Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Trong các phương pháp tái tạo dây chằng khớp thang bàn của eaton – littler, zhang và zhang cải tiến thì phương pháp nào giữ vững khớp thang bàn ngón cái tốt nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 108 trang )

Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------

KHƯƠNG ANH TẤN

NGHIÊN CỨU ĐỘ VỮNG CỦA KHỚP THANG BÀN
TRONG TÁI TẠO DÂY CHẰNG BẰNG CÁC
PHƯƠNG PHÁP EATON – LITTLER, ZHANG VÀ
ZHANG CẢI TIẾN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOA (CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH)
Mã số: 8720104

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BS. LÊ NGỌC QUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả

KHƯƠNG ANH TẤN

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT VÀ VIẾT TẮT ................................ x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Giải phẫu khớp thang bàn ..................................................................... 4
1.1.1. Xương thang và xương bàn I.......................................................... 4
1.1.2. Cấu tạo mặt khớp thang bàn ngón cái ............................................ 5
1.1.3. Hệ thống dây chằng khớp thang bàn ngón cái ............................... 6
1.2. Các cấu trúc liên quan đến khớp thang bàn ngón cái ......................... 10
1.2.1. Các cơ liên quan ........................................................................... 10

1.2.2. Cơ gấp cổ tay quay ....................................................................... 11
1.2.3. Cơ gan tay dài............................................................................... 12
1.2.4. Cấu trúc mạch máu liên quan ....................................................... 13
1.2.5. Thần kinh liên quan ...................................................................... 14
1.3. Bệnh lý viêm khớp thang bàn ngón cái .............................................. 14
1.4. Trật khớp thang bàn đơn thuần........................................................... 17
1.5. Các phương pháp tái tạo đã được sử dụng từ trước đến nay .............. 19
1.5.1. Phương pháp Eaton – Littler ........................................................ 19
1.5.2. Phương pháp Zhang ..................................................................... 20
1.5.3. Phương pháp Zhang cải tiến......................................................... 22
1.6. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................. 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

ii

2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................................................... 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 26
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 26
2.1.2. Dụng cụ thực hiện và thu thập số liệu .......................................... 26
2.1.3. Các bước tiến hành ....................................................................... 28
2.1.4. Định nghĩa các biến số ................................................................. 41
2.3. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 43

2.4. Phương pháp đánh giá kêt quả .............................................................. 43
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 44
2.6. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ......................................... 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 45
3.1. Đặc điểm của mẫu .............................................................................. 45
3.1.1. Giới tính........................................................................................ 45
3.1.2. Tuổi .............................................................................................. 46
3.2. Độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây chằng
khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch ra mặt lưng............................ 47
3.3. Độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây chằng
khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch ra mặt lòng ............................ 51
3.4. Độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây chằng
khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch ra bên ngoài .......................... 55
3.5. Độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây chằng
khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch vào bên trong ........................ 59
3.6. Đặc điểm của gân ghép trong phương pháp Zhang và Zhang cải tiến ...
............................................................................................................ 63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 65

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

iii

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................. 65
4.2. Đánh giá độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây
chằng khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch ra mặt lưng .....................

............................................................................................................ 65
4.3. Đánh giá độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây
chằng khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch ra mặt lịng .....................
............................................................................................................ 71
4.4. Đánh giá độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây
chằng khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch ra bên ngồi....................
............................................................................................................ 75
4.5. Đánh giá độ vững của khớp thang bàn giữa các phương pháp tái tạo dây
chằng khi tác động lực vào ngón cái hướng di lệch ra bên trong ....................
............................................................................................................ 80
4.6. Đánh giá chung về độ vững của khớp thang bàn của ba phương pháp ..
............................................................................................................ 83
4.7. Đánh giá chỉ số gân ghép trong 2 phương pháp Zhang và Zhang cải tiến
............................................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI........................................................................................ 88
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các chỉ số đo xương thang ................................................................ 4

Hình 1.2: Chức năng của khớp thang bàn ngón cái và cấu tạo mặt khớp......... 5
Hình 1.3: Hình ảnh mơ phỏng dây chằng dây chằng chéo trước khớp thang bàn
và dây chằng gian đốt bàn I và II khớp thang bàn bằng kỹ thuật số................. 7
Hình 1.4: Hình ảnh mơ phỏng hệ thống dây chằng mặt lưng trên kỹ thuật số . 9
Hình 1.5: Hệ thống cơ nội tại của bàn tay....................................................... 11
Hình 1.6: Nhóm cơ nơng vùng cẳng tay trước................................................ 13
Hình 1.7: Hình ảnh thực tế ngón cái chữ M.................................................... 16
Hình 1.8: Hình ảnh mô tả cơ chế chấn thương thứ 2 trật khớp thang bàn ngón
cái .................................................................................................................... 18
Hình 1.9: Hình ảnh mơ tả phương pháp tái tạo dây chằng thang bàn theo phương
pháp Eaton – Littler ......................................................................................... 20
Hình 1.10: Mơ tả ngun lý tái tạo theo Zhang .............................................. 21
Hình 1.11: Khâu gân tái tạo vào dây chằng gian cổ tay mu tay ..................... 22
Hình 1.12: Cấu hình tái tạo dây chằng thang bàn của phương pháp Zhang cải
tiến ................................................................................................................... 23
Hình 2.1: Bộ dụng cụ phẫu tích ...................................................................... 27
Hình 2.2: Bộ khung đo lực tự chế ................................................................... 27
Hình 2.3: Bộ khung đo lực tự chế khi tháo rời và khoan điện ........................ 28
Hình 2.4: Hình ảnh mơ tả đường rạch da lịng bàn tay và cẳng tay trước ...... 29
Hình 2.5: Mơ tả đường rạch da mặt ngoài xương bàn 1 và khớp thang bàn ngón
cái .................................................................................................................... 30
Hình 2.6: Cắt dây chằng mặt lịng................................................................... 30
Hình 2.7: Hướng khoan đường hầm và hướng luồn gân trong phương pháp
Eaton – Littler.................................................................................................. 31
Hình 2.8: Hồn thành tái tạo bằng phương pháp Eaton – Littler .................... 32

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

v

Hình 2.9: A. Hướng khoan đường hầm tái tạo trong phương pháp Zhang..... 33
Hình 2.10: Tái tạo dây chằng thang bàn bằng phương pháp Zhang ............... 34
Hình 2.11: May gân ghép vào dây chằng gian cổ tay mu tay ......................... 34
Hình 2.12: Đo chỉ số chiều dài và chiều ngang gân gan tay dài ..................... 35
Hình 2.13: A. Tạo đường hầm trong phương pháp Zhang cải tiến. B. Hướng và
thứ tự luồn gân ghép trong phương pháp Zhang cải tiến ................................ 36
Hình 2.14: Lắp khung đo trong thực tế ........................................................... 38
Hình 2.15: Lắp đồng hồ di lệch trên khung đo ............................................... 38
Hình 2.16: Đo di lệch theo hướng di lệch ra mặt lưng sau khi tái tạo dây chằng
thang bàn ......................................................................................................... 39
Hình 2.17: Đo di lệch theo hướng di lệch ra bên ngoài sau khi tái tạo dây chằng
thang bàn ......................................................................................................... 40
Hình 4.1:Mơ tả q trình giữ khớp khi di lệch ra mặt lòng của phương pháp
Eaton – Littler.................................................................................................. 67
Hình 4.2: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch ra mặt lưng trong phương
pháp Zhang ...................................................................................................... 69
Hình 4.3: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch ra mặt lưng trong phương
pháp Zhang cải tiến ......................................................................................... 70
Hình 4.4: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch ra mặt lòng trong phương
pháp Eaton – Littler ......................................................................................... 72
Hình 4.5: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch ra mặt lòng trong phương
pháp Zhang ...................................................................................................... 74
Hình 4.6: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch ra mặt lòng trong phương
pháp Zhang cải tiến ......................................................................................... 75
Hình 4.7: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch ra bên ngoài trong phương
pháp Eaton – Littler ......................................................................................... 77


Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

vi

Hình 4.8: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch ra bên ngoài trong
phương pháp Zhang và Zhang cải tiến ............................................................ 79
Hình 4.9: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch vào bên trong của
phương pháp Eaton - Littler ............................................................................ 81
Hình 4.10: Mơ tả các thành phần giữ khớp khi di lệch vào bên trong của
phương pháp Zhang và Zhang cải tiến ............................................................ 82

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các giai đoạn viêm khớp thang bàn ngón cái theo Eaton và Littler
......................................................................................................................... 15
Bảng 2.1 Biến số của gân ghép ....................................................................... 41
Bảng 2.2 Biến số phương pháp Eaton – Littler............................................... 42
Bảng 2.3 Biến số phương pháp Zhang ............................................................ 42

Bảng 2.4 Biến số Phương pháp Zhang cải tiến ............................................... 43
Bảng 3.1: Độ tuổi của mẫu nghiên cứu ........................................................... 46
Bảng 3.2: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 10N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra mặt lưng .................................................. 47
Bảng 3.3: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 20N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra mặt lưng .................................................. 48
Bảng 3.4: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 30N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra mặt lưng .................................................. 49
Bảng 3.5: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 10N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra mặt lòng .................................................. 51
Bảng 3.6: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 20N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra mặt lòng .................................................. 52
Bảng 3.7: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 30N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra mặt lòng .................................................. 53
Bảng 3.8: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 10N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra bên ngồi ................................................ 55
Bảng 3.9: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực 20N
vào ngón cái theo hướng di lệch ra bên ngoài ................................................ 56
Bảng 3.10: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực
30N vào ngón cái theo hướng di lệch ra bên ngoài ........................................ 57

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

viii

Bảng 3.11: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực

10N vào ngón cái theo hướng di lệch vào bên trong ...................................... 59
Bảng 3.12: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực
20N vào ngón cái theo hướng di lệch vào bên trong ...................................... 60
Bảng 3.13: Độ di lệch khớp thang bàn sau tái tạo dây chằng khi tác động lực
30N vào ngón cái theo hướng di lệch vào bên trong ...................................... 61
Bảng 3.14: Độ dài gân ghép trong phương pháp Zhang và Zhang cải tiến .... 63
Bảng 3.15: Chiều ngang gân ghép trong phương pháp Zhang và Zhang cải tiến
......................................................................................................................... 63
Bảng 3.16: Bề dày gân ghép trong phương pháp Zhang và Zhang cải tiến.... 64
Bảng 3.17: Đường kính tiết diện gân ghép trong phương pháp Zhang và Zhang
cải tiến ............................................................................................................. 64

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu Đồ 3-1: Biểu đồ phân bố giới tính của mẫu ........................................... 45
Biểu Đồ 3-2: Biểu đồ biến thiên giá trị trung bình của các phương pháp tái tạo
dây chằng thang bàn khi tác động lực lên ngón cái hướng di lệch ra mặt lưng
......................................................................................................................... 50
Biểu Đồ 3-3: Biểu đồ biến thiên giá trị trung bình của các phương pháp tái tạo
dây chằng thang bàn khi tác động lực lên ngón cái hướng di lệch ra mặt lòng
......................................................................................................................... 54
Biểu Đồ 3-4: Biểu đồ biến thiên giá trị trung bình của các phương pháp tái tạo
dây chằng thang bàn khi tác động lực lên ngón cái hướng di lệch ra bên ngồi

......................................................................................................................... 58
Biểu Đồ 3-5: Biểu đồ biến thiên giá trị trung bình của các phương pháp tái tạo
dây chằng thang bàn khi tác động lực lên ngón cái hướng di lệch vào bên trong
......................................................................................................................... 62

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

x

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT VÀ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

VIẾT TẮT

Dây chằng chéo trước

AOL

Dorsal Radial Ligament

Dây chằng mặt lưng bên quay

DRL


Dorsal Central Ligament

Dây chằng mặt lưng trung tâm

DCL

Posterior Oblique Ligament

Dây chằng chéo sau khớp

POL

Intermetacarpal Ligament

Dây chằng gian đốt bàn I và II

IML

Trapezium

Xương thang

Tz

Metacarpal I

Xương bàn 1

MC I


Adductor Pollicis Longus

Gân dạng ngón cái dài

APL

Flexor Carpi Radialis

Gân gấp cổ tay quay

FCR

Dây chằng gian cổ tay mu tay

TTC

Anterior Oblique Ligament
( Volar Ligament, Beak
Ligament)

Triquetrotrapezial
Components

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay là một cấu trúc đặc biệt của cơ thể con người có vai trò rất quan
trọng trong các sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Trong đó, mỗi ngón tay có độ
quan trọng khác nhau trong việc tạo ra các động tác khéo léo và linh hoạt của
bàn tay, nhưng quan trọng nhất vẫn là ngón cái với sự chi phối hơn 40% chức
năng của bàn tay[25],[29].
Một trong những cấu trúc quan trọng tạo nên chức năng của ngón cái đó
là khớp thang bàn ngón cái. Khớp thang bàn ngón cái là một khớp hình n
ngựa có tầm vận động lớn cho phép ngón cái thực hiện các động tác gập – duỗi,
dạng – khép và đối ngón. Để khớp thang bàn ngón cái hoạt động linh hoạt,
ngoài sự cấu tạo đặc biệt của mặt khớp thì cần phải có hệ thống dây chằng và
bao khớp xung quanh. Mất vững khớp thang bàn ngón cái sẽ làm cho ngón cái
giảm các chức năng của ngón cái nói riêng và bàn tay nói chung.
Mất vững khớp thang bàn có thể do chấn thương hay viêm khớp. Năm
1937, tác giả Forestier đã mô tả bệnh lý viêm khớp thang bàn với tình trạng đau
ở nền ngón cái và lan ra các mơ xung quanh, bệnh tiến triển dẫn đến mất vững
và gây bán trật khớp. Vào năm 1954, Gedda đã đề cập đến việc chấn thương
mà khơng gãy xương có trật khớp thang bàn dẫn đến đến giảm chức năng của
ngón tay cái[38].
Trong thời kỳ đầu, các nhà khoa học đều cho rằng dây chằng chéo trước
là dây chằng quan trọng nhất trong việc giữ vững khớp[14],[28]. Vì thế nhiều
phương pháp tái tạo dây chằng đã được nghiên cứu và báo cáo có thể kể đến
như Slocum (1942), Egger (1945), Eaton – Littler (1973), Brunelli
(1989)…trong số đó phương pháp Eaton – Littler được xem là kinh điển và
được sử dụng để điều trị của bệnh lý viêm khớp và trật khớp thang bàn đến
ngày hôm nay[14],[43],[41],[10].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

2

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng hệ thống dây chằng
mặt lưng của khớp thang góp phần quan trọng vào việc giữ vững khớp và cần
tái tạo lại hệ thống dây chằng này và tiêu biểu nhất là phương pháp Zhang[12],
[22], [39].
Như vậy, hiện nay vẫn còn sự chưa thống nhất về vai trò giữ vững khớp
thang bàn của các dây chằng và nguyên tắc tái tạo của các phương pháp. Do
đó, cần có một nghiên cứu so sánh độ vững giữa các phương pháp đó với nhau.
Vì vậy, so sánh phương pháp kinh điển Eaton – Litter với phương pháp Zhang
về độ vững của khớp thang bàn là một nghiên cứu tiền lâm sàng cần phải tiến
hành nhằm mục đích tạo nên sự lựa chọn tốt hơn cho điều trị các bệnh lý.
Chưa dừng lại ở đó, chúng tơi cải tiến phương pháp Zhang bằng cách
thay thế gân gấp cổ tay quay bằng gân gan tay dài để dễ thao tác và tăng độ dài
gân để gia cố mặt lưng tốt hơn (chúng tơi tạm gọi là phương pháp Zhang cải
tiến)[39],[41].
Chính vì lẽ đó, chúng tơi tiến hành thực hiện một đề tài nghiên cứu với
câu hỏi nghiên cứu: “ Trong các phương pháp tái tạo dây chằng khớp thang
bàn của Eaton – Littler, Zhang và Zhang cải tiến thì phương pháp nào giữ
vững khớp thang bàn ngón cái tốt nhất?”

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. So sánh độ vững của khớp thang bàn giữa 3 phương pháp tái tạo dây
chằng: Eaton – Litter, Zhang và Zhang cải tiến.
2. So sánh kích thước của gân ghép giữa gân gan tay dài và gân gấp cổ tay
quay trong 2 phương pháp Zhang và Zhang cải tiến.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Giải phẫu khớp thang bàn

1.1.1.

Xương thang và xương bàn I

Xương thang là một xương nằm phía mặt ngồi ở hàng dưới các xương
của cổ tay. Xương thang có 6 mặt:
- Mặt lịng có lồi củ xương thang để các cơ mơ cái bám vào.
- Mặt lưng có lồi củ xương thang.

- Mặt ngồi khơng có diện khớp.
- Mặt dưới cùng với xương bàn I tạo thành khớp thang bàn ngón cái.
- Các mặt bên trong và bên trên tiếp giáp với các xương thuyền, xương
thê và xương bàn II.
Theo tác giả Loisel (2015) và cộng sự đã tiến hành đo các chỉ số của
xương thang trên xác thì xương thang có kích thước như sau[24]:
-

Chiều cao của xương thang: 15,2 mm

-

Chiều rộng của mặt khớp thang bàn trên xương thang là 22,8mm

-

Chiều dày của xương thang 15.5 mm

Hình 1.1: Các chỉ số đo xương thang
Nguồn: Loisel, F. et al. (2015), "Dimensions of the trapezium bone: a cadaver
and CT study", Surgical and Radiologic Anatomy. 37(7), pp. 787-92[24].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

5


Xương bàn I là một xương dài, nhỏ. Xương bàn ngón I gồm 3 phần là
nền xương, thân xương và chỏm. Nền xương bàn I cùng với xương Thang tạo
nên khớp thang bàn ngón cái. Một điều đặc biệt ở xương bàn I là khơng có mặt
khớp chung với các xương bàn còn lại ở bàn tay[4],[31],[45].
1.1.2.

Cấu tạo mặt khớp thang bàn ngón cái

Mặt khớp thang bàn ngón cái có cấu tạo đặc biệt giống như hình 2 chiếc
yên ngựa chồng lên nhau, điều đó tạo nên tầm hoạt động lớn của khớp cho phép
ngón cái hoạt động linh hoạt các động tác gập – duỗi, dạng – khép và đối
ngón[19].

Hình 1.2: Chức năng của khớp thang bàn ngón cái và cấu tạo mặt khớp
Nguồn: Higgenbotham, C. et al. (2017), "Optimal management of thumb
basal joint arthritis: challenges and solutions", Orthopedic Research and
Reviews. 9, pp. 93-99.[19]

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

6

1.1.3.

Hệ thống dây chằng khớp thang bàn ngón cái


Vì sự linh hoạt của khớp thang bàn nên hệ thống dây chằng đóng góp vai
trị rất quan trọng trong việc giữ khớp. Trên thế giới đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về các dây chằng thang bàn và còn rất nhiều tranh cãi vây quanh
vai trò của các dây chằng này và dây chằng nào là dây chằng chính trong việc
giữ vững khớp[9],[12],[23],[28],[36]. Theo tác giả Donald (2003)[29], Nguyễn
Chí Nguyện (2017)[2] thì có ít nhất 5 dây chằng tham gia vào sự vững của khớp
thang bàn bao gồm:
- Dây chằng mặt lòng: Dây chằng chéo trước khớp thang bàn (AOL).
- Hệ thống dây chằng mặt lưng gồm có : Dây chằng mặt lưng bên quay
khớp thang bàn (DRL), dây chằng mặt lưng trung tâm khớp thang bàn
(DCL), dây chằng chéo sau khớp thang bàn (POL).
- Dây chằng bên trụ: dây chằng gian đốt bàn I và II khớp thang bàn
Nguyễn Chí Nguyện (2017) đã có mơ tả chi tiết giải phẫu của các dây
chằng này ở người Việt Nam như sau[2]:
Dây chằng chéo trước khớp thang bàn (AOL):
Là một dãy có các kích thước gồm
- Chiều dài: 9,32 ± 0,61 mm
- Chiều rộng: 4,55 ± 0,29 mm
- Chiều dày: 1,03 ± 0,05 mm
- Nguyên ủy tại mặt lòng lồi củ xương thang cách mặt khớp : 4,00 ±
0,46 mm
- Bám tận tại nền mặt lòng xương bàn I cách mặt khớp: 4,20 ± 0,23
mm
-

Đây là dây chằng mỏng nhất và giống như một bao khớp, dây

chằng này căng ở tư thế duỗi ngón cái và chùng ở tư thế gấp. Dây chằng chéo
trước khớp thang bàn có thể chịu được độ căng 65 N/mm[12].


Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

7

Hình 1.3: Hình ảnh mơ phỏng dây chằng dây chằng chéo trước khớp thang
bàn và dây chằng gian đốt bàn I và II khớp thang bàn bằng kỹ thuật số
Nguồn: />Dây chằng mặt lưng bên quay khớp thang bàn (DRL):
Là một dãy có các kích thước gồm
- Chiều dài: 9,37 ± 0,55 mm
- Chiều rộng: 5,02 ± 0,33 mm
- Chiều dày: 1,81 ± 0,26 mm
- Nguyên ủy ở lồi củ xương thang cách mặt khớp : 3,99 ± 0,28 mm đi
hơi chếch về phía bờ quay của xương bàn I
- Bám tận tại bờ quay của xương bàn I cách mặt khớp: 3,87 ± 0,36 mm
- Dây chằng mặt lưng bên quay khớp thang bàn có thể chịu được độ
căng 89N/mm[12].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

8

Dây chằng mặt lưng trung tâm khớp thang bàn (DCL):

Là một dãy có các kích thước gồm
- Chiều dài: 9,30 ± 1,03 mm
- Chiều rộng: 5,13 ± 0,34 mm
- Chiều dày: 1,91 ± 0,10 mm
- Nguyên ủy ở lồi củ xương thang xương thang cách mặt khớp: 4,22 ±
0,36 mm đi dọc theo hướng xương thang đến ngón I
- Bám tận tại mặt lưng nền xương bàn I cách mặt khớp: 3,92 ± 0,40
mm
Đây là dây chằng dày nhất và ngắn nhất trong hệ thống các dây chằng
giữ khớp thang bàn.
Dây chằng chéo sau khớp thang bàn (POL):
Là một dãy có các kích thước gồm
- Chiều dài: 12,8 ± 0,8 mm
- Chiều rộng: 5,8 ± 0,61 mm
- Chiều dày: 1,67 ± 0,42 mm
- Nguyên ủy tại mặt lòng lồi củ xương thang cách mặt khớp : 4,01 ±
0,54 mm chạy chếch phía bờ trụ của xương bàn I
- Bám tận tại phía bờ trụ của nền xương bàn I cách mặt khớp: 4,95 ±
0,65 mm.
Đây là dây chằng dài nhất trong hệ thống dây chằng giữ khớp thang bàn
ngón cái.

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

9


Hình 1.4: Hình ảnh mơ phỏng hệ thống dây chằng mặt lưng trên
kỹ thuật số
Nguồn: />Dây chằng gian đốt bàn I và II khớp thang bàn (IML):
Là một dãy có các kích thước gồm
- Chiều dài: 9,96 ± 0,26 mm
- Chiều rộng: 2,15 ± 0,33 mm
- Chiều dày: 0,97 ± 0,21 mm
- Nguyên ủy tại bờ quay của nền xương bàn II cách mặt khớp : 2,15 ±
0,12 mm chạy chếch phía bờ trụ của xương bàn I
- Bám tận tại phía bờ trụ của nền xương bàn I cách mặt khớp: 2,35 ±
0,27 mm.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

10

1.2.

Các cấu trúc liên quan đến khớp thang bàn ngón cái

1.2.1.

Các cơ liên quan

Các cơ nội tại liên quan đến các động tác của khớp thang bàn ngón cái
gồm có[1],[45],[6],[4]:

-

Cơ dạng ngón cái dài: có nguyên ủy tại mặt sau của xương trụ và

xương quay, bám tận vào lồi củ phía mặt lưng xương bàn I.
-

Cơ dạng ngón cái ngắn: có nguyên ủy từ mạc giữ gân gấp và bám

tận tại nền đốt gần ngón cái, nhiệm vụ chính của cơ là dạng ngón cái và đưa
ngón cái ra trước.
-

Cơ gấp ngón cái ngắn: Có 2 nguyên ủy gồm nguyên ủy nông và

nguyên ủy sâu. Đầu nguyên ủy nông bám vào mạc giữ gân gấp và lồi củ xương
thang, đầu nguyên ủy sâu bám vào xương thê và xương cả. Bám tận của cơ này
ở đốt gần ngón cái. Nhiệm vụ của cơ này làm gấp đốt gần ngón cái.
-

Cơ đối ngón cái: Nguyên ủy ở mạc giữ gân gấp và lồi củ xương

thang, bám tận ở bờ ngồi xương bàn I. Nhiệm vụ là đối ngón, tức là đưa đỉnh
của ngón cái chạm vào đỉnh các ngón cịn lại ( một động tác quan trọng trong
việc cầm nắm).
-

Cơ khép ngón cái: có 2 đầu nguyên ủy là đầu chéo bám vào xương

cả, nền xương bàn II và III, đầu ngang bám vào mặt trước xương bàn III. Bám

tận tại phía trong nền xương đốt gần ngón cái. Nhiệm vụ của cơ là khép ngón
cái và phụ vào chức năng đối ngón.

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

11

Hình 1.5: Hệ thống cơ nội tại của bàn tay
Nguồn: Schuenke, Michael et al. (2010), general anatomy and
musculoskeletal system, 1st, ed, Thieme, 280.[7]
1.2.2.

Cơ gấp cổ tay quay

Cơ gấp cổ tay quay có nguyên ủy tại mỏm trên lồi cầu trong xương cánh
tay và có bám tận tại nền xương bàn II. Cơ gấp cổ tay quay thực hiện các động
tác gấp cổ tay vào khuỷu tay và dạng bàn tay. Ngoài ra, gân gấp cổ tay quay có
thể dùng để làm mảnh ghép tái tạo các dây chằng hoặc gân ở vùng cổ tay.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

12


Theo tác giả Potu (2016) thì cơ gấp cổ tay quay có các kích thước như
sau [33].
- Tổng chiều dài: 27.1 ± 2.13 cm.
- Chiều dài cơ: 12.38 ± 2.23 cm.
- Chiều dài gân: 14.99 ± 2.36 cm.
- Chiều rộng nguyên ủy: 1.99 ± 0.72 cm
- Chiều rộng đầu gần của gân: 1.59 ± 0.48 cm
- Chiều rộng bám tận của gân: 0.42 ± 0.12 cm
1.2.3.

Cơ gan tay dài

Cơ gan tay dài có nguyên ủy tại mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay
và bám tận tại mặt trước mạc giữ gân gấp. Cơ gan tay dài thực hiện động tác
gấp nhẹ cổ tay vào khuỷu tay và làm căng cân gan tay.
Cơ gan tay dài từ lâu đã được dùng để làm các mảnh ghép cho rất nhiều
vị trí trên cơ thể và tác giả Slocum vào năm 1943 đã sử dụng gân gan tay dài
làm gân ghép để tái tạo khớp thang bàn[41].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

13

Mỏm trên lồi
cầu trong


Mỏm trên lồi
cầu ngoài

Gân gấp chung

Cơ gấp cổ tay quay
Cơ gan tay dài
Cơ gấp cổ tay trụ

Xương quay
Xương trụ

Xương đậu
Móc của xương móc
Cân gan tay (đã cắt)

Hình 1.6: Nhóm cơ nơng vùng cẳng tay trước
Nguồn: Netter F. H. (2018), Atlas of Human Anatomy, 7th, ed, Elsevier, pp. 442 6[45]

1.2.4.

Cấu trúc mạch máu liên quan

Tại bàn tay có 2 cung động mạch gan tay gồm cung động mạch gan tay
nông ( cấu tạo bởi nhánh chính của động mạch trụ và nhánh gan tay nơng của

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



×