Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Hát Lý: Nam Bộ đệ nhất dân ca ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.84 KB, 3 trang )

Hát Lý: Nam Bộ đệ nhất dân ca



Hầu hết các địa phương trên khắp đất nước ta, trong quá trình lao động sản xuất, dân
gian đã cho ra đời những làn điệu dân ca trữ tình mang nét đặc thù của từng vùng. Có
nhiều làn điệu chỉ cần nhắc đền tên là biết ngay nó được khai sinh và phát triển ở vùng,
miền nào như: Quan họ Bắc Ninh, Hát bài chòi Nam Trung Bộ, Đờn ca tài tử Tây Nam
Bộ… nhưng có lê phổ biến nhất vẫn là “Nam Lý, Bắc Thơ, Huế Hò”. Bởi thế, trong
Hát Lý, hò An Nam (năm 1886), tác giả Trương Vĩnh Ký đã viết: “Người trong Nam
thì hát Lý hay hơn cả; ca phú, ngâm vịnh thì người miền Bắc; còn về hò thì nơi Kinh
Kỳ”
.



Sông Cửu Long.

Là một điệu hát vỗn thoát thai từ ca dao – tiếng nói của nhân dân lao động, Lý đã thực sự
chinh phục được đông đảo quần chúng, đặc biệt là người bình dân, bởi đề tài và nội dung
vô cùng phong phú, phản ánh sống động mọi khía cạnh trong sinh hoạt thương ngày ở
nông thôn Việt Nam; thể hiện tình cảm trong quan hệ giữa người với người: tình yêu lứa
đôi, tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, bè bạn…; thể hiện tinh thần lạc quan và
yêu thương cuộc đời; ca ngợi cuộc sống và khát vọng hạnh phúc của con người…; ngoài
ra còn có những bài ca thể hiện sự bất bình, phản đối gay gắt những bất công, phân biệt
rạch ròi thị phi…
Việc sử dụng thể thơ lục bát vào điệu Lý, kết hợp những từ, cụm từ lặp từ, tiếng đệm, âm
hơi ngỡ là thừa thãi nhưng đó lại là nghệ thuật thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất các cung
bậc tình cảm của con người - lúc thiết tha, da diết, khi thì phấn khởi, vui tươi… một cách
rất tự nhiên.



Sông nước miền Tây.
Đến với Lý Chiều chiều - một bài Lý giao duyên tâm tình với tiết tấu nhẹ nhàng, với ca từ
mộc mạc, với tình cảm nồng nàn, gợi cho người nghe cảm giác buồn man mác:
“Chiều
chiều ra đứng tây lầu tây. Thấy cô tang tình gánh nước. Tưới cây tưới cây ngô đồng. Xui
khiến xui trong lòng, trong lòng tôi thương. Thương cô tưới cây ngô đồng”
.
Khi tiết tấu Lý sôi nổi thì đó cũng là lúc tâm thế con người được thăng hoa nhất:
“Kêu
cái mà quạ kêu, kêu cái mà quạ kêu. Quạ kêu nam đáo, lắc đáo nữ phòng, người dưng
khác họ, chẳng nọ thời kia. Nay dìa (về) thời mai ở, ban ngày thời mắc cỡ, tối ở quên dìa.
Rằng a í a ta dìa, lòng thương nhớ thương. Rằng a í a ta dìa lòng thương nhớ thương”

(
Lý Quạ kêu).
Hay bài Lý Cây bông: “Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi. Bông lê cho
bằng bông lựu ơi bạn ơi. Là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy bông là a í a đố nàng, bông
rồi lại mấy bông…”
.
Như một quy luật trong quá trình giao lưu tiếp xúc, Lý không còn mang bản sắc của Nam
Bộ nữa, mà có sự biến đổi theo phương ngữ và giọng nói của từng vùng. Từ đó xuất hiện
Lý Nam Bộ, Lý Nam Trung Bộ, Lý Bắc Bộ, Lý Nam Bình Trị Thiên…
Cũng chính vì vậy, một bài Lý vốn tiền thân cùng là một bài ca dao nhưng khi chuyển thể
sang hát Lý đã có tới 6, 7 làn điệu, có khi lên đến hàng chục làn điệu với nhiều sắc thái
khác nhau. Và, do hoàn cảnh tự nhiên của từng vùng, điệu Lý Nam Bộ có phần nhẹ
nhàng, khoan thai hơn so với miền Bắc và miền Trung với tiết tấu nhanh, khỏe, đôi lúc
đồn dập.

Cái hay của hát Lý trước hết bởi nó là một loại dân ca sinh động về nội dung, phong phú

về điệu thức, đa dạng về ngôn từ. Thứ hai là nó có thể xuất hiện trong hầu hết các loại ca
của dân tộc, thường được xen vào các bài vọng cổ, cải lương, hát chèo, hát ả đào, hát
quan họ, hát bộ, ca Huế, hát chầu văn… Lời ca chân chất, mộc mạc dễ hiểu, dễ thuộc, dễ
hát nên Lý được sử dụng rộng rãi trong mọi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong mọi
thôn cùng ngõ hẻm. Ai cũng có thể hát Lý và hát bất cứ nơi đâu: chèo xuồng, ru em,
ngoài đồng…; bất cứ dịp nào: Lễ Tết, hội hè, đình đám…
Phải chăng vì thế mà Lý đã được người dân Nam Bộ bình chọn: “Nhất Lý, nhị Ngâm,
tam Nam, tứ Oán”. Lý như là một món ăn tinh thần thiết yếu đến nỗi “Con cua quậy ở
dưới hang. Nó nghe giọng Lý kềnh càng bò lên!”. Lý có sức quyến rũ lòng người và thật
không sai khi nói Lý là viên ngọc quý trong kho tàng dân ca Việt Nam.

×