Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 phần phân bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.54 KB, 41 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Phần phân bào là một phân kiến thức khó, nội dung kiến th ức xuyên suốt
phần sinh học THPT, đặc biệt thi học sinh giỏi lớp 10, lớp 12 và thi THPT qu ốc gia
là phần kiến thức trọng tâm, chiếm số lượng câu hỏi nhiều. M ặt khác, ph ần lý
thuyết học trên lớp chỉ có 2 tiết trong chương trình sinh h ọc l ớp 10, v ới s ố ti ết
như vậy học sinh khó có thể nắm bắt và hiểu được một khối lượng kiến th ức
khổng lồ và khó như vậy.
Trong chuyên đề này tôi chủ yếu đề cập đến các kiến thức phục v ụ cho quá
trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10, không đề cập đến ph ần ki ến th ức phân bào
liên quan đến các quy luật di truyền ở lớp 12.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn “ Chuyên đề bồi dưỡng học
sinh giỏi sinh học 10 - phần phân bào”, nhằm giúp cho bản thân hiểu rõ và sâu
hơn về phần kiến thức phân bào từ đó giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi hi ệu
quả hơn, đồng thời cũng mong chia sẻ với các đồng nghiệp cùng chuyên môn.
2. Tên sáng kiến:
“Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 - phần phân
bào” 3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Thu Huyền
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường THPT Tam Dương II – Tam D ương – Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại: 0967607860
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Thu Huyền – Giáo viên trường
THPT Tam Dương II – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh
và học chuyên đề buổi chiều môn sinh học lớp 10 năm học 2018 – 2019.
6.

Ngày sáng kiến được áp dụng: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019



7.

Mô tả bản chất của sáng kiến:
VỀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN

A – Lý thuyết phân bào
1.

Chu kì tế bào và các hình thức phân bào

1.1.

Chu kì tế bào

1.1.1.

Khái niệm về chu kì tế bào

1


- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên ti ếp, nghĩa là
từ khi tế bào được hình thành nagy sau lần nguyên phân th ứ nhất cho t ới khi
nó kết thúc lần nguyên phân thứ hai.
- Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc từng loại tế bào trong c ơ th ể và tùy
thuộc vào từng lồi:
Ví dụ:
+ Tế bào ở giai đoạn sớm của phôi: 15 – 20 phút.
+ Tế bào ruột: một ngày phân bào 2 lần.

+ Tế bào gan: một năm phân bào 2 lần.
+ Tế bào thần kinh: hầu như khơng phân bào.
- Chu kì của đa số tế bào chỉ kéo dài trên 20 giờ, khi các t ế bào chuy ển sang tr ạng
thái phân hóa sớm thì chúng sẽ mất khả năng phân chia (nh ư tế bào th ần kinh và
tế bào sợi cơ vân).
- Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
1.1.2. Kì trung gian (giai đoạn chuẩn bị cho phân bào)
Kì trung gian bao gồm ba pha: G1, S, G2.
* Pha G1:
+ Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
+
Diễn ra sự gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan
khác nhau, sự phân hóa về cấu trúc và chức năng c ủa t ế bào (t ổng h ợp các
prôtêin) và chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN.
+ Độ dài thời gian tùy thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào.
Ví dụ: Ở tế bào phôi thời gian của pha G1 rất ngắn, ở tế bào thần kinh kéo dài
suốt đời sống cơ thể.
+
Điểm kiểm soát R: Diễn ra cuối pha G 1, nếu tế bào vượt qua điểm kiểm
soát R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân, n ếu khơng v ượt qua
điểm kiểm sốt R tế bào sẽ đi vào q trình biệt hóa, khơng phân chia.
Điểm kiểm soát chu kỳ tế bào được tế bào sử dụng nhằm giám sát và
điều tiết diễn biến chu kỳ tế bào. Điểm kiểm sốt có vai trị ngăn chặn chu
kỳ tế bào tại một số điểm nhất định, nhờ đó tế bào có thể kiểm định lại
một số diễn biến và quá trình cần thiết và sửa chữa những chỗ sai hỏng
của ADN. Tế bào không thể thực hiện pha kế tiếp của chu kỳ cho đến khi nó
thỏa mãn các u cầu mà điểm kiểm sốt đặt ra.
Lưu ý:
- Ở người, có nhiều nguyên nhân làm cho tế bào bị dừng l ại ở pha G 1, trong đó có
nguyên nhân từ sự sai hỏng của ADN do các tác nhân phóng xạ, ho ặc hóa ch ất.

Quá trình nhân biết sai hỏng ADN và điều chỉnh chu kì t ế bào ở giai đo ạn này
được thực hiện bởi protein p53.

2


+
Nếu ADN hư hỏng nhẹ, protein p53 làm cho chu kì t ế bào t ạm d ừng
lại ở pha G1 để sửa chữa ADN.
+
Nếu ADN hư hỏng nặng thì protein p53 hoạt hóa các gen dẫn đ ến q
trình tự chết của tế bào theo chương trình.
Những tế bào chứa đột biến gen p53 ở dạng đồng hợp (cả 2 alen), t ế bào
sẽ vượt qua G1 kể cả khi ADN có sai hỏng nhẹ và khơng tự chết khi có sai hỏng
nặng tạo đột biến và tái sắp xếp lại ADN dẫn đến phát triển thành t ế bào ung
thư gây ra bệnh ưng thư.
- Đối với các tế bào phơi sớm, chu kì tế bào kéo dài khoảng 30 phút đ ến 1 gi ờ và
chúng không có pha G1. Các yếu tố cần thiết của pha G1 đã được chuẩn bị trước
và có sẵn trong tế bào chất của tế bào trứng.
- Trong quá trình phát triển phôi thai, ở pha G1 các gen trong hệ gen hoạt hóa
khác nhau và sẽ tổng hợp nên các protein đặc thù và t ừ đó tạo nên các dịng t ế
bào xooma biệt hóa trong các mơ và cơ quan khác nhau c ủa c ơ th ể.
- Trong cơ thể trưởng thành, trong các mô vẫn tồn tại t ế bào gốc (nh ững t ế bào
vẫn giữ khả năng sinh trưởng, phân bào và s ản sinh ra các t ế bào bi ệt hóa c ủa
mơ).Ví dụ: Trong tủy xương có dịng tế bào gốc máu có ti ềm năng phân bào và
cho ra các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu các loại.
* Pha S:
+ Tiếp ngay sau pha G1 nếu tế bào vượt qua điểm kiểm sốt R.
+
ADN nhân đơi la cơ sở cho NST nhân đôi, NST từ trạng thái đơn chuy ển

sang trạng thái kép gồm 2 sợi crơmatit đính nhau ở tâm động và ch ứa 2 phân
tử ADN con.
+
Ngồi ra cịn có sự nhân đơi trung tử (chỉ có ở tế bào động v ật), có vai
trị hình thành thoi phân bào sau này. T ế bào vẫn ti ếp t ục t ổng h ợp các ch ất c ần
thiết và gia tăng kích thước.
* Pha G2:
+ Diễn ra trong thời gian ngắn.
+ Tiếp tục tổng hợp prơtêin có vai trị đối với sự hình thành thoi phân
bào.
+ NST giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S.
+
Cuối pha G2, có một điểm kiểm sốt gọi là điểm kiểm soát G2. Nếu tế
bào vượt qua điểm kiểm sốt này thì sẽ bước vào giai đoạn th ứ hai: nguyên
phân.
1.2. Các hình thức phân bào
Sự phân bào gồm hai hình thức:
- Phân đơi (phân bào trực tiếp) là hình th ức phân bào khơng có t ơ hay khơng
có thoi phân bào.
- Gián phân là hình thức phân bào có tơ hay có thoi phân bào. Gián phân g ồm có
hai hình thức: ngun phân và giảm phân.


3


1.3. Phân bào ở tế bào nhân sơ
- Hình thức phân bào: Phân đơi, là hình th ức sinh s ản vơ tính ở vi khu ẩn.
- Có nhiều cách phân đôi nhưng phổ biến nhất là cách phân đôi tạo vách ngăn
ở giữa để chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

1.4. Phân bào ở tế bào nhân thực
- Hình thức gồm: Nguyên phân và giảm phân.
- Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm, nghĩa là t ừ m ột t ế bào m ẹ
qua nguyên phân cho hai tế bào con đều có bộ NST giống t ế bào m ẹ.
- Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm, nghĩa là các t ế bào con đ ược
tạo thành qua giảm phân đều mang bộ NST với số lượng đã giảm đi một n ửa so
với tế bào mẹ.
2. Nguyên phân
2.1. Quá trình nguyên phân
Nguyên phân là kiểu phân bào mà từ một tế bào mẹ t ạo ra 2 t ế bào con có
bộ NST hồn tồn giống nhau và giống với tế bào mẹ ban đ ầu.
Nguyên phân xảy ra ở các tế bào sing dưỡng và tế bào sinh dục s ơ khai.
Nguyên phân là một giai đoạn của chu kì tế bào, có đặc tr ưng là:
- Chỉ xảy ra một lần nhân đôi và một lần phân chia NST.
Các tế bào con tạo ra sau nguyên phân có thể tiếp tục một chu kì
nguyên phân tiếp theo.
Gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào
chất 2.1.1. Sự phân chia nhân
Gồm 4 kì: Kì đầu (kì trước), kì giữa, kì sau và kì cu ối
Diễn biến của các kì:
Cac ki
Ki đâu:

Kì giưa:

4


Kì sau:
Kì ci:


2.1.2. Phân chia tế bào chất
Sau khi hồn tất việc phân chia vât chất di truyền, tê bào ch ất băt đâu
phân chia thành 2 tê bào con.
- Ở tế bào động vật cùng với sự xuất hiện giữa nhân con và màng nhân thì t ế
bào chất cũng bắt đầu phân chia bằng cách thắt dần l ại ở ph ần gi ữa c ủa t ế bào
cho đến khi hình thành 2 tế bào con tách biệt nhau.
- Ở tế bào thực vật, nguyên phân diễn ra tương tự như quá trình nguyên phân ở
động vật, chỉ khác ở kì cuối tế bào chất khơng thắt lại mà hình thành một vách
ngăn để ngăn tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
2.1.3. Kết quả
Từ 1 tê bào mẹ ban đâu (2n) sau 1 lân nguyên phân t ạo ra 2 tê bào con có
bơ NST giơng nhau và giông mẹ.
* Lưu ý:
- Khi phân bào, nếu chỉ phân chia nhân mà không phân chia t ế bào ch ất thì sẽ t ạo
ra tế bào 2 nhân, sau đó tế bào 2 nhân tạo ra tế bào đa nhân, ví d ụ nh ư t ế bào
gan.
- Nếu ADN và NST được nhân đôi nhưng không hình thành thoi phân bào thì t ế
bào bị ách lại ở kì giữa, do đó NST khơng được phân chia v ề các t ế bào con mà ở
lại trong tế bào tạo thành tế bào đa bội (có số lượng NST tăng nhi ều l ần) và kì
sau, kì cuối khơng xảy ra.
2.1.4. Ý nghĩa của ngun phân
- Ý nghĩa sinh học:
+ Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và ở những sinh v ật
đơn bào nhân thực.
+ Nhơ nguyên phân ma giup cho cơ thê đa bao lơn lên và phát tri ển.
+
Nguyên phân la phương thức truyền đạt và ổn đinh bô NST đăc tr ưng
cua loài từ tê bào này sang tê bào khác, từ thê hệ cơ thê này sang thê h ệ c ơ
thê khác ở lồi sinh san vơ tính.

+ Sư sinh trưởng cua mơ, tái sinh các bơ phân bi t ổn th ương nh ơ quá
trình nguyên phân.

5


-Ý nghĩa thực tiễn:
Là cơ sở khoa học cho các phương pháp nhân giống vơ tính ở v ật ni
cây trồng, tạo ra các giống có năng suất cao, phẩm chất t ốt, rút ng ắn th ời gian
thu hoạch...
- Được ứng dụng trong y học để chữa bệnh.
3.

Điều hòa chu kì tế bào

Chu kì tế bào của các lồi được kiểm soát một cách chặt chẽ, đảm b ảo t ế
bào phân chia đúng tốc độ, đúng thời điểm và dừng phân chia đúng lúc.
Tế bào có thể điều chỉnh chu kì tế bào thơng qua các điểm kiểm sốt chu kì.
Điểm kiểm sốt chu kì tế bào là điểm mà ở đó, tế bào (hay các tín hi ệu đi ều hịa)
có thể tác động để làm dừng chu kì hay tiếp tục chu kì. Có 3 đi ểm ki ểm soát: đi ểm
kiểm soát pha G1, điểm kiểm soát pha G2 và điểm kiểm soát pha M. Trong đó, điểm
kiểm sốt pha G 1 được coi là điểm quan trọng nhất. Nếu tế bào vượt qua pha G 1
thì thường sẽ vượt qua được các pha G2, M. Nếu tế bào khơng vượt qua được thì sẽ
đi vào biệt hóa, khơng phân chia (gọi là pha G0). Ở người, các tế bào thần kinh và
tế bào cơ trưởng thành không bao giờ phân chia, tế bào gan bình th ường ở pha
G0, khi có tín hiệu (nhân tố sinh trưởng hoặc tổn thưởng) thì quay tr ở l ại chu kì.
Sự kiểm sốt chu kì tế bào đảm bảo cho tế bào và cơ thể hoạt động
bình thường. Mất kiểm sốt chu kì tế bào sẽ dẫn đến tế bào phân chia vơ t ổ
chức, hình thành nên các khối u xâm lấn các mô, gọi là ung th ư.
4. Giảm phân

4.1. Khái quát về giảm phân
Giảm phân là quá trình phân chia tế bào mà từ một tế bào m ẹ tạo ra 4
tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
- Giảm phân chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín.
Giảm phân là cơ chế hình thành các giao tử để tham gia thụ tinh trong
sinh sản hữu tính. Vì thế, có thể coi đây là q trình phân bào đ ặc tr ưng c ủa các
lồi có sinh sản hữu tính.
- Đặc trưng của giảm phân là:
+ NST chỉ nhân đôi một lần nhưng trải qua hai lần phân chia.
+ Các tế bào con tạo ra sau giảm phân không thể tiếp tục giảm phân n ữa.
4.2. Diễn biến của quá trình giảm phân
Giảm phân trải qua hai lần phân bào với các diễn biến chính nh ư sau:
Thời kì
Kì trung gian

6


Giảm
phân
I

K

K

K

Kì trung gian


Giảm
phân
II

K

K

K

4.3. Kết quả
Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) qua hai lần phân bào liên ti ếp
tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n) => số lượng NST đã gi ảm đi 1
nửa và diễn ra theo công thức: (2n x 2) : 4 = n. Các tế bào con này là c ơ s ở đ ể
hình thành giao tử.

7


* Lưu ý:
Giảm phân là cơ chế để tạo ra các giao tử. Sau giảm phân, các t ế bào con
sẽ biệt hóa thành các giao tử. Tuy nhiên quá trình này sẽ khác nhau ở gi ới đ ực và
giới cái.
5.

Sự phát triển của tế bào sinh dục

5.1.

Tế bào sinh dục


- Ở lồi phân hóa thì tế bào sinh dục có 2 loại: tế bào sinh dục đ ực (giao t ử đ ực)
kí hiệu ♂ và tế bào sinh dục cái (giao tử cái) kí hiệu ♀.
- Giao tử đực và giao tử cái có thể trên cùng 1 cơ thê lưỡng tính (đa s ố ở th ực
vật và
1 số động vật như giun, sán lá).
- Giao tử đực và giao tử cái có thể trên 2 cơ thể đơn tính khác nhau
+ Cơ thể đực mang cơ quan sinh dục đực.
+ Cơ thể cái mang cơ quan sinh dục cái.
Có ở đa số động vật và 1 số thực vật bậc cao.
- Ở động vật, giao tử cái là trứng được sinh ra từ cơ quan sinh d ục cái là bu ồng
trứng, giao tử đực là tinh trùng được sinh ra từ cơ quan sinh d ục đực là tinh hoàn.

5.2. Sự phát triển của tế bào sinh dục ở động vật phân tính
Có thể coi tinh hoàn và buồng trứng là tập hợp hệ thống ống d ẫn
gồm 3 vùng: Vùng sinh sản, vùng sinh trưởng, vùng chín.
* Vùng sinh sản:
Các tế bào sinh dục đực và cái có bộ NST 2n nguyên phân liên ti ếp 1 s ố l ần
để tạo ra nhiều tế bào con là 2n.
* Vùng sinh trưởng:
Các tế bào sinh dục sơ khai lớn hơn, tăng về kích thước và khối t ế bào
chất đặc biệt là tế bào sinh dục cái lớn nhanh, khối l ượng t ế bào ch ất nhi ều,
khối lượng nhân cũng nhiều để dự trữ nhiều chất dinh dưỡng nuôi h ợp t ử phát
triển ở giai đoạn đầu sau này.
* Vùng chín:
- Tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trở thành tế bào sinh tinh và t ế bào
sinh trứng có bộ NST 2n sẽ thực hiện giảm phân gồm 2 l ần phân bào nh ưng NST
chỉ tự nhân đôi 1 lần.

- Kết quả:

+
Từ 1 tế bào sinh tinh 2n qua 2 lần phân bào tạo ra được 4 tinh trùng
đơn bội n đều có khả năng tham gia thụ tinh.

8


+
Từ 1 tế bào sinh trứng 2n qua 2 lần phân bào chỉ t ạo ra đ ược 1 tr ứng
đơn bội n có khả năng tham gia thụ tinh và 3 thể định h ướng n khơng có kh ả
năng tham gia thụ tinh.
6.

Ý nghĩa của quá trình giảm phân
- Ý nghĩa sinh học:

+
Là khâu tạo thành giao tử mang bộ NST đơn bội, là khâu b ắt buộc c ủa
q trình sinh sản hữu tính góp phần ổn định bộ NST qua các th ế h ệ.
+
Trong sinh sản hữu tính, giảm phân phối hợp với th ụ tinh tạo nên s ự
đa dạng di truyền làm nguyên liệu cho tiến hóa và ch ọn gi ống.
Ý nghĩa thực tiễn: Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh s ản vơ tính
được ứng dụng trong các phương pháp lai tạo phục vụ cho công tác t ạo gi ống
mới.

B - BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. Công thức thường sử dụng
1.


Số tế bào và số nguyên liệu liên quan tới nguyên phân

9


Gọi x là số lần nguyên phân của a tế bào lưỡng bội 2n ban đầu.
=> Số tế bào con được tạo thành = a.2x
=> Nguyên liệu tương đương với số NST môi trường cung c ấp = (2 x - 1).a.2n
2. Số lượng và trạng thái NST, số tâm động, số crômatit trong mỗi giai đo ạn
khác nhau của quá trình nguyên phân:
Kì nguyên
phân
Cấu trúc
1. Số NST và
trạng thái của
NST
2. Số tâm động
3. Số Crômatit
3.

Số lượng giao tử tạo ra qua giảm phân
Số tinh trùng tạo ra = số tế bào sinh tinh . 4
Số trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng
Số thể định hướng (thể cực) = số tế bào sinh trứng . 3

4.

Loại giao tử được tạo ra qua giảm phân

* Nếu quá trình giảm phân khơng xảy ra trao đổi chéo thì:

- Số loại giao tử tối đa có thể xuất hiện: 2n
- Tỷ lệ mỗi loại giao tử là: 1/2n
* Nếu có trao đổi chéo ở m cặp NST tương đồng (m ≤ n và m ỗi cặp có trao đổi
chéo chỉ xảy ra ở 1 điểm) thì:
- Số loại giao tử tối đa có thể xuất hiện: 2n+m
- Tỷ lệ của mỗi loại giao tử: 1/2n+m
II.

Bài tập
1.

Dạng câu hỏi lý thuyết

Câu 1: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nêu các hiện t ượng làm cho các
loại giao tử tạo thành có sự tổ hợp khác nhau về các NST.
Trả lời:
- Sự trao đổi chéo các NST không chị em ở kì đầu của giảm phân I.
- Ở kì giữa I, sự sắp xếp các NST kép tương đồng ở mặt phẳng xích đ ạo theo
nhiều cách khác nhau.

10


- Ở kì sau I, sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ trong c ặp
NST tương đồng một cách ngẫu nhiên.
Câu 2: Những cơ chế nào quyết định số lượng NST của mỗi tế bào con trong
nguyên phân và giảm phân ?
Trả lời:
- Trong nguyên phân : cơ chế nhân đôi NST ở kì trung gian và phân li NST ở kì
sau.

- Trong giảm phân: cơ chế nhân đơi NST ở kì trung gian và phân li NST ở kì sau I
và kì sau II.
Câu 3:
a. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân
với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân I trong nguyên phân và gi ảm phân
bình thường.
b. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhi ễm s ắc th ể t ương
đồng không tiếp hợp với nhau ở kì đầu giảm phân I thì s ự phân li c ủa các nhi ễm
sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào?
Trả lời:
a. Nguyên phân: nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt ph ẳng phân bào,
mỗi nhiễm sắc thể có 2 nhiễm sắc tử (cromatit) giống hệt nhau.
Giảm phân I: nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng phân bào,
mỗi nhiễm sắc thể kép thường chứa 2 nhiễm sắc tử (cromatit) khác nhau về
mặt di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.
b. Nếu tiếp hợp không xuất hiện giữa hai nhiễm sắc thể trong cặp nhi ễm s ắc th ể
tương đồng thì chúng sẽ sắp xếp sai (không thành 2 hàng) trên m ặt ph ẳng phân
bào, dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên (th ường không đúng) v ề các t ế bào con trong
giảm phân I. Kết quả của hiện tượng này là các giao t ử hình thành th ường mang
số lượng nhiễm sắc thể bất thường.
Câu 4:
a. Hoạt động bình thường của nhiễm sắc thể trong giảm phân sẽ hình thành lo ại
biến dị di truyền nào và xảy ra ở kì nào ?
b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 l ần phân bào bình th ường
từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay
giảm phân.

Trả lời:
a. Loại biến dị di truyền và kì xảy ra :


11


Đó là biến dị tổ hợp do hốn vị gen thông qua hi ện t ượng b ắt chéo trao đ ổi
đoạn của từng cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân I; do phân li
độc lập, tổ hợp tự do giữa các cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ sau c ủa gi ảm
phân I.
b. Cách nhận biết :
- Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi :
+
Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn => 2 t ế bào
con đó sinh ra qua nguyên phân.
+
Nếu các NST trong tế bào ở trạng thái kép cịn đóng xoắn => 2 tế bào con
đó sinh ra sau giảm phân I.
- Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con :
+
Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân b ằng nhau và
bằng tế bào mẹ => tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân.
+
Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do t ế
bào con chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn t ế bào con có ch ứa NST Y kép)
và khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì tế bào đó phân bào gi ảm phân.
Câu 5:
a. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào ch ất ở t ế bào đ ộng v ật
và tế bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia t ế bào ch ất
ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào?
b. Ở một tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác đ ịnh s ố s ợi
crômatit, số nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở kì giữa , kì sau c ủa quá trình nguyên
phân.

Trả lời:
a. * Điểm khác nhau :
- Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đ ạo c ủa t ế bào b ắt
đầu co thắt từ ngoài ( màng sinh chất) vào trung tâm..
- Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách t ế
bào).
* Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) t ế bào
bằng xenlulơzơ, làm cho tế bào không vận động được.
- Tế bào động vật phân bào có sao do tơ vơ sắhànc được hình thành t ừ trung
thể
- Tế bào thực vật sự phân bào khơng có sao tơ vơ sắc được hình thành t ừ vi
sợi (khơng có trung thể).

b.


12


Kì giữa
Kì sau
Câu 6: Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của q trình phân bào. Em
có nhận xét gì về kỳ trung gian của các lọai tế bào sau: T ế bào vi khu ẩn, t ế bào
hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?
Trả lời:
* Đặc điểm của các pha trong kỳ trung gian:
- Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan t ổng h ợp các ARN và
các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 r ất
khác nhau giữa các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm sốt R, t ế bào nào
vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào khơng vượt qua R thì đi vào q trình bi ệt

hóa.
- Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung t ử, tổng
hợp nhiều hợp chất cao phân tử, các hợp chất nhiều năng l ượng.
- Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein, hình thành thoi phân bào.
* Sự khác nhau ở các kì trung gian của các loại tế bào:
- Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên khơng có kỳ trung gian.
- Tế bào hồng cầu: khơng có nhân, khơng có khả năng phân chia nên khơng có
kỳ trung gian.
- Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suôt đời sống cơ th ể.
- Tế bào ung thư: ky trung gian rất ngắn.
Câu 7: Nói kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân
đúng hay sai?
Trả lời :
Nói kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần ngun phân là
khơng đúng, vì:
Kì trung gian gồm 3 pha (G1, S, G2) chiếm đế 90% thời gian của một chu kì
tế bào. Trong kì trung gian xảy ra các hoạt động s ống r ất m ạnh mẽ: ho ạt đ ộng
trao đổi chất, tổng hợp và phân giải các chất, hình thành các bào quan m ới, t ế
bào tăng lên về kích thước.
Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào chuẩn bị cho q trình
phân bào tiếp theo.
Câu 8: Mơ tả sự biến đổi hình thái của NST qua chu kì tế bào. Nêu ý nghĩa c ủa
sự biến đổi đó?
Trả lời:
Pha/kì

Hình thái NST

Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái



13


G1
S

G2
Kì đầu

giữa

M

Kì sau

cuối
Câu 9: So sánh nguyên phân và giảm phân?
Trả lời:
Giống nhau:
-

NST nhân đôi 1 lần

-

Đều là sự phân bào có thoi phân bào

-


Xảy ra các giai đoạn tương nhau: kì trước, kì giữa, kì sau, kì cuối

-

Đều có hiện tượng nhân đơi, đóng xoắn, tháo xoắn c ủa NST

- Đều có hiện tượng sắp xếp NST, phân li, di chuyển NST về 2 cực c ủa tế
bào
Khác nhau

Ngy
-1l
-Ở
của

Cơ chế

-Ở
thàn
xích
-Ở
của
độn
bào
-1t
tạ o
- Tế

Kết quả


14


giống nhau và giống hệt bộ NST nguồn gố khác nhau
của tế bào mẹ
Câu 10: Tại sao cây sinh sản bằng hạt lại có nhiều biến dị hơn cây sinh sản
bằng giâm, chiết, ghép?
Trả lời:
Cây sinh sản bằng hạt là hình thức sinh sản hữu tính, cây con đ ược t ạo ra
có sự kết hợp của giao tử đực và cái nhờ quá trình thụ tinh.
+
Trong quá trình tạo giao tử ở kỳ đầu có sự tiếp hợp, trao đ ổi chéo gi ữa
các cromatit trong cặp NST kép tương đồng, có thể xảy ra s ự trao đổi chéo t ạo
nên những tổ hợp gen mới.
+
Cây được tạo ra bằng hình thức giâm, chiết, ghép, là hình thức sinh sản vơ
tính nhờ cơ chế ngun phân cây con được tạo ra giống hoàn toàn v ới cây m ẹ.

Câu 11: (Đề HSG 2016 -2017)
a. Trong điều kiện: Tế bào có bộ NST bình th ường, q trình ngun phân, gi ảm
phân diễn ra bình thường. So sánh cấu trúc NST ở kì giữa của nguyên phân v ới
cấu trúc ở kì giữa của giảm phân II.
b. Tại sao trong q trình phân đơi cuả vi khu ẩn (phân bào tr ực ti ếp) khơng
cần hình thành thoi vơ sắc vẫn có thể chia đồng đều vùng nhân c ủa t ế bào m ẹ
cho 2 tế bào con?
Trả lời:
a. So sánh:
* Giống nhau:
- NST đều ở trạng thái kép.
- Các NST co xoắn cực đại.

- Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích
đạo. * Khác nhau:
- Kì giữa nguyên phân: NST gồm 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau.
- Kì giữa giảm phân II: NST có thể gồm 2 nhiễm sắc tử khác biệt nhau v ề
mặt di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.
b. Vì:
- Vùng nhân (phân tử ADN) gắn vào nếp gấp của màng sinh chất (mezoxom)
và nhân đôi.
- Sự di chuyển nếp gấp màng sinh chất về 2 bên dẫn đến phân chia đ ồng đ ều
vùng nhân cho 2 tế bào.
Câu 12: Trong quá trình nguyên phân hãy cho biết ý nghĩa của các hiện tượng sau:

1
5


a. NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và nhả xoắn tối đa vào kì cuối.
b. Màng nhân biến mất vào kì đầu và xuất hiện trở lại vào kì cu ối.
Trả lời:
a. NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và nhả xoắn tối đa vào kì cuối có
ý nghĩa:
- Vào kì sau, NST trượt về 2 cực tế bào. Vì vậy s ự đóng xo ắn c ực đ ại c ủa NST vào
kì giữa sẽ giúp cho quá trình phân li của NST v ề 2 c ực t ế bào không b ị đ ứt gãy
(tránh đột biến NST).
- Vào kì cuối, NST tháo xốn cực đại là để thực hiện chức năng. Khi tháo xoắn, các
enzim mới tiếp xúc được với phân tử ADN để thực hiện nhân đôi ADN và phiên mã.

b. Màng nhân biến mất vào kì đầu và xuất hiện trở lại vào kì cuối có ý
nghĩa:
- Sự biến mất của màng nhân là để giải phóng NST vào t ế bào ch ất đ ể NST ti ếp

xúc trực tiếp với thoi tơ vô sắc và thực hiện việc phân chia NST cho các t ế bào
con.
- Sự xuất hiện của màng nhân vào kì cuối là để bảo quản NST tr ước các tác
nhân của môi trường và để điều hòa hoạt động của các gen trên NST.
Câu 13: Tế bào của người có những hình thức phân bào nào? Vì sao được gọi
là nguyên phân? Được gọi là giảm phân?
Trả lời:
- Tế bào của người có 2 hình thức phân bào là nguyên phân và gi ảm phân.
Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân diễn ra ở t ế bào sinh
dục chín để tạo nên giao tử.
- Được gọi là nguyên phân vì tế bào con có bộ NST giữ nguyên gi ống nh ư t ế bào
mẹ.
- Được gọi là giảm phân vì tế bào con có bộ NST giảm đi một n ửa so với bộ NST
của tế bào mẹ (tế bào mẹ là 2n, tế bào con là n)
Câu 14: Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?
Trả lời:
Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao g ồm các kì:
kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của NST c ơ b ản cũng gi ống
nhau: NST co xoắn, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đ ạo, các NST
kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về một c ực của tế bào.
So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST
khơng nhân đơi, 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ( n ).
Câu 15: Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chi ều d ọc có
thể diễn ra tiếp hợp trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. S ự trao
đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến s ự hoán v ị c ủa các


gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen khơng t ương ứng. Đó chính

là cơ

16


sở tạo nên các giao thử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên li ệu cho ti ến
hoá và chọn giống.
Câu 16: Thế nào là NST kép? Thế nào là cặp NST tương đồng? Phân bi ệt NST kép
và cặp NST tương đồng.
Trả lời:
- NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST đơn. Mỗi NST kép gồm 2
cromatit giống hệt nhau và dính với nhau ở tâm động.
- Cặp NST tương đồng gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau v ề hình dạng,
kích thước, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có ngu ồn gốc t ừ m ẹ.
- Phân biệt NST kép và cặp NST tương đồng:
NST kép
- Chỉ là 1 NST gồm 2 cromatit giống
nhau, dính ở tâm động.
- Mang tính chất 1 nguồn gốc.
- 2 cromatit hoạt động như một thể
thống nhất

2. Dạng câu hỏi bài tập
Dạng 1: Bài tập về nguyên phân
Bài 1: Có 1 tế bào của người tiến hành nguyên phân 3 lần. Hãy xác đ ịnh:
a. Số tế bào con được tạo ra.

17



b. Số NST có trong tất cả các tế bào con.
c. Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân.
Hướng dẫn giải
a. Số tế bào con tạo ra là: 23 = 8 tế bào.
b. Bộ NST người 2n = 46, mỗi tế bào đều có bộ NST 2n = 46
=> Số NST có trong tất cả các tế bào con = 8 . 2n = 8 . 46 = 368 NST.
c. Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân = tổng s ố NST có
trong các tế bào con – số NST có trong tế bào ban đầu = 8 . 46 – 46 = 322 NST.

Bài 2: Một tế bào của Ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 l ần. Hãy
xác định:
a. Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân.
b. Số NST có trong tất cả các tế bào khi đang ở kì giữa của lần nguyên phân th ứ 3.
Hướng dẫn giải
a. Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân = 8 . (2 5 - 1) =
248 b. – Số tế bào đang ở kì giữa của lần nguyên phân th ứ 3 = 2 2 = 4
tế bào.
- Ở kì giữa của nguyên phân, mỗi tế bào của Ruồi giấm có số NST là 2n kép 8.
- Số NST có trong tất cả các tế bào khi đang ở kì giữa của l ần th ứ 3 = 8 . 4 = 32
Bài 3: Có 10 hợp tử cùng lồi, ngun phân một số lần bằng nhau và đã s ử d ụng
của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các
tế bào con được tạo thành, số NST được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên li ệu mơi
trường là 2400.
a. Xác định bộ NST của lồi.
b. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên.
c. Số thoi vơ sắc xuất hiện trong q trình ngun phân.
Hướng dẫn giải
a. Bộ NST của loài
Gọi k là số lần ngun phân của lồi. Ta có:
Số NST mơi trường cung cấp = 2n . 10 (2k - 1) = 2480 => 2n. (2k - 1) = 248 (1)

Số NST hoàn toàn mới: 2n . 10 (2k - 2) = 2400 => 2n . (2k - 2) = 240 (2)
Từ (1) và (2) ta có 2n = 8 => Lồi sinh vật này là Ru ồi giấm.
b. Từ (1) 2n. (2k - 1) = 248 => 8.(2k - 1) = 248 => 2k = 32 => k = 5
Mỗi hợp tử nguyên phân 5 lần.
c. Số thoi vô sắc

18


- Mỗi tế bào phân chia có 1 thoi vơ sắc nên số thoi vô sắc xu ất hiện b ằng số
lượt tế bào làm mẹ.
- Số tế bào làm mẹ = số thoi vô sắc = 10 . (2k - 1) = 10 . (25 - 1) = 310
Bài 4: Ở một tế bào của một loài đang nguyên phân, các NST đang xếp thành 1
hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vơ s ắc, t ổng số NST trong t ế bào là
6 NST. Hãy cho biết:
a. Tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?
b. Bộ NST lưỡng bội của loài
Hướng dẫn giải
a. Các NST đang xếp 1 hàng nên tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.
b. Khi tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân thì số NST của t ế bào b ằng s ố NST
của loài => Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 6.
Dạng 2: Tế bào sinh dục sơ khai
Bài 1: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với s ố l ần nh ư nhau ở vùng
sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các t ế bào con đ ến
vùng chín giảm phân đã địi hỏi mơi trường tế bào cung c ấp thêm 2560 nhi ễm s ắc
thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và t ạo ra 128 h ợp t ử. Bi ết khơng
có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của lồi đó
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?

Hướng dẫn giải
a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhi ễm s ắc
thể lưỡng bội của lồi, ta có:

{2n(2x−1)10=2480¿¿¿¿
2n.2x.10 = 2560  x = 5
b. Số tế bào con sinh ra: 320
Số giao tử tham gia thụ tinh:
1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử:

320

= 4 => là con đực

19


Bài 2: Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa
hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, cịn trứng khơng đ ược th ụ tinh thì n ở
thành ong đực.
Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được th ụ tinh và tr ứng
không được thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là n ở thành ong
thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đ ực, các tr ường h ợp cịn
lại đều khơng nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong th ợ và ong đ ực nói trên
chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong th ợ con.
a. Tìm số ong thợ con và số ong đực con.
b. Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?
c. Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các tr ứng chi ếm 1% so v ới t ổng
số tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và t ế bào tr ứng b ị

tiêu biến là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a. Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x
Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96
b. Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) =
6160 c. Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến
- Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng
- Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000
- Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 tr ứng
- Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64
- Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200
-

Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến:
(32 x 1200) + 16(64 + 594000) = 9543424 NST

Bài 3: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài th ực hiện nguyên phân liên ti ếp m ột
số đợt địi hỏi mơi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 nhi ễm s ắc
thể (NST) đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cu ối cùng đ ều gi ảm
phân bình thường tạo 128 tinh trùng ch ứa NST Y.
a. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai?
b. Xác định bộ NST 2n của loài?
c. Trong q trình ngun phân đó có bao nhiêu thoi tơ vơ s ắc đ ược hình
thành?
d. Tính số lượng NST đơn mơi trường cung cấp cho tồn b ộ quá trình t ạo
giao tử từ 1 tế bào sinh dục sơ khai

20



e. Có bao nhiêu kiểu sắp xếp của các NST kép trên mặt phẳng xích đ ạo c ủa
thoi vơ sắc ở kì giữa 1 phân bào giảm nhiễm.
Hướng dẫn giải
Số đợt nguyên phân:
Số tinh trùng mang NST Y = tinh trùng mang NST
X = 128 Tổng số tinh trùng tạo thành: 128 × 2 = 256

4

256 =64

Số TB sinh tinh:
Số đợt nguyên phân: Gọi K là số đợt nguyên

phân 2k = 64 → k = 6
Bộ NST 2n: (26-1) × 2n = 504 → 2n = 8
-

Số thoi vô sắc hình thành: 26 – 1 = 63
-

Số NST mơi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ

khai tạo giao tử: (26-1 + 1) × 8 = 1016
-

Số kiểu sắp xếp là: 8 kiểu sắp xếp.

Bài 4: 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên ti ếp một s ố đ ợt địi h ỏi
mơi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn m ới t ương

đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh tr ưởng b ước vào vùng chín, gi ảm
phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung c ấp thêm nguyên li ệu t ạo
nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 h ợp t ử l ưỡng
bội bình thường.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của lồi?
b. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên?
c. Các hợp tử được chia thành hai nhóm A và B có s ố l ượng b ằng nhau. M ỗi
hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 l ần s ố đợt nguyên phân trong
nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có s ố đợt nguyên phân b ằng nhau. T ổng s ố
NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra t ừ 2 nhóm b ằng 10240 NST đ ơn
lúc chưa nhân đơi. Tìm số đợt ngun phân của mỗi h ợp t ử trong m ỗi nhóm t ế
bào?
Hướng dẫn giải
a. Ở vùng chín mỗi tế bào sinh dục có một lần nhân đơi NST ở kì trung gian c ủa
lần phân bào I nên số lượng NST cung cấp bằng số lượng NST có trong t ế bào
ban đầu trước khi bước vào giảm phân. Suy ra số lượng NST đơn có trong các t ế
bào trước khi thực hiện giảm phân là 2560 NST đơn.
- Số lượng NST đơn có trong 10 tế bào sinh dục s ơ khai là 2560 – 2480 = 80
80
- Bộ NST lưỡng bội của loài 2n =

10

b. Với hiệu suất thụ tinh 10% để tạo ra 128 hợp tử thì số lượng giao t ử c ần ph ải
có:


×