Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề lãnh tụ hồ chí minh dẫn dắt cách mạng viêt nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.01 KB, 20 trang )

Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

Mơn: Lịch sử

LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH DẪN DẮT CÁCH MẠNG VIÊT NAM ĐI THEO
CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN
Tác giả: Nguyễn thị Hải Yến- Trường THCS Tiền Châu
Dành cho đối tượng: Học sinh giỏi THCS
Thời lượng: 6 tiết
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, vì kết quả học
sinh giỏi hằng năm là một trong những tiêu chí để bình xét thi đua cho mỗi cá nhân và tập thể
trường. Kết quả học sinh giỏi còn tạo lòng tin với phụ huynh và là cơ sở tốt để xã hội hố giáo
dục.
Lịch sử là mơn học nghiên cứu về quá khứ, gồm những vấn đề về quá khứ của thế giói
và của Việt nam. Là giáo viên dạy lịch sử đã lâu năm tôi nhận thấy học sinh hiện nay không
chú ý đến môn học này và các kiến thức về lịch sử của dân tộc. Đó là thực trạng đáng buồn.
Qua các kì thi học sinh giỏi mơn lịch sử của các thí sinh, tơi nhận thấy điếm của các em rất
khiêm tốn. Làm thế nào để cải thiện số điểm qua các kì thi của môn lịch sử? Làm thế nào để
học sinh hiếu rõ hơn về lịch sử dân tộc? Hiểu và yêu quí những danh nhân lịch sử? Đó là những
trăn trở trong tôi.
Nhân dịp kỉ niệm 122 năm ngày sinh nhật Bác và 82 năm ngày thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam, là một giáo viên giảng dạy lịch sử, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm tun
truyền và giúp học sinh kính yêu và biết ơn Đảng và Bác Hồ bằng chính cơng việc giảng dạy
86


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng


Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

của mình. Các kiến thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trường THCS khơng nhiều nhưng rất
quan trọng vì nó liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Người – vị lãnh tụ kính yêu của dân
tộc – một chiến sĩ cách mạng – một danh nhân văn hố của thế giới. Vì vậy để hiểu một cách
sâu sắc về than thế và sự nghiệp của Người với cách mạng nước ta và để làm tốt những câu hỏi
có liên quan đến Người trong các kì thi học sinh giỏi là một điều khơng hề đơn giản. Xuất phát
từ lí do trên tơi đã chọn đề tài ''Lãnh tụ Hồ chí minh dẫn dắt cách mạng Viêt Nam đi theo
con đường cách mạng vô sản''
Như chúng ta đã biết: Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hệ thống
chặt chẽ và hết sức phong phú. Trong suốt cuộc đời hoạt động của Người, từ khi ra đi tìm
đường cứu nước, đến khi trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Người đã để lại cho toàn
Đảng, toàn dân ta những dấu ấn bằng những sự kiện đầy ắp ý nghĩa về thân thế và sự nghiệp
của một vị lãnh tụ muôn vàn kính u của dân tộc.
Vì vậy việc gảng dạy các vấn đề trong chương trình phổ thơng có liên quan đến thân thế
và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cho mỗi chúng ta nhiều điều phải trăn trở vì:
Trong nhận thức một số người cho rằng đây là mmột vấn đề dễ dàng vì một lẽ Bác rất
gần chúng ta, luôn ở bên cạnh chúng ta. Là người Việt Nam không ai không biết về công lao và
sự nghiệp của Người.
Đối với tôi, khi giảng dạy về thân thế và sự nghiệp của Người là một vấn đề không hề
đơn giản về mặt khoa học. Vì làm sao để bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, trong một thời gian
hạn hẹp với đối tượng là học sinh phổ thông, người giáo viên giảng dạy lịch sử phải đạt dược
mục đích là làm cho Bác sống mãi với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng, bồi dưỡng và nâng

87


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng

Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

cao lịng biết ơn vơ hạn cơng lao của Bác trong các em học sinh hôm nay và cũng hướng các
em luôn sống và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại qua bài giảng.
II- NỘI DUNG
Như chúng ta đã biết, vào giữa thập kỉ 80 của thế kỉ XX chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và
các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng, và đến đầu năm 90 của thế kỉ XX thì
CNXH ở Đông Âu và Liên xô đã tan vỡ. Trong thời gian đó sự nghiệp xây dựng CNCH ở nước
ta cũng bộc lộ những thiếu sót và sai lầm.
Cuộc khủng hoảng và tan vỡ của hệ thống các nước XHCN đã bị phê phán từ nhiều
phía, thậm chí trong cả hàng ngũ những người cộng sản. Trước tình hình đó, điều đặc biệt có ý
nghĩa quan trọng là Đảng và nhà nước ta đã khẳng định thông qua Đại hội toàn quốc lần thứ
VII là '' Đảng và nhân dân ta quyết tâm khơng gì lay chuyển được con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội – con dường mà Bác Hồ đã lựa chọn . Đó là con đường duy nhất đúng đắn''
Đối với lịch sử cách mạng Việt Nam, sự kiện Nguyễn Tất Thành đi Tìm dường cứu nước
, đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm thấy con đường cách mạng vô sản và sự kiên Người
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, chuẩn bị tư tưởng, tổ chức để thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam là những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trên con đường phát
triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy việc lựa chọn chủ đề '' Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dẫn dắt
cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản '' không chỉ có giá trị khoa học mà
cịn có ý nghĩa thực tiễn to lớn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động ''Học
tập theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh''.
1. Điều kiện Lịch sử diễn ra sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam

88


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng

Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ thất của Pháp ở Việt Nam những năm 1897-1913
đã làm cho xã hội Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa phong kiến theo kinh tế tư bản chủ
nghĩa nhưng vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến lạc hậu. Hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội
Việt Nam là dân tộc và dân chủ đặt ra yêu cầu cần được giải quyết. Vậy là trên đất nước ta đã
có một nền kinh tế TBCN của giai cấp tư sản Pháp và tư sản dân tộc nước ta. Mặt khác, lúc bấy
giờ các nước châu Á như: Nhật bản , Ấn Độ…đều muốn đi theo con đường cách mạng tư sản,
muốn tổ chức xã hội theo những nguyên tắc dân chủ, dân quyền theo chủ nghĩa tư bản Âu –
Mĩ.
Trong khi đó , phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta từ phong trào Đông Du của Phan
Bội Châu, Duy Tân của Phan Chu Trinh hay Đông kinh nghĩa thục của Lương Văn Can, Huỳnh
Thúc Kháng đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản và đều thất bại. Bởi vì khơng giành được
chủ quyền dân tộc thì khơng thể nói đến dân chủ tự do được. Do đó muốn đổi mới đất nước,
muốn dân tộc Việt Nam tiến kịp nền văn minh thế giới thì trước hết Việt Nam phải giành được
độc lập dân tộc.
Nhưng để giành được độc lập tự do thì người Việt Nam vấp phải một vấn đề lớn tưởng
chừng không thể vượt qua được là: Làm thế nào để đánh đuổi được đế quốc xâm lược ra khỏi
đất nước khi mà kinh tế TBCN đã ăn sâu và bám chắc và có một bộ máy chính quyền đơ hộ cai
trị rất đồ sộ? Và nhất là sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc thì Hội quốc liên ra đời
(năm 1919). Nghĩa là lúc đó chủ nghĩa tư bản đã liên kết với nhau thành một hệ thống thế giới.
Nếu đánh Pháp nghĩa là đụng đến cả hệ thống TBCN. Trong tình hình đó biết làm thế nào?
Nhưng cũng vào lúc đó, cách mạng XHCN tháng Mười ở Nga đã thành công – một nhà
nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời đã trở thành hiện thực. Cùng với việc Hội Quốc liên
89


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng

Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

thành lập thì một tổ chức mang tính quốc tế của giai cấp vơ sản cũng ra đời. Đó là Quốc tế
cộng sản (Quốc tế thứ ba) được ra đời vào tháng 3/1919. Quốc tế cộng sản đã kêu gọi tất cả các
nước thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên qui mơ tồn cầu. Vì vậy, Quốc tế cộng
sản đã huy động tất cả các nước thuộc địa đi vào sự nghiệp đấu tranh với khẩu hiệu ''Vơ sản
tồn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hợp lại !'' . Với lời kêu gọi trên thì cuộc đấu tranh
chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc của Việt Nam cũng là một phần trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc của Quốc tế cộng sản. Như vậy, thời gian này thế giới đã bị
phân chia thành hai hệ thống: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Dân tộc Việt Nam muốn
mưu cầu độc lập thì phải lựa chọn một trong hai hệ thống đó Trong hồn cảnh này thì Nguyễn
Ái Quốc – Lãnh tụ trẻ tuổi của cách mạng Việt Nam đã lựa chọn Quốc tế cộng sản và trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra lúc này là: Vây lúc đó Việt Nam có thể lựa chọn con đường
nào khác được không? Với câu hỏi này ta phải nắm chắc phương pháp luận sử học để giải
thích.
Đối với phong trào Cần vương (1885-1895). Khi vua Hàm Nghi đang còn với danh nghĩa là
người lãnh đạo phong trào thì những sỹ phu phong kiến Việt Nam lúc đó đã kiên quyết chống
Pháp để đưa Hàm Nghi lên ngôi về Huế cai trị muôn dân như cũ. Nhưng khi vua Hàm Nghi bị
bắt, các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào như: khởi nghĩa Bãi sậy của Nguyễn Thiện
Thuật, khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Bành, Đinh Cơng Tráng hay khởi nghĩa Hương Khê của
Phan Đình Phùng và Cao Thắng đều bị thực dân Pháp đàn áp thì những sỹ phu phong kiến Việt
Nam lúc bấy giờ không biết dựng ngọn cờ nào và thực tế họ cũng không muốn dựng lại nhà
Nguyễn nữa. Trơng về q khứ thì họ cũng khơng cịn là thời kì Bà Trưng, Bà Triệu, đất nước
90


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng

Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

không phải là thời anh hùng phong kiến làm nên sự nghiệp. Chính những sỹ phu đó cũng
muốn đoạn tuyệt với hiện tại đang tàn tạ mà nhà Nguyễn đã dựng lên. Nhưng muốn vươn lên
khỏi sự tàn tạ ấy thì họ lại chưa đủ sức. Đó là sự thể hiện bi kịch trong giới sỹ phu Việt Nam
cuối thế kỷ XIX. Phong trào Cần Vương kết thúc có nghĩa là sự thất bại và bất lực của ý thức
hệ phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử.
Đầu thế kỷ XX lịch sử dân tộc chứng kiến phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng dân chủ tư sản gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
được thể hiện qua các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân… Phan Bội
Châu chủ trương giải phóng dân tộc rồi mới thay đổi xã hội, cịn Phan Chu Trinh thì chủ trương
làm cho đất nước thay đổi thì mới có thể mưu cầu độc lập. Cả hai xu hướng: xu hướng bạo
động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh cuối cùng đều bị thất bại.
Thực tế chứng minh rằng các tổ chức dựa vào đế quốc để giành được độc lập thì đó là
điều khơng tưởng, mà cải lương với Pháp cũng không bao giờ thành cơng vì mất nước mà địi
dân quyền, dân chủ thì khơng bao giờ có được.
Như vậy, thực tế cho thấy chỉ có con đường chống Pháp, đánh Pháp và đi theo con
đường cách mạng vơ sản thì cách mạng Việt Nam mới có thể đạt được nguyện vọng của mình.
Điều quan trọng là: Ai sẽ chọn con đường đó? Và người trí thức trẻ quuê ở Nghệ An sau bao
nhiêu năm lặn lội trăn trở đã quyết định hướng cách mạng Việt Nam theo con đường cách
mạng vô sản. Đó là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Người
đã khẳng định: '' Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi
con đường cách mạng vơ sản''. ( Hồ Chí Minh tồn tập- Tập 1- Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Hà Nội 1995. Tr 9 )
91


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng

Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

Như vậy, sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc là nhằm mở đường cho một xã hội phát triển
chứ không phải là quay trở lại con đường đau khổ mà nhân dân ta đã phải trải qua. Sau này các
học giả khó tính nhất cũng phải thừa nhận là những năm 20 của thế kỷ XX, sự lựa chọn trên
của Nguyễn Ái Quốc là có căn cứ, có thực tế, do lịch sử qui định và là sự lựa chọn của lịch sử.

2. Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

2.1. Sự lựa chọn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Là một người lao động, hành trang khơng gì khác ngồi tinh thần u nước vơ bờ bến,
Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911 tại bến cảng Nhà
Rồng sau sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân của các
thế hệ đi trước đầu thế kỉ XX. Lúc đó, tình hình xã hội Việt Nam như một đêm đen!
Tại sao Nguyễn Tất Thành lại đi sang Pháp? Các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Nguyễn
Tất Thành chủ trương cứu con người trước cứư nước. Vì khi học ở trường Quốc học Huế, qua
những bài giảng của thầy giáo người Pháp, qua báo chí, Nguyễn Tất Thành suy nghĩ đến: ''tự
do, bình đẳng, bác ái" . Khác với mọi người, Nguyễn Tất Thành dã suy nghĩ rất nhiều đến việc
cái gì là thực chất của “tự do, bình đẳng, bác ái”? Ẩn chứa sau nó là cái gì? Và Nguyễn Tất
Thành muốn xem cái bi kịch và cái nghịch lí rằng: Nơi sinh ra tự do, bình đẳng, bác ái, nơi sinh
ra tun ngơn nhân quyền, dân quyền lại cũng là nơi đẻ ra ách đô hộ thực dân. Vì vậy Nguyễn
Tất Thành đã từ chối việc sang Nhật để tìm đường cứu nước như Phan Bội Châu.

92


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

Vừa đặt chân lên cảng Mac xây ( Pháp), Người đã thấy ở Pháp cũng có người nghèo khổ
như ở Việt Nam, và trên nước Pháp giai cấp tư sản cũng tàn ác như ở Việt Nam. Một điều
không thể ngờ là trên nước Pháp lại tồn tại hai nước Pháp: Một nước Pháp của giai cấp tư sản
giàu có và một nước Pháp của những người lao động nghèo khổ.
Sau khi quan sát cuộc sống của những người lao động nghèo khổ ở Châu Á, Châu Âu và
Châu Mĩ, nhất là chứng kiến cuộc sống của những người da đen, Nguyễn Tất Thành đã khái
quát thành một nhận xét quan trọng đầu tiên để phân biệt rõ bạn – thù là: Ở đâu cũng chỉ có hai
loại người là thiểu số đi áp bức bóc lột, còn đại đa số quần chúng nhân dân lao động là những
người bị áp bức bóc lột. Như vậy, khác với Phan Bội Châu trước kia hình thành bạn- thù trên tư
tưởng đồng văn, đồng chủng, đồng châu, Nguyễn Ái Quốc hình thành bạn và thù trên quan
điểm giai cấp.
Năm 1918 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, lúc đó phong trào cơng nhân Pháp đang có
những chuyển biến quan trọng: Xác định cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp cơng nhân Pháp
có thái độ như thế nào với cách mạng tháng Mười Nga, xác định xem ý nghĩa của cách mạng
Nga xem cách mạng này có ý nghĩa chỉ với nước Nga hay có ý nghĩa tồn thế giới? Nếu có ý
nghĩa tồn thế giới thì phải đấu tranh cho chính phủ Pháp cơng nhậ nước Nga mới, đồng thời
phản đối các lực lượng phản động có những hoạt động nhằm bóp chết cách mạng XHCN cịn
non trẻ ở Nga.
Trước những biến động đó, tại Pháp, Người đã lăn lộn trong phong trào công nhân.
Người vừa được tiếp nhận để trưởng thành, vừa có những đóng góp cho phong trào công nhân
Pháp. Được sự giúp đỡ của các đồng chí cơng nhân Pháp, Nguyễn Tất Thành đã gia nhập đảng
Xã hội Pháp (năm 1919) –một đảng tiến bộ dân chủ chống lại các chính sách áp bức bóc lột của
93


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

thực dân Pháp ở thuộc địa. Và ngày 18/6/1919 nhân dịp các nước thắng trận trong chiến tranh
thế giới thứ nhất họp hội nghị ở Vec xai, Người đã thay mặt những nười Việt Nam yêu nước ở
Pháp gửi tới Hội nghị bản: '' Yêu sách của nhân dân An Nam'' nổi tiếng để đòi quyền lợi cho
các dân tộc ở Đơng Dương và kí tên là Nguyễn Ái Quốc. Trong bữa tiệc của những kẻ chiến
thắng, bản yêu sách đã không được bọn đế quốc chấp nhận nhưng bản yêu sách và cái tên
Nguyễn Ái Quốc đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận và Việt Kiều. Từ đây, Nguyễn Ái
Quốc đã rút ra bài học quan trọng là: Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình chủ yếu phải do mình
chứ khơng phải chủ yếu dựa vào bên ngoài.
Cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế cộng sản là những sự
kiện quan trọng ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới và Nguyễn Ái Quốc. Tháng
7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của V. I. Lê nin đăng trên báo Nhân đạo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng
sản Pháp. Người cảm thấy vơ cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang đứng
trước quần chúng: '' Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta! Đây
là con đường giải phóng cho chúng ta! ''. Sau khi nghiên cứu kĩ luận cương của Lê nin, Người
đã hoàn toàn tin theo Lê nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy cho dân tộc Việt Nam con đường cứu nước đúng
đắn. Con đường đó là muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản – con đường của cách mạng tháng Mười. Từ suy nghĩ, Người đã biến
thành hành động cụ thể. Đó là tháng 12/1920 tại Đại hội của đảng Xã hội Pháp họp ở thành
Tua, Nguyễn Ái Quốc đã tán thành đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước nhảy vọt trong quá trình chuyển biến
94


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc; từ một người yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
- con đường đấu tranh giải phóng dân tộc gắn với chủ nghĩa Mác Lê nin – chủ nghĩa vô sản.
2.2. Sự lựa chọn của cách mạng Việt Nam
Từ việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin, Nguyễn Ái Quốc thấy tầm quan trọng của tổ
chức Đảng Cộng sản. Người thấy rằng : Muốn làm cách mạng thành công phải thành lập ở Việt
Nam một Đảng Cộng sản, nhưng việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam là một q trình từ
thấp đến cao khơng thể nơn nóng được.
Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tìm hiểu , nghiên cứu ,
học tập và ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam và các thuộc địa khác .
Những nỗ lực phi thường của Người khi hoạt động trên đất Pháp từ năm 1921 đến giữa năm
1923, ở Liên xô từ giữa năm 1923 đến cuối năm 1924 , ở Trung Quốc từ đầu năm 1925 đến
năm 1927 . Qua các sách báo, các bài phát biểu và đặc biệt là qua các tác phẩm : '' Bản án chế
độ thực dân Pháp '' , '' Đường cách mệnh '' ……Người từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê
nin vào Việt Nam góp phần xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vơ sản ở Việt Nam và đó cũng là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho việc
thành lập một chính Đảng vơ sản của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
Người đã dùng các phương tiện sách , báo để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào trong
nước. Tháng 6/1925 , Người lập ra tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên và thơng qua tổ
chức này đẩy mạnh hơn nữa q trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào nước ta , đẩy
mạnh quá trình chuẩn bị tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Nhờ q trình tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin của Người và những đồng chí cách
95


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

mạng khác, năm 1928 – 1929 chủ nghĩa Mác –Lê nin kết hợp với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước đã tạo nên một làn sóng cách mạng mạnh mẽ chưa từng có ở Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam lúc đó đã làm xuất hiện ba tổ chức
cộng sản vào cuối năm 1929. Đó là: Đơng Dương cộng sản đảng , An Nam cộng sản đảng và
Đông Dương cộng sản liên đoàn. Sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản tuy đáp ứng được đòi hỏi
bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản , nhưng trong một
nước lại có tới ba tổ chức cộng sản thì tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Những mâu thuẫn giữa
các tổ chức Cộng sản sẽ làm cho tư tưởng , tổ chức cách mạng Việt Nam bị phân tán, lực lượng
cách mạng Việt Nam bị phân chia, điều đó chỉ có lợi cho kẻ thù của cách mạng.
Lúc này , lịch sử đặt ra một yêu cầu mới là : Phải thống nhất ba tổ chức cộng sản nói
trên để hành lập ra một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Vậy ai sẽ là người có thể đảm
đương cơng việc thống nhất ba tổ chức Cộng sản đó ? Lúc này khơng có ai khác ngồi Nguyễn
Ái Quốc. Vì chỉ có Người mới có đủ uy tín, tài năng và tầm nhìn xa để thống nhất ba tổ chức
cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin –
tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở
Việt Nam. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp
công nhân và cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng
hoảng về vai trị và đường lối cách mạng của Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam thuộc
quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội quân tiên phong là Đảng Cộng sản.
Cũng từ đây, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Đảng Cộng

96


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho bước phát triển
nhảy vọt của dân tộc Việt Nam sau này.
4. Vậy đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng Việt Nam thu được những
thành quả gì?
Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam đã
cống hiến tồn bộ trí tuệ, sức lực của mình cho dân tộc, Người đã lãnh đạo tài tình con đường
cách mạng của dân tộc trải qua các thời kì lịch sử.
Trải qua cuộc hành trình đầy gian khổ, bằng những cuộc khảo sát thực tế trên nhiều lục
địa, Người đã lựa chọn được con đường cứu nước mới cho dân tộc bằng câu nói nổi tiếng:
''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ
sản ''
Sau khi tìm được con đường cứu nước mới, Người đã tích cực đào tạo cán bộ cách mạng,
lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, chuẩn bị về
tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản (3/2/1930), Người đã soạn thảo cương
lĩnh chính trị - đó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo dẫn đường
cho Đảng và nhân dân ta, là kim chỉ nam cho cách mạng nước ta trong thời gian đó và suốt
trong các thời kì cách mạng tiếp theo của dân tộc.
Từ năm 1930 – 1940 Người hoạt động ở nước ngoài nhưng vẫn theo dõi sát sao tình
hình trong nước và thường xuyên chỉ đạo những hoạt động cách mạng ở trong nước. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, một phong trào cách mạng đã bùng lên trong tầng lớp công nhân và nông
dân. Phong trào đã đạt đến đỉnh cao: Xô viết Nghệ- Tĩnh. Tại đây, quần chúng cách mạng đã
thực hiện quyền làn chủ, đứng ra quản lí đời sống của mình và thực hiện chức năng của chính
97


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

quyền cách mạng ở nông thôn. Lần đầu tiên nhân dân thực sự nắm chính quyền. Phong trào
cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để
chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
Trong phong trào dân chủ công khai (1936 – 1939) Đảng đã giáo dục và xây dựng được
đội ngũ chính trị to lớn ở nông thôn cũng như thành thị để địi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo
và hồ bình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh thời kì này rất phong phú như:
các hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai nửa cơng khai. Mít tinh, biểu tình,
đấu tranh ở nghị trường và trên báo chí…. Qua phong trào cách mạng này, uy tín và ảnh hưởng
của Đảng được nâng cao trình độ công tác của cán bộ, Đảng viên nâng lên rõ rệt, đội ngũ cán
bộ cách mạng dày dạn kinh nghiệm ngày càng đông đảo. Đây thực sự là cuộc diễn tập lần thứ
hai của nhân dân ta để chuẩn bị cho thành công của cách mạng tháng Tám.
Ngày 28/1/1941, Người từ Trung Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và chủ
trì Hội nghị Trung ương (5/1941) tại Pắc Bó (Cao Bằng ), Hội nghị đã xác định kẻ thù chính
của nhân dân là phát xít Nhật, đế quốc Pháp và các lực lượng phản cách mạng tay sai của
chúng. Người sáng lập ra Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) để '' Liên hiệp tất thảy các giới đồng
bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, khơng phân biệt tơn giáo và xu
hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn '' (Trích Văn kiện
Đảng (1930-1945) tập III BNCLSĐTƯ xuất bản, Hà nội năm 1977 trang 436), công bố chương
trình cứu nước và kêu gọi tồn dân đồn kết đánh đuổi Nhật – Pháp, xây dựng lực lượng vũ
trang cách mạng ( 22/12/1944), căn cứ địa cách mạng để chẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Người đã
triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (14/8/1945) và Đại hội Quốc dân
(16/8/1945) để quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Dưới sự lãnh
98


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa long
trời lở đất vào tháng 8/1945, giành thắng lợi, giành lại nền độc lập dân tộc mà thời Tự Đức đã
đánh mất. Để sáng ngày mùng 2/9/1945 trước cuộc mít tinh của hàng chục vạn người ở quảng
trường Ba Đình – Hà nội Người đã dõng dạc tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới sự ra
đời của nước Việt Nam mới – nước Việt Nam dân chủ cộng hoà – Nhà nước Dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Cách mạng thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ đã phải đối phó với
những thử thách nghiên trọng do thù trong, giặc ngồi và những hậu quả của chính quyền cũ để
lại. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương sáng suốt, tài tình để giải quyết những
khó khăn và có sách lược hồ hỗn với kẻ thù, tranh thủ thời gian củng cố chính quyền và xây
dựng lực lượng sẵn sang cho cuộc chiến đấu đầy gian khổ mà ta biết chắc không thể tránh khỏi.
Ngày 19/12/1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến: tồn dân, tồn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.
Chính vì có đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo nên ta đã đánh bại chiến lược đánh
nhanh thắng nhanh của Pháp bằng chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947, chiến thắng Biên
giới năm 1950 để giành quền chủ động trên chiến trường và đặc biệt là chiến cuộc Đông Xuân
năm 1953 -1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu
để buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ- ne- vơ lập lại hồ bình cho miền Bắc.
Sau khi hiệp định Giơ- ne -vơ được kí kết, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền
với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
miền Bắc đã tiến hành cơng cuộc cách mạng XHCN làm cơ sở vững chắc cho miền Nam, còn

99


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.
Tuy đất nước bị chia cắt làm hai miền nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tich Hồ
Chí Minh, nhân dân hai miền Nam Bắc đã đạt được những thành tích như: miền Bắc vừa sản
xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa chi viên cho miền Nam. Còn miền
Nam đấu tranh để giữ gìn lực lượng, tiến hành Đồng khởi (1960) và đánh bại các chiến lược
chiến tranh của Mĩ như: chiến lược Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), chiến lược
Chiến tranh cục bộ (1965-1968), Chiến lược Việt Nam hố chiến tranh(1969-1973). Cuộc tổng
tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã giành thắng lợi hoàn tồn, thống nhất đất nước,
giành lại non song gấm vóc cho dân tộc mở ra kỉ nguyên mới – kỉ nguyên cả nước thống nhất
đi lên CNXH.
Công cuộc đổi mới của ta từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã được tiến
hành. Bên cạnh những khó khăn, thử thách, tồn tại còn nhiều, nhưng chúng ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng: Giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối
ngoại, tạo tiền đề đưa đất nước bước sang thời kì phát triển mới – thời kì cơng nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
5. Một vấn đề được đặt ra và được một số người quan tâm là: Khi điều kiện thế giới
thay đổi, Việt Nam có nên thay đổi sự lựa chọn của mình khơng?
Vấn đề này rất nhạy cảm và mang tính thời sự. Người giáo viên dạy lịch sử phải theo sát
tình hình thế giới và trong nước, phải nắm chắc các chủ trương chính sách của Đảng để phân
tích.

100


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

Ngày nay trước những biến động lớn lao của nhân loại, điều kiện thế giới có nhiều thay
đổi. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão,
cuốn hút tất cả các nước ở các mức độ khác nhau. Cuộc cách mạng này vừa tạo cơ hội tốt cho
các nước phát triển nhưng cũng đầy thử thách với các nước lạc hậu. Trong quá trình hình thành
và phát triển, Liên xô và các nước XHCN đã đạt được một số thành tựu như xây dựng nền dân
chủ, chống chủ nghĩa phát xít, phát triển kinh tế, văn hố mang tính nhân văn … Nhưng do duy
trì q lâu một mơ hình cũ, lại chậm trễ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ
nên các nước XHCN ở Đông Âu và Liên xô đã rơi vào khủng hoảng và tan rã.
Trên thực tế, học sinh thấy rất rõ chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại và vẫn cịn có tiềm năng
phát triển, đặc biệt là về kinh tế nhờ biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, và có
sự điều chỉnh về mặt xã hội. Như đã trình bày ở trên, đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đối
với học sinh ở lớp đại trà, chúng ta không nhất thiết phải giải thích câu hỏi này. Nhưng đây là
lớp bồi dưỡng học sinh giỏi nên giáo viên nhất định phải giải thích cho học sinh hiểu để học
sinh làm bài tốt những câu hỏi có liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Hiện nay chúng ta thấy, Công cuộc đổi mới của Đảng từ tháng 12/1986 đã khẳng định:
''Đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là lầm thay đổi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã
hội, mà làm cho mục tiêu chủ nghĩa xã hội được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm
đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức và bước đi thích hợp''. Quan điểm đó
Đảng ta vẫn giữ nguyên suốt từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và được bổ sung điều chỉnh
qua các kì Đại hội tiếp theo và gần đây nhất là kì Đại hội lần thứ XI vừa diễn ra vào năm 2011.
Tại đại hội lần thứ VII (6/1991) Đảng ta đã khẳng định: ''Toàn Đảng toàn dân quyết tâm nắm
101


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản


Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

vững ngọn cờ độc lập và chủ nghĩa xã hội, ngọn vờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng đã trao lại cho thế hệ hơm nay và mai sau. Đó là con đường duy nhất đúng đắn.'' (Trích
văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII. Nhà xuất bản sự thật Hà nội năm 1991 trang
168). Do vậy một số người vẫn đang mơ hồ, dao động và ảo tưởng về CNTB cần phải xem xét
lại vì CNXH hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách, bọn đế quốc đang tìm cách để
can thiệp vào chủ quyền của một số nước bằng những con đường khác nhau vì vậy chúng ta
phải không ngừng cảnh giác bằng những hoạt động cụ thể như: Giữ gìn hồ bình, đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - văn hố làm cho dân giàu, nước mạnh,
xã hội cơng bằng dân chủ văn minh.
Như vậy ''Đặc điểm nổi bật trong cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go và phức tạp
của nhân dân các nước vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mặc dù hiện nay
chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại và chủ nghĩa xã hội hiện đang đứng trước những khó khăn thử
thách, song lồi người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chế độ xã hội chủ nghĩa vì đó là qui luật
tiến hố khách quan của lịch sử.'' (Trích trong Đảng cộng sản Việt Nam, cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH. Nhà xuất bản Sự thật Hà nội năm 1991). Chính vì giữ
vững quan điểm như trên, nên ta thấy trong các kì đại hội Đảng kế tiếp, Đảng ta vẫn khẳng
định đất nước ta kiên định con đường XHCN, coi đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, chống
mọi sự mơ hồ, dao động và ảo tưởng của một số kẻ phản động trong và ngoài nước. Chế độ xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta kiên trì đi theo là chế độ XHCN mang đặc điểm Việt Nam với
những đặc trưng cơ bản mang đậm nét dân tộc và nhân dân. Những phương hướng chỉ đạo xây
dựng đất nước được Đảng nêu ra trong các cương lĩnh đều hướng tới một xã hội làm sao để
dân giàu, nước mạnh có thể sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới.

102


Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng

Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

Để nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, một lần nữa giáo viên phải khẳng định:
Vì sao Đảng và nhân dân ta vẫn kiên định đi theo con đường cách mạng vô sản để hướng tới xã
hội chủ nghĩa? Vì chủ nghĩa xã hội nảy sinh và phát triển hợp quy luật khách quan, theo đúng
sự vận động của lịch sử. CNXH đã bám gốc rễ sâu sa tốt đẹp trong kí ức lồi người. Hiện tại
Hệ thống XHCN đã sụp đổ, chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu cũng khơng cịn tồn
tại, nhưng đây chỉ là bước lùi tạm thời trên con đường xây dựng CNXH của các nước Đơng Âu
và Liên xơ khi họ xây dựng mơ hình xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp, chưa sáng tạo. Nhìn lại
lịch sử ta thấy: Chủ nghĩa tư bản cũng phải trải qua một thời gian rất dài mới có được một hệ
thống thế giới. Vì cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến đầu tiên trên thế
giới diễn ra vào năm 1566 (thuộc thế kỉ XVI) đến cuộc cách mạng Mĩ và cuộc cách mạng Pháp
(thế kỉ XVIII) thì chủ nghĩa tư bản cũng phải trải qua hơn 200 năm mới thành công.
Một lần nữa chúng ta phải nhấn mạnh: Đất nước ta có 80 triệu dân cần cù, yêu nước, họ
đã đổ biết bao xương máu cùng Đảng cộng sản đấu tranh để giành độc lập dân tộc, xây dựng
chính quyền của dân, do dân và vì dân. Dẫu biết rằng đất nước ta đang đứng trước nhiều khó
khăn và thử thách do hậu quả nặng nề của chiến tranh, kinh tế chưa phát triển nhưng đối với
nước ta khơng có con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do, no ấm, hạnh phúc
cho nhân dân ngoài con đường cách mạng vô sản. Đây là sự lựa chọn của lịch sử, sự lựa chon
dứt khoát từ năm 1930 với sự dẫn dắt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân
ta dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản đã phát huy cao độ truyền thống anh hùng bất khuất của
dân tộc đã chiến đấu hy sinh rịng rã mấy chục năm trời đển hồn thành về cơ bản những nhiệm
vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đang chuyển sang thực hiện những nhiệm
vụ của thời kì quá độ lên CNXH. Khơng có lí do gì nay lại rẽ sang con đường khác ngược với

103



Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

mục tiêu mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Và cũng khơng có lí do gì mà bao nhiêu thành quả
cách mạng giành được bằng xương máu của bao thế hệ người Việt Nam lại đem trao vào tay
những lực lượng chống đối, những lực lượng phản cách mạng để đưa đất nước đi vào con
đường tư bản chủ nghĩa, con đường chắc chắn không thể đảm bảo độc lập thật sự cho dân tộc,
tự do hạnh phúc thật sự cho tuyệt đại đa số nhân dân. Cũng khơng có lí do gì để chúng ta phải
lùi lại giai đoạn dân chủ nhân dân mà lịch sử đã vượt qua. Nếu có những việc của giai đoạn
trước chúng ta chư làm xong hoặc chưa làm tốt thì chúng ta sẽ tiếp tục giải quyết nốt trong
thời kì q độ lên CNXH. Chính vì những lí do trên, nhân dân ta quyết không chấp nhận con
đường nào khác ngồi con đường cách mạng vơ sản – cách mạng XHCN.
Thời gian trôi qua, các sự kiện lịch sử cũng lùi xa nhưng kí ức về Bác, về những công
lao to lớn của Đảng, của Bác Hồ luôn đọng lại trong mmỗi người dân Việt Nam như một phần
của cuuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy cho dân tộc ta con đường cách mạng đúng
đắn, sáng lập và lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản để xây
dựng chế độ XHCN. Nhận thức được sâu sắc các vấn đề trên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn tầm
quan trọng của việc giảng dạy về những hoạt động cách mạng của Người, khắc sâu trong lịng
mỗi học sinh cơng lao to lớn của Người với dân tộc, từ đó tự hào tin tưởng vào con đường cách
mạng mà Bác Hồ đã lựa chọn, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để đưa nhân dân ta tiến vào
kỉ nguyên mới với những thành công mới.
III- KẾT LUẬN
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, những hoạt động phá hoại chế độ XHCN để
làm giảm uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đang làm một số
người, trong đó có học sinh bị phân tâm. Điều này thể hiện cụ thể ở các bài thi hàng năm có nội
104



Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản

Nguyễn Thị Hải Yến- THCS Tiền Châu

dung về chủ đề Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và vai trị của Người đối với sự ra đời của
Dảng cộng sản Việt Nam. Là giáo viên giảng dạy lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải làm sao
khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng vơ sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đảng và
nhân dân ta là một việc làm không hề đơn giản. Vì vậy vấn đề ''Lãnh tụ Hồ Chí Minh dẫn dắt
cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vơ sản'' khơng chỉ có giá trị khoa học mà nó
cịn có ý nghĩa thực tiễn to lớn nhân dịp kỉ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và
82 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Chuyên đề cũng giúp cho các em trong đội
tuyển học sinh giỏi đạt được điểm cao hơn khi đề thi hỏi về vấn đề có liên quan đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một lần nữa, qua chuyên đề này tôi nhấn mạnh, đã có nhiều hội thảo về vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học, xong người giáo viên giảng dạy lịch sử không thể thiếu phương pháp
luận sử học. Giáo viên dạy môn lịch sử phải là người không chỉ nắm chắc kiến thức của sách
giáo khoa để truyền thụ lại cho học sinh mà cần phải có tầm hiểu biết sâu rộng hơn về kiến
thức cũng như phương pháp luận sử học để có thể cập nhật tri thức của mình, gắn nội dung
sách giáo khoa với thời sự của sử học và cuộc sống sôi động của đất nước và thế giới để từ đó
áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tạo ra phong cách dạy sinh động , hấp dẫn với lớp
trẻ.
Do thời gian và trình độ có hạn nên chun đề khơng khỏi có những sai sót. Rất mong được
các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung cho chuyên đề được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

105




×