Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.45 KB, 13 trang )

PHẤN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn sáng kiến
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học đã được xác định là giúp
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vê
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, hình thành và phát triển
những cơ sở nên tảng nhân cách con người. Cho nên với giáo dục Tiểu học, dạy
người là mục tiêu cơ bản, dài lâu, có tính quyết định đối với cuộc đời của mỗi con
người.
Giáo dục hiện nay đang thực hiện đổi mới toàn diện cả nội dung và phương
pháp. Trong quá trình giảng dạy mỗi môn học đêu có một vị trí quan trọng. Nó góp
phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cũng như các môn học
khác, môn Toán có một vị trí quan trọng đặc biệt đối với đời sống của trẻ. Thông
qua môn Toán, học sinh sẽ được làm quen, sẽ được trang bị những hiểu biết ban
đầu vê Toán học.
Ở bậc tiểu học môn Toán là một trong những môn học quan trọng và chiếm
một thời lượng lớn. Môn Toán giúp các em có khả năng tính toán các số liệu cụ thể
có liên quan đến đời sống hằng ngày của chính các em. Thời đại ngày càng phát
triển – đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học, của công nghệ thông tin,
của cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, trước sóng gió của cơ chế thị trường, việc đào
tạo ra những con người thích ứng là những chủ nhân của đất nước là một thách
thức đối với ngành giáo dục …
Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy
luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết có vấn đê. Nó góp phần phát
triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo và đóng góp vào việc
hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động như : cần cù,
cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nê nếp và tác phong
khoa học.


Qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 4A cho thấy: Chất lượng mơn Toán
cịn thấp song làm thế nào để nâng chất lượng môn Toán tăng lên là một bài toán


hết sức nan giải. Tôi trăn trở là tìm ra con đường để từng bước nâng cao chất lượng
dạy học môn Toán lên. Năm học 2019 - 2020 tôi đã được phân công giảng dạy và
chủ nhiệm lớp 4A với tổng số là 29 học sinh. Điêu đó đã thơi thúc tơi tìm tịi,
nghiên cứu viết nên sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học mơn Tốn cho học sinh lớp 4”
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Trong các môn học ở nhà trường, môn Toán là một trong những môn học
quan trọng, môn học chính, môn học cơ sở - Toán học được xem là môn học “công
cụ ” trong nhà trường. Bởi vì trước hết khoa học toán học đóng vai trò công cụ cho
việc hình thành và phát triển khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là khoa học tự nhiên.
Toán học nhà trường không chỉ giúp con người cách tư duy logic, mà chính
trong quá tŕnh xây dựng các khái niệm và lý thuyết toán học thì những yêu cầu và
cách thức tư duy biện chứng cũng đã được vận dụng khi xem xét các quá trình, các
mối tương quan, các khái niệm trong sự vận động của chúng, trong các cặp phạm
trù, mặc dù vậy tư duy logic vẫn mang ý nghĩa tiêu biểu cho tư duy toán học. Đó
cũng chính là một trong những điêu quý giá nhất mà toán học dành cho con người
trong cả quá trình phát triển vốn văn hóa. Tôi đã dựa vào những giải pháp chủ yếu
sau:
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện.
- Phân loại các đối tượng học sinh.
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh trong học tập.
- Lập kế hoạch nội dung, chương trình phù hợp để giúp đỡ học sinh.
- Dạy cho các em phương pháp học.
- Xây dựng và tạo ra các phong trào thi đua.
- Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.


PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của việc nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn cho học sinh
lớp 4.

2.1.1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu Nhà trường luôn coi trọng và giúp đỡ giáo viên trong quá
trình công tác.
- Giáo viên luôn nêu cao tinh thần tự học nên trình độ giáo viên ngày càng
được nâng cao đáp ứng với nhu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay với 100%
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Trường cũng đặc biệt nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp
lãnh đạo các cấp.
- Phần lớn học sinh là con em địa phương có truyên thống hiếu học, ngoan
ngoãn, lễ phép, chăm chỉ, ý thức học tập tốt.
- Sự quan tâm tận tình từ phía phụ huynh, sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn trong công tác quản lí
và giáo dục học sinh.
- Bản thân giáo viên có bê dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Luôn
nhiệt tình, năng nổ, quan tâm giáo dục học sinh vê mọi mặt.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tạo ra nhiêu ứng dụng thuận
lợi để giáo viên áp dụng vào thực tế dạy học đem lại hiệu quả cao.
2.1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó khi thực hiện sáng kiến này tôi có một số khó
khăn sau:
- Lứa tuổi học sinh Tiểu học còn thiên vê cảm xúc nhiêu nên ý thức học tập
của một số em chưa cao, hay chán nản, chưa có sự kiên trì, ham chơi, thiếu sự chú
ý khi thầy cô giảng bài, làm việc riêng trong giờ học.
- Chất lượng giáo dục trong một lớp không đồng đêu, có ít những học sinh
tiếp thu bài nhanh, có nhiêu học sinh khả năng tư duy và khả năng tiếp thu bài


chậm. Vì vậy đòi hỏi giáo viên cần phải quan tâm đến đối tượng này nhiêu thời
gian.
- Mỗi học sinh được lớn lên trong mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau. Phần

lớn các em là con gia đình nông dân và các nghê nghiệp khác. Nên không tạo được
điêu kiện thuận lợi cho con em học tập. Điêu này gây ra cho giáo viên nhiêu khó
khăn trong quá trình dạy học.
- Một số gia đình do điêu kiện công tác, bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho
ông bà nên thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình.
2.1.3. Nguyên nhân:
- Khả năng tập trung và ghi nhớ còn hạn chế do các em còn ham chơi.
- Ý thức học tập của một số em chưa cao, thờ ơ với các giờ học trên lớp,
không làm bài tập ở nhà.
- Chưa có động cơ và phương pháp học tập đúng đắn, khoa học.
- Thiếu hụt kiến thức từ các lớp dưới.
- Khả năng tiếp thu bài còn chậm, còn theo hình thức bắt chước.
- Khả năng phân tích, tổng hợp cịn hạn chế.
- Mợt sớ phụ huynh chưa quan tâm sát sao đến việc học của con mình.
- Một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn nên không có điêu kiện chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng học tập cho con mình.
2.1.4. Khảo sát thực tế.
Đầu năm học 2019 – 2020 tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm
lớp 4A gồm 29 học sinh. Ở tuần học thứ 2, tôi tiến hành kháo sát chất lượng để
phân loại đới tượng học sinh.
* Đề khảo sát mơn Tốn (Thời gian: 40 phút)
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng (4đ):
1. Số liên sau của số 45657 là:

(0,5đ)

A. 45558

B.45661


C.45658

D.45660


2. Số gồm có sáu trăm ba chục và năm đơn vị là:
A. 653

B.636

C.635

D.652

3. 8m 5cm = …cm ?

(0,5đ)

(0,5đ)

A. 85 cm

B.805 cm

C. 8005 cm

D.830 cm

4. 1 giờ 20 phút = …..phút ?


(1đ)

A. 60 phút

B.30 phút

C.70 phút

D.80 phút

5. Số lớn nhất có 5 chữ số là:

(0,5đ)

A. 99 000

B.99 999

C.98 999

D.10 000

6. Hình vuông có cạnh 5 cm. Diện tích hình vuông đó là : (1đ)
A.25 cm2

B.20 cm2

C.20 cm

D.25 cm


II. Bài tập: (6đ)
1. (2 điểm ) Đặt tính rồi tính:
67594 + 896

43000 – 21308

2. Tính x: (2 điểm) a. X : 2 = 436

4162 x 4

4025 : 5

b.452 + X = 675

3. (2 điểm) Mợt vịi nước chảy vào bể trong 4 phút được 120 lít nước . Hỏi trong 7
phút vòi nước đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước? (Số lít nước chảy vào bể
trong mỗi phút đêu như nhau.)
*Kết quả như sau:
Tổng số
học sinh

Hồn thành tốt
Sớ lượng
%

Hồn thành
Sớ lượng
%


Chưa hồn thành
Sớ lượng
%


29

8

27,6

16

55,1

5

17,3

Tôi nhận thấy chất lượng môn Toán của lớp tương đối thấp vì vậy tôi quyết
tâm để nâng cao chất lượng môn Toán cho lớp.
2.2. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn cho học sinh
lớp 4.
2.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng môi trường học tập thân thiện:
Sự thân thiện của giáo viên là điêu kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm
giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong
cuộc sống của bản thân mình.
Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không
đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm

thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những
việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
2.2.2. Giải pháp 2: Phân loại các đối tượng học sinh
Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh tiếp thu chậm đúng với
những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc
điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là:
Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài chậm, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy
phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết vê phong cách nhận thức là để hiểu sự đa
dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông
qua đặc trưng này.
Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên quan tâm phát hiện và phân loại
những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà


trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong
nhóm học sinh tiếp thu chậm.
Thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, giáo viên
cũng cần tập cho học sinh, kể cả học sinh yếu kém có ý thức tự phát hiện những lỗ
hổng của bản thân mình và biết cách tự lấp những lỗ hổng đó.
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đê ra
nhằm tạo điêu kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ví
dụ khi học bài: Giải toán vê tìm số trung bình cộng (Toán–lớp 4 ), đối với các em
học sinh tiếp thu chậm thì các em chỉ cần nắm bài toán cụ thể áp dụng trực tiếp
quy tắc.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho
đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điêu kiện cho các
em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích

thực của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này
có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em..
Đối với học sinh tiếp thu chậm , giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của
kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đê cao, mở rộng kiến thức và tăng
cường luyện tập vừa sức.
Trong những tiết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ
chung, nhiêu khi không phù hợp với khả năng học sinh tiếp thu chậm. Vì vậy khi
làm việc riêng với nhóm học sinh này cần dành thời gian để các em tăng cường
luyện tập vừa sức mình.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh tiếp thu chậm
thông qua các tiết ôn luyện khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu
quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ
chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp
đêu đặn và tránh sự quá tải, nặng nê.
2.2.3. Giải pháp 3: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:


Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy
giáo viên nên liên hệ nhiêu kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng
và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say
mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh vê hoàn cảnh
gia đình và nê nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh vê thái độ học tập, tở chức các
trị chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh vê ý thức học tập tốt và ý thức vươn
lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời,
giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay,
có một số phụ huynh ln gị ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ
dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ
huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy

cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
2.2.4. Giải pháp 4: Lập kế hoạch nội dung, chương trình để giúp đỡ học sinh.
Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học
sinh hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành là bao nhiêu để có kế hoạch
phụ đạo.
Xây dựng chương trình : Đôi bạn cùng tiến. Phân công một em học sinh khá,
giỏi kèm cặp, giúp đỡ một em học sinh chậm.
Lập danh sách học sinh tiếp thu chậm và chú ý quan tâm đặc biệt đến những
học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó trả lời câu hỏi,
khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,…
Lập kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
+ Nội dung phụ đạo cho học sinh tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các
kiến thức đã học.


+ Trong tiết học phải tạo cơ hội cho tất cả các em được hoạt động bằng cách
lôi cuốn, gây hứng thú học tập cho các em chủ động lĩnh hội kiến thức. Khi giao
bài tập phân loại theo đối tượng học sinh.
+ Trong quá trình dạy học nếu có học sinh quên kiến thức cũ giáo viên cần
quay lại nhắc kiến thức cũ cho các em tránh quên kiến thức cũ.
2.2.5. Giải pháp 5: Dạy cho các em phương pháp học:
Giáo viên giúp các em có thể tự đánh giá bài làm của mình bằng cách thử lại
kết quả bài toán.
Chẳng hạn:
+ Lấy phép trừ để thử kết quả phép cộng (hoặc ngược lại).
+ Lấy phép nhân để thử kết quả phép chia ( hoặc ngược lại)
+ Lấy kết quả thay vào thành phần chưa biết để thực hiện ( dạng bài tìm một
thành phần chưa biết).
+ Lấy số lớn cộng với số bé để được tổng ( dạng toán tìm trung bình cộng của
hai số đó).

+ Lấy số lớn trừ đi số bé để được hiệu ( dạng toán nhiêu hơn, ít hơn).
+ Dạng toán vê quan hệ tỉ lệ ( có thể giải bài toán bằng cách rút vê đơn vị hoặc
gấp, giảm một số đi một số lần)…
2.2.6. Giải pháp 6: Xây dựng và tạo ra các phong trào thi đua:
Tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các nhóm, tổ nhằm nâng cao chất lượng
học tập, tính đoàn kết, thi đua lành mạnh giữa các tổ, tăng cường trách nhiệm đối
với những bạn nhóm trưởng trưởng, nhóm phó vê chất lượng học tập của nhóm
mình. Tổ chức bình bầu nhóm học tốt vào các tiết hoạt động tập thể ngày thứ 6
hàng tuần vê nhiêu mặt như: chuyên cần, vệ sinh, học tập…
Tóm lại, các biện pháp đã trình bày trên đây cần được tiến hành đồng bộ,
thường xuyên và đêu khắp thì kết quả đạt được sẽ khả quan. Tuy nhiên tùy từng đối
tượng, điêu kiện giảng dạy mà giáo viên vận dụng những biện pháp trên một cách
linh hoạt và mêm dẻo.


2.2.7. Giải pháp 7: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh:
+ Tuyên truyên, nâng cao nhận thức của phụ huynh và trách nhiệm của phụ
huynh và gia đình trong việc góp phần nâng cao chất lượng học tập cho con em.
+ Trao đổi với phụ huynh những học sinh tiếp thu chậm để phối hợp hai
chiêu giúp đỡ em tiến bộ.
+ Hướng dẫn phụ huynh kiểm tra bài tập của học sinh để giúp đỡ kịp thời
cho các em.
+ Thường xuyên liên lạc trao đổi với phụ huynh và thông báo kết quả học tập
của các em qua mạng xã hội, sổ liên lạc...
+ Khi thấy học sinh chưa tiến bộ cần chủ động gặp mặt điêu chỉnh biện pháp
để phù hợp và hiệu quả hơn.
+ Thấy sự lo lắng của giáo viên nên phụ huynh đã thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc học sinh học bài chuyên cần. Vì vậy học sinh sẽ tiến bộ lên.
2.3 Kết quả đạt được:
Khi áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy các em học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ

rệt, chất lượng học tập ngày cành được nâng lên, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng,
tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành đã giảm.
*Kết quả kiểm tra định kì cuối học kì I về mơn Tốn:
Tổng số
học sinh
29

Hồn thành tốt
Sớ lượng
%
12
41,4

Hồn thành
Sớ lượng
%
16
55,1

Chưa hồn thành
Sớ lượng
%
1
3,5

Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà chất lượng dạy học môn Toán được nâng
lên. Số lượng các em yêu thích môn học này cũng tăng lên. Tôi hy vọng chất lượng
này sẽ nâng lên trong học kì II nữa.
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

- Từ kết quả trên tôi đã đê ra được 7 giải pháp cụ thể giúp tôi nâng cao chất
lượng dạy học môn Toán của lớp mình chủ nhiệm.


- Qua quá trình áp dụng tôi thấy hiệu quả đạt được khả quan: Học sinh hoàn
thành tốt tăng lên 13,8 %. Học sinh chưa hoàn thành giảm 13,8%.
* Để chất lượng mơn Toán ngày càng cao hơn địi hỏi mỗi một giáo viên khi
sử dụng cần lưu ý những giải pháp sau:
- Phải xây dựng môi trường học tập thân thiện.
- Phải phân loại các đối tượng học sinh.
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh trong học tập.
- Phải lập kế hoạch nội dung, chương trình phù hợp để giúp đỡ học sinh.
- Dạy cho các em phương pháp học.
- Xây dựng và tạo ra các phong trào thi đua.
- Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.
Với sáng kiến này, tôi đã đóng góp những kinh nghiệm của mình vào trong
kho tàng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 4
của tôi có kết quả cao.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với nhà trường:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, diện tích phòng học
đạt chuẩn, bàn ghế đúng quy cách.
- Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn cấp trường, cấp cụm để
trao đổi kinh nghiệm vê đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên.
- Tổ chức các câu lạc bộ Em yêu Toán học, Rung chuông vàng để gây hứng
thú học tập cho học sinh.
* Với giáo viên chủ nhiệm:
- Phải đê cao trách nhiệm của một nhà giáo lấy học sinh làm trung tâm.
Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để giúp đỡ học
sinh tiếp thu chậm.

- Xây dựng nội dung, lên kế hoạch phù hợp để giúp đỡ học sinh.
* Đối với phụ huynh:


- Cần quan tâm nhiêu hơn nữa vê việc học tập của con em, thường xuyên liên
lạc với nhà trường, nhất là với giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ.
- Cần trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình học tập cũng như có những
biện pháp giúp đỡ học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thử nghiệm thành công tại đơn vị
để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán trong lớp tôi. Bằng tâm huyết nghê
nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn viết lên sáng kiến này và kết quả
đạt được rất khả quan. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi áp dụng cho năm học này và
tiếp tục áp dụng cho năm học sau.
Tóm lại muốn học sinh nâng cao chất lượng dạy học môn toán một cách hiệu
quả thì người giáo viên phải đưa ra các giải pháp hợp lí để học sinh phát triển một
cách toàn diện.




×