Marketing: Bao nhiêu P mới đủ?
Tiếp thị trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống
nữa mà đã và đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực tiếp thị
sẽ được tiếp thêm nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức
mới này.
Một khi bạn đã xây dựng xong chiến lược tiếp thị, công thức 7P nên được sử dụng
để liên tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh của bạn. 7P đó là
Product (
Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến), Place (Địa điểm), và
thêm...Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người).
Marketing: Bao nhiêu P mới đủ?
Tiếp thị trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống
nữa mà đã và đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực tiếp thị
sẽ được tiếp thêm nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức
mới này. Một khi bạn đã xây dựng xong chiến lược tiếp thị, công thức 7P nên
được sử dụng để liên tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh của
bạn. 7P đó là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến), Place (Địa
điểm), và thêm... Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con
người).
Trong bối cảnh các sản phẩm, thị trường, khách hàng và nhu cầu thay đổi
nhanh chóng, bạn sẽ phải không ngừng quan tâm tới 7 chữ P này để chắc chắn
rằng bạn vẫn đi đúng con đường và đạt được những kết quả tốt nhất có thể cho
doanh nghiệp trên thị trường.
1) Product – Sản phẩm
Để bắt đầu, bạn hãy tạo dựng thói quen nhìn vào các sản phẩm của bạn như
thể bạn là một nhà tư vấn tiếp thị bên ngoài được công ty thuê để giúp đỡ quyết
định xem nên hay không nên đưa nó ra thị trường vào thời điểm này. Có nhiều câu
hỏi quan trọng cần đặt ra, chẳng hạn như: Sản phẩm hay dịch vụ hiện tại có tương
thích và phù hợp với thị trường và với các khách hàng ngày nay? Những thói quen
đánh giá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực và tự hỏi: Đó có phải là những
sản phẩm hay dịch vụ thích hợp với các khách hàng của mình?” là rất quan trọng.
Hãy so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có vượt trội
ở một vài phương diện nào đó? Nếu có, đó là cái gì? Còn nếu không, bạn có thể
xây dựng cho sản phẩm hay dịch vụ những vượt trội như thế? Bạn có nên đưa ra
sản phẩm hay dịch vụ này trong thị trường hiện tại?
2) Prices - Giá
Chữ P thứ hai đó là Price - Giá. Hãy phát triển thói quen thường xuyên xem
xét và xem xét lại các mức giá của các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cung cấp để
đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thị trường hiện tại. Đôi lúc bạn có
thể cần giảm giá các sản phẩm, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp thấy rằng lợi nhuận
của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó không có sự tương đồng với các công sức
và nguồn lực bỏ ra để sản xuất chúng. Bằng việc nâng giá, các doanh nghiệp có
thể đánh mất một số lượng khách hàng, nhưng tỷ lệ % khách hàng còn lại có thể sẽ
phát sinh lợi nhuận trên từng giao dịch bán hàng. Điều này có thích hợp với bạn?
Đôi lúc bạn cần thay đổi các điều khoản và điều kiện bán hàng. Đôi lúc bằng việc
kéo giãn mức giá của bạn trong một vài tháng hay một vài năm, bạn có thể bán
được nhiều hàng hơn. Đôi lúc bạn có thể phối kết hợp sản phẩm và dịch vụ cùng
với nhau để có các chào hàng hay các xúc tiến đặc biệt. Đôi lúc bạn có thể đưa vào
một hai khuyến mãi nhỏ nào đó mà ít tốn kém chi phí song khiến mức giá của bạn
hấp dẫn hơn đối với các khách hàng.
Trong kinh doanh, đúng như bản chất của nó, bất cứ khi nào bạn thấy được
một sự kháng cự hay thất vọng đối với bất cứ phần nào của các hoạt đông bán
hàng hay tiếp thị, hãy sẵn sàng xem xét lại bộ phận đó. Hãy sẵn sàng với khả năng
rằng cấu trúc giá cả hiện tại của bạn có thể chưa thích hợp với thị trường trong
cùng thời điểm. Hãy sẵn sàng với nhu cầu đánh giá lại các mức giá nhằm duy trì
tính cạnh tranh, sống sót và tăng trưởng trong một thị trường thay đổi nhanh
chóng.
3) Promotion – Xúc tiến
Thói quen thứ ba trong tiếp thị và bán hàng đó là suy nghĩ về các xúc tiến
kinh doanh tại mọi thời điểm. Xúc tiến bao gồm tất cả các cách thức bạn có thể nói
với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của bạn và làm thế nào bạn có thể tiếp thị
và bán chúng. Những thay đổi nhỏ trong cách thức bạn xúc tiến và bán sản phẩm,
dịch vụ có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh. Thậm chí cả
những thay đổi nhỏ trong quảng cáo cũng có thể dẫn ngay tới doanh số bán hàng
cao hơn. Các copywriter giàu kinh nghiệm có thể gia tăng tỷ lệ phản hồi của các
quảng cáo lên tới 500% bằng đôi chút chỉnh sửa tiêu đề trên quảng cáo. Các
doanh nghiệp lớn và nhỏ không ngừng nghỉ thử nghiệm các cách thức khác nhau
để quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm hay dịch vụ của họ. Và đây là quy tắc:
Sớm hay muộn, bất cứ phương pháp tiếp thị hay bán hàng nào bạn đang sử dụng
ngày nay sẽ ngừng hiệu quả. Đôi lúc nó không còn hiệu quả vì một vài lý do bạn
biết và đôi lúc vì một vài lý do bạn không biết. Trong mọi trường hợp, các phương
pháp tiếp thị và bán hàng của bạn cuối cùng sẽ không còn hiệu quả nữa, và bạn sẽ
phải tạo dựng những chiến lược, chào mời và phương pháp tiếp thị, bán hàng và
quảng cáo mới.
4) Place – Địa điểm
Chữ P thứ tư trong Công thức tiếp thị 7P đó là địa điểm nơi doanh nghiệp
thực tế bán các sản phẩm hay dịch vụ. Hãy phát triển thói quen xem xét và suy
nghĩ kỹ lưỡng về địa điểm chính xác nơi các khách hàng gặp gỡ nhân viên bán
hàng. Đôi lúc sự thay đổi trong địa điểm sẽ dẫn tới kết quả tăng trưởng doanh số
bán hàng mạnh mẽ. Bạn có thể bán sản phẩm của mình tại nhiều địa điểm khác
nhau. Một vài công ty sử dụng cách thức bán hàng trực tiếp, cử các nhân viên bán
hàng ra ngoài để tiếp xúc cá nhân và nói chuyện trực tiếp với các khách hàng. Một
vài công ty sử dụng tiếp thị từ xa. Một vài công ty bán hàng qua catalog hay thư
đặt hàng. Một vài công ty bán hàng tại các hội trợ hay địa điểm bán lẻ. Một vài
công ty bán hàng trong mối liên minh với các sản phẩm hay dịch vụ tương tự. Một
vài công ty sử dụng các đại diện bán hàng hay các nhà phân phối đại lý. Và nhiều
công ty kết hợp sử dụng một vài trong số các cách thức bán hàng trên. Trong mỗi
trường hợp, bạn phải có được lựa chọn thích hợp về địa điểm bán hàng thích hợp
nhất cho các khách hàng để nhận những thông tin mua sắm thiết yếu về sản phẩm
hay dịch vụ cần thiết cho những quyết định mua sắm. Địa điểm của bạn là gì? Bạn
cần thay đổi những gì? Nơi nào khác bạn có thể giới thiệu các sản phẩm hay dịch
vụ của mình?
5) Packaging – Đóng gói
Chữ P thứ năm trong Công thức tiếp thị 7P đó là Packaging – Đóng gói.
Hãy phát triển thói quen đứng đằng sau và nhìn vào từng yếu tố hình ảnh trong
bao bì đóng gói sản phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua con mắt của những
khách hàng tiềm năng quan trọng. Bạn cần nhớ rằng mọi người định hình nên ấn
tượng đầu tiên của họ về bạn trong vòng 30 giây đầu tiên khi nhìn thấy bạn hay
thấy một vài yếu tố nào đó của doanh nghiệp. Những cải thiện nhỏ trong đóng gói
hay bao bì bên ngoài sản phẩm hay dịch vụ có thể dẫn tới những phản ứng hoàn
toàn khác biệt từ các khách hàng. Đối với đóng gói và bao bì sản phẩm hay dịch
vụ, bạn nên suy nghĩ tới tất cả các yếu tố mà các khách hàng nhìn thấy đầu tiên