Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Xử lý chứng nhiều hơi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.06 KB, 6 trang )

Xử lý chứng nhiều hơi

Lượng hơi trong dạ dày, ruột nhiều ít khác nhau giữa người này và người khác.
Một nghiên cứu nêu ra trung bình một ngày khoảng 17 lần hơi thoát ra ngoài.
Có 5 loại hơi sinh ra ở trong ruột là nitơ và ôxy từ không khí hít vào; cacbon
dioxyt, hydro và methan tạo nên 99% hơi của dạ dày, ruột.
Hơi nhiều thường do nuốt phải khi ăn uống; hoặc do thói quen nuốt không khí
vào, thói quen này nhiều khi khá nặng.
Trung tiện nhiều là do hơi tạo nên từ sự lên men các chất cacbonhydrat kém
tiêu hóa và chất xenlulose. Hơi trung tiện chủ yếu gồm: H2,CO2, CH4 , tất cả đều
không có mùi. Mùi hôi thối khi trung tiện do hơi của phân ở ruột già thoát ra theo.
Sôi bụng là do trong ruột chứa nhiều hơi kèm theo tăng nhu động của ruột. Ruột
tăng nhu động khi ăn nhiều thức ăn có chất chua, ăn các sản phẩm của sữa, tình trạng
viêm ruột.
Có thể khắc phục tình trạng của bạn bằng cách: tránh lo âu và nhai kẹo cao su
vì lo âu thường kèm theo thở sâu và thở dài do đó nuốt vào lượng khí lớn, nhai kẹo cao
su cũng nuốt khí nhiều; hạn chế thức ăn gây nhiều hơi như: dưa, cà muối chua, canh
chua, các sản phẩm từ sữa; dùng thuốc chống đầy hơi, than thực vật, thuốc giảm tiết
nước bọt...
Nên tập thói quen đi ngoài vào sáng sớm sẽ hạn chế tối đa trung tiện trong ngày
ảnh hưởng đến giao tiếp.
Chứng ợ chua ở người cao tuổi

Ợ chua là một triệu chứng thường thấy của bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, ở
người cao tuổi, dù không bị viêm loét dạ dày cũng hay bị hiện tượng này. Người ta
thường gọi đó là hiện tượng "khê cổ".
Sở dĩ người cao tuổi hay bị ợ chua là do cơ thắt tâm vị (ở phần tiếp giáp giữa
thực quản và dạ dày) suy yếu, không bịt kín làm cho dịch vị (còn gọi là dịch cường
toan) trào ngược lên thực quản, vì trong dịch vị có nồng độ a-xít khá cao cho nên bệnh
nhân có cảm giác nóng rát dọc thực quản và khé cổ (vì vậy gọi là khê cổ), rất khó chịu.
Hiện tượng này thường xảy ra trong các hoàn cảnh sau: cúi lâu, bưng bê vật nặng quá


sức, làm việc mệt mỏi... Nếu hiện tượng này cứ lặp lại nhiều lần và lâu ngày sẽ gây
viêm loét thực quản, hẹp thực quản - là những căn bệnh tương đối nan giải. Cách xử lý
khi bị "khê cổ" rất đơn giản: nên uống từng hớp nước lạnh (từ 10 - 20 ml/hớp) để dịch
vị tại thực quản được pha loãng và trôi dần xuống dạ dày, cho đến lúc hết cảm giác
nóng rát. Do đó biện pháp phòng hiệu quả nhất là: không cúi lâu (nhất là sau khi ăn);
không mang vác quá nặng và chỉ nên làm việc vừa sức phù hợp với tuổi tác; không
dùng bia, rượu, thuốc lá; năng uống nước, nhưng nên chia ra nhiều lần, không nên
uống quá nhiều cùng một lúc.
Đầy bụng, no hơi

Để chống đầy bụng sau mỗi bữa ăn, tôi thường nhai kẹo Air-X. Các dược sĩ
hướng dẫn mỗi ngày không dùng quá 12 viên. Xin hỏi nếu dùng sản phẩm này
thường xuyên có ảnh hưởng gì không? Dùng cho trẻ nhỏ có được không?
Khi ăn quá no hay khi tiêu hóa kém, lượng thức ăn thừa còn tồn đọng trong ống
tiêu hóa sẽ lên men, tạo ra nhiều bong bóng hơi dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Táo
bón cũng gây ra đầy bụng...

×