Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.82 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GDĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH BẾN SÚC Độc lập – Tự do -Hạnh phúc. BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO “NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC” Thanh Tuyền, ngày 14 tháng 12 năm 2012. Kính gởi: - Phòng giáo dục huyện Dầu Tiếng - Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/BGD ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. - Thực hiện quy định "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, PGD&ĐT Dầu Tiếng; Nay trường TH Bến Súc báo cáo 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 như sau: I. MỤC TIÊU: 1. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với nhà trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội. 2. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong học tập và trong việc tham gia các hoạt động khác một cách phù hợp và có hiệu quả. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện. 2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi để các em tự tin trong học tập. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Rèn kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh cho học sinh, hướng dẫn các em chơi các trò chơi dân gian, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. 5. Tham gia chăm sóc di tích lịch sử của địa phương. III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Công trình vệ sinh: - Phấn đấu trong năm xây dựng thêm để có đủ nhà vệ sinh đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của học sinh, cán bộ giáo viên. Nhà vệ sinh được đặt ở vị trí tương đối phù hợp với cảnh quan chung của nhà trường. Thường xuyên dọn dẹp nhằm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của học sinh để xây dựng môi trường xanh - sạch đẹp. - Tăng cường vai trò của đội cờ đỏ, lớp trực,tuần trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Công tác chăm sóc, giữ gìn các công trình văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống quê hương, đất nước: - Chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi học sinh TH. - Tổ chức thi văn nghệ, thể dục thể thao trong giáo viên và học sinh các lớp kỉ niệm ngày thành lập nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày thành lập Đoàn 26/3. Tổ chức các phong trào thể thao, văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian (bắn bi, nhảy dây, đá cầu…) để thu hút học sinh. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, GDNGLL để tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, được nghe, được nói chuyện ôn lại truyền thống lịch sử của địa phương, của dân tộc. Kỷ niệm ngày QĐND 22/12, tổ chức giao lưu với Cựu chiến binh của địa phương để ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng của địa phương, đất nước. - Thông qua chăm sóc, tìm hiểu, tuyên truyền về di tích lịch sử, văn hóa, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công; học tập những gương chiến đấu, lao động, học tập của các thế hệ, nhằm làm cho học sinh gắn bó, yêu quê hương đất nước hơn, cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Từ đó, các bài học trong sách vở trở nên sống động hơn qua tiết học thực tế, qua các làn điệu dân gian, trò chơi dân gian… - Tổ chức cho học sinh tham gia quét dọn di tích lịch sử đại phương từ 1 -> 2 lần /năm. 3. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong nhà trường. - Tạo mối quan hệ thân thiện và đúng mực giữa: lãnh đạo - giáo viên - nhân viên; giáo viên - giáo viên; giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh trong trường học; thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai hoá các kế hoạch, lấy ý kiến thăm dò học sinh làm cơ sở đánh giá đội ngũ và có những điều chỉnh phù hợp. - Tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. Tránh tạo áp lực cho học sinh, tránh cách học nhồi nhét, quá tải. - Thầy cô tích cực đồng bộ đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh. Chú trọng rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường các giờ dạy thực hành tại phòng học bộ môn. Khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. - Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng với giáo viên thực hiện các giải pháp để việc dạy và học ngày càng có hiệu quả cao. - Trường coi trọng việc dạy cách học và tự học cho học sinh, khuyến khích các học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. 4. Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trường lớp học: - Tăng cường công tác giáo dục cho giáo viên và học sinh tạo để nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường lớp (lớp học cảnh quan xung quanh trường)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Xây dựng các quy định về bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường lớp, thành lập tổ quản lý về cơ sở vật chất, xây dựng nội quy lớp học, nội quy thư viện… - Quy định trách nhiệm trong việc bảo quản cơ sở vật chất, phòng học, vệ sinh môi trường… 5. Xây dựng hệ thống bảng biểu, pa nô trong trường học: - Trang trí lớp học đảm bảo quy định theo Điều lệ trường tiểu học. - Xây dựng hệ thống bảng biểu để công khai hoá các hoạt động của nhà trường, các tổ chức đoàn thể theo chủ đề năm học. - Phát động phong trào mỗi lớp học trang trí cây xanh, tranh ảnh đẹp nhằm giúp hs gần gũi thiên nhiên từ ngoài vào lớp học. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Tổ chức học tập về Chỉ thị số 40/CT- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phong trào thi đua” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013; Kế hoạch số 307/KH- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT v/v triển khai phong trào thi đua” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013; Chỉ thị nhiệm vụ năm học, các công văn hướng dẫn về việc thực hiện nhiêm cụ năm học 2012-2013. 2. Kiện toàn ban chỉ đạo cấp trường. 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động. 4. Phát động phong trào thi đua” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường. 5. Tiếp tục thực hiện tốt “Quy chế dân chủ” trong trường học. 6. Tổ chức tuyên truyền và thu hút sự tham gia của đông đảo các lực lượng trong toàn xã hội. 7. Chăm lo đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. 8. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng hiện đại hoá, khuyến khích các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục. 9. Tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương về việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng các tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ưu điểm: - Trong thời gian qua, thực hiện sự chỉ đạo các cấp của ngành giáo dục bắt đầu từ năm học 2008-2009 là năm tập trung tạo sự chuyển biến căn bản cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường giáo dục theo hướng thân thiện; thì năm học 2009-2010 ngành Giáo dục chỉ đạo tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và năm học 2010-2011và 2011-2012 là năm đẩy mạnh tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, hoạt động. Năm học 2012-2013 tổng kết 5 năm thực hiện. - Sau khi phát động và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Những chuyển biến cả về lượng và chất trong nhà trường và cộng đồng.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> đã chứng tỏ, phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" không chỉ là hình thức, mà đã có sức mạnh lan tỏa phát triển cả bề rộng và chiều sâu. - Qua từng năm, các trường học đã có nhiều giải pháp giảm học sinh yếu kém, nhiều cuộc hội thảo về nâng cao chất lượng, công tác giáo viên chủ nhiệm… được tiến hành. Từ đó, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” không còn là khẩu hiệu, mà thực sự đi vào các hoạt động chuyên môn của các nhà trường. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường thời gian qua, là đã đẩy mạnh việc dạy học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập”. Cán bộ quản lý đến giáo viên đều được tập huấn về đổi mới phương pháp quản lý, giảng dạy, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đến nay, 100% giáo viên các cấp học của trường được xét duyệt tham gia các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nay đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đến thời điểm này, có thể nói phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được các trường học vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn. Phong trào sẽ được chú trọng phát triển đến năm 2013 để sau đó “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trở thành một điều đương nhiên trong suy nghĩ và hành động của mọi người. Hạn chế: Tuy nhiên, những năm qua cơ sở vật chất của trường từng bước được đầu tư. Song, về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học cái khó của nhà trường khi thực hiện phong trào chính là những hạn chế về cơ sở vật chất. Hiện nhà trường vẫn chưa đủ phòng học, chưa có phòng học bộ môn, phòng thư viện, trang thiết bị dạy và học còn thiếu... nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, khuôn viên trường lớp, môi trường quanh lớp học còn bề bộn chưa bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh sinh hoạt, vì vậy việc thực hiện phong trào, nhất là các hoạt động ngoại khóa cho các em chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều năm qua, nhà trường đã huy động xã hội hóa giáo dục, nhưng vì đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc chung tay đóng góp để hỗ trợ trường còn ở mức tạm ổn mang tính giải quyết khó khăn tạm thời, chứ được thường xuyên và lâu dài. Mặc dù vậy, nhà trường vẫn luôn có gắng vận động trong khả năng có thể để học sinh được chăm lo “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). Kinh nghiệm: Để mỗi trường học thực sự thân thiện, vừa là nơi trang bị cho học sinh kiến thức, vừa là nơi thu hút các em vào những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, tìm hiểu kiến thức và tham gia các hoạt động xã hội... thì thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo cũng như các ban, ngành liên quan cần sớm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trường, giải quyết khó khăn nhất là chấm dứt tình trạng các em phải đến học các điểm trường lẻ nhằm bảo đảm công tác quản lý cũng như việc tập trung sinh hoạt của giáo viên và học sinh; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, các hoạt động đội, các hoạt động ngoại khóa..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền cho giáo viên và học sinh cũng như toàn xã hội để phong trào xây dựng THTT HSTC ngày một hiệu quả, thiết thực, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của huyện nhà. Năm học 2012-2013 là năm thứ 5 thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở kết quả đạt được trong 4 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh , huyện tiếp tục triển khai các nội dung: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, của mỗi bậc học, cấp học và từng địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm học này vả những năm tiếp theo trường TH Bến Súc xác định: Phải tiếp tục thực hiện và nâng cao hơn nữa những nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” lồng ghépvới các phong trào thi đua khác do Bộ GDĐT phát động để môi trường giáo dục của nhà trường ngày một thân thiện và an toàn hơn. HIỆU TRƯỞNG.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>