Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2021 môn ngữ văn có đáp án trường THPT đinh thiện lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.01 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT ĐINH THIỆN LÝ
(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2021
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
THỜI GIAN : 120 PHÚT
NGÀY 14/12/2020

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
HỎI
Tôi hỏi đất:
– Đất sống với nhau như thế nào?
– Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: – Nước sống với nhau như thế nào?
– Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
– Cỏ sống với nhau như thế nào?
– Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
– Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với nhau như thế nào?
(Hữu Thỉnh)
Câu 1 : Phong cách ngôn ngữ của và thể thơ của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2 : Trong bài thơ trên, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất ? Tác giả đã hướng đến những
đối tượng cụ thể nào ? (0,5 điểm)
Câu 3 : Từ lối sống của đất, nước và cỏ, nhà thơ suy ngẫm về lối sống của con người. Như vậy,
tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào là chủ yếu ? (0,5 điểm)


Câu 4 : Em hiểu như thế nào về lối sống “tôn cao nhau” của đất, “làm đầy nhau” của nước và
“đan vào nhau” của cỏ ? (0,5 điểm)
Câu 5 : Ý nghĩa nhan đề “Hỏi” ? (0,5 điểm)
Câu 6 : Từ nội dung của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) thể hiện suy nghĩ
về các câu trả lời của đất, nước và cỏ trong văn bản trên. (0,5 điểm)
PHẦN II : LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 : Nghị luận xã hội (2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) thể hiện quan điểm của anh/chị về câu hỏi “Người sống
với nhau như thế nào?” trong bối cảnh xã hội hiện nay. (0,5 điểm)
Câu 2 : Nghị luận văn học (5 điểm)
Phân tích đoạn trích sau để cảm nhận sâu sắc tư tưởng mới mẻ “Đất Nước của văn hóa
dân gian” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu


Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó …”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục – 2008)


ĐÁP ÁN
PHẦN I

ĐỌC HIỂU


3,0 điểm

Câu 1

1. - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

0,25 đ

- Thể thơ tự do

0,25 đ

2. – Kiểu câu hỏi. Có 6 câu hỏi -> Hỏi là cách nhà thơ khắc 0,25 đ
khoải, day dứt về cuộc đời, con người
0,25 đ
– Đối tượng hỏi: Đất, nước, cỏ và con người
3. – Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa

0,5 đ

4.- Đất sống “tơn cao nhau”: nâng đỡ, nương tựa tạo ra sự vững
0,5 đ
trãi trước những thử thách nghiệt ngã
– Nước sống “làm đầy nhau”: hợp lưu lấp đầy, khỏa lấp những
khoảng trống, mềm mại, linh hoạt
– Cỏ sống “đan vào nhau”: hòa hợp, vươn xa, tạo thành một
chân trời rộng lớn
5. - Nhan đề: Hỏi là hồi nghi, thắc mắc, muốn tìm lời giải đáp.
Với Hữu Thỉnh, hỏi là cách tác giả muốn đối thoại về lối sống 0,5 đ

của con người, vật vã, trăn trở cho lối sống của con người hiện
đại quá lạnh lùng, thờ ơ, tàn nhẫn với nhau.
6. Chủ đề: Từng sự vật đều có cách sống riêng. Vậy con người
sống theo đúng nghĩa của nó phải sống như thế nào …
0,5 đ
Sử dụng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, khơng lỗi chính
tả, diễn đạt mạch lạc …
Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) thể hiện quan điểm của 2,0 điểm
anh/chị về câu hỏi “Người sống với nhau như thế nào?” trong
bối cảnh xã hội hiện nay. (0,5 điểm)
0,25 đ
Mở bài : - Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
1,25 đ
Thân bài Phân tích + Bình luận :
:
* u cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn NLXH, 1,25 điểm
bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khơng
mắc các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,…
* Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết thực tế đời sống
xã hội, thí sinh trình bày quan điểm của mình về vấn đề trong
xã hội hiện nay. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều khía cạnh
xung quanh vấn đề. Ví dụ:
Câu 2


– Bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người. Con người
chúng ta cần phải cố gắng sống như đất + nước + cỏ :
+ “Chúng tôi tôn cao nhau”: tinh thần vị tha, biết đặt lợi ích của
người lên trên lợi ích của mình, thậm chí phải hi sinh thầm lặng.

+ “Chúng tôi làm đầy nhau”: tinh thần rộng lượng biết “cho đi’,
biết “làm đầy” và hoàn thiện đồng loại, hồn thiện những gì mà
người khác cịn thiếu về kiến thức, nhân cách…
+ “Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời”: tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người. Đây là lối
sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, bon
chen, hướng tới sự khoan dung độ lượng, biết ước mơ, vươn
tới, biết hòa nhập cộng đồng, cống hiến cho xã hội… góp phần
làm đẹp cuộc sống.

Kết bài :
Câu 3

– Ngợi ca, khẳng định, biểu dương lối sống đẹp cho cả cộng 0,25 đ
đồng, đồng thời biết phê phán lối sống vị kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô
trách nhiệm, thực dụng, cơ hội, cá nhân… trong một bộ phận
giới trẻ hiện nay.
- HS chọn lọc dẫn chứng sống chưa đẹp, sống đẹp để đưa vào
bài
0,25 đ
- Khẳng định vấn đề
- Liên hệ bản thân
Phân tích đoạn trích sau để cảm nhận sâu sắc tư tưởng mới 5,0
mẻ “Đất Nước của văn hóa dân gian” của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm :
1. Về kỹ năng:
- Biết vận dụng hợp lý các thao tác lập luận phân tích, so sánh,
bình luận để viết bài nghị luận văn học về một đoạn thơ
- Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, ngơn ngữ
trong sáng có cảm xúc.


Mở bài :

2. Về kiến thức:
- Giới thiệu tác giả.

0,5 đ

- Giới thiệu vài nét tác phẩm ... HCST …
Thân bài

- Trích yêu cầu đề …
+ Đất Nước được cảm nhận gắn liền với một nền văn hóa dân 3,0 đ
gian lâu đời của dân tộc :
- Đất Nước có chiều dài lịch sử lâu đời …
- Đất Nước có trong những câu chuyện cổ tích răn dạy những bài
học đạo đức …


- Đất Nước có trong ca dao dân ca, trong sự tích trầu cau với hình
ảnh miếng trầu bà ăn mang bao nét đẹp văn hóa của người Việt
...
- Đất Nước có trong truyền thuyết với hình ảnh cây tre quen thuộc
của làng quê Việt Nam, với người anh hùng Thánh Gióng yêu
nước căm thù giặc …
- Đất Nước có trong tập tục búi tóc của người phụ nữ Việt tượng
trưng cho vẻ đẹp nền nã, chỉn chu, gọn gàng …
- Đất Nước có trong ca dao dân ca với hình ảnh gừng cay muối
mặn tượng trưng cho tình yêu đơi lứa, tình nghĩa vợ chồng keo
son gắn bó …

- Đất Nước có trong những vật dụng bình thường, gần gũi, giản
dị cái kèo cái cột hạt gạo … luôn song hành với văn hóa dân gian
Việt Nam …
Đánh giá - Nguyễn Khoa Điềm đã có sự phát hiện, cảm nhận và đúc kết vô 0,5 đ
cùng mới mẻ, sâu sắc, tinh tế : Đất Nước có trong kho tàng văn
hóa dân gian, Đất Nước gắn liền với mọi người …
- Đây là một trong những đoạn thơ hay của tác phẩm …
Đặc
sắc - Giàu chất liệu văn hóa dân gian, hình ảnh quen thuộc gần gũi 0,5 đ
nghệ thuật giàu giá trị biểu cảm, biện pháp điệp từ điệp cấu trúc liệt kê, âm
:
điệu nhẹ nhàng tha thiết sâu lắng, giọng thơ tâm tình ngọt ngào
mang đậm chất tự sự, hai từ Đất Nước viết hoa trang trọng …
Kết bài : - Đánh giá nội dung, chủ đề, tư tưởng của đoạn trích.
0,5 đ
- Cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về Đất Nước ...


Thiết lập ma trận đề thi môn ngữ văn:
Chủ đề/Mức độ

Nhận biết

1. Đọc — hiểu
PCNN
văn bản.
Số câu: 1 câu
Số điểm 3.0 đ 0,5 đ
Tỉ lệ: 30 %
2. Làm văn:

nghị luận xã
hội
Số câu: Số
điểm
2.0 đ
Tỉ lệ: 20 %

Kiểu bài
Nghị luận
về một
quan điểm
sống .
0.25đ
0,25%

Thông hiểu
Chỉ ra BPTT

Tổng số câu
4 câu
Tổng số điểm
10 đ
Tỉ lệ 100%

Cộng

1 câu
0,5 đ

1,0 đ


1,0 đ

3 đ 30%

Huy động kiến
Các khái niệm
Lời văn săc
thức về đời
liên quan đến vấn
sảo, cảm xúc
sống xã hội
đề nghị luận.
sâu.
làm rõ vấn đề.


0.25đ
0,25%

3. Làm văn:
Nhận biết Hiểu vấn đề cần
nghị luận văn
về kiểu bài nghị luận
học
Số câu 1
– Số điểm 5.0 1
/tỉ lệ 50 %
10%


Vận dụng
Vận dụng thâp Vận dụng cao
Hiểu sâu sắc từ
Nội dung
ngữ, viết đoạn
văn

1
10%

1,0 đ
10,0 %

0,5 đ
0,5 %

20%

Có những liên
Vận dụng kiến
tưởng thú vị, sự
thức, kĩ năng
lí giải thấu đáo,
để làm bài
văn viết có cảm
nghị luận
xúc.
2
20%


1
10%

1

50%



×