Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2021 môn ngữ văn có đáp án trường THPT trần hưng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.18 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề

Đề thi gồm 02 trang
Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt
ngóc dậy. Rõ ràng khơng phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen
thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vơ hồi vô
tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời
dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn
vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thơi! Đó, lại tiếng hụp
hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Những khn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười
và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây,
nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nịng, ngón cái cịn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ
Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn
xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
Câu 3: Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ
đó ?
Câu 4: Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm
nay.


Câu 2: (5.0 điểm)
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay
kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm


Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hồng bay về hịn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ơng móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ….”
(Đất Nước, trích Trường ca Mặt đường khát
vọng, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục,
năm 2008, trang 118)
Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Qua đó, hãy lý giải vì sao
khi nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp
giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng…”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, NXB
Giáo dục, năm 2008, trang 118)


-------------------- HẾT --------------------


SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề

ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2: Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh
lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.
Câu 3: Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn: Súng lớn và súng nhỏ
quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi.
Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống,
nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc
và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thần quật khởi của đồng
bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình u quê hương, ý
chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt.
Câu 4: Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng súng
của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp
thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi
tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm
về với đồng đội.

- Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ?
- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
- Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó
khăn và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?

Câu 2:
Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường
khát vọng và ý nghĩa của đoạn trích.
Thân bài:


– Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình
diện: văn hóa, địa lý, lịch sử.
+ Ở phương diện văn hóa, Đất Nước hiện diện trong những giá trị văn hóa dân gian bình
dị, gần gũi với mỗi cá nhân từ lúc ấu thơ (trong ca dao, cổ tích, truyền thuyết, trong những
hình ảnh rất đời thường,…).
+ Ở phương diện địa lý, Đất Nước là khơng gian gắn bó với mỗi con người từ lúc ấu thơ
cho đến tuổi trưởng thành, là không gian của những kỷ niệm của tuổi thơ, của tình yêu đôi
lứa,… Rộng hơn, Đất Nước là không gian bao la với núi, sơng, rừng biển tươi đẹp, phong
phú,…
+ Ở góc nhìn lịch sử, đất nước trưởng thành trong thời gian đằng đẵng, gắn với những
huyền thoại, truyền thuyết về sự hình thành của dân tộc Việt,…
*Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về
Đất Nước. Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu
thi ca được lấy từ kho tàng văn hóa, văn học dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất
Nước của Nhân dân, Đất Nước của Ca dao thần thoại,….
– Giải thích nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm: Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa
Điềm được tạo nên bởi hai yếu tố: xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.
+ Đoạn thơ trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm trong tâm

hồn nhà thơ: Tình u đó thể hiện trong sự gắn bó tha thiết với những giá trị văn hóa, khung
cảnh thiên nhiên cũng như lịch sử dân tộc.
+ Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tịi khám phá mới mẻ của nhà thơ:
hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giản dị, đời thường, gắn bó với mỗi
con người từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành.
+ Từ những suy ngẫm về hình tượng Đất Nước, tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ ràng,
sâu sắc rằng Đất Nước không phải là khái niệm cao siêu, xa vời mà Đất Nước vô cùng gần
gũi, Đất Nước hiện diện trong cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân. Từ suy ngẫm đó,
nhận thức về trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước đến một cách tự nhiên.
Kết bài: Đánh giá chung lại nội dung trên.

-------------------- HẾT --------------------



×