Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH "CÔNG TY CỔ PHẦN" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.24 KB, 11 trang )


BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ

BÀI THUYẾT TRÌNH


CÔNG TY CỔ PHẦN


Nhóm lớp Anh 5 _ TCQT B_K 46

1, Ngô Thị Thanh Hà
2, Tô Thị Thu Hà
3, Nguyễn Thị Thu Hằng



C
ũng như công ty TNHH, công ty cổ phần cũng là một loại hình doanh
nghiệp thuộc loại “ cổ điển” ở Việt Nam khi chính thức được thừa nhận lần đầu
tiên vào năm 1990 trong Luật Công ty. So với Luật công ty năm 1990 và Luật
Doanh nghiệp 1999 thì Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khá nhiều điểm mới về
công ty cổ phần. Và sau đây nhóm chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về công ty
cổ phần dưới góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 2005.
I. Khái quát chung

1.Định nghĩa
Căn cứ vào qui định tại điều 77 chúng ta có thể hiểu công ty cổ phần là
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau ( cổ phần) và có từ ba thành viên trở lên ( cổ đông ) các cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong


phạm vi số vốn đã góp.
2.Đặc điểm
Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần
bằng nhau và được gọi là cổ phần (điềm a khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005).
Một trong những điểm khác biệt có tính chất cơ bản giữa công ty cổ phần với
các loại hình doanh nghiệp khác chính là ở đặc trưng này. Ở công ty cổ phần,
vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau, các nhà đầu tư khi tham
gia góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được xác định là nắm giữ bao nhiêu cổ phần
của công ty chứ không xác định là nắm giữ số vốn bao nhiêu, chiếm bao nhiêu
phần trăm vốn điều lệ như ở các loại hình doanh nghiệp khác
Thứ hai, công ty cổ phần là doanh nghiệp có số lượng thành viên tối
thiểu là ba và không giới hạn số lượng thành viên tối đa ( điểm b khoản 1 điều
77_ Luật 2005). Như vậy, công ty cổ phần là loại doanh nghiệp mà pháp luật
đòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu lớn nhất trong số các loại hình doanh
nghiệp đang tồn tại theo qui định của pháp luật Việt Nam. Trước đây, Luật
công ty năm 1990 đòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu của công ty cổ phần là 7
còn Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ yêu cầu là 3. Điểm mới này đã tạo điều kiện
hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư khi muốn kinh doanh dưới hình thức pháp
lý này.
Thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ phải
chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp (điểm c khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005). Đặc trưng này của
công ty cổ phần xác định sự tách bạch về mặt tài sản của nhà đầu tư – thành
viên với tài sản công ty.
Thứ ba, công ty cổ phần là một pháp nhân kể từ ngày đựơc cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh ( khoản 2 điều 77_Luật DN 2005).
Thứ năm, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu chuyển
đổi và các loại trái phiếu khác theo qui định của pháp luật và Điều lệ công ty)
(theo khoản 1 điều 88 Luật Doanh nghiệp 2005). Trong khi, công ty hợp danh

và doanh nghiệp tư nhân bị cấm phát hành tất cả các loại chứng khoán còn công
ty TNHH ( cả một thành viên và từ hai thành viên trở lên) chỉ được quyền phát
hành các loại chứng khoán không phải là cổ phiếu thì công ty cổ phần có thể
phát hành tất cả các loại chứng khoán mà pháp luật có thừa nhận. Điều này thể
hiện tính đại chúng của công ty cổ phần.
3.Những vấn đề liên quan
a. Cổ phần
Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 “ cổ phần là
phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty cổ phần”. Thông thường mệnh giá
của cổ phần khá nhỏ, đủ để có thể thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong
xã hội để đưa vào quá trình kinh doanh. Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005,
cổ phần bao gổm hai loại là cổ phần phổ thông (CPPT) và cổ phần ưu đãi
(CPUD). Lưu ý rằng, CPPT không thể chuyển thành CPUD nhưng CPUD có
thể chuyển thành CPPT theo quyết định của Đại Hội Đồng cổ đông (khoản 6
điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005).
CPPT là loại cổ phần mà pháp luật yêu cầu mọi công ty cổ phần buộc phải
có, nó tạo cho người sở hữu một cách đầy đủ nhất các quyền và nghĩa vụ của
một nhà đầu tư. Khi thành lập công ty, các cổ đông sáng lập phải đăng kí mua ít
nhất 20% tổng số CPPT được quyền chào bán và phải thanh toán đủ trong thời
hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh(khoản 1 điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 ).
CPUD là loại cổ phần mà người sở hữu nó được hưởng một lợi ích nào đó
lớn hơn so với lợi ích của người sở hữu CPPT. Nhưng việc phát hành loại cổ
phần này tuỳ thuộc vào quyết định của công ty. Có các loại CPUD sau:
- CPUD biểu quyết là cổ phần mà người sở hữu nó có số phiếu biểu quyết cao
hơn so với người sở hữu CPPT ( số phiếu này do Điều lệ công ty qui định)
(khoản 1 điều 81 Luật Doanh nghiệp 2005). Như vậy đây là loại CPUD đối với
quyền quản lý công ty. Người sở hữu nó có ảnh hưởng rất lớn với việc ra các
quyết định quản lý công ty. Do vậy loại cổ phần này không đựơc phép chuyển
nhượng và chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền, các cổ đông sáng lập mới

được quyền nắm giữ. Tuy nhiên, sau ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh, CPUD biểu quyết của cổ đông sáng lập đương
nhiên trở thành CPPT( khoản 3 điều 78 _ Luật DN 2005).
- CPUD cổ tức là cổ phần đựơc trả cổ tức với mức cao hơn so với mức của
CPPT hoặc với mức ổn định hằng năm( khoản 1 điều 82 Luật Doanh nghiệp
2005).
- CPUD hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất kì khi nào
theo yêu cầu của ngừơi sở hữu hoặc theo các điều kiện đựơc ghi tại cổ phiếu
của CPUD hoàn lại( khoản 1 điều 83 Luật Doanh nghiệp 2005).
Người sở hữu CPUD hoàn lại và CPUD cổ tức không làm ảnh hưởng đến
hoạt động quản lý của công ty cổ phần do vậy Luật Doanh nghiệp 2005 không
giới hạn chủ thể sở hữu và quyền chuyển nhượng của hai loại như đối với
CPUD biểu quyết. Theo qui định tại khoản 3 điều 82 và khoản 3 điều 83 Luật
Doanh nghiệp 2005, họ không có quyền biểu quyết, quyền dự họp Đại hội cổ
đông, quyền đề cử người vào Hội Đồng quản trị và ban Kiểm soát. Điều này thể
hiện sự khác biệt của công ty cổ phần với đa số các loại hình doanh nghiệp khác
khi nhà đầu tư bỏ ra bao nhiêu vốn, thông thường họ sẽ có quyền quản lý công
ty tương ứng với số vốn đó

b. Cổ phiếu
Khoản 1 điểu 85 Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “cổ phiếu là chứng chỉ do
công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một
hoặc một số cố phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi
tên”.
c.Cổ đông
Khoản 11 Điều 4 : “ Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát
hành của công ty cổ phần”

×