Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục ở trường mầm non hoa sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 32 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
Trường mầm non đảm nhận chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi, làm cơ sở,
nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách
con người và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học. Một
hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, đạt
chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non chính là mục tiêu đặt ra
cho ngành giáo dục hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo
dục, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách
để phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản
lý giáo dục là đổi mới quản lý chất lượng giáo dục. Vấn đề có tính quyết định là
xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực giáo dục và đưa vào thực hiện trong
thực tế. Muốn thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ trên đây thì ngành giáo dục
cần phải xây dựng được một hệ thống các nhà trường có đầy đủ điều kiện nhằm
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Ngày 03/12/2018, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số
1677/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non Việt Nam
giai đoạn 2016-2025, để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển giáo dục
mầm non trong đề án thì rất cần phải trang bị kiến thức và kỹ năng phát triển
Chương trình giáo dục nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm
non.
Phát triển chương trình giáo dục mầm non là quá trình hoạt động có sự lựa
chọn, điều chỉnh chương trình giáo dục quốc gia hoặc chương trình giáo dục địa
phương thành một chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ, với
điều kiện hiện tại của nhà trường từ đó đảm bảo hiệu quả trong thực hiện mục
tiêu giáo dục trẻ mầm non.

1



Phát triển chương trình giáo dục mầm non là một q trình liên tục, sáng
tạo, trong đó nhân vật trung tâm thụ hưởng tác động thay đổi là đưa trẻ, xoay
quanh trẻ là giáo viên mầm non, cha mẹ, cộng đồng cùng quan sát, đánh giá, suy
ngẫm về đưa trẻ và tìm kiếm những cách thức tốt nhất để giúp đứa trẻ phát triển
một cách toàn diện.
Tương ứng với các loại chương trình ở các cấp độ, phạm vi khác nhau mà
chúng ta hiểu khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau.
Với nghĩa rộng nhất, phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá
trình nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục - đào tạo
cho một bậc học, ngành học. Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm
non trình độ cao đẳng, xây dựng chương trình cấp tiểu học, xây dựng chương
trình Giáo dục mầm non…Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này
có thể tương đương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương trình hồn tồn
mới.
Ở mức độ thứ hai, sự phát triển chương trình là quá trình nghiên cứu, xây
dựng và phát triển chương trình giáo dục – đào tạo cụ thể cho một trường từ
chương trình khung trên cơ sở đó tính đến điều kiện thực tế của từng vùng, miền,
từng trương, đối tượng người học, chứa đựng và thể hiện triết lý riêng của từng
trường.
Ở mức độ thứ ba, phát triển chương trình được hiểu là quá trình lên kế
hoạch và thực thi chương trình cho một lớp học, mơn học cụ thể do giáo viên
đảm nhận.
Ở mức độ thứ tư (mức độ hẹp nhất), là sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi
chương trình học, chương trình hoạt động của người học/của trẻ dựa trên kết quả
quan sát, đánh giá người học/đánh giá trẻ trong các hoạt động.
Có thể nhận thấy rằng, phát triển chương trình là một quá trình liên tục
phát triển và hồn thiện chương trình giáo dục - đào tạo hồ quyện trong q
trình giáo dục nói chung, q trình chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng, để đảm bảo
chương trình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển nhân


2


cách của người học - của trẻ nhỏ.
Trường mầm non Hoa Sen là trường mầm non công lập, trực thuộc Sở Giáo
dục và đào tạo. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của những năm đầu đời và
với triết lý giáo dục vì sự phát triển tồn diện, nhà trường luôn xác định trẻ đến
trường mầm non không chỉ được trơng nom mà cịn được ni dưỡng và phát
triển từ thể chất đến tinh thần. Nhà trường luôn tập trung chỉ đạo việc triển khai
thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN, triển khai tiếp cận các quan điểm,
nguyên tắc, mục tiêu, nội dung phát triển chương trình để có một chương trình
giáo dục đảm bảo theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp
với tình hình thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, với các vai
trò là phó Hiệu trưởng nhà trường, tơi ln băn khoăn và tự hỏi mình cần làm gì,
sẽ phối hợp với các bộ phận trong các nhà trường như thế nào để phát triển
chương trình giáo dục mầm non trong nhà trường một cách có hệ thống, sáng tạo,
phát huy được năng lực của giáo viên và phù hợp với khả năng của trẻ, góp phần
nâng cao, khẳng định chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường.
Để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số
biện pháp quản lý, chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục ở trường mầm
non Hoa Sen” để nghiên cứu, áp dụng tại trường và đã đạt được nhiều kết quả
như mong muốn.

3


4



PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. Thuận lợi: Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành
GDMN nói chung, Trường Mầm non Hoa Sen đã đạt được những kết quả quan
trọng về những mặt chủ yếu sau:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GDMN Sở GD&ĐT về các
vấn đề chuyên môn của nhà trường đặc biệt là việc triển khai thực hiện chương
trình GDMN theo Thông tư 28/TT-BGD&ĐT.
- Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và những giáo viên trẻ tiềmnăng,
nhiệt huyết, tất cả đều cùng chia sẻ tư duy đổi mới giáo dục. Nhiều giáo viên
qua q trình tích lũy kinh nghiệm, phấn đấu trong chuyên môn đã được công
nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp Tỉnh.
- Cơ sở vật chất đầy đủ phù hợp với phát triển của trẻ
1.2. Khó khăn, hạn chế
- Giáo viên chưa thực sự nhật thức được tầm quan trọng của việc kế
hoạch hóa chương phát triển chương trình giáo dục mầm non tại trường.
- Cơng tác đánh giá trẻ cịn thực hiện hình thức, chưa có các tiêu chí rõ
ràng, chưa xây dựng được bộ công cụ đánh giá trẻ theo từng độ tuổi
- Một số giáo viên chưa có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, còn nhần lẫn
giữa nội dung và hoạt động giáo dục, việc thiết kế các nội dung giáo dục chưa
bám sát vào mục tiêu cần đạt cuối độ tuổi dẫn đến kết quả trên trẻ chưa đạt theo
yêu cầu đề ra.
- Nhà trường chưa huy động được sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2. Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục
ở trường mầm non Hoa Sen

5



2.1. Thiết kế chương trình phù hợp với tình hình thực tế của nhà
trường.
a. Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung giáo dục
Từ năm học 2016 - 2017 nhà trường đã triển khai nghiêm túc chương
trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thơng tư 28/2016/TT-BGD&ĐT, để
thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình, sau một năm được phân công chỉ
đạo chuyên môn trong nhà trường, tôi đã chỉ đạo 02 chuyên môn của nhà trường
tiến hành rà sốt nội dung chương trình của nhà trường để loại bỏ những mục
tiêu, đề tài cũ, lạc hậu; đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù
hợp, mang tính thời sự. Hạn chế đến mức thấp nhất những nội dung dạy học
trùng nhau giữa các độ tuổi, bố trí, sắp xếp khơng phù hợp giữa hoạt động học
với các hoạt động khác.. . Chỉ đạo tổ trưởng các tổ chuyên môn hội ý các tổ tiến
hành liệt kê các nội dung dạy học, theo từng lĩnh vực phát triển đảm bảo tính
quy tắc xây dựng chương trình đồng tâm, không trùng lặp về đề tài/ chủ đề
nhằm khắc phục hạn chế của chương trình hiện hành của nhà trường thời điểm
hiện tại, tiếp cận, khai thác có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của nhà, đáp ứng nhu cầu
nhận thức của trẻ.Ví dụ:
Chủ đề trường mầm non

TT
1

Lĩnh vực

Độ tuổi
24-36

3-4 tuổi


4-5 tuổi

5-6 tuổi

Cô và mẹ

Bạn mới

Cô giáo

Mèo con đi

của con

học

Món q

Bạn mới

Phát triển thẩm mỹ
Thơ
Truyện

Đơi bạn

Đơi bạn tốt

nhỏ

… Âm nhạc

của cô giáo

Đi nhà trẻ

Cháu đi

Vui đến

Ngày vui

mẫu giáo

trường

của bé

b. Tích hợp đa dạng các nội dung giáo dục trong các chủ đề

6


Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non thơng qua khám phá các chủ đề là
một trong những cách tổ chức hoạt động cho trẻ có nhiều cơ hội học tập tự nhiên,
phù hợp với nhận thức của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, nội dung của các lĩnh vực giáo
dục chủ yếu được tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề
gần gũi thơng qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của
địa phương. Tuy nhiên, khơng tuyệt đối hóa nội dung tích hợp theo chủ đề, có thể có
những khoảng thời gian nội dung GD gần gũi được lựa chọn để thực hiện theo

tháng, có những nội dung GD khơng tích hợp được theo chủ đề nhưng vẫn cần thực
hiện trong thời gian thực hiện chủ đề. Giáo viên là người chủ động lựa chọn các chủ
đề thích hợp đối với sự phát triển, kinh nghiệm của trẻ trong nhóm, lớp mình. Mỗi
chủ đề có nhiều hoạt động phong phú, tạo ra nhiều cơ hội kích thích tính tích cực của
trẻ.
Việc triển khai các chủ đề giáo dục trong nhà trường vẫn thường xuyên
thực hiện theo quan điểm chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ, Sở GD&ĐT trong nhiều
năm qua, tôi luôn định hướng cho giáo viên lựa chọn các chủ đề có thể do giáo
viên xác định dựa vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình hoặc xây dựng
chủ đề xuất phát từ nhu cầu thực tế ở nhà trường và cũng có thể do cô và trẻ
cùng thống nhất lựa chọn.
Nội dung giáo dục của chủ đề được lựa chọn, xây dựng trên cơ sở các nội dung
của chương trình GDMN, phù hợp với mục tiêu của chủ đề, độ tuổi của trẻ và điều
kiện thực tế của nhà trường. Nội dung của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu được thực
hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề gần gũi. Tuy nhiên, một số nội
dung giáo dục trong các lĩnh vực phát triển như: giáo dục phát triển vận động, giáo
dục phát triển nhận thức (nội dung cho trẻ làm quen với một số biểu tượng sơ đẳng
về Toán) ít liên quan, khó có thể tích hợp hoặc khơng liên quan đến nội dung các chủ
đề vẫn cần phải được đưa vào kế hoạch thực hiện trong thời gian thực hiện chủ đề
một cách phù hợp với sự chủ động, linh hoạt sáng tạo của giáo viên. Cụ thể:

7


Ví dụ 1: Ở lĩnh vực giáo dục thể chất độ tuổi 4-5 tuổi: đề tài: Trườn sấp trèo qua
nghế thể dục trong chủ đề “Bé với phương tiện giao thông”; Bật sâu 30-35 cm trong
chủ đề “Những người thân của bé”
Ví dụ 2: Ở lĩnh vực phát triển nhận thức: Toán số 10 (T1) chủ đề “Xứ Nghệ yêu
thương”;
Hướng dẫn giáo viên thiết kế các đề tài có nội dung phong phú, đa dạng, phù

hợp với chủ đề, khả năng của giáo viên và năng lực của trẻ, không nhất thiết các
nhóm lớp trong khối phải dạy chung nhau một đề tài hoặc cùng một chủ đề làm hạn
chế sự sáng tạo của giáo viên và sự linh hoạt của chương trình
Ví dụ 1: Với mục tiêu trẻ cắt được theo viền của hình vẽ thì khơng nhất thiết
cả 4 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi cùng dạy một đề tài cắt bơng hoa mà mỗi lớp có thể lựa
chọn cho mình 1 đề tài phù hợp: cắt hình quả, cắt lá… và cũng không nhất thiết phải
cả 04 lớp đều thực hiện mục tiêu này trong một chủ đề: thế giới thực vật và có thể
thực hiện ở các chủ đề khác nhau: Chủ đề “Động vật”: cắt theo hình các con vật; chủ
đề “Trường mầm non”: cắt hình các đồ chơi, chủ đề “ Gia đình”: cắt các đồ dùng
trong gia đình vìmục đích cuối cùng để đạt được mục tiêu là trẻ biết cầm kéo cắt
được theo viền của hình vẽ.
Ví dụ 2: Với mục tiêu trẻ biết lăn tròn, ấn dẹt ở độ tuổi 24-36 tháng thì khơng
chỉ dạy ở tiết nặn bánh chủ đề “Gia đình” mà có thể áp dụng trong chủ đề “An tồn
giao thơng” đề tài: nặn bánh xe, chủ đề “Thực vât”đề tài” Nặn đĩa đựng quả; ....
c. Thiết kế chuyển một số nội dung giáo dục sang các hoạt động giáo dục khác
Trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình giáo dục mầm
non, tơi ln chú ý định hướng xây dựng các mục tiêu phải căn cứ vào nội dung giáo
dục và kết quả mong đợi theo độ tuổi. Nội dung giáo dục trong kế hoạch thực hiện
chương trình giáo dục mầm non là những nội dung cơ bản của các lĩnh vực giáo dục
theo từng độ tuổi trong chương trình giáo dục mầm non được phát triển thành các nội
dung cụ thể cho phù hợp với trẻ theo độ tuổi. Mục tiêu và nội dung giáo dục có mối
liên quan chặt chẽ với nhau. Để thực hiện được một mục tiêu giáo dục có thể lựa chọn

8


một hoặc một số nội dung giáo dục có liên quan và để thực hiện một nội dung giáo
dục thì có thể chọn một hoặc nhiều hoạt động khác nhau để đạt được mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiều giáo viên chưa thực sự linh hoạt
trong việc triển khai các nội dung giáo dục, chưa biết bố trí, sắp xếp, lựa chọn những

hoạt động nào phù hợp với hoạt động học, hoạt động nào phù hợp với các hoạt động
khác trong ngày. Vì vậy, trong q trình chỉ đạo tơi ln theo sát, định hướng, điều
chỉnh chương trình để giáo viên hiểu và triển khai có hiệu quả các nội dung giáo dục.
Cụ thể”
Ví dụ 1: Trong lĩnh vực phát triển thể chất, độ tuổi 5-6 tuổi có nội dung: “Đi,
chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh” được giáo viên lựa chọn vào
hoạt động học. Tuy nhiên, khi đưa nội dung này vào trong tiết học giáo viên gặp rất
nhiều khó khăn trong việc xác định mục đích, yêu cầu và tổ chức hoạt động vì vậy
tơi đã định hướng cho giáo viên nên đưa hoạt động này vào hoạt động chơi ngoài
trời, chơi tự do và muốn thực hiện được nội dung này thì phải tách ra thành nhiều
hoạt động:
- Đi thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
- Chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
- Đi dích dắc theo đúng hiệu lệnh
…..
Ví dụ 2: Nội dung “Cắt thành thạo theo đường thẳng” là nội dung nhóm các các
cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và một số đồ dùng, dụng cụ thuộc
lĩnh vực phát triển thể chất độ tuổi 4 -5 tuổi, tôi định hướng cho giáo viên tổ chức
cho trẻ thực hiện trong hoạt động góc với nội dung: cắt hàng rào, cắt tranh làm bộ
sưu tập….; hoạt động chiều: cắt nan giấy làm xúc xích trang trí, cắt nan giấy trang trí
khung tranh…….
đ. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng cho trẻ
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trong chương trình, đồng thời tăng
cường phát triển các kỹ năng cho trẻ, tôi đã chỉ đạo các nhóm, lớp rà sốt từng
9


độ tuổi cần phát triển cho trẻ những kỹ năng nào để từ đó giáo viên triển khai
các nội dung sao cho phù hợp
Cụ thể:


Kỹ

Trẻ 24-36

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6 tuổi

năng
tháng
Tự phục - Tập xúc cơm, - Có thể tự rót - Tự mặc quần - Tự rửa tay bằng xà
vụ

uống nước

nước từ bình

áo

- Tập một số - Biết đóng và -

phịng
Buộc

giây - Tự lau mặt, đánh

thao tác đơn cởi cúc


giày

răng

gản trong rửa - Tự đi vệ sinh

- Tự đánh răng

- Tự thay quần áo

tay, lau mặt

- Sử dụng bát, - Đi qua đường khi bị ướt bẩn

- Tập rửa tay thìa, cốc đúng biết quan sát
lau mặt

cách

- Sử dụng đồ dùng

- Tự lau khô sau phục vụ ăn uống
thành thạo.

- Rửa tay, lau khi tắm
mặt, súc miệng - Tự chải đầu
Kỹ

- Tập xâu, luồn - Đan, tết


- Gập gấy

năng

dây, cài, cởi - Xé, dán giấy

- Tự cài, cởi cởi cúc, kéo khóa

vận

cúc, buộc dây.

động

- Tự cài, cởi cúc, xâu, buộc (péc mơ tuy)
dây giày

cúc áo.

tinh
Kỹ

-

Xâu

dây

giày,


- Biết tết sợi luồn, buộc dây.
-

Chơi

đôi.
thân - Chờ đến lượt - Chờ đến lượt, - Tự lựa chọn bạn

năng xã thiện với bạn.
hội

- Tự cài quai dép,

- Cử chỉ, lời hợp tác

- quan tâm đến nói lễ phép
các vật ni
-

Thực

cho mình

- Lắng nghe ý -

Tơn trọng sở

- Yêu mến bố, kiến của người thích, cảm xúc của


hiện mẹ, anh, chị, khác

được một số em ruột
quy định đơn -

Chơi

-

Quan

hịa giúp đỡ bạn

10

người khác.
tâm, - Tơn trọng, hợp tác,
chấp nhận.


giản trong sinh thuận với bạn
hoạt:

Để đồ -

Nhận

-

Nhận


biết - Quan tâm, chia sẻ,

biết hành vi đúng, giúp đỡ bạn

chơi vào nơi hành vi đúng, sai, tốt, xấu

- Nhận xét và tỏ thái

quy định, xếp sai, tốt, xấu

- Chú ý đến sự độ với hành vi đúng,

hàng chờ đến .
lượt

khác

biệt

về sai, tốt, xấu

giới tính

- Giao tiếp với
những

người

xung quanh

………
Tất cả các kỹ năng đều được giáo viên nghiêm túc triển khai và đem lại
những hiệu quả rõ rệt: trẻ ngoan, tự tin, hứng thu tham gia vào các hoạt động
của trường, lớp, biết quan tâm đến những người thân, bạn bè….
Hoạt động dạy trẻ kỹ năng xếp quần áo của cô giáo Nguyễn Hồng Thúy,
lớp mẫu giáo Nhỡ A
* Kiến thức: Trẻ biết cách gấp áo gọn gàng đúng quy trình, biết phân loại
áo, quần và xếp vào tủ đúng ngăn quy định.
* Kỹ năng: Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay và kỹ năng phân loại.
*Thái độ: Giáo dục trẻ tính ngăn nắp gọn gàng, biết giúp đỡ bố mẹ, mọi
người bằng những công việc phù hợp với sức mình.

11


Hoạt động dạy trẻ kỹ năng luồn dây, thắt nút của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh, lớp mẫu giáo Nhỡ D, trong chủ đề Bản thân
* Kiến thức: Trẻ biết cách luồn dây, buộc thắt nút 2 sợi dây lại với nhau.
* Kỹ năng: Luyện sự khéo léo của các ngón tay, bàn tay khi thực hiện kỹ
thuật luồn dây, thắt nút.
* Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Mong muốn thể hiện tình
cảm của mình đối với bà, mẹ, cô giáo, bạn gái... thông qua sản phẩm của mình.

12


2.2. Tổ chức đánh giá chương trình
Có thể nói, quản lý mà không kiểm tra, đánh giá coi như không quản lý vì
nó là một khâu của chu trình quản lý, là một chức năng cơ bản trong quá trình
quản lý trường học nói chung và quản lý dạy học nói riêng. Cho nên, kiểm tra,

tổ chức đánh giá chương trình giáo dục tại trường mầm non Hoa Sen được coi là
một biện pháp quan trọng trong việc quản lý, góp phần quản lý phát triển
chương trình giáo dục tại nhà trường.
Một chương trình giáo dục tại trường mầm non sau khi xác định được
mục tiêu, xây dựng nội dung và tiến hành thực thi thì cũng khơng đảm bảo chắc
chắn đây là một chương trình giáo dục mầm non hiệu quả. Muốn khẳng định
điều đó, phải tiến hành đánh giá, kiểm tra chương trình trên cơ sở so sánh các
điều kiện thực trạng của chương trình với nhu cầu của xã hội.
Trong năm học qua, tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình
theo từng tuần, từng tháng, từng chủ đề, tiến hành rà sốt để phát hiện những
lệch lạc, thiếu sót trong tất cả các khâu của quá trình phát triển chương trình
giáo dục cũng như nội dung và cách thức thực thi chương trình để bổ sung, điều
chỉnh, sửa chữa kịp thời nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình và
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Ngồi các hình thức kiểm tra thường xun, định kỳ theo kế hoạch, kiểm
tra đột xuất thì ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo 2 tổ chuyên môn xây dựng bộ
công cụ đánh giá trẻ cuối độ tuổi bao gồm từ 30-40 mục tiêu đại diện cho các
lĩnh vực phát triển.
Ví dụ: Một số tiêu chí đánh giá trẻ 4 tuổi

TT

Mục
tiêu

Minh chứng

Phương


Phương

pháp

tiện

13

Cách thực hiện


Lĩnh vực phát triển thể chất

1

Tung –

- Trẻ đứng cách

- Kiểm

- Sân tập

- Cho hai trẻ đứng

Bắt

nhau 3m, tung bóng

tra thơng


và bóng

trên vạch cách

bóng

với người đối diện

qua bài

nhựa

nhau 3 mét và tung

với

bằng 2 tay

tập tung

bóng theo hiệu lệnh

người

- Trẻ đón bắt bóng

bắt bóng

của cơ. - Cơ theo


đối diện bằng 2 tay khơng
với người
khoảng làm rơi bóng, khơng đối

dõi, đánh giá cách

cách

bóng

3m.

trẻ tung và bắt

được ơm vào người, khoảng
cách 3m
sau đó tung lại cho
người đối diện.

Tự cài,

2

Trẻ biết tự cài, cởi

-Trẻ thực

- Áo có


- Cơ cho trẻ tự cài,

cởi cúc, cúc, xâu, buộc dây,

hành

cúc cài

cởi cúc áo. Xâu

xâu,

-Cô quan

cởi, dây

hạt, xâu dây giày,

buộc

sát, kiểm

buộc, hạt,

tết sợi đôi...

dây,

tra trực


tranh đục

- Cô quan sát và

biết tết

tiếp

lỗ....

đánh giá khả năng

biết tết sợi đôi

sợi đôi

thực hiện của trẻ
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

3

Biết lắng

- Tập trung, chú

- Trị

- Câu

Cơ kể câu chyện


nghe kể

ý lắng nghe cô

chuyện

chuyện:

“Cáo thỏ và gà

chuyện và

kể chuyện

- Tạo

Cáo thỏ và

trống” cho trẻ

đặt câu hỏi

- Tự đặt câu hỏi

tình

Gà trống

nghe.Quan sát sự


theo nội

theo nội dung

huống

dung

câu chuyện

chú ý tâp trung của
trẻ gợi ý để trẻ đặt

truyện.

câu hỏi về nội dung
câu chuyện

4

Cầm sách

- Trẻ biết cầm

- Quan

đúng chiều

sách đúng chiều, sát

14

- Sách,

- Quan sát thái độ

báo,

của trẻ qua hoạt


và giở từng

lật từng trang

- Trò

truyện, vở

động làm quen với

trang để

sách từ trái qua

chuyện

học của trẻ

sách, vở, giở cẩn


xem, ”Đọc” phải

- Thực

thận từng trang khi

(”đọc vẹt”)

hành

đọc, cất sách vào

-Trẻ biết đưa

đúng vị trí

mắt, chỉ tay
từng chữ từ trái
qua phải, từ trên
xuống dưới
Lĩnh vực phát triển nhận thức

5

Phân

-Trẻ nhận biết sự -Thực

- Tranh


- Cô đưa tranh ảnh (con

loại

giống và khác

hành

ảnh, vật

vật, cây, hoa, quả, đồ dùng

đối

nhau của các

tượng

(Con vật, cây,

- Quan thật về
(Con
sát

theo

hoa, quả, đồ dùng

một


phương tiện giao

-hai

thông) Để phân

dấu

loại một cách

hiệu.

chính xác

- Kiểm
tra trực
tiếp

vật, cây,

phương tiện giao thơng) ra
cho trẻ quan sát
- Trẻ gọi tên các (Con vật,

hoa, quả, cây, hoa, quả, đồ dùng
đồ dùng phương tiện giao thông)
phương
tiện giao
thông)


- Trẻ phân loại theo một –
hai dấu hiệu (Cấu tạo, màu
sắc, hình dáng, nơi hoạt
động...)
- Cơ theo dõi và đánh giá
trẻ

Trên cơ sở các nội dung tiêu chí đã xây dựng, tôi đã tiến hành xây dựng
kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá chương trình giáo dục mầm non thường
xuyên bằng nhiều phương pháp như: Quản lý mục tiêu, xây dựng bài tập đánh
giá, phân tích sản phẩm, sử dụng bảng kiểm kê đánh giá trẻ.....Trong phạm vi
của sáng kiến, tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về hai phương pháp đánh giá trẻ
cuối độ tuổi mà tôi đã triển khai và thực sự đem lại hiệu quả:
15


- Phương pháp sử dụng phiếu đánh giá trẻ
Phiếu đánh giá trẻ là tập hợp các chỉ số về những vấn đề chính của
chương trình hay các nhân tố chính của sự phát triển. Danh mục các chỉ số trong
phiếu được sắp xếp để người sử dụng có thể hình dung được tính hệ thống của
các chỉ số và mối quan hệ giưa chúng với nhau. Khi các chỉ số trong phiếu được
trình bày rõ ràng, phù hợp với chương trình và độ tuổi của trẻ thì ngồi chức
năng đánh giá trẻ nó cịn giúp cho giáo viên biết được những vấn đề cần trọng
tâm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và đồng thời cũng giúp cho phụ huynh
đánh giá được năng lực của con để phối hợp, giúp đỡ trẻ. Trong quá thực hiện,
tôi đã cho triển khai 2 loại phiếu:
- Phiếu đánh giá cá nhân trẻ: Tôi đã sử dụng phiếu này khi kiểm tra từng
cá nhân trẻ để đánh giá kiến thức, kỹ năng, nhận thức …của trẻ theo từng lĩnh
vực, trong đó các chỉ số được sắp xếp theo mức độ khó và phức tạp tăng dần

đmả bảo tính hệ thống, trình tự của kiến thức
Ví dụ: Nếu để đánh giá trẻ về khả năng đếm thì chỉ số “đếm được từ 1
đến 5” phải được xếp trước chỉ số “đếm được từ 1đến 10” hoặc khi đánh giá về
khả năng nhận thức của trẻ về đồ dùng, đồ chơi thì chỉ số “ Nhận biết được các
loại đồ chơi trong lớp” sau đó đến “so sánh sự khác nhau và giống nhau của 2-3
loại đồ chơi” và sau cùng là “phân loại đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu”
Mẫu phiếu cụ thể như sau:
Phiếu đánh giá cá nhân trẻ
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Độ tuổi: 3-4 tuổi

Mức độ
TT
1

Chỉ số

Chưa làm

Làm có lúc đúng

Ln làm

được

có lúc sai

đúng

Đếm từ 1-5 và theo khả

năng

16


a

Đếm thuộc lòng từ 1-5

b

Đếm theo khả năng

2

Nhận biết được các hình
dạng

a

Hình vng

b

Hình tam giác

c

Hình trịn


d

Hình chữ nhật

đ

Các hình khác

3

Định hướng trong không
gian

a

Biết trên – dưới của bản
thân

b

Biết trước – sau của bản
thân

c

Biết phải – trái của bản
thân
- Phiếu đánh giá một nhóm trẻ
Để đánh giá được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhóm, lớp


tơi đã triển khai thực hiện các phiếu đánh giá trẻ dưới hình thức kiểm tra xác
xuất 1 lớp sẽ kiểm tra 10 trẻ ngẫu nhiên/1 bài tập chung. Trong một khoảng
thời gian nhất định tùy theo yêu cầu của từng bài tập, tất cả các trẻ sẽ cùng thực
hiện và cùng kết thúc nhiệm vụ. Căn cứ vào kết quả tổng hợp trên trẻ, nhà
trường sẽ đánh giá được chất lượng chung của từng nhóm, lớp qua đó để đánh
giá việc triển khai thực hiện chương trình của từng nhóm lớp, từng giáo viên,
kiểm tra lại việc xây dựng các nội dung, các hoạt động giáo dục đã phù hợp hay
chưa, cần thay đổi điều chỉnh như thế nào để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Sau đây là một số phiếu đánh giá trẻ cuối độ tuổi mà tôi đã chỉ đạo xây
dựng và triển khai thực hiện trong trường:
Ví dụ 1:

17


Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tơ màu hình ngơi nhà
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Đánh dấu (X) vào một mức độ tương ứng với mức mà trẻ thực hiện
được ở mỗi nhiệm vụ:
1. Tốt

Họ và tên

2. Khá

3. Trung bình

Tơ khơng chờm


Tơ màu đều

Cầm bút đúng

ra ngồi nét vẽ
1

2

3

1

2

3

1

2

3

Nguyễn văn
A
Trần văn B
……….
Ví dụ 2: Lĩnh vực phát triển thể chất
Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách xa tối thiểu 3 m
Độ tuổi: 4-5 tuổi

Đánh dấu (X) vào một mức độ tương ứng với mức mà trẻ thực hiện được
ở mỗi nhiệm vụ:
1. Có

2. Khơng

Họ và tên

Di chuyển được theo

Bắt được

Khơng ơm bóng

hướng bóng bay để bắt

bóng bằng 2

vào ngực

bóng

tay

1

2

1


2

Nguyễn văn
A
Trần văn B
……….
Ví dụ 3:

Lĩnh vực phát triển thể chất

18

1

2


Tự mặc, cởi được áo quần
Độ tuổi: 5-6 tuổi
1. Có

Họ và tên

2. Không

Tự mặc áo quần

Cài và mở hết

So 2 vạt áo, 2 ống


đúng cách

được các cúc

quần không bị lệch

1

2

3

1

2

3

1

2

3

Nguyễn văn A
Trần văn B
Có thể nói rằng, phiếu đánh giá trẻ ngồi việc sử dụng với mục đích như
một lược đồ để hiểu và hướng dẫn sự phát triển của trẻ, để kiểm tra đánh giá sự
phát triển và quá trình nhận thức của trẻ thì nó cịn có mục đích to lớn đó là một

lược đồ với những kiến thức, kỹ năng…cơ bản để phát triển chương trình. Khi
các chỉ số trong phiếu đánh giá đánh giá được sắp xếp phù hợp với từng độ tuổi,
với độ khó tăng dần thì nên giáo viên có thể căn cứ vào phiếu mà quyết định các
vấn đề nào của chương trình nên dạy trước, vấn đề nào dạy sau để độ khó của
các kiến thức, kỹ năng…phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vì phiếu đánh giá mơ
tả các mặt phát triển nên giáo viên có thể dựa vào đó để sử dụng kết quả đánh
giá để đề ra kế hoạch giáo dục cá biệt cho trừng trẻ. Kế hoạch giáo dục này
không chỉ mô tả những lĩnh vực nội dung như các biểu tượng về tốn, mơi trường
xung quanh, tạo hình, âm nhạc…. mà gồm cả những kiến thức, kỹ năng, trải
nghiệm của mỗi trẻ chưa đạt được và cần được phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
- Xây dựng bài tập đánh giá
Để có kết quả đánh giá trẻ đảm bảo tính khách quan, chính xác, tơi đã
cùng với các đồng chí tổ trưởng các tổ chun mơn tiến hành xây dựng các bài
tập đánh giá trẻ. Các bài tập đánh giá trẻ hoàn toàn dựa trên mục tiêu, nội dung,
kế hoạch giáo dục của các nhóm lớp và mang tính đặc trưng, đại diện cho từng
nội dung, từng lĩnh vực phát triển.
Trẻ lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, biết viết nên không thể đánh giá trẻ
bằng những bài tập đòi hỏi trẻ phải biết đọc, biết viết. Vì vậy, tơi tơi đã chỉ đạo
19


thiết kế các bài tập trong đó yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ bằng các thao tác
tay và nếu cần giải thích thì giải thích bằng lời. Các bài tập này có thể tiến hành
riêng cho trừng trẻ hoặc tiến hành chung với một nhóm trẻ; cụ thể:
Trong bài kiểm tra “Nhận biết và gọi tên các hình của độ tuổi 3-4 tuổi”;
tôi sử dụng các mảnh màu bằng giấy bìa cứng hay nhựa có hình dạng khác nhau
để u cầu trẻ: “Chỉ cho cơ hình nào là hình trịn/vng/ tam giác/chữ nhật hoặc
cơ hỏi “Đây là hình gì”. Nếu trẻ trả lời đúng tên hay chỉ đúng loại hình thì tơi
tiếp tục hỏi “Cháu hãy tìm xung quanh và nói cho trẻ cơ biết vật gì có dạng hình
trịn/vng/ tam giác/chữ nhật” hoặc có thể xếp các hình theo ý thích và theo

u cầu của cơ.

Hay kiểm tra mục tiêu “Trẻ biết nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên
đồng hồ”.Tùy khả năng nhận thức của trẻ để hỏi trẻ, nhưng đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cơ
bản trẻ phải biết ngày trên lịch và cách xem giờ chẵn trên đồng hồ.

Hoặc khi kiểm tra mục tiêu “Trẻ biết kể truyện theo tranh minh họa và
kinh nghiệm của bản thân” của trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn, tôi đưa ra 4 bức tranh câu
chuyện “Chú chim nhỏ đáng thương”, yêu cầu trẻ kể câu chuyện thứ tự tranh đã
sắp xếp, nếu trẻ gặp khó khăn thì tơi sẽ gợi ý để giúp đỡ trẻ hồn thành câu chuyện.

20


Nội dung khái quát của câu chuyện “Chú chim nhỏ đáng thương” là: Hai bạn Hoa và
Lan đang dắt tay nhau đi chơi, bỗng từ trên cao, có một chú chim nhỏ bị trúng tên rơi xuống
đất, hai bạn vội vàng chạy đến, ôm ấp vỗ về, đem chim nhỏ về nhà chăm sóc. Chẳng bao lâu,
chim nhỏ đã khỏe mạnh và được hai bạn sắm cho một chiếc lồng vơ cùng xinh xắn. Ngày
ngày, chim nhỏ ln hót vang những bài ca yêu thương để cảm ơn lòng tốt của hai cô bé”

1

2

3

4

1


2

3

4

Bộ tranh chuyện chú chim nhỏ đáng thương
Tuy nhiên, khi kiểm tra, tơi có thể đổi các bức tranh theo thứ tự khác để có
một nội dung câu chuyện khác hơn hoặc cho trẻ đổi các bức tranh để kể theo ý
trẻ
Vào một ngày chủ nhật, Lan và Hoa rủ nhau ra khu vườn sau nhà để vui
chơi, bỗng hai bạn phát hiện một chú chim nhỏ bị thương nằm dưới bãi cỏ, hai
bạn vội vàng đem chim nhỏ về nhà chăm sóc và để chim nhỏ trong cái lồng thật
xinh xắn. Chẳng bao lâu, chim nhỏ đã dần khỏe mạnh nhưng 2 cô bé không bao
giờ thấy chim nhỏ nhảy nhót hát ca, mắt ln hướng về bầu trời trong xanh, đầy
nắng. Hiểu được lòng chim, hai cô bé đã đưa chim nhỏ ra vườn, thả chú về với
bạn bè và khu vườn quen thuộc của chú. Từ đó trở đi, khi nào ra vườn, hai bạn
cũng đều được nghe tiếng hót thánh thót của chim nhỏ như nói lời cảm ơn tới
hai cơ bé.
21


Qua bài kiểm tra, tơi có thể đánh giá khả năng nhận thức của trẻ về nội
dung câu chuyện, trẻ hiểu chuyện như thế nào, tình cảm và đánh giá của trẻ về
con người, về các hành động xảy ra ra sao?
Nói tóm lại, việc thiết kế, xây dựng mẫu phiếu, các bài kiểm tra đánh giá
trẻ để đánh giá việc thực hiện chương trình là hết sức cần thiết. Đây sẽ là cơ sở
cho các quyết định về phát triển chương trình giáo dục mầm non tại nhà trường.
Kết quả đánh giá cần được sử dụng trong quyết định thay đổi, sửa chữa, bổ sung
chương trình. Cần làm cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rõ mối quan hệ

giữa đánh giá chương trình và các quyết định phát triển chương trình giáo dục
để họ thấy được đánh giá khơng phải là mang tính hình thức mà liên quan trực
tiếp đến lợi ích của trẻ và xã hội, từ đó thúc đẩy giáo viên nỗ lực cải tiến, thay
đổi nội dung, hình thức giáo dục để việc triển khai thực hiện chương trình đạt
hiệu quả và phù hợp với yêu cầu xã hội hơn.
2.3. Huy động tài trợ trong phát triển chương trình giáo dục mầm
non.
Ngày 03 tháng 8 năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số
16/2018/TT-BGDĐT về việc quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, trong các quy định về nội dung vận động và tiếp nhận
tài trợ có quy định cho các cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản
tài trợ để thực hiện các nội dung: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học;
thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục
cơng trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; Hỗ trợ hoạt động giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Trường Mầm non Hoa Sen là trường công lập trực thuộc Sở GD&ĐT, các
nguồn ngân sách đều do nhà nước cấp, mọi thu chi trong nhà trường đều phải
đảm bảo theo các quy định hiện hành, do vậy, việc trích nguồn cho việc tổ chức
các hoạt động giáo dục thực sự gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản chỉ để cung ứng
các yêu cầu mua sắm tối thiểu trong nhà trường. Nhưng để đáp ứng yêu cầu về
chất lượng giáo dục trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay, trọng tâm là nâng
22


cao, phát triển chương trình trong nhà trường, tơi đã mạnh dạn tham mưu với
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục có lồng ghép tổ chức các hoạt động
giáo dục theo các chủ đề và theo sự kiện, lễ hội….Cụ thể:
- Huy động hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục: trong quá trình tổ chức các
hoạt động giáo dục, phần lớn các hoạt động đều được sử dụng các đồ dùng, đồ
chơi sẵn có trong nhóm, lớp. Tuy nhiên, để trẻ được tiếp cận với đồ thật, vật thật

sẽ giúp cho trẻ được trải nghiệm nhiều hơn, được tiếp nhận kiến thức một cách
gần gũi, sinh động hơn, vì vây, tơi đã hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động
và huy động sự giúp đỡ của phụ huynh trong nhóm lớp.
Ví dụ: Khi cho trẻ “làm quen với các loại quả” giáo viên sẽ huy động phụ
huynh hỗ trợ một số loại quả gần gũi, có trong gia đình đem đến lớp để cơ và trẻ
cùng tổ chức hoạt động, khám phá;
Ngoài ra rất nhiều hoạt động cũng được giáo viên vận động rất hiệu quả:
các loại hoa trong hoạt động “Một số loại hoa”, Bánh, xúc xích, hoa quả trong hoạt động
“bữa tiệc buffet của bé” , chai nước trong hoạt động “Đo dung tích các vật”; quà tặng chú bộ
đội nhân dịp nhà trường cho trẻ đi tham quan đơn vị bộ đội; áo quần trong hoạt động “gấp
quần áo”; dụng cụ pha caffe, muối, nến trong hoạt động “làm muối”…

Các bé lớp mẫu giáo Nhỡ B đang tổ

Các bé lớp mẫu giáo Lớn B đang

chuẩn bị cho “bữa tiệc buffet

tham gia hoạt động “ làm muối”

- Huy động tài trợ cho các hoạt động giáo dục theo chủ đề, sự kiện: Khai
giảng, trung thu, tết và mùa xuân, ngày hội thể thao của bé, tổng kết năm học…

23


Theo kế hoạch trong chương trình, ngồi 35 tuần thực học; tôi đã chỉ đạo
các tổ chuyên môn dành thời gian cho các tuần tổ chức sự kiện, lễ hội, vì để tổ
chức các nội dung này, thì địi hỏi giáo viên và trẻ phải mất rất nhiều thời gian
để chuẩn bị, nếu khơng sẽ ảnh hưởng đến chương trình giáo dục. Tôi đã chủ

động đề xuất về nội dung, hình thức, cách thức huy động, ủng hộ tổ chức các
hoạt động với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” như sau:
Kế hoạch kinh phí tổ chức tết trung thu

TT
1

Nội dung
Ma két

Số tiền/đ
2.000.00

Nguồn
Vận động ngân hàng HDbank

0
2

Múa lân

1.000.00

Nhà trường

0
3

Sân khấu


1.000.00

Hội phụ huynh

0
4

Trang phục của trẻ

Phụ huynh

Tiệc buffet
5

Nhà trẻ

20.000

Phụ huynh của các nhóm lớp tự thu

MG 3-4 tuổi

30.000

tiền và lựa chọn các món ăn cho lớp

MG 4-5 tuổi

40.000


mình

MG 5-6 tuổi

50.000

Với các chương trình lễ hội mùa xuân, ngày hội thể thao của bé,… cũng được tiến
hành với cách thức như trên và thực sự được phụ huynh nhất trí và nhiệt tình ủng hộ, phụ
huynh được trực tiếp lựa chọn các món ăn cho con, được trang trí, bày biện…, các con được
ăn đa dạng các món ăn, được vui chơi tạo nên một khơng khí lễ hội đầm ấm, trọn vẹn, tránh
được tình trạng cả trường thu cào bằng một khoản tiền, cùng ăn 1 món ăn gây cảm giác nhàm
chán, ăn khơng hết xuất gây lãng phí.

24


Phụ huynh lớp mẫu giáo nhỡ D đang chuẩn bị cho trẻ bữa tiệc trung thu
- Huy động tài trợ cho các hoạt động tài trợ các hoạt động trải nghiệm,
tham quan, dã ngoại
Để cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường thêm phong phú, đa
dạng, phù hợp và đáp ứng nhu cầu/mong muốn của phụ huynh, kích thích khả
năng, hứng thú, trải nghiệm của trẻ. Tôi đã chỉ đạo các nhóm lớp trao đổi với hội
phụ huynh cùng phối hợp để tổ chức cho trẻ được tham quan, tìm hiểu thực tế,
tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hành, thực tế cho trẻ. Trong năm học 20182019, nhà trường đã tổ chức được cho trẻ các khối mẫu giáo đi tham quan trải
nghiệm với nguồn kinh phí 100% do phụ huynh đóng góp, tất cả các buổi dã
ngoại đều được tổ chức dưới sự phối hợp, giám sát của hội phụ huynh nhà
trường, hội phụ huynh các nhóm lớp.

25



×