Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) dạy học NGOẠI KHÓA vật lí CHỦ đề một số THIẾT bị điện GIA ĐÌNH CHO học SINH lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 33 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển
như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ, đã tác động đến mục tiêu giáo dục truyền
thống, từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang mục tiêu đào tạo kỹ năng, kỹ xảo,
năng lực của học sinh. Nước ta đang tiến hành xây dựng đất nước theo hướng CNHHĐH và hội nhập quốc tế, vì thế chúng ta cần có nguồn nhân lực trình độ cao, năng
động, sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt. Trước tình hình đó, yêu cầu nghành giáo dục
phải có những thay đổi về chương trình, nội dung. Đặc biệt là đổi mới về phương pháp
giáo dục.
Trong Văn kiện đại hội Đảng XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước,
Đảng ta đề ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển,
mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ
XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ,
dạy nghề”.
Do sự hạn chế của thời gian trên lớp trong chương trình chính khóa, đồng thời
với sự gia tăng khơng ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận
thức của học sinh với kế hoạch của chương trình. Thực tế cho thấy, dạy học nội khóa vẫn
cịn rất nặng nề, chưa kích thích sự hứng thú học tập và chưa phát triển được năng lực
sáng tạo của học sinh. Thời gian để học sinh thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cịn q ít so với kiến thức học sinh đã học được. Do vậy để đạt được mục tiêu đã đề ra
của giáo dục cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập của học sinh, cần phải khẳng
định vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa lên lớp (Hoạt động ngoại khóa). Đây là
một hình thức dạy học có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả cao,
nó khơng những giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở nội khóa mà cịn giúp đào sâu,
mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và những
1


kỹ năng sử dụng máy móc của học sinh nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các


trường phổ thông.
Đặc biệt, do đặc thù của mơn vật lí là mơn Khoa học thực nghiệm nên trong giảng
dạy và học tập mơn vật lí, thực nghiệm là một khâu quan trọng. Nó khơng chỉ làm tăng
tính hấp dẫn của mơn học mà còn giúp học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức đã học, đồng
thời giúp học sinh yêu mến môn học và có hứng thú tìm tịi kiến thức của môn học.
Thông qua thực nghiệm và trải nghiệm thực tiễn, học sinh rèn được kỹ năng kỹ xảo,
giáo dục tổng hợp hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Qua đó, học
sinh hình thành được kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm cơ sở cho việc sử
dụng những công cụ trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, số tiết học thực hành cịn ít
nên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí là thực sự cần thiết.
Qua hơn 17 năm trực tiếp giảng dạy vật lí ở trường THPT, chúng tơi nhận thấy
Kiến thức chương “Dịng điện xoay chiều và 2 chương sóng ánh sáng - Lượng tử ánh
sáng” khá trừu tượng và có nhiều ứng dụng gắn liền với thực tiễn cuộc sống mà trong
quá trình tổ chức dạy học chưa khai thác dược nhiều. Do vậy, việc vận dụng kiến thức để
giải thích các hiện tượng vật lí liên quan và vận dụng vào thực tiễn của học sinh gặp
nhiều khó khăn. Ngồi ra trong phần kiến thức này có nhiều thiết bị điện đơn giản mà
học sinh có thể tự chế tạo hoặc khai thác từ những thiết bị có sẵn trong thực tế để tạo ra
thiết bị điện phục vụ cuộc sống, tuy nhiên giáo viên chưa tổ chức cho học sinh tự thiết
kế. Trong giờ học chính khóa học sinh ít có cơ hội được rèn luyện và trải nghiệm các kỹ
năng, chưa khơi dậy được hứng thú, tích cực trong học tập và tư duy sáng tạo cho học
sinh.Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả q trình dạy
và học vật lí ở trường THPT. Chúng tơi chọn đề tài: DẠY HỌC NGOẠI KHĨA VẬT LÍ
CHỦ ĐỀ- MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT.
2. Một số ứng dụng vật lý trong dạy học ngoại khóa về thiết bị điện gia đình .
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phùng Trọng Hùng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Võ Thị Sáu
- Số điện thoại: 0976106734
2



E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa
5.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các nhiệm vụ học tập để tổ chức hoạt động ngoại khóa về các thiết bị
điện gia đình trong dạy học vật lí 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
của học sinh.
5.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Các thiết bị thí nghiệm phần điện và q trình tổ chức dạy học ngoại khóa
Một số chủ đề về các thiết bị điện gia đình đối với học sinh lớp 12 trường THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các nhiệm vụ học tập để tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí về
một số thiết bị điện gia đình phù hợp định hướng dạy học phát triển năng lực thì sẽ phát
triển được năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh
5.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động ngoại khóa và ngoại khóa khi dạy học vật
lí theo định hướng phát triển năng lực hoạt động thực tiễn
- Điều tra thực trạng và đưa ra giải pháp về việc tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí
tại một số trường THPT
- Xây dựng các nhiệm vụ học tập và tổ chức hoạt động ngoại khóa về các thiết bị
điện trong gia đình dùng trong dạy học vật lí 12 THPT
- Tổ chức thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận cần thiết.
5.4. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động ngoại khóa của học sinh lớp 12 về “Các thiết bị điện gia đình trong dạy
học vật lý 12” ở một số trường THPT tại huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc.
5.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận phục vụ đề tài: nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học,
giáo dục học, lý luận dạy học vật lí, các tài liệu về dạy học ngoại khóa
- Nghiên cứu thực tế dạy học ngoại khóa Vật lí tại một số trường THPT

3


- Tổ chức thực nghiệm sư phạm: thực hiện dạy học ngoại khóa nội dung đã chọn
và đánh giá mức độ hồn thành của luận văn so với mục đích nghiên cứu của đề tài.
5.6. Đóng góp của đề tài
- Xác định được các vấn đề cơ bản của lý luận về hoạt động ngoại khố vật lí tại
các trường THPT.
- Đề xuất được một số nội dung và hình thức dạy học ngoại khố vật lí về các thiết bị
điện gia đình trong dạy học vật lí lớp 12.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổ chức hoạt động ngoại khố vật lí.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm 2018 - 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
TÊN SÁNG KIẾN: DẠY HỌC NGOẠI KHĨA VẬT LÍ CHỦ ĐỀ
MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT.
2.1. Tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan đến dạy học ngoại khóa
2.1.1. Vị trí và vai trị nội dung kiến thức
Chương 3 “Dòng điện xoay chiều”, Chương 5 “Sóng ánh sáng” và chương 6
“Lượng tử ánh sáng” trong chương trình Vật lí 12 cơ bản là các chương có vai trị rất
quan trọng, góp phần làm sáng tỏ những kiến thức cơ bản, phổ thông mà học sinh cần
được trang bị, kiến thức của các chương này liên quan gần gũi với các thiết bị điện dân
dụng hoặc thiết bị kỹ thuật khác. Đồng thời kiến thức của các chương này được ứng
dụng nhiều trong đời sống hằng ngày và là cơ sở quan trọng để học sinh tiếp tục nghiên
cứu các chương sau.
Kiến thức trọng tâm của chương 3 là các khái niệm cơ bản về mạch điện xoay
chiều, một số dạng mạch điện đơn giản, định luật Ôm cho từng loại mạch điện. Cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động của một số động cơ điện như máy biến áp, máy phát điện xoay
chiều cũng như cách xác định công suất tiêu thụ của một mạch điện. Khái niệm dòng
điện và điện áp trên mạch điện xoay chiều.
Kiến thức trọng tâm chương 5 và 6 liên quan đến đề tài là các khái niệm, tính chất

và cơng dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X.
Khái niệm và đặc điểm của hiện tượng quang - phát quang.
Các tính chất và đặc điểm được đề cập trong các chương trênlliên quan đến đặc điểm
phát sáng là tính chất của tia tử ngoại và đặc điểm của hiện tượng phát quan. Xét về mặt
logic, không thể hiểu được nguyên tắc phát sáng của thiết bị điện mà khơng biết được
các tính chất của tia tử ngoại và đặc điểm phát sáng của các vật khi được đốt nóng. HS
cũng khơng thể nào học một lần mà biết và hiểu hết về các hiện tượng vật lí xảy ra khi
4


vật được đốt nóng và phát sáng. Vì vậy, những kiến thức này phải được hình thành và
hồn chỉnh dần trong suốt quá trình tư duy từ thấp đến cao. Cũng như học sinh ít có kiến
thức về đặc điểm phát sáng của chất phát quang.
Nhìn chung, chương “Dịng điện xoay chiều” và 2 Chương “ Sóng ánh sáng Lượng tử ánh sáng” có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong khoa
học kỹ thuật gắn liền với các thiết bị điện phát sáng và đốt nóng như: các bóng đèn sợi
đốt, bóng đền nêơn, đền Led, ấm điện,bàn là, bếp điện.
Do đó, để khắc phục tình trạng trên GV có thể giao cho từng HS hoặc các nhóm HS
quan sát chế độ làm việc của các thiết bị trên ở nhà hay trong giờ ngoại khóa, qua đó HS
khơng những được củng cố các kiến thức đã học mà có thể cung cấp các mối quan hệ cũng
như tìm hiểu ra một số nguyên tắc trong việc sử dụng các thiết bị điện sao cho an tồn.
2.1.2. Mục tiêu dạy học cho nội dung ngoại khóa
2.1.2.1. Mục tiêu về kiến thức
Theo tài liệu “Chuẩn kiến thức kĩ năng” do Bộ GD&ĐT, sau khi học xong chương
“Dòng điện xoay chiều” và 2 Chương “Sóng ánh sáng - Lượng tử ánh sáng” HS cần đạt
mục tiêu về một số kiến thức như sau:
- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được cơng thức tính giá trị hiệu dụng của
cường độ dòng điện, của điện áp.
- Viết được các cơng thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch
có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.

- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với
giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).
- Viết được cơng thức tính cơng suất điện và cơng thức tính hệ số công suất của
đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Nêu được lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.
- Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng
cộng hưởng điện.
- Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
- Nêu được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
- Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.
- Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.
- Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Nêu được hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và nêu được
tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng.
- Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
- Nêu được chiết suất của mơi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân
không.
- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ là gì và đặc
điểm chính của mỗi loại quang phổ này.
- Nêu được bản chất, các tính chất và cơng dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và
tia X.
5


- Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ
theo bước sóng.
- Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được hiện
tượng quang điện là gì.
- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
- Nêu được nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng.

- Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.
- Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì.
- Nêu được quang điện trở và pin quang điện là gì.
- Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô.
- Nêu được sự phát quang là gì.
- Nêu được laze là gì và một số ứng dụng của laze.
2.1.2.2. Mục tiêu về kỹ năng
Sau khi học xong chương “Dòng điện xoay chiều” và 2 Chương “Sóng ánh sáng Lượng tử ánh sáng” HS sẽ rèn luyện được những kỹ năng sau:
- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ
điện xoay chiều ba pha và máy biến áp.
- Tiến hành được thí nghiệm để khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Vận dụng được cơng thức i =

D
.
a

- Xác định được bước sóng ánh sáng theo phương pháp giao thoa bằng thí
nghiệm.
- Vận dụng được thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích định luật về giới hạn quang
điện.
2.1.2.3. Mục tiêu về thái độ
- Có ý thức ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.
- Giáo dục tác phong làm việc cẩn thận, nghiêm túc.
- Giáo dục phẩm chất thái độ hợp tác của mỗi cá nhân.
- Có thái độ khách quan khi quan sát các hiện tượng liên quan đến các kiến thức
vật lí.
Theo chúng tơi, để có thể đạt được các mục tiêu về phát triển tính tích cực và năng

lực sáng tạo thì trong quá trình nghiên cứu về hoạt động của một số thiết bị phát sáng và
thiết bị nung nóng cần đạt được những mục tiêu cao hơn về mặt phát triển năng lực dưới
đây:
6


- Mơ tả được những ứng dụng vật lí trong khoa học và trong đời sống thực tiễn.
- Thực hiện được các hoạt động nhóm theo kế hoạch và phân cơng.
- Trình bày được các kết quả làm việc nhóm, thảo luận và bảo vệ hoặc điều chỉnh
các kết quả để rút ra được các kết luận.
2.2. Tổng quan về một số thiết bị điện gia đình
2.2.1. Cấu tạo, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của thiết bị điện - quang.
2.2.1.1. Cấu tạo của bóng đèn sợi đốt.

1- Bóng Thuỷ Tinh
2- Sợi đốt
3- Đi đèn

Hình 2.1. Tổng quan về bóng đèn sợi đốt

Hình 2.2. Hình ảnh 1 số bóng đèn sợi đốt
7


2.2.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của bóng đèn sợi đốt.
Bóng đèn sợi đốt là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng khi bị đốt nóng, dây
tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng, thơng qua vỏ thủy tinh trong suốt. Các dây tóc bộ phận phát sáng chính của đèn được bảo vệ bên ngoài bằng một lớp thủy tinh trong
suốt hoặc mờ đã được rút hết khơng khí và bơm vào các khí trơ. Kích cỡ bóng phải đủ
lớn để khơng bị hơi nóng của nhiệt tỏa ra làm nổ. Hầu hết bóng đèn đều được lắp vào
trong đui đèn, dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm

nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng. Đèn sợi đốt thường ít được dùng hơn vì cơng
suất q lớn (thường là 60W), hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng
được biến thành quang năng, phần cịn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác
nóng và có thể bị bỏng). Đèn dây tóc dùng thường có điện áp từ 1,5 vơn đến 300 vơn.
2.2.1.3. Cấu tạo của bóng đèn ống.

1. Ống thủy tinh
2. Lớp bột huỳnh quang
3. Điện cực
4. Chân đèn

Hình 2.3. Tổng quan về đèn ống

8


Hình 2.4. Hình ảnh về đèn ống
2.2.1.4. Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của đèn ống.
Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và
lớp bột huỳnh quang. Ngoài ra, người ta cịn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ
(neon, argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại
(tia cực tím). Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài
ra, để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (tăng phô)
và tắc te (chuột bàn)
Do ít tỏa nhiệt ra mơi trường nên đèn huỳnh quang sẽ cho hiệu suất phát sáng cao
hơn nhiều so với đèn sợi đốt và lại có tuổi thọ cao hơn. Bình quân, dùng đèn huỳnh
quang tiết kiệm hơn đèn sợi đốt 8 đến 10 lần. Hiện nay, ngoài thị trường xuất hiện đèn
huỳnh quang thu nhỏ (còn gọi là compact). Nó cũng rất giống với đèn huỳnh quang
nhưng hiệu suất phát quang cao hơn và tiết kiệm điện năng hữu hiệu hơn.


Hình 2.5. Một số loại đèn huỳnh quang Compac

9


2.2.1.6. Đặc điểm và nguyên tác hoạt động của đèn LED.
Bản chất của LED là một đi-ốt, nó chứa một chíp bán dẫn có pha các tạp chất để
tạo ra một tiếp giáp P-N, kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa điện tử, dòng điện truyền từ
A-nốt( kênh P) đến K-tốt (kênh N), khi điện tử lấp đầy chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh
sáng, các bước sóng phát ra có màu khác nhau tùy thuộc vào tạp chất trong chíp bán dẫn.
LED phân thành ba loại chính theo dải cơng suất: cỡ nhỏ, cỡ trung bình, cỡ lớn.
Chất lượng mạch in, chất lượng mối hàn giữa LED với mạch in ảnh hưởng đến lớn đến
độ bền của đèn, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt nam, nếu chất lượng của mạch
in và mối hàn không tốt dễ gây oxi-hóa đứt mạch in, khơng tiếp xúc làm cho đèn không
thể phát sáng sau một thời gian sử dụng. Trong thực tế người ta có thể sử dụng mạch in
thường, hoặc bằng nhôm, gốm cho phép tản nhiệt nhanh cho loại LED cơng suất trung
bình và lớn.
Bộ nguồn cấp điện cho đèn LED phải đảm bảo cung cấp dòng điện và điện áp ổn định
phù hợp lới loại LED đang sử dụng các linh kiện chế tạo bộ nguồn phải có tuổi thọ sử
dụng tương đương với tuổi thọ của LED.
- Bộ phận tản nhiệt
Phần tản nhiệt cho đèn LED được thiết kế nhằm đưa phần tinh thể phát sáng xuống nhiệt
độ thấp nhanh nhất, bộ phận này đặc biệt quan trọng khi thiết kế đèn LED cơng suất lớn,
nếu bộ phận tản nhiệt này có kết cấu khơng phù hợp thì phần tử LED sẽ nhanh bị già,
hiệu suất phát sáng giảm đi đáng kể.
- Vỏ đèn
Để đảm bảo cho đèn hoạt động ổn định và bền, vỏ đèn được chế tạo để có độ chống thấm
nước cao, đồng thời đảm bảo khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng.
Bóng đèn Led dựa trên cơng nghệ bán dẫn. Hoạt động của bóng đèn led giống với

nhiều loại điốt bán dẫn. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang điện
tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n (Chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này
có xu hướng chuyển động khuyếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các
điện tử (điện tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ
trống và dư thừa điện tử) trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa
lỗ trống). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hường kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử
trung hòa. Q trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức
xạ điện từ có bước sóng gần đó).
LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn điốt thông thường, trong khoảng
1,5 đến 3V. Nhưng điện thế phân cực nghịch ở LED thì khơng cao. Do đó LED rất dễ bị
hư hỏng do điện thế ngược gây ra.
10


2.2.2. Cấu tạo, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của thiết bị điện -nhiệt.
2.2.2.1. Cấu tạo của bếp điện.

1.
2.
3.
4.

Đèn báo hiệu
Dây đốt nóng
Cơng tắc điều chỉnh
Thân bếp

Hình 2.10. Tổng quan về bếp điện
- Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp

- Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim niken -crơm

Hình 2.11. Hình ảnh một số loại bếp điện
2.2.2.2. Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của bếp diện

11


+ Bếp điện kiểu hở - Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở được quấn thành lò xo,
đặt vào rãnh của
thân bếp (đế) làm bằng đất chịu nhiệt. Hai đầu dây sợi đốt được luồng trong chuỗi sứ hạt
cườm.
+ Bếp điện kiểu kín - Dây đốt nóng được đúc kín trong ống (có chất chịu nhiệt và
cách điện bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân bếp làm bằng nhôm, gang hoặc sắt.
Bếp điện sử dụng nguồn năng lượng đầu vào là điện nhưng có các cách phát nhiệt
khác nhau: dẫn nhiệt, bức xạ và cảm ứng từ nên có các loại bếp điện khác nhau: bếp điện
thơng thường, bếp halogen, bếp điện từ.
Bếp điện thông thường sử dụng cuộn dây tiếp xúc (loại phổ biến nhất và rẻ nhất)
hoặc cuộn dây dạng dải ruy-băng đặt trong một đĩa ceramic ở dưới tấm kính chịu nhiệt
để làm nóng dụng cụ nấu với tốc độ rất nhanh (bếp nấu công nghệ Hi-Light - ảnh bên
dưới). Bếp điện có mặt bếp làm bằng kính dễ lau chùi, vệ sinh và trơng sang trọng nhưng
cũng khá đắt. Công suất điện tối đa (bếp đôi trở lên) từ 3000 W cho đến hơn 7400 W (tùy
thuộc vào số lượng bếp nấu; vòng bếp nấu).
Ưu điểm:
• Ít rủi ro hơn bếp gas. Do sử dụng điện để tạo nhiệt nên bếp điện thông thường khơng
dựa vào đường ống gas hoặc bình gas và loại bỏ nguy cơ rị rỉ khí gas dẫn đến cháy nổ
hoặc ngộ độc khí gas.
• Có thể duy trì nhiệt độ ở mức rất thấp. Khi nấu xong mặt bếp vẫn cịn nóng khá lâu nên
có thể tắt bếp sớm một chút hoặc để nguyên nồi trên bếp, tiết kiệm và giữ nhiệt thức ăn.
• Khơng kén dụng cụ bếp.

• Hầu hết bếp điện ngày nay có bề mặt sứ thủy tinh chịu nhiệt có hình thức sang trọng và
rất dễ làm sạch. Đặc biệt, chỉ có khu vực mặt bếp nấu nóng bỏng, cịn xung quanh khá
mát.
• Bàn điều khiển cảm ứng cho phép điều khiển nhiệt độ chính xác và dễ dàng.
Nhược điểm:
• Yêu cầu nguồn điện cao, ổn định.
• Làm nóng bếp cũng như làm mát bếp sau khi nấu lâu. (không sờ vào mặt bếp nấu sau
khi nấu xong).
• Đứng nấu lâu có thể nóng do nhiệt độ mơi trường xung quanh bị đốt nóng.
• Mặt bếp sứ thủy tinh không cẩn thận sẽ dễ bị trầy xước, vỡ.
Bếp halogen
12


Bếp halogen (còn được gọi là bếp hồng ngoại, bếp quang nhiệt) cũng là một loại bếp
điện nhưng bếp halogen hoạt động dựa trên nguyên lý tia hồng ngoại được truyền qua
bóng đèn halogen ẩn dưới bề mặt bếp làm bằng kính chịu nhiệt (bức xạ nhiệt). Bóng đèn
halogen, là bóng sợi đốt nhưng có bơm đầy khí halogen, tạo ra nhiệt nhiều hơn và có tuổi
thọ khoảng 3 năm, lâu hơn bóng đèn sợi đốt nên bạn khơng phải thay bóng đèn halogen
thường xuyên. Giá thay bóng khoảng 30.000 đồng/bóng (bóng Trung Quốc, có tuổi thọ
2.500 giờ và khơng phân biệt bếp đắt tiền hay rẻ tiền). Bếp đơn có cơng suất tối đa
khoảng 2000 W.

Bếp halogen thường có mặt bếp đỏ rực
Ưu điểm:
• Ít rủi ro hơn bếp gas.
• Ít kén dụng cụ bếp.
• Nấu nhanh hơn bếp gas và bếp điện
• Có thể nướng thức ăn (cá, mực, thịt...) ngay trên mặt bếp
• Bếp rất an tồn. Mặt bếp nguội, chỉ có mặt bếp thực sự nấu mới nóng.

Nhược điểm:
• Là loại bếp cao cấp nên đắt tiền (đối với bếp đôi trở lên).
13


• Mặt bếp bằng sứ thủy tinh nên nếu không cẩn thận sẽ dễ bị trầy xước, vỡ.
• Nếu dụng cụ bếp khơng trùm mặt bếp nấu thì dẫn đến chói mắt.
• Bếp có sử dụng quạt tản nhiệt nên trong q trình sử dụng bếp quạt có thể phát ra tiếng
ồn.
Bếp điện từ
Bếp điện từ (còn gọi là bếp từ, bếp cảm ứng từ) sử dụng từ trường theo ngun lý hoạt
động của dịng điện Foucault (Fucơ) để làm nóng dụng cụ nấu, sau đó làm nóng thực
phẩm bên trong nhưng mặt bếp vẫn khá nguội. Đây là phương pháp nấu nhanh nhất và
có thể điều khiển nhiệt độ chính xác như bếp gas. Tất nhiên, bếp điện từ - được mệnh
danh là iPad của nhà bếp - thuộc loại đắt đỏ và rất kén dụng cụ nấu. Bếp điện từ cao cấp
thường có chữ "Induction" trên mặt bếp nấu.

Bếp từ (bếp điện từ, bếp cảm ứng) thường có chữ "Induction" trên vòng tròn mặt bếp
nấu
14


Ưu điểm:
• Ít rủi ro hơn bếp gas.
• Nấu ăn nhanh.
• Khơng lãng phí nhiệt thốt ra mơi trường. Nguồn điện được dẫn vào cuộn dây đặc biệt
để tạo ra cảm ứng điện từ làm dao động các điện tử ở đáy nồi, sinh nhiệt trực tiếp ở phần
tiếp xúc nên tiết kiệm tối đa nguồn nhiệt thất thốt.
• Bếp rất an tồn. Mặt bếp nhìn chung là nguội, chỉ có khu vực nấu tiếp xúc với xoong,
chảo hơi nóng.

• Dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
Nhược điểm:
• Đắt tiền (loại bếp đơi trở lên).
• Kén dụng cụ nấu bếp: chỉ sử dụng được với các dụng cụ bếp bằng thép, sắt có chất dẫn
từ. Để có thể tận dụng được bộ nồi cũ, nhiều người dùng mua miếng sắt từ đặt lên mặt
bếp từ, rồi đặt nồi, chảo lên nấu. Tuy nhiên, khuyến cáo là một khi đã làm như vậy có
nghĩa bạn đã biến chiếc bếp từ thành bếp điện thông thường – ý nghĩa của tiết kiệm
nhiệt, nấu nhanh của bếp từ sẽ khơng cịn.
• Dụng cụ nấu nặng nề (thường nồi, chảo dùng cho bếp từ có từ 3 lớp đáy trở lên, cầm rất
nặng tay)
• Đề phịng mất điện.
• Ồn (do quạt tản nhiệt).
• Chi phí thay thế, sửa chữa đắt đỏ.
• Mặt bếp có thể bị trầy xước, để lại vết dầu mỡ nếu như dầu mỡ nóng bắn ra ngồi
khơng được lau chùi kịp thời.
2.2.2.3. Một số khuyến cáo khi sử dụng an toàn cho bếp điện
- Khi sử dụng bếp, bạn chú ý không nên để gần nguồn nước hoặc các chất dễ gây
cháy nổ rất nguy hiểm
- Không đặt bếp trên hoặc gần bất kì bề mặt nào có nhiệt độ cao như bếp gas, bếp
điện, lò điện, lò nướng...
- Nguồn điện tiêu thụ là 220V – 50Hz
- Bề mặt tiếp xúc của bếp cần cố định và an toàn tránh việc bếp bị rơi, lật hay nước
bắn lên bếp
- Không bao giờ thử tiếp xúc với bề mặt nóng của bếp trước khi bếp được làm
nguội.
- Lau mặt bếp bằng khăn ướt và mịn sau khi bếp đã nguội. Việc này không chỉ giữ
15


vệ sinh sạch sẽ cho bếp mà cịn có tác dụng bảo vệ mặt kính giảm hiện tượng vỡ kính

đến 90% do các lỗ thơng khí của mặt kính được làm sạch.
- Nên lau khô mặt nồi trước khi đặt lên bếp.
- Đặt bếp ở nơi đủ thoáng mát để quạt gió hoạt động tốt nhất. Tránh rác, bụi, tóc
vướng vào quạt.
- Đảm bảo ổ điện không bị lỏng lẻo khi cắm.
- Không bẻ gập dây dẫn điện.
- Không kê, lót bất kỳ vật gì dưới đáy bếp điều này sẽ làm cản trở hệ thống làm
mát rất dễ gây cháy bếp
- Không cắm nguồn điện khi tay ướt.
- Không để bếp nơi gần lửa hay gần nước.
- Cấm đặt nồi không chưa cho đồ ăn vào lên bếp.
- Để xa tầm tay trẻ em hoặc người có tầm nhìn bị hạn chế.
2.4.1. Ý định sư phạm chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại
khóa về chủ đề thiết bị điện gia đình.
- Căn cứ vào những kết quả đã điều tra được về tình hình dạy và học chương
3“Dịng điện xoay chiều”, chương 5 “Sóng ánh sáng và chương 6 «Lượng tử ánh sáng”
ở lớp 12 THPT, đây là các chương có nội dung gắn với những ứng dụng trong thực tế và
những mục tiêu cần đạt được khi dạy học phần kiến thức này, chúng tôi đã lựa chọn chủ
đề của HĐNK cho học sinh là: “Nghiên cứu một số thiết bị điện gia đình và các cách sử
dụng an toàn, hiệu quả cảu thiết bị”.
- Để hoạt động ngoại khóa tạo được sự hứng thú, phát huy được tính tích cực và
phát triển năng lực sáng tạo của HS thì nội dung ngoại khóa phải thiết thực, phong phú,
hấp dẫn. Chính vì vậy, chúng tơi chọn nội dung của hoạt động ngoại khóa là nghiên cứu
cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng thiết bị điện gia đình sao cho đạt hiệu quả
tối đa với người sử dụng thiết bị điện. Trong quá trình hoạt động, HS sẽ tìm hiểu cấu tạo
và nguyên tắc hoạt động của thiết bị điện gia đình.
- Những nhiệm vụ mà chúng tôi dự kiến giao cho HS thực hiện dưới dạng những
nhiệm vụ nhận thức, không chỉ là những yêu cầu đơn thuần về mặt tay chân. Những nhiệm
vụ này cũng đòi hỏi học sinh phải hoạt động trí tuệ.
- Khi đã xác định được nội dung chính của hoạt động ngoại khóa, GV tiến hành tìm

hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động để tìm hiểu được các yếu tố sáng tạo khi chế thiết bị
điện gia đình.
- Chúng tơi dự kiến giao cho HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Mỗi nhóm lớn có 8
hoặc 9 HS, thực hiện một hoặc hai nhiệm vụ. Để thuận lợi cho việc học tập và đi lại của
HS, GV giao cho HS thực hiện các nhiệm vụ tại nhà theo lịch mà các nhóm tự bố trí.
Ngồi ra, để tăng sự hứng thú và rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, giao tiếp cho HS, tôi
dự kiến tổ chức một buổi tổng kết để HS báo cáo các kiến thức thu được khi tham quan
thực tế.
- Sau khi đã xây dựng được nội dung, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức,
GV dự kiến thời gian hoạt động ngoại khóa và giao cho HS thực hiện các nhiệm vụ.
- Trong q trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV thường xuyên theo dõi, giúp đỡ
các em khi gặp khó khăn, kịp thời hỗ trợ cần thiết qua điện thoại hoặc các buổi gặp gỡ
16


của giáo viên với HS trên lớp. Khi HS đã hồn thành nhiệm vụ của mình, giáo viên sẽ tổ
chức tổng kết hoạt động cho các em theo dự kiến.
2.4.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa chủ đề thiết bị điện gia đình.
Với ý định chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa như trên, tơi
xác định mục tiêu của hoạt động ngoại khóa như sau:
2.4.2.1. Về kiến thức
- Giải thích được nguyên tắc cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị
điện – quang và thiết bị điện - nhiệt.
- Chỉ ra được các yếu tố sáng tạo kĩ thuật trong việc chế tạo thiết bị điện.
2.4.2.2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng giao tiếp và diễn giải các vấn đề
của HS.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, diễn đạt vấn đề của HS.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập thơng tin từ các tài liệu sách, báo, internet,
trao đổi với chuyên gia.

2.4.2.3. Về thái độ, tình cảm
- Tạo hứng thú học tập, tạo cho HS lịng ham hiểu biết, lơi cuốn HS tự giác tham gia
nhiệt tình vào các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm cho HS, rèn luyện tính chăm chỉ,
cần cù, tỉ mỉ, trung thực, độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm, yêu lao động,
yêu khoa học.
2.4.2.4. Về phát triển tính tích cực và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
- Phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho HS và phát triển năng lực sáng tạo của
HS thông qua các hoạt động, nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ tìm hiểu các yếu tố sáng
tạo kĩ thuật khi chế tạo thiết bị điện gia đình.
- Tạo điều kiện để HS phát hiện được biểu đề xuất các phương án cải tiến cho thiết
bị điện gia đình.
2.4.3. Nội dung của hoạt động ngoại khóa về thiết bị điện.
Trên cơ sở thực tế của trường THPT Võ Thị Sáu huyện Bình Xun tỉnh Vĩnh Phúc,
trình độ HS chúng tơi dự kiến sẽ tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề thiết bị điện gia
đình với hai nội dung chính như sau:
2.4.3.1 Nội dung thứ nhất: GV định hướng và giúp đỡ để học sinh tìm hiểu cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng an toàn hiệu quả cho các thiết bị điện gia đình.
* Với nội dung này, chúng tôi dự kiến sẽ giao cho HS những nhiệm vụ học tập, gồm:
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tổng quan về các thiết bị chiếu sáng như bóng đèn sợi đốt,
đèn ống, đèn Led.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tổng quan về các thiết bị đốt nóng như bàn là, ấm nước, bếp
17


điện.
- Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các bộ phận cấu tạo nên bóng đèn sợi đốt, đèn ống, đèn
Led.
- Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu các bộ phận cấu tạo nên bàn là, ấm nước, bếp điện.
- Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của bóng đèn sợi đốt, đèn

ống, đèn Led.
- Nhiệm vụ 6: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của bàn là, ấm nước, bếp
điện
- Nhiệm vụ 7: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc của các thiết bị điện thường
gặp và tìm hướng khắc phục.
- Nhiệm vụ 8: Tìm hiểu cách sử dụng an toàn, hiệu quả và bền cho các thiệt bị điện
gia đình
2.4.4. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ và các phương án hỗ trợ
*. Khó khăn
- Các em không hiểu biết nhiều về khoa học kĩ thuật chế tạo.
- Quá trình tìm hiểu kiến thức thơng qua tìm hiểu thực tiễn là khơng có.
* Hỗ trợ từ phía GV
- Dẫn các em đi trải nghiệm thực tế qua các trường nghề có khoa chế tạo máy.
- Cho các em trải nghiệm ở một số tiệm sửa chữa đồ điện, bán đồ điện để có cái
nhìn trực quan hơn. Giúp các em hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
2.4.5. Hình thức tổ chức
Sau khi xây dựng được nội dung của hoạt động ngoại khóa và hồn thành việc
nghiên cứu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng an toàn hiệu quả cho thiết bị
điện chúng tôi dự kiến tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa: từ 15/3/2019
đến 20/4/2019.
- Đầu tiên, GV tập trung HS tham gia ngoại khóa và giao nhiệm vụ cho cả lớp dưới
các nhiệm vụ nhận thức để tất cả cùng suy nghĩ. Sau đó GV tổ chức cho cả lớp thảo luận
để thấy rõ các vấn đề mà lớp cần giải quyết trong đợt hoạt động ngoại khóa.
- GV có thể chia lớp ngoại khóa thành 4 nhóm lớn, dựa vào trình độ, nơi ở và sở
thích của mỗi HS. Mỗi nhóm từ 9 đến 10 HS, trong đó có một nhóm trưởng và một thư
kí. Tiếp theo GV phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm phải tự nghiên cứu, tìm
hiểu tài liệu trên sách báo, internet… để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhóm trưởng
phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- GV cho HS trình bày các nhiệm vụ được giao. Nếu HS chưa nghĩ ra hay chưa có

phương án hợp lí thì GV giúp đỡ theo từng mức độ khác nhau, yêu cầu đối với HS từ cao
xuống thấp bằng cách GV đưa ra các câu hỏi gợi ý, định hướng để HS tiếp tục suy nghĩ,
tìm cách giải quyết.
18


- Trong q trình dạy học ngoại khóa GV đóng vai trị là người tổ chức, điều khiển
HS trong nhóm trao đổi thảo luận để tìm cách giải quyết những vấn đề được đưa ra,
thơng qua đó HS sẽ tìm ra các phương án giải quyết. Khi đã thống nhất phương án các
thành viên trong nhóm sẽ tự phân cơng nhiệm vụ để thực hiện phương án đã thống nhất.
- Các nhóm báo cáo kết quả những cơng việc đã làm, tổ chức cho HS thảo luận để
nhận xét các phương án mình đã thực hiện. Qua đó HS sẽ giúp mở rộng thêm kiến thức
và nếu không tham gia hoạt động ngoại khóa thì sẽ khơng thể biết được.
- GV tổ chức một buổi để các nhóm báo cáo kết quả việc thiết kế các phương án và
thi tài hiểu biết vật lí để HS có điều kiện vận dụng những kiến thức thu được qua đợt
ngoại khóa vào giải thích các hiện tượng vật lí có liên quan và tham gia trị chơi có liên
quan kiến thức chương “Dịng điện xoay chiều” và 2 Chương “Sóng ánh sáng - Lượng
tử ánh sáng”.
2.4.6. Phương pháp dạy học ngoại khóa
Dự kiến nội dung hoạt động ngoại khóa được tiến hành theo các bước sau:
BƯỚC 1: GV giao nhiệm vụ và chia nhóm HS
- GV tập trung lớp HS tham gia HĐNK tại phịng học chun mơn Trường THPT
Võ Thị Sáu, dự kiến thời gian sinh hoạt khoảng 60 phút, ngày 15/3/2017. GV nêu rõ chủ
đề, mục đích của đợt hoạt động ngoại khóa và nêu rõ nội dung chính mà hoạt động ngoại
khóa muốn hướng đến là tìm hiểu một số kiến thức: Công suất mạch điện xoay chiều, tia
tử ngoại, tia X và hiện quang – phát quang.
- GV đưa ra các nhiệm vụ cụ thể và cho HS chia thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm từ 9
đến 10 HS, GV hướng dẫn HS tự chia nhóm theo ý nguyện nhưng phải đồng đều về năng
lực học tập, nên gần nhà để dễ thực hiện các nhiệm vụ, mỗi nhóm lớn chọn một nhóm
trưởng, một thư ký. Nhiệm vụ của nhóm trưởng, thư ký là:

+ Nhóm trưởng: Lập kế hoạch thảo luận của nhóm, chịu trách nhiệm phân cơng
cơng việc, chia nhóm lớn thành các nhóm nhỏ, đơn đốc, kiểm tra mức độ tiến hành công
việc của các thành viên, thường xuyên báo cáo tiến độ làm việc cho GV.
+ Thư ký: Điểm danh các thành viên trong nhóm, ghi chép lại những nhận xét của
các thành viên khi tham gia nhóm, ghi lại những thắc mắc muốn trao đổi với GV.
- Sau đó, các nhóm nhận các nhiệm vụ như sau:
+ Nhóm lớn 1: Thực hiện nhiệm vụ 1 và 2.
+ Nhóm lớn 2: Thực hiện nhiệm vụ 3, 4.
+ Nhóm lớn 3: Thực hiện nhiệm vụ 5,6.
+ Nhóm lớn 4: Thực hiện nhiệm vụ 7 và 8.
- Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, GV yêu cầu HS về nhà thảo luận, suy nghĩ,
tìm tài liệu trong khoảng một tuần.
BƯỚC 2: GV tổ chức, hướng dẫn các nhóm thảo luận và tìm phương án giải
quyết
- Sau thời gian gia hạn cho các nhóm tìm kiếm tài liệu, thảo luận, GV hẹn gặp và
nghe các nhóm trình bày các phương án của mình. Nếu nhóm nào chưa nghĩ ra phương
án, hoặc phương án khơng khả thi thì GV giúp đỡ với các mức độ khác nhau, GV hướng
dẫn từ khó đến dễ bằng các câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, hướng
19


dẫn HS cách chọn lọc thông tin trên các website, sách báo... Sau đó, GV đóng vai trị là
người tổ chức, điều khiển, các nhóm HS thảo luận, tìm cách giải quyết các nhiệm vụ được
giao.
- Qua các buổi thảo luận, trao đổi với GV các em sẽ tìm hiểu các thông tin một cách
thiết thực và đầy đủ hơn. Khi đã thống nhất được phương án, các nhóm lớn bắt đầu chia
nhóm của mình thành 2 nhóm nhỏ sao cho phù hợp sở thích, khả năng của mỗi thành
viên trong nhóm, mỗi nhóm nhỏ thực hiện một nhiệm vụ. Trong q trình thực hiện, các
nhóm nhỏ trong một nhóm lớn có thể hỗ trợ lẫn nhau, giúp cơng việc được hồn thành
tốt hơn.

BƯỚC 3: Các nhóm HS tích cực, tự lực thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mình. GV theo dõi tiến
trình làm việc của nhóm, giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn. Trong q trình thực hiện,
GV ln đơn đốc nhắc nhở các nhóm để hồn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch. Sau
khoảng 2 tuần, GV gặp lớp một lần nữa để kiểm tra tình hình làm việc của nhóm, đồng
thời giải đáp các vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
- Dự kiến thời gian thực hiện bước 3 trong 12 ngày từ ngày 25/3/2019 đến 5/4/2019.
Ngày 5/4/2019, GV gặp lớp lần cuối để kiểm tra kết quả của các nhóm, chuẩn bị cho
buổi báo cáo và tham gia hội vui vật lí.
BƯỚC 4: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và tham gia hội vui vật lí
GV tổ chức một buổi để HS báo cáo kết quả mà các em đã thực hiện đồng thời tham
gia hội vui vật lí về chương “Dịng điện xoay chiều” và 2 Chương “Sóng ánh sáng Lượng tử ánh sáng”. Dự kiến thời gian thực hiện bước 4 khoảng 2 tiếng từ 8h00 đến
10h00 ngày 10/4/2019 tại phịng học bộ mơn Trường THPT Võ Thị Sáu.
2.4.7. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ và các phương án hỗ trợ
Với cách giao nhiệm vụ và kèm theo tình hình học tập của HS, chúng tơi nghĩ HS sẽ
gặp nhiều khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, chúng tơi đã dự
kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải và xây dựng phương pháp hướng dẫn cụ
thể.
Theo chúng tôi nhận thấy, khó khăn chung của các nhiệm vụ này là HS khơng biết
về một số thiết bị bóng đèn ống và đèn LED hoặc của bếp điện vì quá trình trải nghiệm
thực tế là hầu như khơng có. GV có thể gợi ý nội dung trình bày gồm các mục chính sau:
- Tìm thơng tin trên mạng nhưng phải có lựa chọn.
- Có thể đến các cơng ty sản xuất bóng đèn hoặc bếp điện để tìm hiểu..
- Đến các hiệu sửa chữa thiết bị điện trong xã, huyện tìm hiểu và cùng người thợ hỗ
trợ cơng việc tốt hơn.
Ngồi ra, ở mỗi nhiệm vụ cịn có những khó khăn riêng như:
* Nhiệm vụ 1và 2: Tìm hiểu tổng quan về thiết bị điện (Bóng đèn) hay thiết bị điện(Bếp
điện, bàn là, ấm điện).
Khi thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi dự kiến HS sẽ gặp khó khăn trong việc tìm

20


hiểu các bộ phận chính của thiết bị điện.
GV gợi ý:
Có thể mượn một số thiết bị điện về chỉ từng bộ phận cho các em quan sát để viết
báo cáo
* Nhiệm vụ 3 và 4: Tìm hiểu cấu tạo chung của thiết bị điện(Quang) và thiết bị điện
(nhiệt).
Ở nhiệm vụ này HS gặp khó khăn khi giải thích tại sao bóng đèn sợi đốt lại làm
được kích cỡ khác nhau.
GV gợi ý:
- Người ta căn cứ vào lượng nhiệt toả ra của sợi đốt để tính tốn sao cho trong q
trình sử dụng bóng khơng bị q nóng dẫn đến bị nổ
* Nhiệm vụ 5 và 6: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị điện.
Nguyên lí hoạt động của thiết bị điện đặc biệt là đèn ống và bếp điện không được
quan sát trực tiếp thì rất khó tìm ra ngun lí hoạt động của nó
GV gợi ý:
Về nhà các em thử xem khi cho đèn ống hoạt động và bếp điện hoạt động hãy quan
sát xem các thiết bị đó hoạt động như thế nào hoặc phán đốn xem nó sẽ hoạt động như
thế nào. Các bộ phận điều chỉnh trên thiết bị sử dụng ra sao?
* Nhiệm vụ 7: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sụ hỏng hóc của thiết bị điện và hướng
khắc phục.
Trong nhiệm vụ này khó khăn với HS là cách khắc phục sự cố và những hư hỏng
của thiết bị .
GV gợi ý:
Tìm hiểu qua Internet
Đến gặp thợ sửa chữa để được giúp đỡ?
* Nhiệm vụ 8: Tìm hiểu cách sử dụng an toàn, hiệu quả và bền cho các thiệt bị điện gia
đình.

Trong nhiệm vụ này khó khăn với HS là chưa biết cách sử dụng hiệu quả các thiết
bị điện.
GV gợi ý:
Tìm hiểu các chế độ hoạt động của thiết bị điện thông qua Internet, qua hướng dẫn
21


sử dụng hoặc người bán hàng.
2.4.8. Dự kiến tổ chức chương trình hội vui vật lí
2.4.8.1. Các bước cần chuẩn bị trước khi tổ chức
Vì tính chất thời gian, khơng gian và qui mơ của hoạt động ngoại khóa, nên chúng
tơi tổ chức cho HS một buổi ngoại khóa dưới dạng báo cáo các kết quả đã làm được và
tham gia một cuộc thi giữa các nhóm trong lớp. Dự kiến nội dung của chương trình hội
vui vật lí gồm những bước sau:
BƯỚC 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội vui vật lí
- Chủ đề: Tìm hiểu các ứng dụng của chương “Dịng điện xoay chiều” và 2 Chương
“Sóng ánh sáng - Lượng tử ánh sáng” trong thực tế cuộc sống và trong khoa học kĩ thuật.
- Mục tiêu:
+ Về kiến thức: Giúp HS củng cố lại các kiến thức, khắc phục những sai lầm trong
học tập, và vận dụng các kiến thức của chương vào đời sống thực tiễn.
+ Về kỹ năng: Qua hội vui vật lí, giúp các em tự tin hơn, rèn luyện cho các em kỹ
năng làm việc nhóm, giúp HS phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu.
- Nội dung kiến thức: Các kiến thức trong chương “Dịng điện xoay chiều” và 2
Chương “Sóng ánh sáng - Lượng tử ánh sáng”.
- Nội dung hội vui: Gồm hai phần
+ Phần thứ nhất: Các nhóm báo cáo các nhiệm vụ mà mình tìm hiểu, thu thập thơng
tin về hoạt động ngoại khóa mà mình trải qua thời gian vừa qua.
+ Phần thứ hai: Các đội chơi tham gia phần thi “Tìm hiểu ứng dụng vật lí trong đời
sống”.

BƯỚC 2: Xác định, thời gian địa điểm tổ chức hội vui
- Tên hội vui: VẬT LÍ VÀ CUỘC SỐNG
- Thời gian: Dự kiến tổ chức vào ngày 15/4/2019
- Địa điểm : Hội trường trường THPT Võ Thị Sáu.
- Thời lượng: Dự kiến 3 tiếng (bắt đầu từ lúc 7giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút)
- Đối tượng tham gia: 38 HS lớp 12A1
BƯỚC 3: Tổ chức công tác chuẩn bị cho hội vui vật lí
- Về phía giáo viên:
+ Trước khi tổ chức hội vui, GV lập kế hoạch cụ thể về buổi hoạt động ngoại khóa,
làm đơn đề xuất xin ý kiến của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ bộ mơn. Trong bản kế
hoạch, GV nói rõ thời gian, cách thức tổ chức hội vui.
+ GV gặp và mời một số thầy cô trong tổ bộ môn tham dự buổi ngoại khóa.
+ Gặp gỡ lớp tham gia hoạt động ngoại khóa thơng báo về thời gian, địa điểm, hình
thức của hội vui vật lí.
+ Chuẩn bị các bộ phận âm thanh, máy chiếu.
+ Chọn một HS trong lớp làm thư ký.
- Về phía học sinh
+ Ơn tập lại các kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” và 2 Chương “Sóng ánh
sáng - Lượng tử ánh sáng”.
+ Các nhóm chuẩn bị bài báo cáo các sản phẩm đã hoàn thành.
22


+ Các nhóm chuẩn bị lời giới thiệu, phân cơng các thành viên báo cáo.
BƯỚC 4: Thiết kế nội dung chương trình của buổi hoạt động ngoại khóa
- Ổn định tổ chức, giới thiệu chủ đề, thành phần tham dự.
- Các nhóm giới thiệu tên nhóm và các thành viên trong nhóm.
- Các nhóm báo cáo các thơng tin thu thập được về các thiết bị điện gia đình trong
đợt ngoại khóa.
- Các đội chơi tham gia chương trình vật lí và cuộc sống.

- Cơng bố kết quả, trao giải cho các nhóm.
BƯỚC 5: Dự trù kinh phí
Kinh phí cho buổi HĐNK gồm các phần quà trao cho các giải thưởng. Các phần quà
có giá trị nhỏ hơn 50.000đ . Với khẩu hiệu: “Vật chất nhỏ, tinh thần lớn”.
2.4.8.2. Dự kiến nội dung chương trình hội vui vật lí
Phần 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu chủ đề và thành phần tham dự hoạt động
ngoại khóa
- Chủ đề của hoạt động ngoại khóa: VẬT LÍ VÀ CUỘC SỐNG
- Thành phần tham dự: Thầy Phạm Ngọc Thiệu (Hiệu trưởng nhà trường), Thầy
Nguyễn Huy Hưng(Hiệu phó chun mơn), cùng các thày cơ trong tổ chuyên môn, các
thầy cô trong nhà trường và 38 HS lớp 12A1.
- Các nhóm giới thiệu tên nhóm và thành viên của nhóm mình.
Phần 2: Các nhóm báo cáo các thông tin thu thập được về thiết bị chiếu sáng,
đun nấu trong đợt ngoại khóa.
- Đây là nội dung chính trong buổi lễ tổng kết. Bên cạnh đó, các nhóm cịn trình bày
những khó khăn gặp phải trong quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu thực tế.
- Mỗi nhóm sẽ có 10 phút báo cáo và trả lời câu hỏi của BGK và các đội bạn.
- Kết thúc phần này, GV củng cố lại toàn bộ nội dung kiến thức về các thiết bị điện
gia đình cho các em.
Phần 3: Các đội tham gia phần thi.
- Mở đầu phần 3, GV cho bật nhạc để thay đổi khơng khí của buổi ngoại khóa.
- Sau đó, GV yêu cầu mỗi nhóm cử 7 bạn tham gia phần thi này, các bạn tham gia
thi tài sẽ tiến ra vị trí ngồi do ban tổ chức đánh số để tham gia, còn các bạn còn lại sẽ cổ
vũ cho nhóm của mình. Các đội chơi sẽ tham gia vào các phần thi mà ban tổ chức đưa ra.
- Luật chơi, nội dung thi, đáp án được xây dựng như sau:
Thể lệ: Phần thi này gồm 20 câu hỏi. Sau khi người dẫn chương trình đọc xong
nội dung câu hỏi. Các thành viên sẽ giơ bảng trả lời. Thành viên nào trả lời sai sẽ bị loại
khỏi vòng thi. mỗi thành viên trả lời đúng được cộng 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.

Nội dung các câu hỏi

Câu 1: Bóng đèn sợi đốt khi phát sáng có toả nhiệt khơng?
Câu 2: Khi nào có dịng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt nhưng nó khơng phát
sáng?
23


Câu 3: Vật dẫn có điện trở càng lớn thì khi có dịng điện chạy qua sẽ toả nhiệt
lượng lớn hay nhỏ? Tại sao?
Câu 4: Một bàn là điện, sợi đốt của bàn là có điện trở R 1000 . Khi cho dịng
điện có cường độ I = 5 A chạy qua trong thời gian 5 phút thì nhiệt lượng do sợi đốt bàn
là toả ra là bao nhiêu?
Câu 5: Hiện tượng vật lí nào xảy ra bên trong bóng đèn Nêon khi được phát sáng?
Câu 6: Khi bóng đèn sợi đốt bị đứt dây sợi đốt sau đó ta nối dây đólại với nhau
và sử dụng hiệu điện thế như cũ thì bóng đèn sáng như thế nào so với ban đầu? Vì sao?
Câu 7: Nguyên tắc hoạt động của bếp từ là gì?
Câu 8: Hiệu suất biến đổi năng lượng điện thành năng lượng quang trong trường
hợp nào sau đây cao hơn khi sử dụng bóng đèn sợi đốt và bóng đèn Led? Vì sao?
Câu 9: Trình bày 2 ưu điểm lớn nhất khi sử dụng bóng đèn Compac so với bóng
đèn sợi đốt.
Câu 10: Tại sao khi sử dụng bếp từ đun nấu nếu ta kê tờ giấy dưới đáy nồi thì tờ
giấy khơng bị nóng lên?
Câu 11: Tại sao sau một thời gian sử dụng bóng đèn Compac thường bị đen ở hai
đầu ống?
Câu 12: Sợi đốt của bóng đèn sợi đốt thường làm bằng vật liệu gì?
Câu 13: Ứng dụng chủ yếu của bóng đèn Led dùng để làm gì?
Câu 14: Tại sao người ta phải hút hết khơng khí bên trong bóng đèn sợi đốt?
Câu 15: Tại sao khi sử dụng bàn là phải giữ bàn là bóng sạch?
Câu 16: Khi chúng ta tăng giảm nhiệt độ của bếp từ thực chất ta phải thay đổi
thơng số nào?
Câu 17: Một bóng đèn sợi đốt có cơng suất tiêu thụ là 100 w. Mỗi ngày bóng đèn

sử dụng 5h. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) người dùng phải trả bao nhiêu tiền điện. Biết 1
số điện (1 kw.h) có giá 1500đ?
Câu 18: Khi sử dụng bàn là năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành dạng năng
lượng nào?
Câu 19: Khi sử dụng bóng đèn sợi đốt năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành
những dạng năng lượng nào?
Câu 20: Bộ phận sinh nhiệt của bàn là thường làm bằng vật liệu gì? vì sao?

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

24


3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở quy trình hoạt động ngoại khóa vật lí đã soạn thảo ở chương II, chương
III chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đạt những mục đích sau:
- Kiểm tra giả thuyết khoa học đã đưa ra ở phần mở đầu của luận văn nhằm đánh
giá hiệu quả của việc tổ chức HĐNK vật lí trong việc phát huy năng lực giải quyết vấn
đề thực tiễn cho HS.
- Đánh giá tính khả thi của quy trình tổ chức HĐNK chương “Dịng điện xoay
chiều” và 2 Chương “Sóng ánh sáng – Lượng tử ánh sáng” như đã soạn thảo, để qua đó
chúng tơi rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ giao cho HS,
đồng thời lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cho hợp lí, sinh động.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Để đạt được mục đích trên, đợt TNSP có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổ chức triển khai nội dung HĐNK theo phương án đã chuẩn bị.
- Xử lí và phân tích kết quả đã thực nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận tính đúng
đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm sư phạm là HS lớp 12A1 trường THPT Võ Thị Sáu, huyện

Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh phúc.
- Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2018 đến ngày 15
tháng 04 năm 2019
3.4. Phương pháp thực nghiệm
- GV giao và hướng dẫn HS thực hiện các nội dung HĐNK theo kế hoạch đã xây
dựng.
- GV trao đổi với GV bộ môn và trao đổi với HS để bổ sung và tìm cách điều chỉnh
tiến trình hướng dẫn HĐNK cho phù hợp.
- GV theo dõi và ghi chép diễn biến các hoạt động của HS, thường xuyên trao đổi,
gặp gỡ HS để đánh giá mức độ phù hợp của nội dung HĐNK, mức độ hứng thú, tính tích
cực và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS khi tham gia HĐNK.
- GV đánh giá kết quả HĐNK thơng qua q trình theo dõi, qua sản phẩm mà HS
làm được, qua buổi lễ tổng kết HĐNK, qua trao đổi ý kiến với HS sau khi tham gia
HĐNK và qua bài kiểm tra đánh giá.
3.5. Phân tích diễn biến q trình thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa theo các bước đã dự kiến
chúng tơi thấy kết quả như sau:
BƯỚC 1: GV làm việc chung với lớp tham gia hoạt động ngoại khóa, phân
nhóm HS theo nhiệm vụ
- Sau khi GV thông báo về kế hoạch tổ chức HĐNK thì 100% HS lớp 12A1 đăng kí
tham gia, với số lượng là 36 em.
- GV giới thiệu về mục đích, nội dung, kế hoạch HĐNK và các nhiệm vụ cần thực
hiện trong HĐNK. Cả lớp thảo luận và thống nhất chia lớp thành 4 nhóm lớn(mỗi nhóm
gồm 9 đến 10 thành viên) và chọn nội dung tham gia.
25


×