Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp dạy đọc, viết trong học vần cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả và vui tươi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.41 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài:

Xã hội hiện đại phát triển nhanh, đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa địi hỏi lớp người có đủ sức đủ tài để giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn phát triển cá nhân, gia đình cơng cộng, năng lực này được chuẩn
bị từ trong nhà trường. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành
công của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ là đội ngũ giáo viên. Cho nên nền giáo
dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người có kiến thức văn hóa,
khoa học có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo, có kĩ thuật, giàu
lịng u nước, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Trong
đó, mơn Tiếng Việt trong trường Tiểu học đóng vai trị hết sức quan trọng, nó
được coi là một trong hai môn học công cụ. Nếu không có vốn Tiếng Việt vững
chắc thì học sinh khó mà học được các môn khác. Cũng không thể theo học tốt
các lớp kế tiếp. Đó chính là lí do tơi chọn đề tài: “ Một số biện pháp dạy đọc,
viết trong học vần cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả và vui tươi”.

2/ Mục đích của đề tài:

Phần học vần của mơn Tiếng Việt lớp 1 có vai trị rất quan trọng. Nó là chìa
khóa để các em học tốt các bài học sau nói riêng tất cả các mơn học khác nói
chung. Vì vậy khi được phân cơng dạy lớp 1 tôi đã nghĩ ngay là phải làm thế
nào để học sinh của mình có thể nắm vững nội dung kiến thức của 103 bài đầu
của sách Tiếng Việt 1. Vì đó là tồn bộ kiến thức của phần học vần. Chính vì
vậy ngay từ đầu năm tơi đã xác định được mục tiêu của đề tài là giúp học sinh
học tốt phần học vần nên đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm đã
tích lũy vào thực hiện đề tài này.


3/ Nhiệm vụ của đề tài:



Môn Tiếng Việt hiện nay có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngữ âm,
tương ứng với chúng là 4 hoạt động (hay 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết).

Quan trọng hơn mơn Tiếng Việt lớp 1 (phần học vần) là phần mở đầu của
chương trình dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Học xong phần này học sinh có thể
đọc, viết được hệ thống ngữ âm trong bảng chữ cái, cùng 5 dấu thanh tạo nền
tảng vững chắc trong quá trình học tiếp phần tập đọc của chương trình lớp 1.
Dạy âm, vần tốt còn giúp học sinh nắm chắc phần ngữ âm, biết đọc, viết và
phân tích được mơ hình thành tiếng. Học sinh có thể tự thay thế các âm để tạo
thành tiếng, từ mới một cách nhanh nhất. Đó chính là mục đích chính để tơi
thực hiện đề tài này.

4/ Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Khi tiến hành thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp dạy đọc ,viết trong học vần
cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả và vui tươi”. Tôi đã tiến hành thực hiện phối
hợp nhiều phương pháp như: Điều tra, phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên
cứu văn bản, phương pháp thảo luận, trao đổi, phương pháp vận dụng thực
hành.

5/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu về nội dung, chương trình cũng
như yêu cầu cần đạt được về kiến thức kĩ năng đối với học sinh trong phần học
vần của môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó tơi cịn nghiên cứu về cả đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ 6 tuổi để khi thực hiện đề tài tránh xảy ra tình trạng đưa ra những
phương pháp, biện pháp không phù hợp với học sinh lớp 1


6/ Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Khi nghiên cứu đề tài này tôi tập trung nghiên cứu vào các đối tượng sau: Quyết

định số 16/ 2006 QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2006 của bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo ban chương trình giáo dục phổ thơng- cấp Tiểu học. Trong
đó có chuẩn kiến thức kĩ năng từng môn học. Công văn số 9832/ BGDĐTGDTH ngày 01 tháng 09 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện chương trình các
môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 sách Tiếng Việt 1/ tập 1, sách về tâm lý giáo dục Tiểu
học, học sinh lớp 1.

7/ Khẳng định tính mới của đề tài: “ Một số biện pháp dạy đọc, viết trong
học vần cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả và vui tươi”.

Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là bậc nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân. Trong bậc Tiểu học môn Tiếng Việt lớp 1 là môn hết sức quan trọng.
Tất cả các học sinh muốn học tất cả các môn học khác cũng như học lên các lớp
trên đòi hỏi các em phải học tốt môn Tiếng Việt. Phần học vần của môn Tiếng
Việt là chìa khóa của chương trình. Vì vậy nó được xây dựng ngay phần đầu của
sách. Các em không thể đọc thông viết thạo nếu các em không nắm vững kiến
thức, kĩ năng của phần này. Người ta vẫn thường nói: “Muốn xây một ngơi nhà
cao tầng thì phải làm một cái móng thật vững”. Kiến thức của phần học vần
chính là nền móng của mơn Tiếng Việt nói riêng và của các mơn học khác nói
chung. Vì vậy để giúp các em có vốn kiến thức ngữ âm vững chắc tôi quyết
định nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy đọc, viết trong học
vần cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả và vui tươi”.

NỘI DUNG

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Giờ học là yếu tố quan trọng, cơ bản có tính chất quyết định kết quả giảng dạy
của giáo viên.Nó mang tính bắt buộc với mọi học sinh. Trên cơ sở chương trình


của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, giờ học chiếm phần lớn thời gian của quá

trình giảng dạy và giáo dục trong trường học.

Trong giờ học, hoạt động học tập của học sinh giữ vai trò chủ đạo nó chỉ nảy
sinh khi các em đứng trước một nhiệm vụ, một cơng việc rõ ràng, phù hợp với
trình độ từng em. Do đó khi lên lớp, giáo viên phải khơi dậy các chức năng tâm
lý, khai thác đầy đủ các nét tích cực của mỗi học sinh để các em biến khối
lượng thông tin đã thu nhận được thành vốn kiến thức của mình. Vì vậy khi đưa
ra biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học vần giáo viên phải chú ý một
số vần đề sau:

- Biện pháp phải phù hợp với đối tượng học sinh. Biện pháp đưa ra học sinh đều
có thể thực hiện được. Vì vậy mỗi biện pháp phải có mức độ khác nhau để vận
dụng với từng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu).

- Biện pháp phải lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, thời điểm thích
hợp với từng đối tượng học sinh. Thực hiện xong phải so sánh kết quả trước khi
thực hiện.

- Biện pháp phải thuyết phục: Biện pháp đưa ra phải đúng mức, thiện chí và tế
nhị, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

B.THỰC TRẠNG:
1.Thuận lợi.
* Đối với giáo viên:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu, tổng phụ trách
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường, cán bộ thư viện, thiết bị.


- Bản thân giáo viên giảng dạy nhiều năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn về chương trình thay sách và đổi mới phương pháp dạy học từ lớp 1 đến

lớp 5, phương pháp hỗ trợ học sinh khó khăn. Trong thời gian dạy, tơi ln tự
tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan đến chương trình thay sách. Ln
tự trau dồi, học hỏi góp ý với đồng nghiệp để tìm ra cách dạy tốt hơn. Chính vì
vậy, bản thân đã có một số kinh nghiệm giảng dạy, nắm bắt được một số ưu
nhược điểm của học sinh trong quá trình tiếp thu bài ở phần học vần.

* Đối với học sinh:
- Đa số các em ở gần trường, đi học đúng độ tuổi, phụ huynh luôn quan tâm đến
việc học của các em. Học sinh có đủ đồ dùng học tập, phần đơng các em đã
được học qua các lớp mẫu giáo theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.

2. Khó khăn.
* Đối với học sinh.
- Một số học sinh chưa học lớp mẫu giáo theo chương trình của Bộ giáo dục và
đào tạo mà chỉ học vài tuần để cấp giấy chứng nhận đã học xong chương trình
mẫu giáo 36 buổi.

- Một số em chưa nhận được sự quan tâm của cha mẹ do cha mẹ đi làm công
nhân đi làm từ 7 giờ đến 21 giờ. Con cái được mang đi gửi ở các gia đình hoặc
mẫu giáo tư thục, chỉ nhằm mục đích có người giữ con để đi làm. Vì vậy kiến
thức âm vần đối với các em thật mới lạ. Có em chưa một lần được cầm sách,
cầm phấn, cầm viết, có khi chưa biết tư thế ngồi học.

Trong chương trình sách mới, phần đọc thì khơng có sự thay đổi nhiều so với
chương trình cải cách, nhưng so với chương trình khi thế hệ cha mẹ học sinh đi


học thì có sự thay đổi nhiều. Bên cạnh đó, phần viết thì độ cao của các con chữ
cũng có sự thay đổi. Chính vì thế nên việc kết hợp dạy chữ cho học sinh có
phần chưa thống nhất giữa gia đình và nhà trường dẫn đến tình trạng cơ dạy

khác, bố mẹ dạy khác làm cho các em gặp khơng ít khó khăn trong học tập.

C. NỘI DUNG:

Qua nghiên cứu tình hình nhận thức của học sinh lớp 1 trong phần học vần, tơi
nhận thấy có một số khó khăn vướng mắc đối với các em trong phần học này.
Sau đây tơi xin trình bày một số biện pháp dạy học giúp hình thành và phát triển


khả năng nhận diện từ cho học sinh, góp phần gia tăng hiệu quả việc dạy học
vần chương trình lớp 1.

1. Giảm thời gian luyện viết chữ trong phần dạy viết trong tiết học vần. Mục
đích của phần dạy viết trong tiết học vần là giúp học sinh nắm cấu tạo chữ viết
của vần hay tiếng tiêu biểu có chứa âm vần ấy, thơng qua đó giúp học sinh khắc
sâu vào trí biểu tượng chữ viết ghi âm, vần đang học. Để thêm thời gian luyện
tập kĩ năng giải mã và nhận diện từ cho học sinh tôi cho học sinh viết mẫu vài
chữ tại lớp, sau đó cho học sinh tập viết trong giờ ngồi chính khóa.

2. Giảm phần luyện đọc phát âm nếu như âm vần đó hầu hết học sinh khơng gặp
khó khăn. Vì ở đây là học sinh Việt học Tiếng Việt. Đến tuổi vào lớp 1 hầu hết
các em đã có thể sử dụng đúng hầu hết các âm vần của tiếng mẹ đẻ trong khi
nói.

3. Dành thêm cho học sinh đánh vần hoặc đọc nhẩm kết hợp viết trên không các
vần tiếng đã học, đặc biệt đối với lớp có nhiều học sinh yếu để giúp các em hình
dung ra cấu tạo chữ viết trong trí mình một cách rõ ràng.

4. Tăng cường hoạt động nhận diện âm vần đã học trong phần kểm tra bài cũ và
cũng cố bài học.


- Học sinh có thể ghi âm, vần đã học nghe giáo viên đọc một dãy từ, nếu nghe
thấy tiếng mang âm vần ấy thì giơ thẻ vần đang có và đọc trơn vần ấy.

- Đọc bài thơ ngắn, truyện ngắn vui, câu văn dí dỏm trong đó chứa tiếng mang
âm vần đã học đề nghị học sinh lắng nghe phát hiện và nói các từ ấy.


- Giáo viên đọc một cụm từ hay một câu ngắn có từ bỏ trống bằng cách nói
“đa......đa.......đa...” yêu cầu học sinh lắng nghe và tìm từ để điền vào chỗ trống
ấy(từ cần điền là từ có chứa âm vần đang học). Sau mỗi lần tìm được từ điền tơi
u cầu học sinh nói lại cả câu hoặc phân tích cấu tạo từ đã điền).

Tôi đọc cụm từ hay một câu ngắn yêu cầu học sinh lắng nghe và tìm từ thay thế
cho một từ nào đó trong câu mà không làm cho ý thay đổi. Từ cần thay thế là
các từ chứa âm hay vần đang học. Sau mỗi lần tìm được từ thế, tơi u cầu học
sinh nói lại cả câu hoặc phân tích cấu tạo từ đã điền.

Ví dụ: Chơi trị lơ tơ. Tơi đưa ra một bảng gồm các âm hay vần đã và đang học,
phô tô bảng này cho mỗi em một tờ. Mỗi học sinh có một que tính. Tơi đọc từng
vần kèm theo ví dụ một từ có chứa vần đó. Học sinh lắng nghe các vần được
đọc lên đặt que tính lên các vần trong bảng. Khi học sinh nào có đủ các vần theo
một hàng trên thẻ thì học sinh đó sẽ hô là thắng rồi. Tôi kiểm tra bảng vần của
học sinh vừa hô thắng và nêu tên học sinh thắng cuộc. Cuối cùng cho các em
học sinh đọc trơn các từ ở một vài hàng trong bảng từ.

5. Khai thác kinh nghiệm âm thanh của học sinh trong phần giới thiệu bài mới
để giúp các em ý thức về sự tương hợp giữa âm thanh và nghĩa với chữ viết của
từ ngữ. Ngồi việc dùng tranh ảnh tơi có thể sử dụng nhiều cách khác để tránh
tình trạng đơn điệu trong khâu giới thiệu bài. Sau đây tôi xin đưa ra một vài

biện pháp giới thiệu bài ngoài cách dùng tranh ảnh.

- Cho học sinh nghe một câu hát hay một câu thơ và đề nghị học sinh lắng nghe
xem trong đó có tiếng nào nghe như vần “oan, oan...” hay như nghe âm “ đờ,
đờ.....”. Tôi chọn câu có nhiều từ mang âm vần sẽ học. Khi nói, giáo viên cần
phát âm nhấn mạnh các âm vần học sinh sẽ học. Ngay sau khi học sinh nêu ra
tiếng chứa vần hay âm, tôi giới thiệu mặt chữ ghi âm vần và viết lên bảng.


- Tơi đưa ra một chủ đề, ví dụ như: trái cây, rau, cá đề nghị các em nêu ra các từ
về chủ đề. Tôi dừng lại và nhấn mạnh vào tên một loại trái cây hay rau ... nào đó
có mang âm vần sẽ học bằng cánh hỏi học sinh thích khơng. Từ đó tơi giới thiệu
âm vần và chữ ghi âm vần cần học.

6. Tăng cường hoạt động nghe viết hay tự viết những tiếng, từ, cụm từ có chứa
âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và cũng cố bài học.

Tôi đưa ra một bảng từ, tôi chọn đọc một từ trong mỗi hàng. Học sinh lắng nghe
phải chọn ra âm, vần hay từ nghe được và khoanh trịn âm, vần hay từ đó hoặc
viết ra trên bảng con. Hoạt động này tôi tổ chức theo hình thức cá nhân.

- Học sinh nghe một bài thơ ngắn, truyện ngắn vui, câu văn dí dỏm, một câu hát
phát hiện và viết các tiếng, từ mang âm vần đã học, tôi cho học sinh biết rõ số
lượng từ cần tìm.

Học sinh nghe một cụm từ hay một câu ngắn có từ bỏ trống “đa, đa....” yêu cầu
học sinh lắng nghe và tìm từ đó để viết điền vào chỗ trống.

- Tôi đọc một cụm từ hay một câu văn ngắn yêu cầu học sinh lắng nghe và tìm
rồi viết từ thay thế cho một từ nào đó trong câu mà không làm cho ý thay đổi

vào bảng con.

- Cho vài câu, mỗi câu có một chỗ trống đề nghị học sinh tìm rồi viết từ điền
vào chỗ trống ấy.


- Cho vài câu mỗi câu một chỗ trống trên mỗi chỗ trống tôi đưa ra vài con chữ
đầu gợi ý và đề nghị học sinh hồn thành để có một từ điền. Ví dụ: th...., nh...

- Làm một cuộn phim bao gồm chuổi hình ảnh có liên quan với nhau cho học
sinh xem phim và viết từ thích hợp để đặt tên cho mỗi bức tranh.
7. Tăng cường hoạt động tạo từ tiếng có chứa âm vần đang học:

- Ghép các con chữ thành vần hay tiếng. Học sinh dùng một số con chữ vừa
bằng số lượng chữ mà một vần hay tiếng có ghép các con chữ thành vần hay
tiếng và đọc đúng.

- Ghép các con chữ thành vần hay tiếng học sinh dùng một số con chữ nhiều
hơn số lượng con chữ thích hợp để ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc
chúng.

- Trò chơi tạo từ: Tơi dán lên bảng một bảng có ghi 10 từ sau đó đưa ra 20 thẻ,
mỗi thẻ ghi một phần của 10 từ trên. Học sinh úp các thẻ xuống mặt bàn, đến
lượt mình mỗi em bốc hai thẻ. Nếu hai thẻ này tạo thành một từ như trên mảnh
giấy thì em ấy được giữ từ đó. Nếu khơng thì úp thẻ từ ấy lại. Trị chơi cứ tiếp
tục như thế cho đến khi tất cả 10 từ đã được tạo ra và khơng cịn thể nào chưa
được ghép từ. Học sinh nào có nhiều từ nhất thì sẽ là người chiến thắng.

- Sáng tạo bài vè: Chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi thành viên trong nhóm lần
lượt tạo ra một từ chứa âm vần đã học, luân phiên nhóm này đến sang nhóm

khác. Từ được tạo trước ra cần phải ghép được với từ được tạo ra kế tiếp thành
chuỗi lời nói có ý nghĩa.


- Trị chơi “Tơi có vần gì ?” hoặc “Tơi có âm đầu gì ?”.Tơi đưa ra một bảng
gồm các từ có chứa âm vần đã và đang học. Đến mỗi từ các em tự giới thiệu từ
của mình và hỏi tơi có vần gì? hay tơi có âm đầu gì? thế là cả lớp cùng trả lời.
Ví dụ đến chữ “chuối” một học sinh nói “tơi là chuối”. Đố bạn tơi có vần gì?

- Trị chơi giúp trẻ tập trung: Mỗi nhóm học sinh có hai thẻ từ. Các em đặt hai
bộ thẻ từ ấy vào hai miếng bìa cứng và úp các thẻ xuống. Đến lượt mình học
sinh bốc hai thẻ từ ấy hai bộ. Nếu hai thẻ có thể kết thành từ thì em giữ lấy. Trị
chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi tất cả 10 từ đã được tạo ra và khơng cịn thẻ
nào chưa được ghép từ. Học sinh nào có được nhiều thẻ nhất thì sẽ là người
chiến thắng.

8. Thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh đối chiếu cấu tạo của các chữ viết,
nói thành lời miêu tả cấu tạo của các chữ viết đặc biệt đối với các vần khó.

- Trình bày các vần có cấu tạo gần giống nhau thành bảng đề nghị cho học sinh,
ví dụ từ kèm theo mỗi vần, nhóm nào có nhiều từ ví dụ thì sẽ được khen thưởng.
- Tơi đưa ra một bảng từ gồm nhiều từ khác nhau đề nghị học sinh nhóm từng
cặp có từ cấu tạo gần giống nhau.

- Đưa ra các thẻ từ gồm các từ chứa các vần mà học sinh của lớp thường viết sai
và đề nghị học sinh quan sát, nhận xét và đưa ra cách sửa. Ví dụ: “ cồun cộun”,
“thoe”….

9. Quan tâm đồng đều đến các học sinh bằng cách khuyến khích và tạo cơ hội
cho tất cả các em hoạt động bằng cách.



- Ln kết hợp cả ba hình thức học tập: cá nhân, nhóm/ cặp, tồn lớp trong một
tiết dạy.

- Tơi tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh làm việc theo sách giáo khoa như
phương tiện tìm tịi khám phá. Đối với ngữ liệu mà sách đã viết rất rõ và đẹp thì
tránh sao chụp, phóng to làm đồ dùng trực quan học toàn lớp.

D. HIỆU QUẢ:


Với sự cố gắng trong giảng dạy và học tập của cơ trị, cùng với sự hợp tác chặt
chẽ của giáo viên và phụ huynh nên sau phần học âm vần kết quả học tập của
học sinh so với năm học trước thật khả quan.

Qua theo dõi kiểm tra 45 học sinh của lớp trong học kì I và kết quả kiểm tra
định kì đạt kết quả như sau:

Kết quả kiểm tra mơn Tiếng Việt
Thời gian
Giỏi

Khá

Trung bình Yếu

Tháng thứ nhất

10


11

15

9

Tháng thứ hai

12

13

14

6

Kiểm tra định kì lần
25
1

15

4

2

Kiểm tra định kì lần
28
2


12

4

1

Với kết quả đạt được như trên tơi thấy mình đã thành cơng khi thực hiện đề tài
này. Chính vì vậy nên tôi tiếp tục áp dụng đề tài này vào giảng dạy trong suốt
từ đầu năm học đến giờ.


KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được:


Trong năm học 2012- 2013, đầu năm học học lớp tơi có 6 học sinh yếu, kém.
Nhờ vận dụng biện pháp trên nên kết quả cuối năm lớp tơi có 42/42 học sinh lên
lớp thẳng đạt tỉ lệ 100 %. Trong đó có 29 em đạt học sinh giỏi, 10 em đạt học
sinh tiên tiến, 2 em đạt học sinh trung bình khơng có học sinh yếu.
Trong năm học này (2013-2014) qua phần học âm vần 97,8% học sinh đọc
thông viết thạo các tiếng từ. Các em có vốn kiến thức một cách vững vàng để
học tiếp sang phần luyện tập tổng hợp.

2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy muốn học sinh đạt kết quả cao trong học tập
đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến
trẻ, xem học sinh như con em của mình. Bên cạnh đó, người giáo viên phải học
hỏi ở mọi nơi, mọi phương tiện để trau dồi thêm cho minh về trình độ chun

mơn, kinh nghiệm giảng dạy và sự hiểu biết về các lĩnh vực. Từ đó có thể vận
dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học. Ngồi ra cịn giúp giáo viên
tích hợp những nội dung kiến thức mang tính giáo dục phù hợp với nội dung
từng bài, phù hợp với sự nhận thức của từng em để góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục tồn diện cho học sinh Tiểu học.

3. Những nhận định chung về áp dụng và khả năng vận dụng.
- Đối với học sinh lớp 1 tập cho học sinh nói đúng, đọc đúng, viết đúng là
phương tiện để các em làm hành trang cho việc học tập sau này, giúp các em
vững vàng trong cuộc sống. Vì thế dạy phần âm- vần nói riếng và Tiếng Việt lớp
1 nói chung là dạy cho các em đọc đúng, viết đúng Tiếng Việt và tạo cho các em
một khơng khí vui tươi để các em khơng chán nản.

- Để đạt được điều đó, mỗi giáo viên cần phải thấy rõ tầm quan trọng và vị trí
xứng đáng của mơn học trong chương trình Tiểu học.


- Luôn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, hiểu được tâm lí trẻ, hãy lắng nghe xem
trẻ nói gì, muốn gì, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của trẻ, của cha mẹ trẻ đối
với nhà trường, thầy cô. Tạo mối quan hệ và sự hợp tác thống nhất với cha mẹ
học sinh trong lớp.

- Trong giảng dạy, giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo. Mỗi lời nói, nét chữ của
giáo viên là chuẩn mực ln kích thích mọi tư duy, tạo hứng thú cho học sinh
học tập, phát huy tính tích cực của học sinh.
Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã cố gắng thực hiện trong giảng
dạy phần học vần của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, để các em học tốt hơn
trong phần này. Chắc chắn rằng trong quá trình thực hiện cịn nhiều thiếu sót.
Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để chất lượng học tập
của học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung đạt kết quả cao hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Dĩ An, ngày 20 tháng 01 năm 2014
Người viết

Bùi Thị Miền



×