Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

bai viet tinh huu nghi viet lao thpt lang giang 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.79 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI VIẾT VỀ “ TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT LÀO”</b>
<b>Họ và tên : Trần Thị Vân Hải</b>


<b>Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 3</b>
<b>Lạng Giang- Bắc Giang</b>


Ngay từ khi cịn là một cơ học trị nhỏ , tơi đã từng nghe và rất u thích câu nói nổi tiếng
của Bác Hồ :


<i><b>Việt - Lào hai nước chúng ta</b></i>
<i><b>Tình sâu hơn nước Hồng hà, Cửu Long</b></i>


Câu ca ấy nhắc nhở các thế hệ người dân hai nước về mỗi quan hệ truyền thống đặc biệt
Việt-Lào.


Nói đó là mối quan hệ đặc biệt thắm tình hữu nghị vì nó đã được xây dựng bằng xương máu của
nhân dân hai nước, và là tài sản quý báu cần được gìn giữ và phát triển trên tất cả các lĩnh vực.


Một cách rất tự nhiên, thấm sâu trong nền văn hóa Việt, hình ảnh anh giải phóng qn Lào
và anh bộ đội Việt Nam cùng chung chiến hào chiến đấu với kẻ thù trong Chiến dịch Đường
9-Khe Sanh hay chiến dịch Cánh đồng Cum- Xiêng Khoảng, cảnh chia nhau từng ngụm nước giữa
mùa khô của núi rừng Lào….. đã được cả thơ văn, thi ca và lịch sử ghi lại, tạo thành một bức
tranh văn hóa đẹp của hai dân tộc Việt- Lào. Và không biết tự bao giờ, điệu lăm vông kỳ diệu của
đất nước Triệu Voi đã trở thành món ăn tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và quân dân tình nguyện
Việt Nam


Trong những trang sử hào hùng của Việt Nam, không thể không nhắc đến khoảng thời gian
giữa tháng 5/ 1953, liên quân Việt – Lào mở chiến dịch Thượng Lào giành thắng lợi lớn, giải
phóng tồn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ, mở rộng căn cứ địa
Cách mạng Lào, phá tan âm mưu củng cố vùng Tây bắc và bình định vùng đồng bằng Bắc bộ của
Pháp. Khi quân và dân ta tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, quân và dân Lào


đã anh dũng chiến đấu, chặt đứt con đường chi viện chiến lược của địch cho Điện Biên Phủ, góp
phần cơ lập địch ở đây, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân Việt Nam giành thế chủ động tiến
công địch, giành thắng lợi hoàn toàn.


21 năm kháng chiến chống Mỹ là mọt chặng đường kế tục phát triển mối quan hệ đặc biệt
Việt-Lào. Mối tình hữu nghị keo sơn đó đã trở thành giá trị thiêng liêng của hai dân tộc. Hoạt động
phối hợp đấu tranh của quân và dân hai nước là xuất phát từ tình cảm sâu đậm, trách nhiệm cao cả
của hai phía Việt Nam- Lào dành cho nhau, tạo nên những nguồn lực mới, những nấc thang phát
triển mới của nội lực từng dân tộc trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung và mở đường đi tới
toàn thắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên trao đổi ý kiến về vấn đề lý luận và chỉ đạo thực tiễn sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Lào, khơi dậy nội lực và mở rộng quan hệ quốc
tế, đem lại sự đổi mới toàn diện cho mỗi nước. Cùng với những hoạt động bảo vệ an ninh chính
trị, chủ quyền quốc gia, hai bên còn phối hợp chặt chẽ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp đỡ
nhau về hậu cần kỹ thuật, đặc biệt là việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy
sinh trên đất Lào.


Trên lĩnh vực kinh tế, hai bên chấp hành ngun tắc hợp tác là bình đẳng, tơn trọng chủ quyền
quốc gia, cùng có lợi và hết lịng giúp đỡ nhau; đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi
nước mà dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau. Điểm đặc biệt nổi bật trong quan hệ hợp tác kinh tế Lào
-Việt Nam là tinh thần giúp đỡ nhau mỗi khi nước bạn gặp khó khăn mà không thể tự giải quyết
được.


Trong hợp tác phát triển văn hóa thì lĩnh vực giáo dục, đào tạo cán bộ được đặt ở tầm chiến lược,
tác động trực tiếp tới sự phát triển của quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, được mở đầu từ thập niên
1950. Từ đó đến suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng vạn học sinh Lào được học tập
tại Việt Nam từ cấp tiểu học đến THPT. Việt Nam còn gửi chuyên gia sang Lào giúp bạn xây
dựng một nền giáo dục mới theo yêu cầu của bạn. Từ sau năm 1975, Việt Nam giúp bạn đào tạo
cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học. Theo đó, hàng năm có hơn 1.000 cán bộ, sinh viên Lào


được bồi dưỡng, học tập tại nhiều học viện, trường đại học Việt Nam. Về phía Việt Nam, hàng
năm có từ 15-20 lưu học sinh sang học tại Đại học Quốc gia Lào.


Đi đôi với mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước, các bộ, ngành
trung ương, cịn có mối quan hệ kết nghĩa giữa tồn bộ các tỉnh có chung đường biên giới cũng
như các tỉnh khơng có chung biên giới giữa hai nước với nhau. Các địa phương đã phối hợp chặt
chẽ về trao đổi đoàn tham quan, cùng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như cùng tháo gỡ những
khó khăn giữa hai nước. Các Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và cộng đồng người
Việt Nam tại Lào đã có nhiều đóng góp đáng kể trong vai trị làm cầu nối quan trọng trong việc
giữ gìn và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.


Tôi chưa một lần được đến với đất nước Lào tươi đẹp, nhưng tôi đã được biết đến Lào, đặc biệt là
nghĩa tình keo sơn gắn bó Việt- Lào. Tơi thấy được mỗi một người dân ở các thế hệ của hai dân
tộc có trách nhiệm giữ gìn và phát huy, tơ thắm thêm mối tình truyền thống tốt đẹp của hai Đảng,
hai Nhà nước trong điều kiện mới , để cho tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam


mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, như Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã khẳng định: “Núi có
<i><b>thể mịn, sơng có thể cạn, song tình nghĩa Lào- Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sơng”; </b></i>
Và như Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết:


</div>

<!--links-->

×