quốc gia này giai đoạn từ buổi đầu đến khi
hai nước bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới - cải cách mở cửa. Từ đó thấy
được hệ luận của việc truyền giáo đối với sự phát triển của đạo Tin Lành và mức
độ ảnh hưởng qua lại giữa đạo Tin Lành với xã hội bản địa nơi nó đến truyền
giáo.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra nhiệm vụ:
- Tìm hiểu bối cảnh chính trị, văn hố, xã hội, tơn giáo ở mỗi nước khi đạo
Tin Lành bắt đầu du nhập.
- Trình bày quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành ở Việt Nam cũng như
ở Trung Quốc giai đoạn từ khi du nhập đến khi hai nước bắt đầu thực hiện chính
sách đổi mới - cải cách mở cửa.

- Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong truyền giáo của đạo
Tin Lành ở hai nước.
- Chỉ ra được những hệ luận của truyền giáo đối với sự phát triển của đạo
Tin Lành.
9


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động truyền giáo của đạo Tin
Lành tại hai nước Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm những vấn đề như: chủ thể
truyền giáo, đối tượng truyền giáo, phương pháp truyền giáo và mức độ ảnh
hưởng qua lại giữa đạo Tin Lành và chính trị, xã hội của hai nước.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào giai đoạn từ khi đạo Tin
Lành du nhập đến khi hai nước bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới - cải cách
mở cửa.
4. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4. 1. Cơ sở lí thuyết
Tơn giáo là một hiện tượng văn hóa - xã hội phức tạp, có thể nói nó là một
thể văn hóa thống nhất nhiều tầng diện. Tơn giáo vừa có tính cộng đồng vừa có
tính riêng tư cá nhân, vừa có tính dân tộc vừa có tính thế giới, vừa có cở sở xã
hội vừa có cơ sở tâm lí, vừa có tính duy lí vừa có tính duy tình, vừa có niềm tin
theo đuổi cái thiêng liêng cao cả lại vừa có sự suy tư đi tìm cái thực tại trong
cuộc sống nhân gian hiện thực. Tơn giáo có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển
và hưng suy của văn hóa tinh thần nhân loại. Xét từ góc độ bảo tồn văn hóa dân
tộc và hoằng dương giá trị văn hóa dân tộc, tơn giáo chính là yếu tố chuyển tải
linh hồn của dân tộc và là chất môi giới của giao lưu văn hóa.
Ngành tơn giáo học hiện nay sử dụng nhiều lí thuyết trong q trình
nghiên cứu tơn giáo. Trong luận án này tác giả chủ yếu sử dụng những lí thuyết
sau:
- Lí thuyết sử học tơn giáo: Sử học tôn giáo là xuất phát từ lịch sử phát

triển mà tôn giáo đã trải qua để nhận thức về bản thân tơn giáo. Nhiệm vụ của nó
là nghiên cứu sự thực lịch sử của các loại tôn giáo, vạch ra con đường phát triển
lịch sử của nó. Sử học tơn giáo là cơ sở cho các chuyên ngành khác của tơn giáo
học, có mối liên hệ mật thiết với sử học, khảo cổ học. Nó nghiên cứu tơn giáo
thơng qua mô tả lịch sử, khảo sát ngôn ngữ, thực tiễn khảo cổ. Tác giả sử dụng lí
thuyết này để chiếu rọi những sự kiện lịch sử đã diễn ra trên khía cạnh nó tác
động như thế nào đến vấn đề truyền giáo.
- Lí thuyết xã hội học tơn giáo: xã hội học tơn giáo hình thành vào đầu
thế kỉ XX. Học giả người Pháp Emile Durkheim (1858 - 1917) khi nghiên cứu
10


vấn đề tôn giáo xã hội nguyên thủy và học giả người Đức Max Weber (1864 –
1920) khi nghiên cứu vấn đề tơn giáo xã hội cơng nghiệp đã có những cống hiến
độc đáo, từ đó sáng lập nên hệ thống xã hội học tôn giáo. Xã hội học tôn giáo lí
giải tơn giáo là sự tồn tại khách quan của xã hội. Bộ môn này quan tâm đến tôn
giáo vì tơn giáo là một hiện tượng xã hội. Tơn giáo vừa chịu sự chế ước của sự
phát triển xã hội, vừa có liên quan nhất định với đồn thể xã hội. Xã hội học tôn
giáo nghiên cứu tác dụng và quan hệ tương hỗ của tôn giáo với xã hội, tìm hiểu ý
nghĩa tơn giáo của đồn thể xã hội con người, nhu cầu và bài xích của xã hội đối
với tôn giáo và sự phân bố tôn giáo trong các giai tầng xã hội, ý nghĩa của tôn
giáo truyền bá trong xã hội. Lí thuyết về xã hội học tơn giáo cho rằng tơn giáo
chính là nhân tố kết cấu của xã hội lồi người có nội dung hết sức hiện thực. Tôn
giáo là một loại hiện tượng xã hội, thần thánh chính là biểu trưng của thể thống
nhất xã hội. Biểu trưng tơn giáo chính là biểu hiện của sự đoàn kết hợp nhất
trong xã hội, cũng giống như biểu trưng của dân tộc, chính trị trong xã hội hiện
đại có ý nghĩa to lớn đối với sự sinh tồn của xã hội. Xã hội học tôn giáo khi lí
giải “tơn giáo” thường sử dụng khái niệm chức năng, tức là “thuyết chức năng”,
nhấn mạnh chức năng, tác dụng của tơn giáo trong đồn thể xã hội. Sử dụng lí
thuyết này tác giả chủ yếu quan tâm đến chức năng xã hội của đạo Tin Lành.

- Lí thuyết địa - tôn giáo: địa - tôn giáo ra đời ở nước Đức với các học giả
đại diện như Immanuel Kant (1724-1804), Alexander Von Humboldt (17691859) và Carl Ritter (1779-1859). Đây là bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan
hệ tương hỗ giữa tôn giáo với không gian địa lí, nó nằm giữa tơn giáo học và địa
lí học nhân văn, chun nghiên cứu những vấn đề có tính hỗ trợ lẫn nhau giữa
tôn giáo và khu vực địa lí. Địa - tơn giáo là sự kết hợp nghiên cứu tơn giáo với
nghiên cứu vị trí địa lí và mối quan hệ qua lại của các khu vực khác nhau trên
trái đất. Những vấn đề bộ môn địa - tôn giáo nghiên cứu bao gồm: sự phân bố và
biến hóa của tơn giáo trong các thời kì lịch sử khác nhau trên các khu vực địa lí
thế giới; ý nghĩa tôn giáo chứa đựng trong cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân
văn; sự phản ảnh và khúc xạ diện mạo địa lí đặc thù trong tơn giáo; hướng khu
vực địa lí mà tơn giáo truyền bá; tình trạng di chuyển của các quần thể tôn giáo;
đặc điểm địa lí của các tơn giáo và thánh địa của các tôn giáo trên khắp thế giới.

11


Tơi sử dụng lí thuyết này để thấy được tính chất vùng miền ảnh hưởng như thế
nào đến sự phát triển của đạo Tin Lành tại Việt Nam và Trung Quốc.
- Lí thuyết văn hóa học tơn giáo: đại diện khai phá lí thuyết này là các
nhà khoa học như Max Weber, Malinowski, Christopher Dawson, Arnold Joseph
Toynbee và Ernst Cassier.
Lí thuyết này đứng chân trên văn hóa thế tục để giải thích, trình bày những
đặc tính, địa vị cơng năng, bản chất và ý nghĩa nhân văn của tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa.
Tác giả áp dụng những lí thuyết này để tìm hiểu mối liên hệ giữa đạo Tin
Lành với văn hóa, xã hội, chính trị ở Việt Nam và Trung Quốc, từ đó tìm ra đặc
điểm truyền giáo của đạo Tin Lành ở hai nước này.
- Lí thuyết tơn giáo học so sánh: Nhà khoa học Friedrich Max Muller
(1823 – 1900) được coi là người đầu tiên sáng lập ra lí thuyết này với câu nói nổi
tiếng: “Người chỉ hiểu một tơn giáo, kì thực khơng hiểu một tơn giáo nào cả”.

Tôn giáo học so sánh lấy lịch sử tôn giáo làm cở sở, sử dụng một cách
khơng có phê phán thành quả nghiên cứu của sử học tôn giáo, nhưng không phát
triển theo “chiều dọc” của nghiên cứu lịch sử tôn giáo, mà chỉ nhấn mạnh sự so
sánh theo “chiều ngang” giữa các tơn giáo.
Tác giả áp dụng lí thuyết này để triển khai nghiên cứu về đạo Tin Lành ở
hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tìm ra nét đặc thù, hiểu được sự tương đồng
và khác biệt trong quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành ở hai nước trên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của ngành tôn giáo
học, đó là phương pháp nghiên cứu lịch sử tơn giáo. Từ góc độ phát triển lịch sử
mà tơn giáo đã từng trải qua để nghiên cứu tôn giáo. Kết hợp với việc sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích văn bản lưu trữ và
phương pháp thống kê so sánh. Những phương pháp này cho tác giả nắm bắt
được thời gian du nhập, nhìn rõ được lịch sử truyền giáo và sự phát triển của đạo
Tin Lành tại Việt Nam và Trung Quốc; Phương pháp nghiên cứu khu vực được
sử dụng nhằm nhấn mạnh tính địa phương, tính đặc thù của khu vực nghiên cứu;
Phương pháp nghiên cứu so sánh giữa các tôn giáo. Phương pháp này chú ý sự
đa dạng về hình thức, chủng loại và sự khác nhau về không gian khu vực địa lí
12


của tơn giáo. Nó xuất phát từ so sánh các tơn giáo khác nhau để tìm bản chất và
ý nghĩa chung của tơn giáo, quy nạp các hình thức và đặc trưng điển hình của tơn
giáo. Phương pháp này được tác giả áp dụng để tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt trong đặc điểm truyền giáo của đạo Tin Lành ở hai nước Việt Nam và Trung
Quốc.
Dựa trên các cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu trên, tác giả sẽ
tiến hành so sánh hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành hai nước và hệ luận
của nó thơng qua ba chiều kích gồm: mơi trường chính trị, phương diện xã hội và
một phần chiều kích về văn hóa.

5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án
- Đây là cơng trình khoa học đầu tiên phục dựng lại bức tranh tồn cảnh về
q trình truyền giáo và phát triển đạo của đạo Tin Lành ở Việt Nam và Trung
Quốc giai đoạn từ khi du nhập đến khi hai nước bắt đầu thực hiện chính sách đổi
mới - cải cách mở cửa.
- Trên cơ sở làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong hoạt động truyền
giáo của đạo Tin Lành ở hai nước, luận án rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho
các nhà quản lí tơn giáo có cái nhìn lịch sử cụ thể để thực hiện một cách có hiệu
quả cơng tác quản lí nhà nước đối với đạo Tin Lành ở Việt Nam trong điều kiện
đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt
động thực tiễn trong quá trình hoạch định chính sách tơn giáo và quản lí nhà
nước về tơn giáo nói chung và đối với đạo Tin Lành nói riêng.
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
và giảng dạy về đạo Tin Lành tại các viện nghiên cứu, các học viện và các
trường đại học có bộ mơn tơn giáo học.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, danh mục các cơng trình của tác giả có liên quan đến luận án đã cơng
bố, luận án gồm 4 chương với 19 tiết:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

13


Chương 2: Hoạt động truyền giáo và quan hệ của đạo Tin Lành với đời
sống chính trị - xã hội ở Việt Nam từ khi du nhập đến khi đất nước bước vào thời
kì đổi mới (1911 - 1986)
Chương 3: Hoạt động truyền giáo và quan hệ của đạo Tin Lành với đời

sống chính trị - xã hội ở Trung Quốc từ khi du nhập đến khi đất nước bước vào
thời kì cải cách mở cửa (1807 -1979)
Chương 4: Những điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình truyền
giáo của đạo Tin Lành ở Việt Nam và Trung Quốc

14


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử truyền giáo
của đạo Tin Lành ở Việt Nam
Đạo Tin Lành là một tôn giáo lớn trên thế giới và có ảnh hưởng khơng nhỏ
tới đời sống văn hóa, xã hội của con người. Nghiên cứu về lịch sử truyền giáo
nói riêng và đạo Tin Lành nói chung đã được một số tác giả trong và ngồi nước
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, so với các tôn
giáo khác như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Công giáo, đạo Tin Lành du
nhập muộn hơn rất nhiều, cho đến nay mới có lịch sử hơn 100 năm. Những cơng
trình nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống về lịch sử truyền giáo của
đạo Tin Lành hiện nay cịn rất khiêm tốn.
Về phía giới chức Tin Lành có các tác giả tiêu biểu như: Lê Hồng phu,
Đỗ Hữu Nghiêm, Jean Baubérot. Ngồi ra, cịn có một số tác phẩm là hồi kí của
các mục sư, giáo sĩ truyền giáo đạo Tin Lành tại Việt Nam như mục sư Lê Văn
Thái, Đoàn Văn Miêng, I. R. stebbins, Phạm Văn Năm, v.v…
Những tác phẩm liên quan đến lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành nói
chung gồm có:
Tác phẩm “Lịch sử truyền giáo” của tác giả Lê Hoàng Phu (bản in romeo
khơng có năm xuất bản, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Tơn giáo) đã trình bày một
cách khá đầy đủ những sự kiện quan trọng trong công cuộc truyền giáo của đạo
Tin Lành suốt hai mươi thế kỷ kể từ khi chưa tách ra khỏi Công giáo và trình bày

một cách khái quát sự tăng trưởng của các Hội Thánh Tin Lành khắp thế giới.
Tác phẩm “Lịch sử đạo Tin Lành” của tác giả Jean Baubérot (Trần Sa
dịch, Nxb Thế giới, 2006) trình bày một cách khái quát quá trình ra đời và phát
triển của đạo Tin Lành. Theo ơng, đạo Tin Lành được hình thành từ các cuộc cải
cách tôn giáo ở Châu Âu thế kỉ XVI với 3 đặc trưng cơ bản: “chỉ có Chúa Trời”,
“chỉ có Kinh Thánh”, “Chỉ có ân điển”. Những điều khẳng định mang tính thần
học nền tảng này của cuộc cải cách tôn giáo là những nhân tố thuyết giáo căn
bản luôn luôn thường trực trong suốt lịch sử của đạo Tin Lành. Tác giả cũng

15


trình bày rõ tính đa dạng của đạo Tin Lành, những phong trào nhằm truyền bá và
phát triển đạo Tin Lành ra khắp thế giới.
Trong luận án tiến sĩ “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (19111965)” (Trung tâm nghiên cứu Phúc Âm Sài Gòn, 1968 và được Nhà xuất bản
Tôn giáo cấp giấy phép xuất bản năm 2010) mục sư Lê Hoàng Phu đã khái quát
lịch sử du nhập và phát triển của đạo Tin Lành Việt Nam đến năm 1965. Trong
tác phẩm này tác giả đề cập đầy đủ và khá chi tiết về các sự kiện, giai đoạn lịch
sử của đạo Tin Lành ở Việt Nam, bao gồm từ sự khởi đầu của Hội Thánh qua cố
gắng của Hội Truyền giáo Phúc âm liên hiệp với sự thiết lập các hội thánh địa
phương đầu tiên, sự tổ chức chính thức của “Hội Thánh bản xứ” đến cuộc đấu
tranh sinh tồn, những thăng trầm trong quá trình truyền giáo và những kết quả
mà Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đạt được. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn đối
tượng nghiên cứu là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, cịn các hội thánh, hệ phái
Tin Lành khác khơng được đề cập tới và thời gian cũng chỉ giới hạn đến năm
1965.
Tác giả Đỗ Hữu Nghiêm, trong luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Văn
khoa Sài Gòn năm 1968 với nhan đề “Phương pháp truyền giáo của Tin Lành
giáo tại Việt Nam” đã phân tích khá sâu sắc hệ thống những phương pháp truyền
giáo mà các nhà truyền giáo áp dụng trong quá trình truyền giáo và phát triển

đạo Tin Lành ở Việt Nam. Qua hệ thống những phương pháp này người ta có thể
thấy những chuyển biến của các phương pháp theo thời gian và biến cố lịch sử,
đồng thời tác giả cũng trình bày những khó khăn về chính trị, luật pháp, văn hóa
truyền thống mà các nhà truyền giáo gặp phải trong quá trình truyền giáo. Tuy
nhiên, tác giả chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu từ khi đạo Tin Lành du nhập vào
Việt Nam đến thời điểm tác giả làm luận văn năm 1968, trong đó, giai đoạn từ
sau khi hiệp định Genève được kí kết năm 1954 tác giả chỉ khảo cứu trên lãnh
thổ miền Nam Việt Nam. Các phương pháp truyền giáo mà tác giả Đỗ Hữu
Nghiêm thống kê bao gồm: phương pháp truyền giáo trực tiếp tại một địa điểm
cố định hoặc lưu động và phương pháp truyền giáo gián tiếp qua văn hóa, giáo
dục, y tế, hoạt động từ thiện xã hội.

16


Những tác phẩm là hồi kí của các mục sư, giáo sĩ truyền giáo Tin Lành
cũng là mảng tài liệu phong phú giúp chúng ta hình dung được những hoạt động
của đạo Tin Lành trong quá trình du nhập và phát triển tại Việt Nam.
Mục sư Lê Văn Thái, một nhân chứng có mặt trong Hội Thánh Tin Lành
Việt Nam từ những ngày đầu tiên, người được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng
trong Hội Thánh, trong cuốn hồi kí “Bốn mươi sáu năm trong chức vụ” (Cơ
quan xuất bản Tin Lành, 1971) của mình đã ghi chép lại rất chi tiết từ q trình
ơng tiếp xúc, tin nhận đạo Tin Lành cho đến khi trở thành một mục sư và tham
gia hoạt động truyền giáo. Cùng với hoạt động truyền giáo của tác giả là những
dấu ấn của các giai đoạn hình thành và phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam
từ khi du nhập đến năm 1968, khi ông nghỉ hưu.
Cuốn “41 năm hầu việc Chúa với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam” của
giáo sĩ I. R. Stebbins là tư liệu lịch sử quan trọng. Đây là hồi kí của một trong
những vị giáo sĩ tiên phong đem đạo Tin Lành đến truyền bá tại Việt Nam.
Trong cuốn hồi kí này giáo sĩ Stebbins đã ghi lại những tháng năm đầu tiên gây

dựng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, những khó khăn, thách thức Hội Thánh đã
trải qua trong thời gian gần nửa thế kỉ ông sinh sống và truyền giáo tại Việt Nam.
Cuốn hồi kí “Dâng chọn cuộc đời” của mục sư Phạm Văn Năm và cuốn
tự truyện “Ân điển diệu kì” của mục sư Đồn Văn Miêng là những câu chuyện,
những trải nghiệm và những kinh nghiệm của các tác giả trong những năm làm
mục sư tại Việt Nam trước năm 1975. Các tác giả này đã đưa ra một bức tranh
toàn cảnh về hoạt động truyền giáo và niềm tin của họ với đạo Tin Lành trong
bối cảnh Việt Nam đương thời.
Nghiên cứu về lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành ở Việt Nam cịn một
mảng tài liệu là những tạp chí do Hội Thánh Tin Lành phát hành, bao gồm:
“Thánh Kinh báo” với nội dung chủ yếu là tìm hiểu Kinh Thánh, hướng dẫn
sinh hoạt tơn giáo của tín đồ và bày tỏ lập trường chính thức của Hội Thánh Tin
Lành Việt Nam đối với những lĩnh vực thuộc xã hội trần thế; Nguyệt san “Hừng
đông” (năm 1965 đổi tên là “Rạng đơng”) với chủ trương giới thiệu tín ngưỡng
đạo Tin Lành cho các độc giả ngoài đạo, tuy nhiên nội dung và kỹ thuật trình bày
thiên về hình thức dùng những đề tài có màu sắc thuần túy tơn giáo và Kinh
Thánh; “Bộ hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo của các hệ phái Tin Lành tại Việt
17


Nam”, trong đó bao gồm các nội dung: tóm tắt quá trình du nhập, hiến chương,
điều lệ của Hội Thánh, lí lịch những người đứng đầu Hội Thánh. Đây là những
tài liệu gốc từ các Hội Thánh Tin Lành được tác giả luận án khảo cứu, đối chiếu,
so sánh trong q trình làm luận án.
Về phía các nhà nghiên cứu ngồi Tin Lành có một số tác giả tiêu biểu
như: Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Xuân Hùng.
Nguyễn Thanh Xuân trong cuốn “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên
thế giới và ở Việt Nam” (Nxb Tôn giáo, 2002) đã dành tồn bộ chương V để
trình bày về đạo Tin Lành ở Việt Nam. Trong chương này tác giả đề cập đầy đủ
và đưa ra những số liệu cụ thể về các hệ phái Tin Lành ở Việt Nam trước năm

1975, bao gồm: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Hội Thánh Tin Lành
Việt Nam (miền Nam), Tin Lành Cơ đốc Phục lâm, Hội Cơ đốc truyền giáo, Tin
Lành Baptist, Tin Lành Ngũ Tuần, Tin Lành Mennonite, Chứng nhân Giê-hơ-va,
Tin Lành Mơn đệ đấng Christ, Hồn cầu khải tượng, Thánh kinh hội và Viện
Ngôn ngữ mùa hè.
Đỗ Quang Hưng trong bài “Hồ Chí Minh và đạo Tin Lành” (Tạp chí Khoa
học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, số 5/2013) và bài “Nguyễn Ái Quốc và đạo
Tin Lành” (Tạp chí Cơng tác Tơn giáo, số 5/2013) đã chỉ ra: vai trị đặt nền
móng của Tin Lành Pháp trong q trình truyền giáo vào Việt Nam; Phân tích
ngun nhân Tin Lành Pháp thất bại khi truyền giáo vào Việt Nam; Mối quan hệ
giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tin Lành Pháp; Tư tưởng, quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về đạo Tin Lành và vấn đề truyền giáo Tin Lành ở Việt Nam.
Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, có ba vấn đề đạo Tin Lành cần lưu ý:
thứ nhất, truyền giáo Tin Lành ở Việt Nam không thể tách rời vấn đề dân tộc;
thứ hai, truyền giáo Tin Lành ở Việt Nam không thể tách rời truyền thống văn
hóa, tơn giáo của người Việt; thứ ba, “làm người An Nam tốt không ngăn cản họ
làm người tín hữu tốt”. Những tài liệu mà tác giả đưa ra cho thấy rằng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có được một “chính
sách Tin Lành vận” chính xác, phù hợp với điều kiện lịch sử và yêu cầu của
Cách mạng Việt Nam.
Trong bài “Đạo Tin Lành ở Đông Bắc Á: những kịch bản giải quyết xung
đột với văn hóa bản địa” (Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5/2013) Đỗ
18


Quang Hưng đã đưa ra cái nhìn tổng quát về truyền giáo của đạo Tin Lành:
Trung tâm truyền giáo Tin Lành đã có sự thay đổi từ Châu Âu vào cuối thế kỉ
XVII chuyển dần sang Mỹ vào thế kỉ XX, từ đó kéo theo những thay đổi về đặc
tính truyền giáo, về cơ cấu và sự phân bố tín đồ; những xung đột của đạo Tin
Lành với văn hóa các nước Đông Bắc Á và những kịch bản giải quyết xung đột

này.
Trong tác phẩm “Đời sống Tơn giáo Tín ngưỡng Thăng Long – Hà Nội”
(Nxb Hà Nội, 2010), Đỗ Quang Hưng đã trình bày một cách đầy đủ và khúc triết
về sự hình thành cộng đồng tín đồ Tin Lành Hà Nội và những đặc điểm của cộng
đồng này. Từ đó tác giả cho thấy bối cảnh chính trị, xã hội, đời sống sinh hoạt và
nếp sống đạo của tín đồ Tin Lành miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng.
Nguyễn Xuân Hùng trong một số chuyên đề nghiên cứu thực hiện tại Viện
Nghiên cứu Tôn giáo cũng đã đề cập đến lịch sử phát triển của đạo Tin Lành,
các hệ phái Tin Lành, phương thức truyền giáo của đạo Tin Lành, v.v…
Đặc biệt, trong mấy năm gần đây có ba cuộc hội thảo liên tiếp nghiên cứu
về đạo Tin Lành ở Việt Nam được Viện Nghiên cứu Tơn giáo, Hội Việt – Mỹ và
Viện Liên kết tồn cầu (Hoa Kỳ) kết hợp tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo thứ nhất
với chủ đề “Quá trình truyền giáo và phát triển đạo Tin Lành ở Việt Nam từ
năm 1911 đến năm 1975” được tổ chức vào năm 2010 với 16 bài tham luận của
các tác giả trong và ngồi nước đề cập đến rất nhiều khía cạnh của đạo Tin Lành
trong quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam từ khi du nhập đến năm 1975
như: Tổng quan quá trình phát triển đạo Tin Lành miền Bắc Việt Nam; Huấn
luyện mục sư và lãnh đạo tại Việt Nam (khái quát về giáo dục của hội Truyền
giáo Phúc âm liên hiệp (C&MA) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam giai đoạn
1911 – 1975); Đạo Tin Lành ở Việt Nam: nguồn gốc những đặc điểm thần học
và đời sống tôn giáo; Phương thức truyền giáo của đạo Tin Lành Việt Nam đến
năm 1975; Vai trò của các giáo sĩ truyền giáo C&MA trong buổi đầu truyền đạo
Tin Lành ở Việt Nam; Các tổ chức hệ phái Tin Lành ở Việt Nam trước năm
1975; Đạo Tin Lành vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 1975; Đạo Tin
Lành ở Việt Nam giai đoạn 1911-1975: Những đóng góp và thử thách; Đạo Tin
Lành với văn hóa xã hội Việt Nam; Tính đa dạng, những hệ phái Tin Lành,
v.v…
19



Hội thảo thứ hai với chủ đề “Đạo Tin Lành ở Việt Nam giai đoạn 1976 –
2011” được tổ chức vào tháng 6 năm 2011 với các tham luận như: Khái quát sự
phát triển của các Hội Thánh Tin Lành ở Việt Nam trong ba thập niên qua; Mối
quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin Lành; Về thành phần tổ
chức, hệ phái trong đạo Tin Lành tại Việt Nam hiện nay; Công tác thiện nguyện
của các Hội Thánh Tin Lành hiện tại và tương lai; Mấy vấn đề thần học Tin
Lành ở Việt Nam hiện nay; Sơ lược về phát triển niềm tin Tin Lành trong đồng
bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên từ năm 1975 đến năm 2011; Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) từ năm 1975 đến nay – số liệu và một số đánh
giá ban đầu, v.v… Với những tư liệu phong phú của nhiều nhà nghiên cứu, hai
cuộc hội thảo trên đã đề cập đến nhiều vấn đề của đạo Tin Lành trong tiến trình
100 năm tồn tại và phát triển ở Việt Nam.
Hội thảo thứ ba được tổ chức vào ngày 28 tháng 11 năm 2012 với chủ đề
“đạo Tin Lành với văn hóa Việt Nam”. Nội dung của 15 bài tham luận tại hội
thảo đề cập đến các vấn đề như: sự xung đột văn hóa khi đạo Tin Lành truyền
giáo tại Việt Nam; đạo Tin Lành ở Việt Nam với vấn đề hội nhập văn hóa; các
quan điểm thần học của đạo Tin Lành và việc xây dựng một nền thần học phù
hợp với bối cảnh Việt Nam, v.v…
Ngoài ra, trong những năm gần đây cịn có một số đề tài cấp nhà nước, cấp
bộ nghiên cứu về đạo Tin Lành những năm gần đây như: “Những vấn đề lí luận
và thực tiễn liên quan đến tơn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam” (đề tài cấp nhà
nước KHXH – 04 – 06); “Về tình hình phát triển đạo Tin Lành ở miền núi phía
Bắc – Trường Sơn – Tây Nguyên” (đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo –
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 2000); “Tin Lành: vấn đề
hôm nay và những năm sắp tới trên địa bàn Tây Nguyên” (đề tài cấp bộ, Viện
Nghiên cứu Tôn giáo – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2007); “Sự phát triển
của đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi
phía Bắc nước ta hiện nay” (đề tài cấp bộ, Trung tâm Khoa học và Tín ngưỡng
Tơn giáo – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999), v.v… Trong các
đề tài này các tác giả cũng ít nhiều đề cập đến lịch sử truyền giáo của đạo Tin

Lành ở Việt Nam, tuy nhiên số liệu chủ yếu căn cứ vào các nghiên cứu của các

20


tác giả đi trước như Lê Hoàng Phu, Đỗ Hữu Nghiêm và các bài viết trên tạp chí
của Hội Thánh.
Những cơng trình nêu trên đã đưa ra một bức tranh tổng quan về đạo Tin
Lành ở Việt Nam, tuy nhiên chúng chủ yếu được nghiên cứu theo chiều dọc qua
từng giai đoạn lịch sử truyền giáo hoặc chỉ đề cập đến từng vấn đề nhỏ mà chưa
chỉ ra được toàn bộ những đặc điểm trong quá trình truyền giáo của tơn giáo này
ở Việt Nam. Những cơng trình trên đây sẽ là nguồn tư liệu chủ yếu để tác giả tìm
hiểu về lịch sử truyền giáo và trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm truyền giáo
của đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Ngồi các cơng trình nêu trên, trong các tác phẩm trình bày về các tơn
giáo trên thế giới cũng có giới thiệu khái quát về đạo Tin Lành như: tác phẩm
“Tôn giáo thế giới và Việt Nam” của tác giả Mai Thanh Hải (Nxb Công an Nhân
dân, 1988), tác phẩm “Mười Tôn giáo lớn trên thế giới” của tác giả Hồng Tâm
Xun (Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999), tác phẩm “Về tôn giáo và tôn
giáo ở Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004),v.v…
Gần đây có khá nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu về đạo Tin Lành, tuy
nhiên đây là những cơng trình chủ yếu đề cập tới tôn giáo này trong giai đoạn
hiện nay, không liên quan trực tiếp đến phạm vi nghiên cứu của luận án nên tác
giả không đề cập tới ở phần này.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử truyền giáo
của đạo Tin Lành ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc đạo Tin Lành đã có lịch sử hơn 200 năm. Cuối thế kỉ XX,
nghiên cứu về lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành tại Trung Quốc đại lục trở
thành điểm nóng của giới học thuậtnước này. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc
đã đi sâu nghiên cứu các chủ đề như: Phong trào Thái bình Thiên quốc, các vụ án

tôn giáo, vấn đề giáo sĩ truyền giáo, vấn đề đạo Tin Lành tại các địa phương, vấn
đề đạo Tin Lành với văn hóa, giáo dục ở Trung Quốc thời cận đại.
La Vĩ Hồng trong tác phẩm “Kitô giáo Trung Quốc” (Nxb Truyền giáo
năm châu, 2004) đã trình bày một cách khái quát về đạo Tin Lành tại Trung
Quốc từ khi giáo sĩ người Anh Robert Morrison đưa đạo Tin Lành du nhập vào
nước này năm 1807, khởi đầu cho lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành tại đây.
Thời kỳ đầu du nhập, đạo Tin Lành nhận được “đặc quyền” truyền giáo ở Trung
21


Quốc nhờ vào vũ lực và điều ước bất bình đẳng. Những xung đột về văn hóa,
chính trị khiến cho đạo Tin Lành không ngừng vấp phải sự phản kháng của thân
sĩ quan lại và nhân dân dẫn đến các sự vụ tôn giáo, khiến cho việc truyền giáo
phát triển chậm. Sang thế kỉ XX các giáo sĩ Tin Lành truyền bá văn hóa Phương
Tây thơng qua các lĩnh vực giáo dục, y tế, xuất bản, ảnh hưởng của đạo Tin Lành
dần được mở rộng. Nhưng mối quan hệ của các giáo sĩ truyền giáo với chủ nghĩa
đế quốc, thái độ coi thường văn hóa bản địa và đề cao văn hóa Phương Tây đã
ln tạo ra cuộc xung đột giữa đạo Tin Lành với cuộc đấu tranh chống đế quốc
của nhân dân Trung Quốc. Điều này đã khiến cho những tín đồ Tin Lành yêu
nước ở Trung Quốc phải suy nghĩ về hoàn cảnh của đạo Tin Lành trong xã hội
nước này và bắt đầu vận động tự lập, thăm dị con đường bản sắc hóa hội thánh.
Năm 1949, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, đạo Tin Lành
đã thay đổi với Phong trào Yêu nước Tam tự, đoạn tuyệt quan hệ với chủ nghĩa
đế quốc, thực hiện tự trị, tự dưỡng, tự truyền, đoàn kết quần chúng tín đồ trở
thành tổ chức tơn giáo yêu nước. Sau khi cải cách mở cửa từ năm 1979 đến nay
đạo Tin Lành ở Trung Quốc phát triển rất nhanh. Trong tác phẩm của mình La
Vĩ Hồng đã hệ thống toàn bộ con đường mà đạo Tin Lành đã đi qua ở Trung
Quốc, chỉ ra sự phát triển và ảnh hưởng của đạo Tin Lành ở nước này trong giai
đoạn hiện nay.
Trong tác phẩm “Kitô giáo Trung Quốc sử cương” (Nxb Cổ tịch Thượng

Hải, 2007) Vương Trị Tâm đề cập đến lịch sử Kitô giáo bao gồm Công giáo,
Chính Thống giáo và đạo Tin Lành. Đối với đạo Tin Lành, tác giả nhấn mạnh
các vấn đề như: đạo Tin Lành với Phong trào Thái bình Thiên quốc; những xu
hướng của đạo Tin Lành sau Phong trào Nghĩa hòa đoàn năm 1900; đạo Tin
Lành với Cách mạng Quốc dân; các cuộc vận động bản sắc riêng và những đóng
góp của đạo Tin Lành trong quá trình truyền giáo và phát triển, tìm cách thích
nghi với xã hội Trung Quốc.
Ở tác phẩm “Lược sử Kitô giáo Trung Quốc” (Nxb Văn hóa Tơn giáo,
2001) hai tác giả Diêu Dân Quyền và La Vĩ Hồng phân tích khá kĩ từng giai
đoạn lịch sử trong quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành ở Trung Quốc. Đó là:
những khó khăn mà các giáo sĩ ngoại quốc đầu tiên gặp phải khi bước chân vào
Trung Quốc trong buổi đầu trầm lắng cho đến lúc cánh cửa vào nước này mở
22


rộng khi các điều ước bất bình đẳng được kí kết, các hệ phái Tin Lành từ rất
nhiều quốc gia, đặc biệt là Anh và Mỹ cử giáo sĩ đến Trung Quốc truyền giáo;
cao trào truyền giáo ở thế kỉ XX; những xung đột giữa đạo Tin Lành với văn hóa,
xã hội truyền thống Trung Quốc; cuộc vận động bản địa hóa; sự chuyển biến,
thích nghi với xã hội mới của đạo Tin Lành ở Trung Quốc với Phong trào u
nước Tam tự.
Tác phẩm “Kitơ giáo và văn hóa Trung – Tây cận đại” (Nxb Đại học Bắc
Kinh, 2000) do La Bỉnh Tường và Triệu Đội Hoa chủ biên, lại nghiên cứu Kitơ
giáo dưới góc độ tác động qua lại giữa tơn giáo và văn hóa. Theo La Bỉnh Tường,
giữa văn hóa và tơn giáo có những tác động qua lại với nhau vì: một mặt, tơn
giáo là một bộ phận của văn hóa, là sản phẩm của văn hóa; mặt khác, tơn giáo lại
là hạt nhân của văn hóa, là lực thúc đẩy của văn hóa. Một mặt, sự phát triển của
văn hóa sẽ ấp ủ và cho ra đời một số phong trào tôn giáo; mặt khác, những tư
tưởng và kinh nghiệm tôn giáo của con người cũng sẽ dẫn đến sự nảy sinh phong
trào tôn giáo, mà phong trào tơn giáo lại có thể quay lại thay đổi và lật đổ văn

hóa. Sự tác động qua lại giữa Kitơ giáo và văn hóa Phương Tây cận đại là một
minh chứng rõ ràng nhất. Nội dung chủ yếu của tác phẩm này xoay quanh các
vấn đề giữa Kitô giáo và khoa học, đạo đức, luân lí, lịch sử xã hội và triết học,
tôn giáo Trung Quốc. Tác phẩm cũng chỉ ra những mâu thuẫn, sự dung hợp với
văn hóa, xã hội bản địa trong q trình đạo Tin Lành du nhập vào Trung Quốc.
Tác phẩm “Kitô giáo, Do Thái giáo chí” (Nxb Nhân dân Thượng Hải,
1998) do Trác Tân Bình chủ biên, trên cở sở tận dụng thành quả nghiên cứu của
những người đi trước, mô tả sự phát triển của Kitô giáo ở Trung Quốc dưới
nhiều tầng diện khác nhau, bao gồm: Lịch sử du nhập và phát triển; tổ chức hệ
phái và giáo lí lễ nghi; giới thiệu về Kinh Thánh, các giáo sĩ truyền giáo nổi
tiếng và các nhân vật tiêu biểu của Hội Thánh Tin Lành ở Trung Quốc.
Tác phẩm “Từ Robert Morrison đến John Leighton Start – Chuyện về các
giáo sĩ truyền giáo Tin Lành ở Trung Quốc” (Nxb Thư điếm Thượng Hải, 2005)
của Cố Trường Thanh là tập hợp các bài viết về cuộc đời và quá trình hoạt động
truyền giáo của các giáo sĩ ngoại quốc nổi tiểng ở Trung Quốc như: Robert
Morrison, Elijah Coleman Bridgman, Charles Gutzlaff, Peter Parker, v.v… Từ
những hoạt động của các giáo sĩ truyền giáo cho thấy một bức tranh chung về
23


hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành ở Trung Quốc; về những sự kiện lịch sử,
những xung đột với văn hóa, xã hội bản địa; về những thành tựu mà đạo Tin
Lành đạt được và những ảnh hưởng nhất định của nó đối với xã hội Trung Quốc
trong quá trình truyền giáo.
Ngồi ra, cịn nhiều tác phẩm khác đề cập đến các vấn đề liên quan tới lịch
sử truyền giáo của đạo Tin Lành ở Trung Quốc như: Kitô giáo và văn hóa Trung
Quốc; Lịch sử giao lưu tơn giáo của Trung Quốc với nước ngoài; Giáo sĩ truyền
giáo và Trung Quốc cận đại; Kitơ giáo và văn hóa đế quốc; Chính sách tơn giáo
và những vấn đề tơn giáo của Trung Quốc; Tôn giáo Trung Quốc và Kitô giáo;
Kitơ giáo và điểm tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc; v.v…

Nhìn chung, các tác phẩm nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Trung Quốc hiện
nay đã đưa ra được cái nhìn tồn diện về lịch sử truyền giáo và q trình phát
triển của tơn giáo này tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng như ở Việt Nam, các tác
phẩm này chủ yếu nghiên cứu các sự kiện lịch sử theo lịch đại, chưa có tác phẩm
nào tập trung nghiên cứu đặc điểm truyền giáo của đạo Tin Lành khi du nhập và
phát triển đạo tại Trung Quốc. Tác giả luận án sẽ căn cứ vào các tài liệu trên để
tìm ra những đặc điểm truyền giáo của đạo Tin Lành ở Trung Quốc và so sánh
chúng với những đặc điểm truyền giáo của tôn giáo này ở Việt Nam nhằm tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình đạo Tin Lành truyền giáo
vào hai nước.
1.3. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
1. Đạo Tin Lành
Tại Việt Nam, thời kì mới du nhập đạo Tin Lành thường được gọi theo
từng vùng. Ở miền Bắc đạo Tin Lành được gọi là đạo Phản thệ hay đạo rối, đạo
bỏ ông bỏ bà; ở miền Trung gọi đạo Tin Lành là đạo Gia Tơ vì thấy các giáo sĩ
Hội Truyền giáo Phúc âm liên hiệp ln nói về đấng Gia Tô Cơ Đốc (âm Hán
của chữ “Jesus Christ”) hoặc gọi là đạo bỏ ông bỏ bà, đạo rối như cách gọi ở
miền Bắc; Ở miền Nam đạo Tin Lành được gọi là đạo Hoa Kỳ hay đạo Mỹ vì
thấy các giáo sĩ là người Mỹ. Tên gọi Tin Lành được các dịch giả như
W.C.Cardman, J.D.Olsen, Trần Văn Dõng, Phan Khơi sử dụng trong q trình
dịch Kinh Thánh vào những năm 1920 – 1930. Các dịch giả này đã dùng từ “Tin
Lành” để dịch thuật ngữ Phúc âm (Evangelical có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
24


Evangclicon). Cách gọi Phúc âm Evangelical là Tin Lành được sử dụng để phân
biệt đạo Tin Lành với Công giáo và trở thành quen thuộc cho đến ngày nay. Ở
Trung Quốc đạo Tin Lành được gọi là 新教 (Tân giáo) hoặc 基督新教 (Kitô tân
giáo).
2. Kitô giáo

Thuật ngữ Kitô giáo được dùng để chỉ Cơng giáo (Catholism), Chính
thống giáo (Orthodoxism), Anh giáo (Anglicalism) và Tin Lành (Protestantism).
3. Truyền giáo là từ dùng để chỉ công việc mà các giáo sĩ, chức sắc, tín đồ
đạo Tin Lành dùng phương pháp trực tiếp thuyết giảng và phương pháp gián tiếp
bổ trợ khác như thông qua y tế, giáo dục, từ thiện xã hội để thuyết phục người
ngoại đạo tin theo đạo Tin Lành.
4. Hội Thánh Tin Lành là từ để chỉ một tổ chức hệ phái hoặc đoàn truyền
giáo Tin Lành sau khi du nhập đã thiết lập được hệ thống cơ cấu tổ chức riêng.
5. Liên hiệp Hội Thánh Tin Lành là một tổ chức bao gồm nhiều Hội Thánh
Tin Lành.
6. Đoàn truyền giáo hay Hội truyền giáo là một tổ chức tập hợp các nhà
truyền giáo thuộc một hệ phái, nhiều hệ phái hoặc không hệ phái Tin Lành cùng
tiến hành công việc truyền giáo.
7. Chi hội là đơn vị cơ sở của tổ chức hệ phái Tin Lành bao gồm một số
lượng tín đồ nhất định do tổ chức hệ phái đó quy định.
8. Địa hạt là đơn vị bao gồm nhiều chi hội trong cùng một vùng lãnh thổ.
9. Điểm nhóm truyền giáo là nơi tập hợp một số tín đồ đạo Tin Lành cùng
sinh hoạt tơn giáo nhưng chưa đủ điều kiện lập thành chi hội.
1.4. Khái quát quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin Lành
Tên gọi chính thức của đạo Tin Lành là “Phái Kháng nghị” (Protestantism)
cũng được dịch là “Phái Thệ phản” hay “Phái chống Rơma”. Thuật ngữ này có
nguồn gốc từ danh từ Protestanten trong tiếng Đức (có nghĩa là người kháng
nghị). Năm 1529, sau khi đế quốc Đức đưa ra nghị quyết khôi phục lại đặc
quyền Công giáo, Luther và một số đại biểu tham dự cuộc họp đã kháng nghị lại
quyết định đó, bởi vậy, những người theo phái Luther được gọi là “Phái kháng
nghị”. Đạo Tin Lành còn được gọi là “Tân giáo” để phân biệt với “Cựu giáo”
dùng để chỉ Cơng giáo. Ngồi ra, tơn giáo này cịn có tên gọi khác là “Cách
25



×