Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.89 KB, 2 trang )
Đàn tính tẩu: Nhạc cụ phổ biến của đồng bào Thái – Tây
Bắc
Ðàn tính là nhạc cụ phổ biến của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Người Tày, Nùng và một số
người Mông cũng chơi đàn tính tẩu.
Người Thái thường dùng tiếng đàn để tỏ tình, giao duyên, đệm cho hát múa dân gian, đặc
biệt là các làn điệu hát then, hát thơ (tiếng Thái là "khắp then, khắp sư") cùng với "pí
pặp" (hát cúng các vị thần linh trên trời). Người hát là thầy mo, thầy cúng, nên trong quan
niệm của người Thái, tiếng đàn trở thành linh thiêng trong cúng lễ, nó là "vật thiêng" trời
ban, trời cho.
Anh Lò Văn Ơn ở bản Ten, xã Thanh Nưa (Ðiện Biên) năm 1975 tập đánh đàn tính tẩu.
Tiếng đàn của anh êm ái, gần gũi, hòa quyện cùng lời ca. Anh đã trở thành một nhạc
công của bản, đệm cho nghệ nhân hát múa trong những buổi giao lưu văn nghệ và chế tác
một số nhạc cụ khác của các dân tộc anh em.
Trong nhà, anh treo nhiều loại nhạc cụ mới sản xuất, đàn tính tẩu đến các loại "pí", sáo
Mông, khèn Mông, "hưn mạy" (loại đàn gõ vào tay của dân tộc Khơ Mú). Ðáng chú ý là
những cây đàn tính tẩu các cỡ to, nhỏ khác nhau, gần 20 đàn mới được chế tác còn thơm
mùi dầu bóng, anh treo cẩn thận trên sợi dây buộc giữa hai cột nhà. Mỗi đàn bán cho
khách du lịch từ 200 - 300 nghìn đồng tùy theo kích cỡ và chất lượng của từng đàn.
Hồi kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (2004), anh bán 30 đàn, thu nhập gần 8
triệu đồng. Anh cho biết: "Tiếng đàn tính đã xe duyên cho tôi một cô gái xinh đẹp nhất
bản và bây giờ là mẹ của bốn đứa con".
Ðàn được làm bằng "mák tẩu" (quả bầu) già, nên có tên gọi là "tính tẩu". Cấu tạo đàn
gồm sáu phần chính, là: "tẩu tính" bầu đàn; "căm tính" cần đàn; "sai tính" dây đàn; "xe
tính" khóa đàn; "kho tính" đuôi đàn; "tép tính" mặt đàn.