Tìm thử chân dung CEO Việt
Chúng ta phải thừa nhận: CEO nào cũng muốn mình thành công, nhưng thử hỏi có bao
nhiêu CEO thật sự thành công. Thực tiễn cho thấy, sẽ không bao giờ có một công thức
chung cho mọi CEO ở mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa vào mục tiêu dài hạn, sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp, sự mong đợi của nhà đầu tư, khách hàng và toàn thể
cán bộ nhân viên trong công ty, một CEO thành công không phải là tối đa hóa lợi nhuận
mà là tối đa giá trị dài hạn cho cổ đông, nghĩa là CEO tạo ra và thâu tóm giá trị khách
hàng một cách hiệu quả, và không bao giờ bằng lòng với giá trị mình tạo ra.
Thành công của một công ty bắt nguồn từ nhiều yếu tố và CEO là người chịu trách nhiệm
về các yếu tố đó. Để tạo ra giá trị dài hạn cho cổ đông, hai yếu tố quan trọng và mang
tính quyết định mà CEO phải làm cho bằng được: thứ nhất, xây dựng và duy trì một mô
hình kinh doanh thành công, thứ hai, xây dựng một tổ chức thật sự hiểu mình.
Mô hình kinh doanh thành công:
Chúng ta đều đồng lòng: sẽ không có một mô hình kinh doanh thành công chung cho mọi
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một ngành nghề nào đó, hai công ty có thể có hai mô
hình kinh doanh hoàn toàn khác nhau, mô hình này ưu việt hơn mô hình kia rất nhiều. Ví
dụ, trong lĩnh vực kinh doanh tạp hóa, mô hình chuỗi cửa hàng rõ ràng ưu việt hơn mô
hình cửa hàng đơn lẻ. Việc phân biệt mô hình kinh doanh đúng và không đúng là không
dễ. Để có cái nhìn đúng hơn về mô hình kinh doanh thành công, CEO phải tự trang bị cho
mình một tư duy toàn cầu.
CEO thành công không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa giá trị dài hạn cho cổ
đông, nghĩa là CEO tạo ra và thâu tóm giá trị khách hàng một cách hiệu quả, và không
bao giờ bằng lòng với giá trị mình tạo ra.
Mô hình kinh doanh thành công phải tạo ra giá trị cho các đối tượng có lợi ích liên quan
khác nhau trong công ty, trong đó, phần giá trị lớn nhất được tạo ra là giá trị khách hàng,
và nắm bắt giá trị này hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Một mô hình, trong đó lợi thế
cạnh tranh bắt nguồn từ những động thái có chủ ý và được hiểu rõ, được phản ánh trên
mọi phương diện của công ty. Ví dụ, DELL cốt lõi thành công là thật sự chú trọng vào
khách hàng, gắng liền với mô hình kinh doanh trực tiếp. Điều này được hỗ trợ bởi các hệ
thống trực tuyến tinh vi cũng như năng lực phân phối và lắp ráp hiệu quả.
Để đánh giá mô hình kinh doanh, CEO cần xem mô hình mình đang nhắm tới phân khúc
thị trường hấp dẫn – tạo ra giá trị nếu phục vụ chúng, qui mô giá trị này là đáng kể. CEO
phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để suy nghĩ và hành động. Khả năng tạo ra giá trị
cho cổ đông phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năng của nó trong việc duy trì lợi nhuận đầu
tư trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu; khả năng tăng trưởng mà không
làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận của nó.
Để tự tin vào mô hình kinh doanh thành công, một mặt, CEO cần thử thách liên tục các
cơ sở giá trị và việc tạo ra giá trị của mô hình kinh doanh. Mặt khác, khi mô hình kinh
doanh bắt đầu trở nên thành công một cách rõ ràng, bắt chước, sao chép của công ty khác
sẽ xuất hiện và chính việc sao chép này làm giảm tính hữu hiệu của mô hình. Vì vậy,
CEO phải liên tục phấn đấu nhắm đảm bảo rằng mô hình kinh doanh sẽ hoàn thiện theo
thời gian để đảm bảo thành công.
Mô hình kinh doanh thành công phải được xây dựng trên thực tế của doanh nghiệp, phù
hợp với các nguồn lực và năng lực thiết yếu của tổ chức. CEO phải nhận diện, phát hiện
và bảo vệ những thành tố cốt lõi mà trên cơ sở đó mô hình kinh doanh trong tương lai
được phát triển. Thành tố cốt lõi được chia làm 2 loại chính: nguồn lực và năng lực.
- Nguồn lực có thể được công ty khai thác theo nhiều cách khác nhau, nó bao gồm: tài
sản hữu hình và vô hình; quan hệ với các bên liên quan (khách hàng, nhân viên, nhà cung
cấp…); vị thế trên thị trường.
- Năng lực tạo ra thành tựa nổi bậc ở mọi khía cạnh quan trọng và là kết quả của việc
khai thác các nguồn lực. Nguồn lực sẽ đóng góp cho mô hình kinh doanh thành công, nếu
chúng làm nảy sinh khả năng nổi trội trong việc tạo ra hay nắm bắt giá trị khách hàng
một cách hiệu quả.
Để làm được điều này, CEO phải quản lý tốt (đảm bảo các quyết định đưa ra là đúng – ra
các quyết định phù hợp, logic, đề ra các chiến lược, quản lý thành tích, thiết kế các qui
trình, phân bổ nguồn lực, ủy thác trách nhiệm), và lãnh đạo hiệu quả (đảm bảo các quyết
định chuyển thành hành động – truyền cảm hứng cho cấp quản lý và nhân viên cũng như
xây dựng cam kết thực hiện các kế hoạch của công ty). CEO phải giúp mọi thành viên
hiểu cái gì là quan trọng, công ty đang nổ lực hướng tới đâu và vai trò cá nhân của họ
trong việc giúp công ty đạt được mục tiêu đó.
CEO phải làm sao các bên có lợi ích liên quan tâm huyết tham gia thực hiện viễn cảnh và
các mục đích do CEO đề ra. Thông qua nhận thức và hành xử một cách sáng suốt đối với
nhân viên, khách hàng, cổ đông và không kém phần quan trọng với chính mình, CEO có
thể lãnh đạo một cách tận tâm và hữu hiệu.
Vai trò của CEO là định hướng việc ra quyết định, chứ không tự mình đưa ra mọi quyết
định. Để có sự cân bằng đó, CEO cần phải:
•
- Xây dựng một đội ngũ quản lý mà CEO có thể yên tâm tin tưởng vào việc ra
quyết định của họ (bao hàm cả việc liên tục phát triển và lập kế hoạch nhân sự kế
thừa kỹ lưỡng). Tiếp theo là xem xét sự phù hợp về kỹ năng và năng lực, cụ thể là
phải nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên để bố trí công việc phù
hợp và hỗ trợ lẫn nhau.
•
– Đưa ra các qui trình ra quyết định quản lý chính để hướng dẫn việc ra quyết
định của đội ngũ quản lý và những người khác cho phù hợp với mục đích tối đa
hóa kết quả trong dài hạn; ba qui trình quan trọng mà CEO nên có sự quan tâm
đặc biệt: Hoạch định chiến lược; quản lý thành tích và đãi ngộ; các quan hệ với
nhà đầu tư.
•
– Đảm bảo những kênh thông tin hữu hiệu giúp đội ngũ quản lý nắm vững tình
hình thực tại của công ty; thực hiện vai trò lãnh đạo trong phần lớn quyết định của
công ty.
Xây dựng một tổ chức hiểu chính mình:
Một tập thể gồm nhiều người, mỗi người hiểu vai trò của bản thân mình vẫn chưa đủ. Tổ
chức nổi tiếng luôn sở hữu nhiều thuộc tính, phần lớn là vô hình, và những thuộc tính này
cùng nhau đưa tổ chức đi tới thành công. Những thuộc tính này bao gồm: hoài bão, niềm
tin, năng lực, hành vi, thương hiệu…
Không có mô hình kinh doanh, CEO không thể hy vọng mình thành công. Do đó CEO
cần nhân viên của mình hiểu mô hình này và quản lý nó để tạo ra giá trị hứa hẹn. Như
vậy, CEO cần phải nghĩ ra những thông điệp mình muốn truyền đạt và cách để quản lý
hiệu quả tính thực tiễn của việc truyền đạt nội dung đó.
Nội dung của thông điệp phải phản ánh mô hình kinh doanh mà công ty hiện nay đang
điều hành cũng như năng lực và nguồn lực mà nó đang gìn giữ nhằm xây dựng lại và làm
trẻ hóa mô hình đó. Để truyền đạt những điểm chính về các vấn đề này một cách hữu
hiệu, các CEO thành công tạo ra các thông điệp liên quan tới mục đích (xác định hướng
phát triển và biến nó thành hiện thực), nhân cách (xây dựng đặc tính riêng biệt và đưa nó
vào cuộc sống) và thành tích (liên hệ mục đích với hiện tại và làm nó có tác dụng).
Một công ty thật sự hiểu chính mình có trực giác về đường hướng phát triển và biết điều
gì là đúng. Điều này giúp toàn công ty nhìn chung về một hướng.