Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Thuật nói chuyện hằng ngày phần 10 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.63 KB, 4 trang )

Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt
Phần 010
Đừng Nói Nghịch
Bạn bảo: "Vách tường trắng". Họ nói: "Đen". Bạn nói:
"Trời mưa". Họ cãi: "Nắng". Bạn bảo quẹo bên phải. Họ đáp
bên trái. Bạn bảo đi chợ. Họ nói không. Bạn bảo ở nhà, họ nói
không. Thứ người kì quái hay nói nghịch đó, chúng tôi muốn
bàn riêng với bạn về họ. Trong câu chuyện, sở trường của họ
là nói nghịch lại ý của kẻ khác. Đầu óc của họ là một thứ "máy
nói nghịch". Vừa nghe thiên hạ quả quyết một điều gì, tức tốc
họ quả quyết điều nghịch lại hẳn. Lối nói chuyện chướng đời
như vậy, là lối chỉ gieo ác cảm và bất mãn thôi. Nói chuyện có
ý lưu chuyển tư tưởng cho nhau, cảm thông những tâm tình
cho nhau, để được sự đồng ý, đồng cảm và do đó có thú vị.
Người ta nói chuyện, hoặc để tính làm công việc gì, giải
quyết một vấn đề nào, cần sự tìm hiểu quan điểm của nhau, cố
gắng nhận lí lẽ của đối phương để giúp nhau đi đến chân lí.
Người ta cũng nói chuyện để giãi bày tâm sự, để tiêu khiển sau
những giờ làm việc mệt mỏi. Người nói nghịch, không biết rõ
tâm lí này nên làm cho câu chuyện nặng nề. Bạn bàn tính công
việc gì quan hệ với họ, họ gạt ngang ý kiến của bạn. Bạn nổi
cộc không?
Chúng tôi có nỗi lòng sầu chán muốn đem bộc lộ cùng họ,
để tìm một tia hi vọng cho đời sống. Họ nói một loạt:
không...không...Chúng tôi có thiện cảm với con người đó được
không? Sau những phút giây học tập ở hãng xưởng, bạn mệt
nhoài, muốn bàn chuyện cùng họ để giải trí một chút. Họ phản
đối bạn, nói nghịch cùng bạn như một tên du côn, bạn có thể
mến phục họ được không?. Trong khi gieo ác cảm với bạn và
chúng tôi như vậy, người nói nghịch có tâm lí kì lạ. Họ cho
rằng, phản đối ngay mặt kẻ khác như vậy là anh hùng, là người


đầu óc độc lập, là hạng biết chuyển hướng tư tưởng của kẻ
khác, là nhà mô phạm có khả năng sửa lời ăn tiếng nói của
thiên hạ. Có nhiều nguyên nhân đưa họ đến chỗ có đầu óc khờ
dại ấy.
Có người hay nói nghịch, vì tính khí tự nhiên thích phản
đối. Có khi họ không có thâm ý gì ác độc cả. Bạn rủ họ đi dạo,
họ nói không. Nói không, nhưng có thể lát sau vẫn có thể họ đi
dạo ngoan ngoãn với bạn. Có người hay nói nghịch, vì quá
giàu tự ái. Họ thấy trong thái độ nhìn nhận sự quả quyết của
bạn, có cái gì khiến họ hạ mình xuống, tỏ ra mình không thông
thái, nghèo kinh nghiệm. Nhiều khi, có ý thức rằng, bạn nói
trúng lý, nhưng họ vẫn lắc đầu bảo bạn nói bậy để gọi là giữ
thể diện cho mình. Có thứ người, nói nghịch vì thiếu can đảm.
Họ cùng bà con ruột thịt với thứ người nói nghịch vì giàu tự
ái. Khi bàn chuyện với bạn, họ ít khi ngó ngay mắt bạn. Khi
nào mắt bạn gặp mắt họ, là họ đảo chỗ khác, tinh thần nhát
đảm ấy ảnh hưởng đến tâm tánh của họ, nên khi nghe bạn nói
điều gì, họ không đủ dũng khí để chịu bạn nói trúng nên phải
cãi lại, có khi miễn cưỡng nhưng vẫn cãi. Đáng lẽ vì yếu tinh
thần, họ đừng bẻ lời người ta, nhưng quái lạ: họ cho sự hạ
mình, đồng ý với kẻ khác là việc khó làm quá, nên họ tránh
bằng cách nói nghịch. Có hạng người nói nghịch đáng ghê
tởm, là nói nghịch để thỏa mãn tánh ham cãi lộn của mình. Họ
lấy làm khoái trá trong việc bài bác ý kiến của kẻ khác và sung
sướng cãi lý qua lại với người nghịch quan điểm với mình.
Người ta cũng hay nói nghịch, vì quá dè dặt. Hạng này bạn
gặp nhiều trong giới trí thức. Một người nào đó quả quyết điều
gì, họ sợ lầm lạc nên thái độ trước hết họ có, là bài bác để rồi
phân tách thế này thế kia. Họ vừa nói nghịch vừa lí sự. Cả hai
lối đối xử đều đáng ghét như nhau.

Sau hết, chúng ta không quên người thích nói nghịch vì càn
trí. Khi nghe ai nói ý gì mới lạ. Họ không hiểu kịp thì họ phản
đối ngay. Họ phản đối, không phải họ có lí do minh chứng
rằng, ý nghĩ của kẻ khác là bậy, mà chỉ vì họ ngu dốt. Không
thể kể hết cùng bạn những thứ người nói nghịch. Mà tưởng
không cần kể hết làm gì. Vài gương trên cũng cho bạn thấy, sự
nói nghịch, tự bản chất chống lại với tinh thần nói chuyện và
con đẻ của nó, bao giờ cũng là hiểu lầm, ác cảm. Trên đường
đời, bạn là người muốn dùng câu chuyện làm phương tiện để
đắc nhân tâm hầu thành công, chúng tôi tin bạn đừng mắc tật
nói nghịch. Nếu trong thời gian qua, đã nhiều lần bạn mất thân
tình vì ba tấc lưỡi, thì xin bạn đừng ngả lòng. Bạn cố gắng
phục thiện, và sửa lỗi, đó là bạn tiến tới trong việc tu thân rồi.
Hiện giờ, chung quanh bạn, có biết bao người muốn đẹp
lòng thiên hạ mà hễ nói chuyện là nói nghịch. Còn bạn muốn
sữa mình để nói chuyện duyên dáng thì một ngày gần đây bạn
sẽ bặt thiệp. Đọc Benjamin Franklin người ta thấy ông tự nhủ
rằng, lúc còn trẻ tuổi, tánh tình ông rất khó chịu, hay cãi bậy,
thích nói nghịch, bị nhiều người ghét. Nhưng nhờ ông tự kiểm,
tu thân, biết trừng trị ba tấc lưỡi, sau thành một người có nhân
cách đáng phục. Bạn hãy bắt chước con đường phục thiện của
Franklin.
Muốn thuyết phục một người hay nói nghịch, bạn nên theo
vài quy tắc này. Nếu người nói nghịch là người có đầu óc lành
mạnh, thì bạn dùng lời nói êm dịu dẫn dụ họ, chuyển tư tưởng
của họ cho thành tư tưởng của bạn. Bạn hãy tập nói khiêm tốn
như Franklin: Tôi thiết tưởng, hình như có lẽ là...Những lối
nói này làm cho người nói nghịch ít có cơ hội nói: không, và
nhờ vậy, họ dễ dàng trả lời "Vâng" với bạn...Tốt hơn hết, là
bạn đừng trả lời dài dòng. Họ có cộc lốc, trả lời "không" cùng

bạn, bạn nên làm thinh, họa may còn giữ thiện cảm được với
họ. Nếu bạn lí luận với họ, chắc chắn bạn phải bị họ ăn nói lỗ
mãng thôi.
[ Phần Trước ] [ Phần Kế ]

×