Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 21 trang )

Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----------

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chủ đề:

PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : ĐINH THỊ ANH PHƯƠNG
Lớp

: K6B

Mã số sinh viên

: 183801010122

Hà Nội – 2020


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
I. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 2
1. Khái quát chung về thanh lập doanh nghiệp ............................................. 2
1.1. Khái niệm về “Doanh nghiệp” ............................................................ 2
1.2. Khái niệm về “Thành lập doanh nghiệp” ............................................ 2
2. Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp ................................................. 3


II. Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ............................. 4
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp ............................................................ 4
1.1. Điều kiện về chủ thể ........................................................................... 4
1.2. Điều kiện về vốn ................................................................................ 6
1.3. Điều kiện về ngành nghề .................................................................... 7
1.4. Điều kiện về hồ sơ đăng ký ................................................................ 8
2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp .................................................. 9
III. Thực trạng về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ........................ 11
1. Đánh giá những quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp ................................................................................................ 11
2. Thực trạng thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp .................... 14
IV. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp .................................................................................................. 15
V. Kết luận..................................................................................................... 17
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................ 18


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
DN

Từ đầy đủ
Doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

CTCP

Công ty cổ phần

GCNĐKDN

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trở thành cơ hội
lớn cho mọi quốc gia, đặc biệt là cơ hội cho nền kinh tế nước ta phát triển và rút
ngắn dần khoảng cách so với nền kinh tế thế giới. Nhờ hòa chung trong sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng bổ sung,
sửa đổi những chính sách, luật pháp để phù hợp với tình hình thực tiễn trong giai
đoạn hiện nay, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh. Hiện nay, doanh nghiệp ở Việt Nam được tồn tại dưới nhiều loại hình
khác nhau như cơng ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp
danh…cá nhân, tổ chức có thể chọn một trong số những hình thức trên để thành
lập doanh nghiệp. Thành lập doanh nghiệp từ trước đến nay vẫn luôn là một đề
tài nóng hổi nhận được nhiều sự quan tâm nhưng những năm gần đây được coi
là có nhiều lợi thế đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Thủ tục thành lập
doanh nghiệp vì thế mà cũng trở thành mối quan tâm chung của rất nhiều người.
Muốn thành lập một doanh nghiệp, việc chuẩn bị trước từ kiến thức pháp luật
đến trình tự, thủ tục để thành lập doanh nghiệp là rất cần thiết, điều này sẽ giúp

hạn chế được những rủi ro trong quá trình tiến hành đăng ký doanh nghiệp. Tuy
nhiên, việc triển khai thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật
doanh nghiệp 2014 cùng các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn vẫn cịn nhiều
thiếu sót và chưa thực sự hiệu quả nên đã gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức
muốn thành lập doanh nghiệp.
Chính vì thực tiễn trên em quyết định tìm hiểu đề tài “Pháp luật về thủ tục
đăng ký thành lập doanh nghiệp”. Từ đó đánh giá thực trạng áp dụng các quy
định pháp luật hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể khắc phục những
hạn chế đó, góp phần hồn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về thành lập doanh nghiệp.

1


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
I. Cơ sở lý luận
1. Khái quát chung về thanh lập doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về “Doanh nghiệp”
Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 giải thích khái niệm doanh
nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh.”
1.2. Khái niệm về “Thành lập doanh nghiệp”
 Thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền
kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở
quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh
doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp...
Khái niệm thành lập doanh nghiệp được hiểu dưới hai góc độ:

- Về góc độ kinh tế: Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện cần và đủ để hình thành nên một tổ chức kinh doanh. Theo đó, nhà đầu
tư phải chuẩn bị trụ sở, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị kỹ thuật, đội
ngũ nhân cơng, quản lý,...
- Về góc độ pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý được
thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào loại hình mà thủ
tục pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp khơng giống nhau
 Đăng ký doanh nghiệp
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, đăng ký doanh nghiệp
được hiểu như sau: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh
nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng
ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh
2


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập
doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ
đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”
2. Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp
Việc thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khơng chỉ đối
với chủ thể doanh nghiệp mà cịn góp phần phát triển cho đất nước và xã hội:
- Đối với chủ thể doanh nghiệp: Sau khi được nhà nước thông qua việc
thành lập doanh nghiệp và cấp phép hoạt động, doanh nghiệp chính thức trở
thành một thành phần trong nền kinh tế, được thừa nhận về mặt pháp luật và có
quyền tiến hành đăng ký kinh doanh dưới sự bảo vệ của luật pháp. Do vậy, từ
đây doanh nghiệp có cơ sở pháp lý chắc chắn để yêu cầu nhà nước đảm bảo các
quyền lợi chính đáng của mình để có thể yên tâm kinh doanh.
- Đối với Nhà nước: Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thể hiện sự bảo

hộ của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và chủ doanh nghiệp bằng luật
pháp. Nhà nước có quyền giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và dễ dàng hơn trong việc quản lý, kiểm soát các thành phần kinh tế, nhằm hạn
chế tối đa các rủi ro cũng như các yếu tố gây hại đến nền kinh tế, giúp cho nền
kinh tế của nước ta có thể hoạt động một cách lành mạnh nhất. Bên cạnh đó,
Nhà nước nắm bắt được xu hướng của thị trường và các yếu tố kinh doanh, từ đó
đưa ra các chủ trương, chính sách phù hợp tăng cường hiệu quả quản lý của nhà
nước đối với doanh nghiệp.
- Đối với xã hội: Việc thành lập doanh nghiệp sẽ thúc đẩy nền kinh tế
nước nhà phát triển hơn, vì các doanh nghiệp có cơ hội cơng khai sự tồn tại các
hoạt động của mình trên thị trường, tạo điều kiện nhằm thu hút đối tác và khách
hàng. Không những vậy, doanh nghiệp ra đời tạo thêm nhiều cơ hội cho người
dân có việc làm.

3


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
II. Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp
1.1. Điều kiện về chủ thể
Chủ thể đăng ký kinh doanh có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng trước hết
các chủ thể đó phải đảm bảo một số điều kiện theo luật định. Tại khoản 1 Điều
18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp đặc biệt
được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014. Bao gồm các
trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp để kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân, viên chức
quốc phịng thuộc Qn đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc
Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy
quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
không được: Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh, hợp tác xã; Thành lập, giữ
chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực
mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định1. Nếu cơng
chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị thì
1

Điểm d Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

4


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
người thân gồm vợ, chồng, bố, mẹ, con cũng không được làm giám đốc của
doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề mà người đó trực tiếp quản
lý2. Viên chức có quyền góp vốn nhưng khơng được tham gia quản lý, điều hành
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã,
bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có
chuyên ngành có quy định khác3. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu
cực, phịng tránh tham ơ, tham nhũng.

- Cá nhân đang trong thời gian bị mất, bị hạn chế quyền cơng dân; tổ chức
khơng có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,
quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc; đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc
nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
- Chủ doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được thành lập,
quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 130 Luật Phá sản năm 2014;
- Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp vào cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH, cơng ty hợp danh theo quy định của
Luật này, trừ trường hợp sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử
dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình; Các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức4.
Như vậy, tuy Nhà nước bảo hộ quyền thành lập doanh nghiệp, nhưng quy
định về điều kiện về chủ thể khi thành lập doanh nghiệp giúp các cá nhân, tổ
chức hiểu rõ hơn và tự nhận thức được quyền hạn của mình khi tiến hành đăng

2

Khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010
4
Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014
3

5



Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
ký kinh doanh một cách hợp pháp. Điều này cịn đảm bảo tính minh bạch và hạn
chế sử dụng tài sản nhà nước lãng phí, gây thất thốt.
1.2. Điều kiện về vốn
Muốn thành lập doanh nghiệp, bất kỳ các chủ thể kinh doanh nào cũng cần
phải chuẩn bị điều kiện về vốn. Vì vốn là điều kiện vật chất, là công cụ để các
chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp. Vốn có thể ở
dạng tiền mặt, hiện vật hay tài sản khác. Theo đó, tùy vào loại hình doanh
nghiệp, khả năng kinh tế, mục đích hoạt động của cơng ty để quyết định mức
vốn điều lệ. Vốn điều lệ của doanh nghiệp phải đảm bảo từ mức vốn pháp định
trở lên.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết
góp khi thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị
mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp
đối với công ty cổ phần5.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh
nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là
có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác
nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (một số ngành nghề có yêu cầu
vốn pháp định như: kinh doanh bất động sản: 20 tỷ; kinh doanh dịch vụ kiểm
toán: 6 tỷ;...).
Việc quy định về vốn là cơ sở đảm bảo các khoản vay vốn ngân hàng và
các khoản thanh toán với các chủ nợ khác. Đồng thời phù hợp với mục tiêu bảo
vệ lợi ích của các chủ thể khi tham gia các giao dịch và dễ dàng trong việc vận
hành doanh nghiệp của mình.

5

Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014


6


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
1.3. Điều kiện về ngành nghề
Trước khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lựa chọn ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh. Phạm vi lựa chọn ngành nghề kinh doanh phải xem xét có
thuộc danh mục bị cấm kinh doanh hoặc danh mục có điều kiện hay khơng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có
quyền “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”.
Luật Đầu tư năm 2014 nêu rõ các hoạt động kinh doanh bị nghiêm cấm gồm6:
- Các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 Luật Đầu tư 2014;
- Các loại hóa chất, khống vật theo quy định tại Phụ lục 2 Luật Đầu tư
năm 2014;
- Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1
của Công ước về bn bán quốc tế các lồi thược vật, động vật hoang dã nguy
cấp, quý hiếm Nhóm 1 có nguồn góc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3
Luật Đầu tư năm 2014;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư
thì phải đáp ứng được những điều kiện đó mới có thể kinh doanh một cách hợp
pháp. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục
IV của Luật Đầu tư năm 2014. Một số điều kiện như sau:
- Điều kiện về giấy phép kinh doanh: Giấy phép kinh doanh cảng hàng
không do Bộ Giao thông vận tải cấp phép theo sự cho phép của Thủ tướng
Chính phủ,...


6

Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2016

7


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự,…
- Điều kiện về chứng chỉ hành nghề: Kinh doanh dịch vụ pháp lý phải có
Chứng chỉ hành nghề Luật sư,...
- Điều kiện về vốn pháp định: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất
động sản phải có vốn pháp định là 20 tỷ đồng,...
- Một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy rằng, ngành nghề kinh doanh được quy định, sửa đổi hợp lý, rõ
ràng nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Đồng thời, Nhà nước quản lý
có hiệu quả hơn, tránh gây phiền hà, khó khăn cho các doanh nghiệp.
1.4. Điều kiện về hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều kiện mang tính pháp định
để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc
vào loại hình doanh nghiệp được thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ các
loại giấy tờ khác nhau theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký thành lập
doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 20, công ty hợp danh quy định tại
Điều 21, công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại Điều 22, công ty cổ phần quy
định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014. Ngồi ra, nộp lệ phí cũng là điều kiện
bắt buộc để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tổng quan cho thấy, để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập
doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như: (i) Giấy đề

nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh
có thẩm quyền quy định; (ii) Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh,
công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với CTCP); (iii) Giấy tờ chứng
thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng
lập; (iv) Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, CTCP).

8


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
Tóm lại, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là điều kiện cần và đủ để Nhà nước
xem xét, quyết định một doanh nghiệp có được thành lập hay khơng. Đây chính
là cơ sở để tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước và tính tự chịu trách nhiệm
của doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
Về tên doanh nghiệp, việc đặt tên doanh nghiệp không phải tùy tiện mà
phải tuân theo quy định của pháp luật. Cách đặt tên doanh nghiệp được quy định
tại các Điều 38, 40, 41 Luật Doanh nghiệp 2014 và những điều cấm trong đặt
tên doanh nghiệp được quy định Điều 39, 42 Luật Doanh nghiệp 2014.
Về con dấu doanh nghiệp, con dấu là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu
hiệu nhận biết của doanh nghiệp, thường hiển thị trên các giấy tờ khi giao dịch
hay hợp đồng trong hoạt động kinh doanh. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu
con dấu của doanh nghiệp được quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014
(được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại các Điều 12, 14, 15 Nghị định
96/2015/NĐ-CP).
2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hình thức đăng ký doanh nghiệp,
theo đó, người thành lập doanh nghiệp tiến hành đăng ký thông tin về doanh
nghiệp dự kiến thành lập. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục
hành chính bắt buộc, khi đó chủ thể kinh doanh bắt buộc thực hiện theo đúng

trình tự, tuân thủ cách thức quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
lĩnh vực đăng ký kinh đoanh để tiến hành đăng ký hoạt động, đồng thời công
khai hóa sự ra đời của mình với giới thương nhân và cộng đồng. Ở Việt Nam, cơ
quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

9


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ở cấp tỉnh có Phịng Đăng ký
kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư7.
Khi các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện thành lập doanh nghiệp theo
luật định thì được cấp “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” (GCNĐKDN).
Doanh nghiệp thành lập nên được coi là hợp pháp khi có giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp; đây là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp8.
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại
Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014, bao gồm các bước cơ bản sau:
Thứ nhất, nhà đầu tư hoặc đại diện của nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ hợp
lệ và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo
quy định Luật này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.
Thứ hai, Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và đối chiếu các
điều kiện cấp giấy đăng ký doanh nghiệp, sau đó quyết định cấp hoặc từ chối
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày
nhận hồ sơ
Cơ quan kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh
nghiệp ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời xem xét tính hợp
lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn

cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ
quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ lý do, các nội
dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết
7
8

Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014

10


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định của
pháp luật.
Người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình
trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn hoặc khơng có thơng báo về việc yêu cầu
sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Thứ ba, công khai thông tin về doanh nghiệp được thành lập trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định
Kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh
nghiệp chính thức được thành lập và có tư cách pháp nhân để tiến hành tham gia
vào các quan hệ kinh tế và pháp lý. Vậy nên, sau khi nhận Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành công khai hóa hoạt động
của mình trên Cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các phương
tiện đại chúng như: đăng báo cáo về việc thành lập doanh nghiệp để các đối tác
có điều kiện tiếp cận thơng tin tìm hiểu và hợp tác kinh doanh, đồng thời doanh
nghiệp phải làm thủ tục khắc dấu... Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nộp lệ phí

theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy
định khá đầy đủ và rõ ràng, rút gọn các thủ tục rườm rà. Qua đó, Nhà nước ghi
nhận sự ra đời của doanh nghiệp và bảo hộ quyền tự do kinh doanh, đảm bảo sự
bình đẳng, tính cơng khai minh bạch trong đăng ký doanh nghiệp.
III. Thực trạng về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Đánh giá những quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp
 Ưu điểm
Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã tạo điều kiện tối đa cho
doanh nghiệp trong quá trình thành lập, quản lý. Luật cũng quy định rõ hơn, đầy
11


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
đủ hơn, hợp lí hơn về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Điều này tạo điều
kiện trong việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp, giúp đơn giản hóa hồ sơ,
tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể:
Một là, trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, thời gian xử lý
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm. Để tạo thuận lợi tối đa cho người
dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời
gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn xuống còn tối đa 3 ngày làm việc.
Hai là, Luật Doanh nghiệp 2014 đã đơn giản hóa thành phần hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp, bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh trong thành phần hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp,
doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện. Sau khi được cấp GCNĐKDN, doanh nghiệp được phép kinh doanh
ngành, nghề có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh
doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trước đây, Luật Doanh
nghiệp 2005 quy định, đối với doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành, nghề mà

pháp luật địi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh
nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề
theo quy định của pháp luật.
Ba là, so với trước đây, việc cấp và sử dụng con dấu của doanh nghiệp do
Bộ công an thực hiện. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp mới quy định thì doanh
nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức và số lượng, nội dung con dấu. Quy
định này nhằm giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém chi phí và thời gian.
Bốn là, Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được tạo ra là một
bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp. Đây là
điều kiện thuận lợi giúp chủ thể kinh doanh có thể thực hiện việc đăng ký doanh
nghiệp trực tuyến 24/24 nhằm giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh
nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp và xã hội dễ dàng truy cập, đối chiếu, cập nhật
thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi, từ đó góp phần làm minh bạch hóa
tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường.
12


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
 Hạn chế
Nhìn chung, các quy định pháp lý của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã góp
phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư và phát huy quyền tự do
kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số quy định trong luật vẫn còn
một số bất cập, chưa phù hợp, thiếu thực tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, hạn chế trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Tại Điều 3 Luật
Doanh nghiệp 2014 có quy định về Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật
chun ngành, thì “Trường hợp luật chun ngành có quy định đặc thù về việc
thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó”. Theo đó Luật Doanh nghiệp
và các văn bản hướng dẫn chỉ áp dụng đối với chủ thể kinh doanh như công ty
cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, DNTN hoạt động theo Luật DN mà

không phục vụ đăng ký các loại hình kinh doanh khác trong các lĩnh vực đặc thù
như ngân hàng liên doanh, tổ chức kinh doanh chứng khốn, các cơng ty bảo
hiểm...Đối với DN chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành
thì trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập DN vẫn chịu sự chi phối có tính quyết định
bởi pháp luật chuyên ngành. Dẫn đến các quy định thông thoáng về thủ tục đăng
ký kinh doanh tại Luật DN bị vơ hiệu hóa bởi pháp luật chun ngành.
Thứ hai, về ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Điều 7
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh
những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, quyền chủ động lựa chọn ngành,
nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành,
nghề kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải kê khai ngành, nghề kinh
doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nội dung GCNĐKDN không thể hiện
nội dung ngành nghề. Mặt khác, doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành nghề
kinh doanh trong hồ sơ nhưng không hoạt động hết các ngành nghề đã đăng ký.
Điều này gây khó khăn khơng chỉ cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu mã
ngành kinh doanh để kê khai trong hồ sơ mà cịn gây khó khăn cho cán bộ làm
cơng tác đăng ký doanh nghiệp.
13


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
Thứ ba, về điều kiện đầu tư kinh doanh. Các điều kiện đầu tư kinh doanh
mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi thành lập doanh nghiệp trong các lĩnh vực
chuyên ngành còn chưa rõ ràng. Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐCP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy
định về điều kiện kinh doanh. Một số điều kiện như “văn bản xác nhận”, “các
hình thức văn bản khác”, “các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cá nhân, tổ chức
kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà khơng cần
phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản” cịn quá chung chung
và mập mờ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập
doanh nghiệp của nhà đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

2. Thực trạng thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp
Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, số lượng
doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại, tỷ lệ gia
tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Điều này cho thấy tâm lý của
các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp
của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp đang e ngại trong việc đăng ký thành lập
doanh nghiệp.
Có thể thấy, một thực tế hiện nay là doanh nghiệp được thành lập ngày một
nhiều. Nhưng các doanh nghiệp được thành lập khơng có sự phân bố đồng đều
mà thành lập tập trung ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp như tại Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…tạo nên sự phân hóa nặng nề về kinh tế. Việc
thành lập doanh nghiệp ồ ạt khiến công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp của
cơ quan Nhà nước gặp nhiều khó khăn. Nhiều công ty, doanh nghiệp thành lập
tự phát mà chưa đăng ký với cơ quan chức năng, làm khó dễ cho việc giám sát
hoạt động. Điều này có thể thấy rõ ở số lượng các công ty ma, công ty bỏ trốn và
nợ thuế ngày càng tăng, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước; hệ
thống pháp luật đang trong q trình điều chỉnh và hồn thiện.
Nhiều cơng ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp với quảng cáo là
giá rẻ, miễn phí nhưng thực chất lại tỷ lệ nghịch với chất lượng dịch vụ. Điều
14


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
này khiến cho khách hàng sẽ rất lâu mới có thể nhận được kết quả đăng ký
doanh nghiệp hoặc sẽ mất thêm rất nhiều phụ phí khác, có trường hợp không
nhận được kết quả đăng ký mà lại mất tiền oan.
IV. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp
Có thể nói, các quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng trong đảm bảo quyền tự do kinh doanh nói chung và đảm bảo quyền tự do

thành lập doanh nghiệp nói riêng. Vì thế, cần có những giải pháp, kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
Đề nghị xem xét, sửa đổi Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định
về áp dụng Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành liên quan theo hướng
yêu cầu thống nhất đăng ký kinh doanh tập trung đối với tất cả các công ty và
pháp nhân có hoạt động kinh doanh.
Mở rộng thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp cho pháp luật
chuyên ngành điều chỉnh. Tức là khơng bó hẹp quy định trong Luật Doanh
nghiệp nữa mà quy định cả trong Luật Doanh nghiệp và cả các Luật chuyên
ngành khác. Đồng thời bổ sung đầy đủ các Luật chuyên ngành vào quy định tại
Điều 3 của Luật Doanh nghiệp 2014.
Hệ thống các quy định cần phải rõ ràng, chi tiết về điều kiện kinh doanh,
tránh dẫn đến nhiều hậu quả; đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập
doanh nghiệp của nhà đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Sự rõ
ràng, hiệu quả, toàn diện của hệ thống pháp luật sẽ quyết định cho sự phát triển
của nền kinh tế.
Tăng cường hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký kinh doanh
cho cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh; tiến hành rà soát lại những nhiệm
vụ được giao để thực hiện đúng, đủ kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra; đẩy nhanh tiến
độ và nâng cao chất lượng hiệu quả của những công việc đang thực hiện.
15


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đặc biệt cơ quan đăng ký kinh doanh các
cấp) cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về doanh nghiệp
góp phần nâng cao nhận thức về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

16



Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
V. Kết luận
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải thực hiện ngay từ
thời điểm gia nhập thị trường sẽ gắn liền với doanh nghiệp suốt quá trình hoạt
động, do vậy, sẽ có tác động lâu dài trong suốt vịng đời của doanh nghiệp. Vì
vậy, Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản quy phạm pháp luật ra đời đã có
những quy định cụ thể, rõ ràng giúp cho việc thành lập doanh nghiệp được diễn
ra ổn định và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, thể hiện quyền tự do kinh doanh, đảm
bảo sự bình đẳng, tính cơng khai minh bạch trong đăng ký doanh nghiệp, tạo ra
những bước đột phá cho sự phát triển của doanh nghiệp, thu hút lượng lớn đầu
tư trong và ngoài nước.
Để tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp bỏ vốn thành
lập doanh nghiệp thì các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải thơng
thống, đơn giản, thời gian đăng ký ngắn và tốn ít chi phí cho doanh nghiệp,
nhưng pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn những điểm bất
cập cần phải khắc phục một cách triệt để. Chính vì thế, đòi hỏi phải sửa đổi
Luật để nâng cấp, cải thiện chất lượng khung khổ pháp lý và đáp ứng những yêu
cầu hội nhập và sánh vai với các cường quốc trên thế giới./.

17


Bài tiểu luận – Luật thương mại VN – fuwn – dtap
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Thương mại tập 1 Trường Đại học Luật Hà Nội
2. Luật Doanh Nghiệp năm 2014
3. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
4. Luật Phá sản năm 2014
5. Luật Viên chức năm 2010

6. Luật Đầu tư năm 2014
7. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp
8. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Doanh nghiệp
9. Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư
10. Ths. Hoàng Thị Thanh Hoa và Ths. Uông Hồng Thắng, “Thực trạng thành
lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay – Một số bất cập và kiến nghị”, Cổng
thông tin điện tử Bộ tư pháp
11. />12. Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp:
/>13. Cổng thông tin Hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp của Bộ Tư pháp:
/>Cùng một số cơng trình nghiên cứu khoa học và trang thơng tin khác…

18



×