Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ke hoach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.64 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I/ LÍ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ Tập đọc là một môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của phân môn này là hình thành năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của « đọc » : đọc đúng , đọc nhanh( đọc lưu lót , trôi chảy), đọc có ý thức( đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Nhưng thực trạng của việc dạy và đọc và học đọc hiện nay chất lượng chưa cao. Một trong những nguyên nhân là tình trạng học vẹt còn diễn ra khá phổ biến. Một số học sinh đọc chưa tốt, còn đánh vần từng tiến rời rạc và ngắt, nghỉ chưa phù hợp. Giáo viên hầu như chưa thoát li được sách giáo khoa, phương pháp dạy tập đọc còn lúng túng... chính vì những lí do trên khối 1 mở chuyên đề tập đọc nhằm : - Giúp giáo viên trong khối thực hiện tốt qui trình, nọi dung và thống nhất phương pháp giảng dạy cũng như tiến trình lên lớp của phân môn tập đọc lớp 1. - Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng việt nói chung. II/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MÔN TẬP ĐỌC LỚP 1 1/ Phát triển kĩ năng đọc nghe nói a/ Đọc Đọc thành tiếng : + Biết cầm sách đọc đúng tư thế. + Đọc đúng và trơn tiếng: đọc liền từ, đọc cụm từ và câu; tập ngắt nghỉ( hơi) đúng chỗ. - Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ thông thường , hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc( độ dài câu khoảng 10 tiếng) - Học thuộc lòng một số bài văn vần( thơ, ca dao…) trong SGK. b/ Viết - Viết chữ: tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh , viết được các chữ cái theo cỡ vừa và nhỏ: tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với các chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu quy định; tập viết các số đã học. - Viết chính tả: + Hình thức chính tả: tập chép, bước đầu tập nghe - đọc để viết chính tả. + Luyện viết các chữ có vần khó, các chữ mở đầu bằng: c/k, g/gh, ng/ngh. + Tập ghi các dấu câu( dấu chấm, dấu chấm hỏi) + Tập trình bày một bài chính tả ngắn. c/ Nghe - Nghe trong hội thoại:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Nhận biết sự khác nhau của các âm , các thanh và các kết hợp của chúng nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt nghỉ hơi. + Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản. + Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu. - Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với HS lớp 1. d/ Nói - Nói trong hội thoại: + Nói đủ to, rõ ràng , thành câu. + Biết đạt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng. + Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học. - Nói thành bài: Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe. III/ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC 1/ Phương pháp trực quan( luyện tập theo mẫu) Phương pháp trực quan là phưeong pháp giáo viên đọc và dùng giọng đọc đó như một mẫu để học sinh thực hiện theo. 2/ Phương pháp đàm thoại Đây là phương pháp giáo viên nêu ra một số câu hỏi tìm hiểu bài và yêu cầu học sinh trả lời. Qua việc trả lời đó, giáo viên có thể đánh giá được chất lượng đọc hiểu của học sinh. 3/ Phương pháp luyện tập Luyện tập là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong dạy học tập đọc. Là một hoạt động, vì vậy đọc chỉ có thể trở thành kĩ năng và cao hơn là kĩ xảo ở học sinh khi các em phải tham gia hoạt động đọc. IV/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP CỦA GIỜ TẬP ĐỌC Tiết 1: I/ Kiểm tra bài cũ II/ Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc a/ Giáo viên chỉ bảng đọc mẫu b/ Hướng dẫn HS luyện đọc - HS đọc tiếng từ ngữ( từ khó, từ phát âm dễ lẫn, giải nghĩa từ) - Đọc câu ( HS đọc cá nhân đồng thanh, dãy bàn) - Đọc đoạn, bài c/ Ôn và học các cập vần, tìm tiếng trong bài , tiếng ngoài bài có vần cần ôn, nói câu chứa tiếng có vần cần ôn. Tiết 2: 1/ Luyện đọc hiểu, luyện nói.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2/ Đọc và trả lời câu hỏi về bài. 3/ Luyện nói theo bài học 4/ Củng cố theo bài học.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×