Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.93 KB, 3 trang )
Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt
Phần 004
Đừng Có Giọng "thầy Đời"
Bạn có biết thứ người hay làm cái mà người ta gọi là "sư
tàng" không? Khi nói chuyện với bạn. Họ không kể gì đến đầu
óc tinh tế và vốn kiến thức của bạn. Họ lấy làm hãnh diện là
họ ăn nói như bậc thầy. Bạn trình bày ý kiến của bạn về một
vấn đề, nhanh như chớp, họ chụp lời bạn, tán rộng lời bạn nói,
họ cắt nghĩa lăng nhăng, dẫn chứng hết danh nhân này đến
sách báo kia. Họ nghị luận, phê bình, chỉ trích bạn, bĩu môi
chê ý kiến của bạn là chủ quan, là sai lạc. Trước mặt họ, bạn
có cảm tưởng mình đang đứng trước một vị giáo sư nghiêm
khắc ở trường đại học. Họ có bộ mặt ra vẻ oai nghiêm, mắt họ
tỏ ra suy nghĩ, tay họ múa và miệng họ thao thao thuyết trịnh
trọng như một bậc thầy đạo mạo với đứa học trò còn măng
xuân. Họ thích quan trọng hóa những vấn đề bạn đưa ra, ý
kiến bạn, họ bất chấp.
Họ tự nhiên cảm thấy có bổn phận ăn nói bằng giọng kẻ cả,
thông thái để bạn đọc theo. Có nhiều chuyện, bạn hỏi họ, có ý
để họ nói sơ qua một chút là đủ, nhưng họ lại đưa ra mọi chi
tiết dong dài để chứng minh. Khi nói chuyện cần đề cập nhiều
vấn đề cho vui, nhưng với họ bạn phải thất vọng. Họ chụp câu
hỏi hay lời bàn của bạn, rồi họ nói không cho bạn trả lời, họ
chỉ bàn một vấn đề, tán rộng vấn đề ấy đến đỗi bạn bắt mệt và
xin chịu họ. Không kể bạn có đồng ý với họ hay không, có
cảm tình với họ hay không? Họ cứ đường đường đem giọng
quả quyết, đanh thép ra chọi thẳng vào mặt bạn. Họ hay nói "
nghe kịp không? Hiểu chưa? Có phải vậy không?". Họ cũng
thích nói một cách rắn rỏi "như thế này, như thế này". Nói tắt,
họ biến nơi nói chuyện thành một lớp học nghiên cứu những
vấn đề nát óc, mà ông thầy là một người vô lễ, độc đoán. Thiệt