Hát Bội & Lý Nam Bộ
Vào những năm đầu thế kỷ XX, bộ môn sân khấu nổi bật nhất ở Nam bộ vẫn là hát
bội. Có người cho rằng thời điểm nây, hát bội ở Nam kỳ đă có cải biến nhiều do ảnh
hưởng từ tuồng hát Quảng Ðông, hát Tiều và đó có thể là một cách những lưu dân ngưới
Việt tiếp thu được khi họ cùng đi theo các nhóm di thần "bài Mãn, phục Minh" vào phía
Ðồng Nai. Mỹ Tho, Hà Tiên và những khu vực khác ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cũng vào những năm đầu thế kỷ XX ban hát bội thường kéo tới các địa phương trình
diễn khi nơi đó có người đứng ra "bao chầu" như những điền chủ , thân hào, thương gia
giàu có. "Rạp hát" mở cửa tự do cho mọi người vào xem. Dĩ nhiên, các hạng ghế đầu -
cạnh "sân khấu" - đều dành cho những người có công đóng góp đáng kể hay hàng chức
sắc. Ban hát tổ chức trong sân đình và căng lều (rạp) cốt yếu che mưa, nắng cho nghệ
nhân. Lệ bán vé vào cửa chỉ xuất hiện khi thực dân Pháp xâm chiếm là đồn trú tại một số
tỉnh Nam kỳ. Vào lúc này, những đồng tiền kẽm được ném lên sân khấu có mục đích tán
thưởng các giây phút nghệ nhân biểu diễn quá nhập vai, xuất thần. Sau này, còn thêm lệ
ném quạt có kẹp những tấm giấy bạc.
Về tuồng tích, phía Hậu Giang gần như chỉ quen thuộc với loại tuồng Tàu (như "Trương
Phi thủ Cổ thành", "Tống tửu Ðơn Hùng Tín"...), trong khi miệt Ðồng Nai, Bến Nghé
thích tuồng "San Hậu" và đây cũng là một dạng tuồng "Tổ"... Như đã nói, vào thời kỳ
này, tại Nam kỳ, các vùng sâu của Rạch Giá, ven U Minh nạn cọp, sấu hoành hành dữ
dội. Ở những nơi chưa có đình làng, đồng bào khẩn hoang cho cắm cận bờ sông một
vòng rào, bên trong đặt sân khấu có bục cao trên mặt nước. Người xem sẽ bơi xuồng vào
trong vòng rào, ngồi trên xuồng thưởng thức. Cọp ven rừng có tới được mé sông chỉ biết
nhìn những ánh đuốc bập bùng. Loài cá sấu thích thịt người cũng đành ngóng mỏ ngoài
vòng rào chứ không làm hại ai được.
Bên cạnh hát bội, loại nhạc cung đình do nho sĩ, nhạc công ở Trung Kỳ đưa vào cũng
được dạy cho con cái những gia đình khá giả. Mang tên nhạc cung đình nhưng nó in đậm
chất dân gian của người xứ Huế, có thể từ đời Nguyễn Phúc Chu, nền "kinh tế thị trường"
nơi đây đã manh nha với nơi sầm uất nhất có thể kể là cảng Hội An. Một số bài bản khác
cũng theo dòng nhạc cung đình đổ vào phía Nam là nhạc dùng trong dịp tế thần hay tang
ma, gọi là "nhạc lễ". Người ta đồn đại thời điểm này, khoảng năm 1885, nhạc quan nhà
Nguyễn là Nguyễn Quang Ðạt từng phiêu bạt từ Huế vào Sài Gòn bây giờ. Ông tìm đến
Cần Ðước, Long An và được dân địa phương sủng ái mời ở lại dạy nhạc lễ. Nguyễn
Quang Ðạt đã rà soát bài bản sẵn có tại địa phương, nâng nó lên một cấp. Cho tới nay,
người dân Nam bộ, nhất là ở Long An còn tôn ông là Hậu Tổ của nhạc tài tử đặt bài vị
thờ cúng ở đình Vạn Phước (Cần Ðước). Những năm đầu thế kỷ XX, theo dòng nhạc tài
tử (chỉnh lý từ nhạc cung đình Huế) mới của Nguyễn Quang Ðạt, được phổ biến rộng dần
khắp Nam kỳ. Nhạc tài tử có nghĩa là đàn với bạn tri âm, tri kỷ nhằm "di dưỡng tánh
tình" hoặc đơn thuần tìm phút giây thư giãn sau một ngày đồng áng, khẩn hoang mệt
nhọc. Theo tác giả Trần Văn Khải, người soạn sách "Nghệ thuật sân khấu Việt Nam" (ấn
hành ở Sài Gòn năm 1966), trong nhạc tài tử, giọng Oán là giọng đặc trưng miền Nam,
đờn Oán thường dùng dây Hổ Tư (dây Chinh) và dây Tố Lan. Hai dây này đều do nghệ
nhân miền Nam sáng chế do bài Oán đầu tiên là bài Tứ Ðại. Giọng Oán hơi bi thương
nhưng trong nó nổi cộm chất trang nghiêm, hùng dũng. Người sáng chế bản Tứ Ðại, rất
tiếc không ai còn nhớ tên.
Khoảng năm 1905, thực dân Pháp xâm lược nước ta và đã cho khai trương nhà hát Tây
với kiến trúc lạ, có nơi bố trí chỗ ngồi cho người xem và điễn tuồng ca nhạc kịch kéo dài
tối đa vài ba giờ đồng hồ. Khi diễn tuồng có bài trí cảnh nhà cửa, núi non, vườn tược, bàn
ghế... khá sinh động. Nhiều người có dịp đi xem hát Tây, thấy gọn gàng, khoa học hơn
hẳn loại hình hát bội nên đã nghĩ tới việc cải cách hát bội cho hợp thời. Trước nhất là
hình thức, cấu trúc vở tuồng sao cho mô phỏng được những tuồng tích người Pháp đã
diễn và sau là thể hiện nó nhưng với nhạc tài tử cũ . Những lối thoát cho nhạc tài tử được
mở ra như sau: tử chỗ chỉ ngồi nghiêm nghị để hát, nghệ nhân tiến tới hát có điệu bộ
(diễn), gọi là ca ra bộ là tiền thân của cải lương sau này.
Tác giả Vương Hồng Sển trong một nghiên cứu của mình đã xác nhận mốc cụ thể ra đời
của cải lương là đêm 11/ 11/1918, là một cuộc hát lạc quyên nhân sự kiện Hoàng tử Cảnh
được Bá Ða Lộc đưa sang Pháp làm con tin. Tuy nhiên trước đó, vẫn theo Vương Hồng
Sển, hát cải lương cũng đã xuất hiện ở các vùng như Vĩnh Long, Mỹ Tho... với những
sân khấu, phông màn, "đề-co-phít" hay souffler (người nhắc tuồng). Dàn nhạc cải lương
được giấu sau phông và có thiết kế loại màn từ từ hạ xuống sau khi dứt một cảnh trí hay
bản hát (theo hồi ký "Năm mươi năm mê hát" của Vương Hồng Sển).
Xin trích lược một đoạn sau trong hồi kỳ nêu trên của ông, nói về sự ra đời và bối cảnh ra
đời của sân khấu cải lương: "... Buổi sơ khởi của cải lương là ngẫu nhiên, tình cờ và do
lòng ái quốc mà nên. Người miền Nam có cái hay là khi biết dùng bạo lực chỉ hại thân thì
không dùng bạo lực. Họ cố đè nén lòng yêu nước, chôn giấu trong dáng vẻ bề ngoài lêu
lổng, chơi bời (...). Cũng may thay, hút sách, bài bạc mãi cũng chán và một số người tìm
mục đích khác cho cuộc sống chẳng hạn như việc tụ họp trong một nhà khá giả hay chỗ
đô hội như tiệm cắt tóc, tiệm may, tiệm thợ bạc, vừa trau dồi nghệ thuật vừa cùng nhau
đờn ca cho vui. Khi những nhóm đờn ca tài tử này lên tới Sài Gòn, nó càng được nâng
lên thành một bộ môn nghệ thuật lớn. Một số ban hát thường dựng tuồng Hoàng tử Cảnh
nhờ Bá Ða Lộc đi cầu viện, tuồng "Pháp Việt nhất gia" (nếu không thỏa mãn các nội
dung này sẽ khó lòng xuất hiện trước công chúng, dưới mắt người Pháp). Một số ban hát
lập các gánh hát thân Pháp thời kỳ ấy có thể kể Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thành Phương,
Lê Quang Liêm, Ðặng Thúc Liêng... Với một số cải tiến nữa về kỹ thuật, năm 1922, đoàn
hát của Thầy Năm Tú ra đời với tuồng tích có kịch bản tốt hơn, do một trong những kịch
tác gia đầu tiên ở phía Nam biên soạn là Trương Duy Toản, lấy cốt truyện "Kim Vân
Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du...
Từ lúc cải lương ra đời, sân khấu hát bội vẫn tồn tại, phát triển song song nhưng cải
lương tiến nhanh hơn một ít kể từ thập niên 20 của thế kỷ này. Nó đã trải qua nhiều thử
nghiệm khi có bân vọng cổ thêm nhịp (gọi là vọng cổ Bạc Liêu) thay thế cho Tứ Ðại Oán
ở buổi đầu sơ khai. Tuy nhiên, cải lương vẫn thờ ông Tổ chung với hát bội. Cũng không
thể không nhắc tới ngành kinh doanh băng đĩa hát từ trước năm 1930 với những Hãng
băng đĩa như Pathé- phono, Béka... Thời bấy giờ, cũng ít ai có may mắn xem tận mắt các
nghệ sĩ tài danh biểu diễn nên họ tạm hài lòng với các loại băng đă hát này nhưng lúc đầu
chỉ những nhà giàu mới có. Sau 1930, với Hãng Asia, một số vở tuồng được dựng lại, ghi
âm như các vở "San Hậu", "Tô Ánh Nguyệt"... Nhạc tài tử Nam bộ, tuồng cải lương, hát
bội vẫn được xem là thành tựu lao động nghệ thuật lớn của người phương Nam, những
người thích làm nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật qua cách nghe-nhìn hơn là chỉ làm
văn xuôi, thi phú. Thử điểm qua danh sách những con người đã sống, sáng tác nghệ thuật
này, ta nhận ra người ở vùng đồng bằng Nam bộ chiếm số đông. Có thể kể những người
con ưu tú, tiêu biểu ấy của đất nước như soạn giả Trần Hữu Trang, kịch sĩ Năm Châu, Ba
Vân, Bảy Nhiêu... hoặc sau này là những Phùng Há, Năm Nghĩa, Thành Tôn, Mộng Vân,
Kim Cương, ÚT TRÀ Ôn và nhiều gương mặt văn nghệ sĩ khác nữa...
Vốn là một môn nghệ thuật truyền thống lâu đời nhất của Việt Nam, Hát bội (còn được
gọi là hát Bộ) xuất xứ từ sân khấu Tuồng của miền Bắc, sau đó thời triều Nguyễn được
nâng cao và phát triển mạnh ở miền Trung (Bình Định và Huế...) rồi lan nhanh đến Sài
Gòn và Nam Bộ ở vào giai đoạn rất sớm khi vùng đất này hình thành.
Sức hấp dẫn của sân khấu hát bội là sự kết hợp đề cao các đạo lý truyền thống của dân
tộc thông qua các hình thức biểu diễn hết sức độc đáo đó là hình thức ước lệ trong nghệ
thuật ca, diễn, vũ đạo, trang phục, hoá trang... của diễn viên.
Hát bội giữ được vị trí chủ đạo trong sinh hoạt biểu diễn ở Sài Gòn suốt mấy thế kỷ,
nhưng sang đến thể kỷ XX, hát bội bị các loại hình nghệ thuật sân khấu khác (Cải lương,
kịch nói...) lấn át, trở thành một loại hình nghệ thuật cổ truyền chủ yếu gắn với sinh hoạt
lễ hội dân gian (ở đình, miếu...). Mặc dù vậy, đối với nhiều người dân, nhất là ở vùng
nông thôn ngoại thành và người lớn tuổi, hát bội vẫn là một loại hình nghệ thuật có sức
hấp dẫn riêng. Đặc biệt, gần đây hoạt động du lịch ở TP Hồ Chí Minh ngày càng phát
triển, các chương trình trích đoạn hát bội truyền thống phục vụ khách du lịch quốc tế đã
được chú ý bước đầu đạt hiệu quả tốt.
Lý Nam bộ
Là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt
Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.
Lý Nam Bộ không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc
tính âm nhạc. Lý Nam Bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn
của người dân. Lý còn đề cập đến các loài vật, các loại cây, các thứ hoa trái, nói về tình
yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng.
Có những bài ca nói lên những ước mơ của người dân bình thường, hoặc phê phán châm
biếm những cảnh chướng tai gai mắt. Lý Nam bộ thực sự là một thể loại phản ánh cuộc
sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam Bộ
Mặc dầu ở Lý Nam Bộ có đủ mọi sắc thái nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn,
đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh.