Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BDHSG sinh 91

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.31 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHƯƠNG I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHUYÊN ĐỀ : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Các nội dung cơ bản I/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC * Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. VD: Bố tóc xoăn, con tóc xoan; bố lùn, con lùn; mẹ tóc đen, con tóc đen... * Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết. VD: Mẹ tóc xoăn, con tóc thẳng; anh cao, em thấp; bố nhóm máu O, con nhóm máu A * Ý nghia, mối liên hệ giữa Di truyền và biến dị. - Di truyền có ý nghĩa giúp duy trì tính đặc trưng của gia đình, dòng họ, nòi giống…. Còn Biến dị giúp cho loài, sinh vật thêm đa dạng và phong phú, có ý nghĩa là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống. - Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. * Tính trạng: Là những đăc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của cơ thể ( đặc điểm hoặc tính chất biểu hiện ra bên ngoài của các cá thể trong loài giúp ta nhận biết sự khác biệt giữa các cá thể ) -Ví dụ: Thân cao, quả lục, hoa vàng, Quả ngọt... * Các tính trạng tương ứng. Là sự biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng Ví dụ: về loại tính trạng nhóm máu ở người, có 4 trạng thái là nhóm máu A; B; AB ; O. Về màu mắt thì có mắt xanh; mắt nâu; mắt den; mắt đỏ… *Cặp tính trạng tương phản -Là 2 trạng thái (đối lập nhau ) biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng tính trạng - VD: vỏ trơn - vỏ nhăn; quả chua - quả ngọt; Thân cao - thân lùn; Cánh dài, - cánh cụt... * Nhân tố di truyền( gen ) : Là yếu tố quy định các tính trạng của cơ thể. * Giống (dòng) thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Trong thực tế nghiên cứu di truyên, Khi nói đến giống thuần ta chỉ nói đến sự thuần chủng của một hay vài tính trạng đang nghiên cứu * Kiểu hình là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Trong thực tế nghiên cứu di truyền, khi nói đen kiểu hình ta chỉ đề cập đến một hay vài tính trạng nghiên cứu * Tỉ lệ kểu hình: là tỉ lệ các kiểu hình khác nhau ở cùng một thế hệ * Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 ( P thuần chủng, tương phản) * Tính trạng lặn: Là tính trạmg đến F1 mới được biểu hiện ( P thuần chủng, tương phản) * Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . Kiểu gen quy định kiểu hình. ( thông thường khi nói tới kiểu gen là người ta chỉ xét 1 vài gen liên quan tới kiểu hình cần nghiên cứu) * Tỉ lệ kiểu gên : là tỉ lệ các loại hợp tử khác nhau * Thể đồng hợp: Là cá thể có kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. (aa,bb, AA) (thuần chủng ) * Thể dị hợp: Là cá thể có kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.(Aa, Bb) (cơ thể lai) * Đồng tính : là hiện tượng các cá thể trong cùng một thế hệ có cùng một loại kiểu hình (KG có thể khác nhau) * Phân tính : các cá thể trong cùng một thế hệ có 2 loại kiểu hình trở lên.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Đậu Hà Lan: có các đặc điểm sinh học như: dễ gieo trồng; có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt nên tránh được sự tạp giao, nhưng vẫn có thể giao phấn trong điều kiện thí nghiệm; có các cặp tính trạng dễ phân biệt. * Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. - Tạo dòng thuần bằng dòng các cây bố mẹ tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ. - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hay một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo giõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên thế hệ lai của từng cặp bố mẹ. - Sử dụng phép lai phân tích và phép lai thuận nghích để xác định tính chất và sự đúng dắn của thí nghiệm. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng. II. THÍ NHIỆM CỦA MENDEN 1. Kiến thức cơ bản: * Thí nghiệm Menđen cho giao phấn 2 loại bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản bằng cách cắt bỏ nhị của cây được chọn làm mẹ ngay từ khi nhị chưa chín để ngăn cản sự tự thụ phấn (vì đậu Hà Lan có đặc điểm sinh học là tự thụ phấn.) sau khi nhụy chín ông lấy phấn từ cây bố rắc lên đầu nhụy cây mẹ, thu được con lai F 1. Sâu đó cho F1 tự thụ phấn thu được F2 Ông tiến hành thay đổi vị trí, vai trò của bố và mẹ để theo giõi sự biểu hiện của 2 trường hợp với nhau thì thấy kết quả không thay đổi. Kết quả một số thí nghiệm như sau:. P F1 F2 Tỉ lệ KH F2 Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 đỏ : 224 tắng 3 đổ : 1 trắng Thân cao x Thân thấp Thân Cao 847 cao : 277 thấp 3 cao : 1 thấp Quả vàng x Quả lục Quả Vàng 428 vàng : 152 lục 3 vàng : 1 lục Menđen gọi các tính trạng của P được biểu hiện ở F 1 là tính trạng trội; các tính trạng còn lại của P là tính trạng lặn; hiện tượng F 1 chỉ biểu hiện một loại kiểu hình là hiện tượng đồng tính; còn hiện tượng F2 xuất hiện 2 loại kiểu hình là hiện tượng phân tính. Từ đó ông rút ra kết luận: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng; khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc của mẹ, F 2 phân tính theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. * Menđen giải thích kết quả thí nghiệm Quan niệm đương thời cho rằng: các tính trạng trên cơ thể con cái là do sự trộn lẫn một cách ngẫu nhiên các tính trạng của bố và mẹ. Nhưng Menđen lại nghĩ khác, ta lấy thí nghiệm tổng quát về màu hoa để giải thích P(t/c, tương phản): Hoa đỏ x Hoa trắng F1: 100% Hoa đỏ F2: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng Qua phép lai trên: F1 có hoa đỏ tự thụ phấn mà F 2 lại xuất hiện hoa trắng chứng tỏ rằng các tính trạng của con cái không phải do sự trộn lẫn ngẫu nhiên các tính trạng của bố mẹ mà: Tính trạng do nhân tố di truyền (ngày nay gọi là gen) quy định và F 1 có mang nhân tố di truyền quy định hoa trắng nên mới có thể xuất hiện tính trạng hoa trắng ở F 2 và tất nhiên F1 phải có nhân tố di truyền quy định hoa đỏ. Vì vậy ông cho rằng Mỗi một tính trạng biểu hiện ra kiểu hình phải do một cặp nhân tố di truyền quy định, và trong tế bào sinh dưỡng của một cơ thể thì các NTDT tồn tại thành từng cặp tương ứng, NTDT trội (kí hiệu bằng chữ cái in hoa) quy định.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tính trạng trội; NTDT lặn (kí hiệu bằng chữ cái in thường) quy đinh tính trạng lăn và NTDT trội sẽ lấn át sự biểu hiện của NTDT lặn. Trong thí nghiệm trên ông quy ước: A – Hoa đỏ; a – Hoa trắng; Cặp NTDT của P hoa đỏ là AA và P hoa trắng là aa còn F1 là Aa. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân ly và tổ hợp của cặp NTDT trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh, đó là cơ chế DT các tính trạng. Như vậy trong quá trình phát sinh giao tử do sự phân ly của 2 nhân tố di truyền nên AA và aa chỉ cho một loại giao tử duy nhất tương ứng là A và a. Trong thụ tính các giao tử đực và cái lại kết hợp với nhau tạo thành hợp tử nên chỉ cho ta một cặp NTDT duy nhất là Aa biểu hiện thành kiểu hình hoa đỏ (A lấn át a). Khi F1 phát sinh giao tử thì sự phân li của 2 NTDT đã tạo 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau là 1A và 1a, trong quá trình thụ tinh 2 loại giao tử đực kết hợp tự do ngẫu nhiên với 2 loại giao tử cái cho ta 4 tổ hợp giao tử gồm 3 loại với tỉ lệ là: 1 AA : 2 Aa : 1 aa cho ta 2 loại KH với tỉ lệ là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Sơ đồ lai Pt/c: hoa đỏx hoa trắng AA aa GP : A a F1: Aa (hoa đỏ) ♀ ♂ GF1: A a A a F. 2 ♀. ♂. A a. A AA Hoa đỏ Aa Hoa đỏ. a Aa Hoa đỏ aa Hoa trắng. Thông qua sự giải thích trên ông đã tìm ra được quy luật phân li với nội dung sau Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất của nó như trong cơ thể thuần chủng của P * Lại phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội (cần xác định kiểu gen) với cá thế mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen dị hợp. Ví dụ: cây đậu Hà Lan hoa đỏ có thể có 2 kiểu gen là AA và Aa, mang cây đậu này lai phân tích nghĩa là lai với cây đậu hoa trắng có kiểu gen là aa. Ta có thể có 2 sơ đồ lai sau: P: G: F1:. Hoa đỏ AA A. x. hoa trắng aa a. Aa (đồng tính hoa đỏ). P: G: F1:. Hoa đỏ x hoa trắng Aa aa A a a Aa aa (1 hoa đỏ : 1 hoa trắng). Mục đích của phép lai phân tích là kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, kiểm tra độ thuần chủng của giống * Ý nghĩa của tương quan trội lặn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các loại tính trạng của các loài sinh vật, thông thường thì hầu hết các tính trạng trội là tính trạng có lợi cả cho bản thân sinh vật và cho cả con người, còn các tính trạng lặn là các tính trạng không có lợi. - Biết được điều đó, trong quá trình chọn giống ta có thể sử dụng các biện pháp nhằm tập trung các tính trạng trội có lợi về cùng một giống để thu được năng suất cao. * Hiện tượng trội không hoàn toàn: Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F 2 có tỉ lệ kiểu hình là: 1 trội – 2 trung gian– 1 lặn. (trường hợp P thuần chủng tương phản) Ví dụ: Ở loài hoa phấn, khi lai hai thứ hoa thuần chủng tương phản khác nhau về một cặp tính trạng là hoa đỏ và hoa trắng thu được F1 toàn hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng Viết sơ đồ lai? 2. Câu hỏi tự luận Câu 1: Trình bầy thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđel! Nêu cách giải thích của Mendel vè thí nghiệm! Phát biểu nội dung quy luật phân ly của men đen? Ý nghĩa của tương quan trội – lặn Câu 2 : Lai phân tích là gì ? cho VD minh hoạ ? Thế nào là hiện tượng trội không hoàn toàn? Cho ví dụ. Trong Dt trội ko hoàn toàn có cần dùng lai phân tích để xác định KG của cơ thể mang tính trạng trội ko ? Câu 3 : Phân biệt: tính trạng trội và tính trạng lặn, trội hoàn toàn và trội ko hoàn toàn ? Câu 4 ; Trong lai một cặp tính trạng có những phép lai nào cho kết quả đồng tính ? phép lai nào cho kết quả phân tính ? Câu 5: Trình bầy nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Mendel Câu 6: Căn cứ vào đâu mà Mendel cho rằng mỗi tính trạng trên cơ thể sinh vật do 2 nhân tố di truyền quy định? Câu 7: So sánh hai phép lai một cặp tính trạng từ P -> F2 (P thuần chủng, tương phản) trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. Câu 8: Thế nào là tính trạng, các tính trạng tương ứng, cặp tính trạng tương phản. Tại sao Menđel lại sử dụng cặp tính trạng tương phản trong nghiên cứu di truyền. 3.Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Phép lai nào sau đây cho biết kết quả ở con lai không đồng tính là: A. P: BB x bb B. P:BB x BB C. P: Bb x bb D. P: bb x bb Câu 2: Phép lai dưới đây tạo ra ở con lai F1 có hai kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn là: A. P: AA x AA B. P: aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa Câu 3: Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là: A. P: aa x aa B. P: Aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x Aa Câu 4: Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình trội trong trường hợp tính trội hoàn toàn là: A. AA và aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa Câu 5:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trong trường hợp tính trội không hoàn toàn, kiểu gen dưới đây sẽ biểu hiện kiểu hình trung gian là: A. Aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa Câu 6: Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích: A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa Câu 7: Kiểu gen dưới đây tạo ra một loại giao tử là: A. AA và aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa Câu 8: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng: A. AA và aa B. Aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa Câu 9: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là: A. Chỉ có 1 kiểu hình B. Có 2 kiểu hình C. Có 3 kiểu hình D. Có 4 kiểu hình Câu 10: Nếu tính trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là: A. Đồng tính trung gian B. Đồng tính trội C. 1 trội : 1 trung gian D.1 trội : 1 lặn Câu 11: Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở: A. Cây đậu Hà lan B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác C. Ruồi giấm D.Trên nhêù loài côn trùng Câu 12: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là: A. Sinh sản và phát triển mạnh B. Tốc độ sinh trưởng nhanh C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao D. Có hoa đơn tính Câu 13: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là: A. Cặp gen tương phản B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản C. Hai cặp tính trạng tương phản D. Cặp tính trạng tương phản Câu 14: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là: A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội Câu 15: Đặc điểm của của giống thuần chủng là: A. Có khả năng sinh sản mạnh B. Các đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó C. Dề gieo trồng D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm Câu 16:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng,Menđen đã phát hiện ra: A. Qui luật đồng tính B. Qui luật phân li C. Qui luật đồng tính và Qui luật phân li D. Qui luật phân li độc lập Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi từ 17 đến 20 Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ…....(I)…...khác nhau về một cặp…...(II)…....tương phản thì con lai ở F1 đều…....(III)…....về tính trạng của bô hoặc của mẹ và ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ…....(IV)….. Câu 17: Số (I) là: A. thuần chủng B. cùng loài C. khác loài D. bất kì Câu 18 Số (II) là: A. gen trội B. tính trạng trội C. tính trạng D. tính trạng lặn Câu 19: Số (III) là: A. có sự khác nhau B. đồng loạt giống nhau C.thể hiện sự giống và khác nhau D. có sự phân li Câu 20: Số (IV) là: A. 50% trội: 50% lặn B.7 5% trội: 25% lặn C. 25% trội: 50% trung gian: 25% l ặn D.25% trung gian:50% tr ội:25% lặn sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi 21 - 23 Phép lai….(I)….là phép lai được sử dụng để nhằm kiểm tra ….(II)…..của một cơ thể mang t ính trội nào đó l à thuần chủng hay không thuần chủng.cách làm là cho cơ thể mang tính trội cần kiểm tra lai với cơ thể mang…(III) Câu 21: Số (I) là: A. một cặp tính trạng B. phân tích C. hai cặp tính trạng D. một cặp hoặc hai cặp tính trạng Câu 22: Số (II) là: A. kiểu gen B. kiểu hình C. các cặp tính trạng D. nhân tố di truyền Câu 23: Số (III) là: A. kiểu gen không thuần chủng B. kiểu gen thuần chủng C. tính trạng lặn D. tính trạng lặn và tính trạng trội Cho biết cây đậu Hà Lan, gen A: thân cao, gen a: thân thấp Câu 24: Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là: A. AA và Aa B. AA và aa C. Aa và aa D. AA, Aa và aa Câu 25: Nếu cho cây P có thân cao giao phấn với cây P có thân thấp thì phép lai được ghi là: A. P: AA x aa và P: Aa x AA B. P: AA x aa và P: Aa x aa C. P: Aa x aa D. P: Aa x aa và P: aa x aa.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 26: Phép lai cho con F1 c ó 100% thân cao l à: A. P: AA x Aa B. P: Aa x Aa C. P: Aa x aa D. P: aa x aa Câu 27: Phép lai cho F2 có tỉ lệ 3 thân cao: 1 thân thấp l à: A. P: AA x AA B. P: Aa x aa C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa Câu 28: Phép lai tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao: 1 thân thấp: A. F1: Aa x Aa B. F1: Aa x AA C. F1: AA x Aa D. F 1: Aa x aa Câu 29 Phép lai 1 cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp ở con lai là A. TT x tt B. Tt x tt C. Tt x Tt D. TT x Tt Câu 30: Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 1:1 trong tr ường hợp tính trội hoàn toàn là: A. SS x SS B. Ss x SS C. SS x ss D. Ss x ss BÀI TẬP Các tỉ lệ cần nhớ - Tỉ lệ kiểu gen có thể suy ra các trường hợp sau Tỉ lệ 100%(bố mẹ tương phản nhau ) => tính trạng trội, bố mẹ thuần chủng Tỉ lệ 3 : 1 => Tính trạng trội , bố mẹ dị hợp 1 cặp gen Aa x Aa Tỉ lệ 1 : 1 => Là kết quả của phép lai Aa x aa Tỉe lệ 1 : 2 : 1 => trội ko hoàn toàn, là kết quả phép lai Aa x Aa - Viết thành thạo 6 sơ đồ lai sau: AA x AA AA x aa; AA x Aa; Aa x Aa; Aa x aa aa x aa - Cách viết sơ đồ lai: + Quy ước gen + Tìm ra kiểu gen của P + Sơ đồ lai. (sau mỗi thế hệ có ghi tỉ lệ kiểu hình) - Cách xác định tính trạng trội và tính trạng lặn. + Nếu P thuần chủng, tương phản thì F1 đồng tính và tính trạng ở F1 là tính trạng trội, còn lại là tính trạng lặn. + Nếu P tương phản, F1 đồng tính thì tính trạng của F1 là tính trội và P mang tính trội phải thuần chủng. + Nếu bố và mẹ có kiểu hình giống nhau mà đời con xuất hiện tính trạng mới thì tính trạng mới xuất hiện là tính trạng lặn, bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp. + Nếu thế hệ con có tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội - Cách viết giao tử: Giao tử được hình thành do sự phân ly của 2 gen trong cặp gen tương ứng.Ví dụ: AA cho 1 loại giao tử là A; Aa cho 2 loại giao tử là A và a; aa cho 1 loại giao tử là a. Các dạng bài tập và phương pháp giải A/ PHƯƠNG PHÁP GIẢI: I.BÀI TOÁN THUẬN: * Là dạng bài đã biết tính trội lặn, kiểu hình của P . Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> `1) Cách giải: Có 3 bước giải: Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn ( có thể không có bước này nếu như bài đã cho) Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ. Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả của kiểu gen, kiểu hình ở con lai. 2) Thí dụ: Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột lông đen giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào? II/ BÀI TOÁN NGHỊCH: *Là dạng bài tập dựa vào kết quả lai để suy ra kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai Thường gặp 2 trường hợp sau đây: 1) -Trường hợp 1: Nếu đề bài cho tỉ lệ phân tính ở con lai: Có 2 bước giải: + Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con lai để suy ra kiểu gen của bố mẹ. ( Rút gọn tỉ lệ đã cho ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét) -. Xác định tính trạng trội. Qui ước gen .biện luận KG của P + Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả ( Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định gen trội lặn thì có thể căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con để quy ước gen) VD : Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau; người ta thu được kết quả ở con lai như sau: 3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp.Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên. 2) Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho tỉ lệ đầy đủ ở con lai: Dựa vào phép lai có KH khác bố mẹ để biệïn luận tính trạng trội , lặn-> qui ước gen -> KG cơ thể lặn( cơ thể mang tính trạng lặn nhận 1 gen lặn từ bố, 1 từ mẹ) -> biện luận KG của P VD : Ở người , màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen là tính trạng lặn. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt đen. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích. B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG BÀI 1: Ở cà chua, Qủa đỏ làtính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng . Hãy lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau: -P quả đỏ x quả đỏ -P quả đỏ x quả vàng -P quả vàng x quả vàng. BÀI 2: Cho biết ruồi giấm gen quy định độ dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là trội so với cánh ngắn. Khi cho giao phối 2 ruồi giấm P đều có cánh dài với nhau và thu được các con lai F1 a) Hãy lập sơ đồ lai nói trên. b) Nếu tiếp tục cho cánh dài F1 Lai phân tích . kết quả sẽ như thế nào? BÀI 3: Ở ruồi giấm, gen quy định chiều dài đốt thân nằm trên NST thường và đốt thân dài là tính trạng trội hoàn toàn so với đốt thân ngắn. Dưới đây là kết quả của 1 số phép lai: Kiểu hình của P a) Đốt thân dài x Đốt thân ngắn b) Đốt thân dài x đốt thân dài c) Đốt thân dài x đốt thân ngắn d) Đốt thân dài x đốt thân ngắn. Số cá thể ở F1 thu được Đốt thân dài Đốt thân ngắn 390 O 262 87 150 148 350 0.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hãy giải thích và lập sơ đồ lai? BÀI 4 Tóc quăn là trộiä hoàn toàn so với tóc thẳng. - Một cặp vợ chồng sinh được 2 đứa con: đứa con gái có tóc quăn, đứa con trai có tóc thẳng. Biết rằng người cha có tóc thẳng. Hãy tìm kiểu gen của mẹ và lập sơ đồ lai - Một phụ nũ mang kiểu gen dị hợp muốn chắc chắn sinh con đều có tóc quăn thì kiểu gen và kiểu hình của người chồng phải như thế nào? BÀI 5 Có 2 đứa trẻ sinh đôi: 1 đứa tóc quăn và 1 đứa tóc thẳng. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh của tế bào sinh dục ở cha và mẹ diễn ra bình thường. -Đây là trường hợp sinh đôi cùng trứng hay khác trứng? Giải thích và lập sơ đồ lai sinh ra 2 đứa trẻ trên. - Đứa con tóc qưăn nói trên lớn lên cưới vợ cũng tóc quăn thì thế hệ con tiếp theo sẽ như thế nào? BÀI 6 Khi lai 2 gà trống trắng với 1 gà mái đen đều thuần chủng, nhười ta đã thu được các con lai đồng loạt có màu xanh da trời. a) Tính trạng trên được di truyền theo kiểu nào? b) Cho các con gà lông da trời này giao phối với nhau, sự phân li của những tính trạng trong quần thể con gà sẽ như thế nào? c) Cho lai con gà xanh da trời với con gà lông trắng, sự phân li ở đời con sẽ như thế nào? Có cần kiểm tra độ thuần chủng ban đầu økhông? BÀI 7 Sự di truyền nhóm máu được quy định bởi 3 gen( a len) IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B, còn IO quy định nhóm máu O. Gen IA và IB tương đương nhau và trội hoàn toàn so với IO . a) Cho biết kiểu gen nhóm máu A,B,AB, O. b) Nếu bố thuộc nhóm máu O mẹ thuộc nhóm máu A thì con có nhóm máu gì? c) Nếu bố thuộc nhóm máu B me ïthuộc nhóm máu AB thì con sinh ra thuộc nhóm máu nào? d) Nếu các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào? e) Ơûnhà hộ sinh người ta nhầm lẫm giữa 2 đứa trẻ, biết rằng cha mẹ của 1 đứa bé có ùnhómmáu O và A; Cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máu A và AB . Hai đưá bé có nhóm máu O và A. Hãy xác định bé trai nào là con của cặp vợ chồng nào? f) Vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu AB . Họ sinh ra con trai có nhóm máu O. Tại sao có hiện tượng này. Biết rằng người vợ luôn chung thủy với chồng mình? BÀI 8 : Nhà em A nuôi 1 đôi thỏ ( 1 đực, 1 cái) có lông màu lang trắng đen. - Lứa thứ nhất thỏ mẹ cho 4 thỏ con, Trong đó có 3 con lang trắng đen, 1 con trắng. Em A cho rằng kết quả này nghiệm đúng quy luật phân li của Menđen. - Lứa thứ 2, Thỏ mẹ cũng cho 4 con, trong đó 1 con đen, 2 con lang trắng đen và 1 con trắng.Em A cho rằng mình đã lầm và nói lại rằng kết quả này nghiệm đúng tỉ lệ của quy luật trội không hoàn toàn. a) theo em, nhận xét của bạn A ở hai trường hợp trên có gì không thỏa đáng? b) Dựa vào đâu để biết được quy luật di truyền nào chi phối 2 phép lai trên. Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> BÀI 9: Ở gà cặp gen DD lông đen, Dd lông màu xanh da trời, dd lông màu trắng. a) Hãy viết khả có thể có để giải thích và lập sơ đồ lai trong trường hợp bố mẹgiao phối với nhau tạo ra F1 chỉ có 1 kiểu hình. b) Hãy nêu các khả năng có thể giải thích và lập sơ đồ laitrong trường hợp bố mẹ giao phối với nhau tạo ra con F1 có nhiều hơn 1 kiểu hình BÀI 10: Ở người thuận tay phải do gen P qui định, thận tay trái gen p qui định Một cặp vợ chồng sinh 2 con , đứa đầu thuận tay phải, đứa thứ hai thuận tay trái Tìm kiểu gen cả gia đình trên BÀI 11: Theo dõi sự di truyền một đàn trâu thấy: trâu đực tráng (1) lai vói trâu cái đen (2) lần 1 sinh một nghé trắng (3) lần 2 sinh được 1 nghế đen (4) , nghé (4) lớn lên giao phối với trâu đực đen (5) sinh ra nghé trắng (6) Biện luận kiểu gen các con trâu trên BÀI 12: Cho bí tròn t/c lai với bí dài . F1 thu được cho giao phấn với nhau. F2 thu được: 136 bí tròn, 270 bí dẹt, 141 bí dài. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đén F2.? Có cần kiểm tra sự thuần chủng của các quả bí có hình dạng khác nhau không.? Cây bí dài cần giao phấn với cây có KG như thế nào để F2 thu đượ toàn cây bí dẹt?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CHUYÊN ĐỀ LAI LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG A. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC SGK I. Qui luật di truyền của Men đen * Thí nghiệm: MĐ tiến hành giao phấn giữa hai gống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng trơn và xanh nhăn F1 thu được toàn hạt vàng trơn . cho các cây F1 tự thụ phần F2 thu được tỉ lệ trung bình là 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn Thay đổi vai trò của bố và mẹ trong phép lai trên thì kết quả cũng không thay đổi. * Phân tích kết quả thí nghiệm - Xét sự di truyền riêng của từng cặp tính trạng ở F2 + Về tính trạng màu sắc hạt : Vàng / xanh = 3/1 + Về tính trạng hình dạng hạt: Trơn / nhăn = 3 / 1 Như vậy hai cặp tính trạng trên Di truyền theo thí nghiệm lai một cặp tính trạng. => hạt vàng trội so với hạt xanh và hạt trơn trội so với nhăn. - Xét sự phân ly kiểu hình ở F2 trong thí nghiệm trên. 4 loại KH trên có tỉ lệ là: 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn. Trong đó: 9 vàng, trơn = 3 vàng . 3 trơn 3 vàng nhăn = 3 vàng . 1 nhăn 3 xanh, trơn = 1 xanh . 3 trơn 1 xanh nhăn = 1 xanh . 1 nhăn. Hay 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1).(3 : 1) Nghĩa là tỉ lệ mỗi loại KH ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Từ đó M Đ cho rằng hai cặp tính trạng trên đã di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc nhau) Như vậy: Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau thì tỉ lệ mỗi loại KH bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. * Giải thích: Từ sự phân tích trên MĐ cho rằng: mỗi cặp tính trạng do một cặp NTDT quy định Qui ước: A - hạt vàng a - hạt xanh B - vỏ trơn b - vỏ nhăn Vì P thuần chủng, nên kiểu NTDT (kiểu gen) của P t/c như sau: Vàng, trơn – AABB; Xanh, nhăn - aabb Trong quá trình phát sinh giao tử cơ thể thuần chủng P chỉ cho một loại giao tử duy nhất tương ứng là AB và ab. Trong quá trình thụ tinh thì sự kết hợp giữa giao tử đực và cái chỉ cho một loại hợp tử duy nhất là AaBb(F 1). Khi F1 hình thành giao tử thì sự phân li độc lập của hai NTDT trong mỗi cạp NTDT, sự tổ hợp tự do của các NTDT khác cặp đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là: AB; Ab; aB; ab. Trong quá trình thụ tinh thì sự kết hợp tự do, ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái đã tạo ra 16 tổ hợp giao tử (hợp tử) gồm 9 kiểu gen với 4 loại kieur hình SĐL: P AABB ( vàng trơn ) X aabb ( xanh nhăn ) Gp AB ab F1 AaBb ( vàng trơn ) GF1 AB , Ab , aB , ab F2 ♀. ♂. AB. Ab. aB. ab.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> AB Ab aB ab. AABB AABb AaBB AaBb. AABb AAbb AaBb Aabb. AaBB AaBb aaBB aaBb. AaBb Aabb aaBb aabb. Tỉ lệ KG:. 1AABB 2AABb 1AAbb 2AaBB 4AaBb 2Aabb 1aaBB 2aaBb 1aabb Tỉ lệ KH: 9 A_B_ vàng trơn ;3A_bb vàng nhăn ; 3aaB_ xanh trơn ;1 aabb xanh nhăn * Quy luật phân ly độc lập Các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen) đã pân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử * Biến dị tổ hợp - Khái niệm: Biến dị tổ hợp (BDTH) là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ - Ví dụ: trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen thì ở F 2 xuất hiện 2 loại kiểu hình mới so với P là vàng nhăn và xanh trơn. Đó là BDTH - Nguyên nhân của BDTH: BDTH xuất hiện ở các loài sinh sản hữu tính là do các nguyên nhân sau + Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền đã tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau. Số cặp gen dị hợp phân li độc lập càng nhiều thì càng nhiều loại giao tử. Nếu có n cặp gen dị hợp PLĐL thì tạo ra 2n loại giao tử khác nhau + Trong quá trình thu tinh thì các giao tử đực và cái kết hợp một cách tự do, ngẫu nhiên với nhau tạo ra vô số các loại tổ hợp giao tử.. Nếu có 2 n giao tử đực kết hợp với 2n loại giao tử cái tạo ra 4n tổ hợp trong đó có 3n kiểu gen và 2n kiểu hình (nếu các cặp tính trạng trội hoàn toàn) Chính vì vậy mà làm cho BDTH vô cùng đa dạng phong phú đặc biệt là ở loài sinh sản hữu tính. - Ý nghĩa của BDTH: BDTH là một nguyên nhân làm cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài giao phối đa dạng và phong phú. Đó là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. * Ý nghĩa của Quy luật phân li độc lập. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các gen là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên. Và là một nguyên nhân làm xuất hiện BDTH đa dạng phong phú ở loài ss hữu tính. II. Các công thức tổ hợp Gọi n là số cặp gen di hợp phân li độc lập thì Số loại giao tử: 2n Số loại hợp tử : 4n Số loại kiểu gen : 3n Số loại kiểu hình : 2n Tỉ lệ phân li KG: ( 1 : 2 : 1 )n Tỉ lệ phân li KH: ( 3 : 1 )n  Chú ý cách viết các loại giao tử. - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp. Ví dụ: Aa, Bb. - Khi giảm phân hình thành giao tử: + Do sự phân li của cặp NST trong cặp tương đồng, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp, do đó giao tử chỉ chứa 1 gen của cặp tương ứng: A hoặc a , B hoặc b.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Sự tổ hợp tự do của các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do giữa các gen trong cặp gen tương ứng: Acó thể tổ hợp tự do với B hay b, a có thể tổ hợp với B hay b nên kiểu gen AaBb sẽ cho ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab, với tỉ lệ ngang nhau ( trên số lượng lớn) - Trường hợp dị hợp về nhiều cặp gen. Ví dụ: AaBbCc có thể viết các loại giao tử theo kiểu nhánh cành cây: C. - > ABC. B c A. -> ABc -> AbC. C b. AaBbCc. c C. -> Abc -> aBC. B c. -> aBc. a C. -> abC. b c -> abc Hoặc AaBbCc = (A, a)(B, b)(C, c) = (AB, Ab, aB, ab)(C, c) = ABC, ABc, AbC, Abc, aBC, aBc, abC, abc B. HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT Câu 1: Tại sao Menđel cho rằng 2 cặp tính trạng màu sác và hình dạng hạt trong phép lai 2 cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau? Cơ sở của sự di truyền độc lập là gì? Câu 2: Biến dị tổ hợp là gì? Cơ chế phát sinh ? TL + BDTH là những biến dị xuất hiện do sự tố hợp lại các tính trạng của P + Cơ chế phát sinh: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã làm xuất hiện nhiều loại giao tử khác nhau. Sự kết hợp một cách tự do ngẫu nhiên giữa các giao tử đưc và giao tử cái đã tạo ra nhiều loại tổ hợp giao tử khác nhau -> xuất hiện các kiểu hình khác P VD: P : AABB( vàng trơn) X aabb( xanh nhăn ) F2 : xuất hiện Kh : Aabb, AAbb ( vàng nhăn ) aaBB, aaBb ( xanh trơn ) Đó là Biến dị tổ hợp Câu 3: Tại sao BDTH lại xuất hiện phong phú ở loài sinh sản hữu tính, còn loài sinh sản vô tính thì không đa dạng bằng. Câu 4: Trình bầy giải thích của Menđel về thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng. Một số câu hỏi trắc nghiệm lai hai cặp tính trạng: Câu 32: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen Câu 33: ý nghĩa sinh học của qui luật phân li độc lập của Menđen là: A. Giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới B. Nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống C. Cơ sở của quá trình tiến hoá và chọn lọc D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 34: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là: A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn C. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn Câu 35: Qui luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở: A. Con lai luôn đồng tính B. Con lai luôn phân tính C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau D. Con lai thu được đều thuần chủng Câu 36: ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F 2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình: A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn C. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn Câu 37: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là: A. 9: 3: 3 :1 B. 3: 1 C. 1: 1 D. 1: 1: 1: 1 Câu 38: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là: A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp B. Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp C. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình D. Làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình Câu 39: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản sinh dưỡng D. Sinh sản nảy chồi Câu 40: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp A. Quả tròn, chín sớm B. Quả dài, chín muộn C. Quả tròn, chín muộn D. Cả 3 kiểu hình vừa nêu Câu 41: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng: A. AABB B. AAbb C. aaBB D. Cả 3 kiểu gen vừa nêu Câu 42: Kiểu gen dưới đây tạo được một loại giao tử là: A. AaBB B.Aabb C. AABb D. AAbb Câu 43: Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là: A. AaBb B.AaBB C. AABB D. aabb Câu 44: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là: A. aaBb B.Aabb C. AABb D. AaBb Câu 45: Thực hiện phép lai P:AABB x aabb.Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F 2 là: A. AABB và AAbb B. AABB và aaBB C. AABB, AAbb và aaBB D. AABB, AAbb, aaBB và aabb Câu 46: Phép lai dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là: A. P: AaBb x aabb B. P: AaBb x AABB C. P: AaBb x AAbb D. P: AaBb x aaBB Câu 47: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là: A. AB, Ab, aB, ab B. AB, Ab C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB Câu 48: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là: A. AABb x AABb B. AaBB x Aabb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aabb Câu 49: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> A. MMpp x mmPP B. MmPp x MmPp C. MMPP x mmpp D. MmPp x MMpp Câu 50: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai là A. DdRr x Ddrr B. DdRr x DdRr C. DDRr x DdRR D. ddRr x đdrr III. Bài tập theo quy luật PLĐL Một số tỉ lệ cần lưu ý Tỉ lệ 1 : 1 = 1.(1:1) hoặc (1:1).1 (một cặp đồng tính, một cặp phân tính theo tỉ lệ 1:1) Tỉ lệ 1:1:1:1 = (1:1)(1:1)Cả 2 cặp tính trạng đều có tỉ lệ 1:1 = (Aa x aa)(Bb x bb) => P AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb Tỉ lệ 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) Tỉ lệ 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) Tỉ lệ 3 : 6: 3 : 1 : 2 : 1 = (3 : 1)(1 : 2 : 1) Một cặp trội hoàn toàn và một cặp trội không hoàn toàn Tỉ lệ 1:2:1:2:4:2:1:2:1 = (1:2:1)(1:2:1) Cả 2 cặp trội không hoàn toàn Một số vấn đề cần nhớ khi làm bài tập. - Nếu các cặp tính trạng PLĐL với nhau thì tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen bằng tích tỉ lệ của các cặp gen hợp thành nó. Và ngược lại. 1) BÀI TOÁN THUẬN Là dạng bài đã biết tính trội lặn, kiểu hình của P . Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai. `1) Cách giải: Có 3 bước giải: Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn ( có thể không có bước này nếu như bài đã cho) Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ. Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả của kiểu gen, kiểu hình ở con lai. VD: Ở 1 loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng. Các gen này phân li độc lập với nhau và đều nằm trên NST thường. Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F1. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của phép lai sẽ như thế nào? GIẢI P: AABB(Lông đen, xoăn) x aabb( Lông trắng , thẳng) GP : AB ab F1 AaBb ( Lông đen, xoăn) F1 lai phân tích P: AaBb x aabb GP : AB, Ab, aB, ab ab F B: 1AaBb : 1Aabb :1aaBb :1aabb 1 Lông đen, xoăn : 1 Lông đen, thẳng : 1 Lông trắng, xoăn : 1 Lông trắng thẳng BÀI TOÁN NGHỊCH: - Dạng 1: đề bài cho đầy đủ tỉ lệ con lai - Phương pháp giải: B1: xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đời con -> xác định tính trạng trội, qui ước gen B2 :Biện luận KG của P.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> B3: Viết SĐL - Trường hợp đơn giản nhất là: + Kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Từ tỉ lệ này có thể suy ratổng số kiểu tổ hợp giao tử là: 9+3+3+1= 16= 4x4. Chứng tỏmỗi bên bố mẹđãcho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, các gen phân li độc lập, bố mẹ là dị hợp về 2 cặp gen, kiểu gen AaBb. + Thường ta xét kết quả lai của từng cặp tính trạng ở con lai, sau đó tổ hợp kết quả của các kết quảlai 1 cặp tính trạng lại ta xác định được kiểu gen của bố mẹ. * Ví dụ: Menđen cho lai 2 cây đậu hà lan bố mẹ dều có chung 1 kiểu gen, thu được kết quả ở thế hệ con như sau:- Vàng trơn : 315 hạt,- vàng nhăn :101 hạt, xanh trơn : 108 hạt, -xanh nhăn : 32 hạt a) Kết quả lai tuân theo quy luật di truyền nào? b) Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ và các con. GIẢI a) Xét sự phân li của từng cặp tính trạng: Trơn = 315+ 108 = 3 Nhăn 101 + 32 1 -Suy ra trơn (A) là trội hoàn toàn so với nhăn (a) Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Aa x Aa Vàng = 315 + 101 = 3 Xanh 108 + 32 1 Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Bb x Bb b) Như vây khi lai 2 cặp tính trạng thì sự phân tính của mỗi cặp diển ra giống như lai 1 cặp tính trạng. Điều này chứng tỏ có sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. Nói cách khác sự di truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độclập của Menđen. Từ biện luận trên -> P dị hợp hai cặp gen Tổ hợp các kiểu gen lại ta có kiểu gen của bố mẹ là : AaBb x AaBb. c) Sơ đồ lai P: AaBb x AaBb Gp AB, Ab, aB, ab AB, Ab, Ab, ab Kẻ khung pennet -.> F1 Có 9 kiểu gen là: 1 AABB, 2 AABb, 2 AaBB, 4 AaBb, 1 AAbb, 2 Aabb, 1 aaBB, 2 aa Bb , 1 aabb Và có 4 kiểu hình là: 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn Dạng 2: đề bài không cho đầy đủ tỉ lệ con lai - Phương pháp giải: B1: xét tỉ lệ phân li đời con -> tìm tỉ lệ đặc biệt ( 9/16 Kh trội. 1/16 Kh lăn ) ->xác định gen trội, qui ước gen B2 :Biện luận KG của P B3: Viết SĐL Vd : cho hai cá thể hoa đỏ quả dài giao phấn với 2nhau F1 thu được một số kiểu hình trong đó có 6,25 % cây hoa trắng quả tròn Biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên ? Gv hướng dẫn hs cách xét tỉ lệ F1 xuất hiện 6.25% = 1/16 hoa trắng quả tròn -> theo qui luật phân li độc lập của MĐ: tính trạng hoa trắng, quả tròn là tính trạng lặn Qui ước : A…….hoa đỏ; a………hoa trắng B…….quả dài; b………quả tròn F1 xuất hiện 16 tổ hợp -> bố, mẹ cho 4 gt -> P dị hợp hai cặp gen.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -> cây hoa đỏ quả dài P có KG : AaBb Ta có sơ đồ lai: P: AaBb ( đỏ dài ) X AaBb ( đỏ dài ) Dạng 3: Đề bài yêu cầu xác định tỉ lệ con lai trong phép lai nhiều tính Dạng xác định kiểu hình con lai Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm qui luật phân li độc lập: tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng tương ứng hợp thành nó -> tỉ lệ con lai VD: Cho cây dâu hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn lai dậu hoa trắng hạt xanh vỏ nhăn. F1 thu được toàn dâu hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn hãy xác định: - Tỉ lệ cây hoa đỏ hạt vàng vỏ trơn ở F2 - Tỉ lệ cây hoa trắng û hạt vàng vỏ trơn ở F2 Biết mỗi gen qui dịnh một tính trạng nằm trên một NST F1 thu được toàn dâu hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn -> hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn là tính trạng trội Mỗi gen qui dịnh một tính trạng nằm trên một NST -> các cặp tính trạng di truyền độc lập nhau , mỗi cặp tính trạng đều tuân theo qui luật di truyền của Menđen Xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở F2 Hoa dỏ tự thụ phấn -> F2phân li ¾ đỏ , ¼ trắng Hạt vàngû tự thụ phấn -> F2phân li ¾ hạt vàngû , ¼ hạt xanh Vỏ trơn tự thụ phấn -> F2phân li ¾ vỏ trơnû , ¼ vỏ nhăn Các cặp tính trạng di truyền độc lập nhau -> tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng tương ứng hợp thành nó Ta có: Tỉ lê cây hoa đỏ hạt vàng vỏ trơn = ¾ . ¾ . ¾ = 27/64 Tỉ lê cây hoa trắngû hạt vàng vỏ trơn = ¼ . ¾ . ¾ = 9/27 Dạng xác định kiểu gen Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm qui luật phân li độc lập: tỉ lệ mỗi loại kiểu gen bằng tích tỉ lệ các cặp gen tương ứng hợp thành nó VD: Cho cây có kiểu gen AaBbCcDd tự thụ phấn. Xác định cây có kiểu gen AABbCcdd ở đời con(Biết mỗi gen nằm trên một NST) Mỗi gen qui dịnh một tính trạng nằm trên một NST -> các cặp gen di truyền độc lập nhau , sự di truyền mỗi cặp gen đều tuân theo qui luật di truyền của Menđen Xét sự phân li của từng cặp gen Aa X Aa -> F1 ¼ AA,2/4 Aa , ¼ aa Bb X Bb -> F1 ¼ BB, 2/4 Bb, ¼ bb Cc x Cc -> F1 ¼ CC, 2/4 Cc, ¼ cc Dd x dd -> F1 ¼ DD, 2/4 Dd, ¼ dd Các cặp gen di truyền độc lập nhau -> tỉ lệ mỗi loại kiểêngn bằng tích tỉ lệ các cặp gen tương ứng hợp thành nó  tỉ lệ AABbCcdd = 1/4 . 2/4 . 2/4 . 1/4 = 4/256 BÀI TẬP VẬN DỤNG: BÀI TẬP 1: Dựa vào kết quả của các phép lai dưới đây, hãy xác định xem tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, đồng thời xác định kiểu gen của các cậy bố mẹ và đời con trong mỗi phép lai.  Phép lai 1: cho 12 cây cà chua lai với nhau, người ta thu được F 1 : 75% cây quả đỏ, dạng bầu dục; 25% quả vàng , dạng bầu dục..

<span class='text_page_counter'>(18)</span>  Phép lai 2: cho 2 cây cà chua lai với nhau, thu được ở F1 75% cây có quả màu vàng, dạng tròn; 25% cây có quả màu vàng dạng bầu dục. cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định BÀI TẬP 2: Cho 1 cá thể F1 lai với 3 cá thể khác: a) Với cá thể thứ nhất đượcthế hệ lai, trong đó có 6, 25% kiểu hình cây thấp hạt dài b) Với cá thể thứ hai được thế hệ lai trong đó có 12,5% cây thấp hạt dài. c) Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% cây thấp hạt dài. Cho biết mỗi gen nằm trên 1 NST và quy định 1 tính trạng. Các cây cao là trội so với cây thấp, hạt tròn là trội so với hạt dài. Biện luận và viết sơ đồ lai 3 trường hợp trên BÀI TẬP SỐ 3 Ở ruồi giấmthân xám là tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài. các gen qui định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau . a)Xác định kiểu gen và kiểu số hình có thể có khi tổ hợp 2 tính trạng nói trên và liệt kê. b)Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu gen BÀI TẬP SỐ 4 Ở ruối giấmù người ta thực hiện một số phép lai sau Hãy xác định kiểu gen có thể có của mỗi phép lai Phép lai Den Den Trắng Trắng Kiểu gen stt ngắn dài ngắn dài 1 Đen ngắn x đen ngắn. 89. 31. 2 Den ngắn x trắng dài. 18. 19. 3 Đen ngắn x trắng ngắn. 20. 28. 5 Đeb dài x đen dài. 32 29. 11. 21. 4 Trắng ngắn x trắng ngắn 6 Đen ngắn x đen dài. 29. 31. 9 10. 10. 11. BÀI TẬP SỐ 5 Ơû đậu Hà lan : hạt vàng trội so với xanh; trơn trội so với nhăn a. Cho đậu vàng trơn X xanh nhăn. Biện luận và viết SĐL b. Cho đậu vàng nhăn X xanh trơn. Biện luận và viết SĐL BÀI TẬP SỐ 6 Cho 2 giống đậu t/c thân cao hoa đỏ lai thân thấp hoa trắng .f1 thu được toàn thâncao hoa đỏ. Biện luận và viết SĐL từ P đến F2 ? Làm thế nào đẻ biết đậu thân cao hoa đỏ có thuần chủng ? BÀI TẬP SỐ 7 Cho 2 giống đậu t/c vàng trơn lai xanh nhăn . F1 thu được cho tự thụ phấn. F2 thu được 184 vàng trơn, 59 vàng nhăn. 63 xanh trơn , 31 xanh nhăn. Biện luận và viết SĐL từ P đến F2 ? BÀI TẬP SỐ 8 Giao phấn hai cây đậu chưa biết kiểu hình. F1 thu được 176 cây cao tròn, 58 cao dài, 60 thấp tròn, 21 thấp dài.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> a) Biện luận và lập SĐL ? b) Cho cây cao tròn lai phân tích kết quả phép lai như thế nào ? BÀI TẬP SỐ 9 Giao phấn cây t/c cao quả dài với cây thấp quảtròn, F1 thu được cho tự thụ phấn. F2 thu được 31 caođài, 59 cao dẹt, 29 cao tròn, 12 thấp dài, 21 thấp dẹt, 11 thấp tròn. a) Có kết luận gì từ phép lai trên? b) Biện luận, viết sơ đồ lai từ P -> F2 ? BÀI TẬP SỐ 10 Cho cây có kiểu gen AABBCCEE x aabbccee. F1 thu đựoc cho giao phấn với nhau a) Xác định số giao tử của F1 b) Số tổ hợp F2 c) Số kiẻu gen ở F2 d) Số tổ hợp dị hợp cả 4 cặp gen Biết mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên một NST BÀI TẬP SỐ 11 Lai hai giống cây thuần chủng lá to thân cao hoa đỏ với lá nhỏ thân thấp hoa trắng F 1 thu được toàn lá to thân cao hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn a) xác định số kiểu hình ở F2 b) Số tổ hợp ở F2 c) Tỉ lệ cây lá to thân thấp hoa đỏ Biết mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên một NST IV Bài tập theo quy luật Di truyền liên kết 1. Kiến thức cơ bản 1.1 Thí nghiệm của Moocgan - Đối tượng nghiên cưu: Ruồi giám. Pt/c Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh cụt F1 Thân xám, cánh dài Cho đực F1 lai phân tích F1 Thân xám cánh dài x Thân đen, cánh cụt Fb 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt Giải thích thí nghiệm Vì Pt/c khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản nên F1 sẽ có 2 cặp gen dị hợp. Nếu theo quy luật phân li độc lập thì f1 sẽ phát sinh 4 loại giao tử. con ruồi cái thân đen ,cánh cụt có kiểu gen đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ phát sinh một loại giao tử duy nhất mang 2 gen lặn và do đó Fb sẽ có 4 tổ hợp và 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1. Nhưng thực tế Fb chỉ có 2 loại kiểu hình tỉ lệ 1:1 chứng tỏ đực F1 chỉ phát dinh 2 loại giao tử mà thôi. Điều này chứng tỏ 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trên nằm trên cùng một cặp NST, hơn nữa thân xám luôn đi kèm với cánh dài, thân đen luôn đi kèm với cánh cụt nên gen quy định thân xám và cánh dài nằm trên cùng một NST, gen quy định thân đen và cánh cụt nằm tên cùng một NST 1.2 Di truyền liên kết. a. Khái niệm: DTLK là hiện tượng một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau được quy định bởi các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST, cùng phân li trong quá trình phát sinh giao tử. Như vậy điều kiện để các cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau là: Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên cùng một cặp NST. Còn điều kiện để các cặp tính trạng DTĐL là các cặp gen quy định các cặp tính trạng nói trên nằm trên các cặp NST tương đồng.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> khác nhau. (có bao nhiêu cặp tính trạng PLĐL thì có bấy nhiêu cặp gen và có bấy nhiêu cặp NST.) b. Ý nghĩa của DTLK. - DTLK hạn chế xuất hiện BDTH, nên có ý nghĩa duy trì tính đặc trưng của sinh vật. - DTLK giúp duy trì ổn định một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên cùng một NST nên trong chọn giống người ta có thể chọn được các cá thể mang một nhóm các tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau làm giống. 1.3 Một số câu hỏi Câu 1: Thế nào là DTLK? Khi nào thì các cặp tính trạng phân ly độc lập hay DTLK với nhau? Hai hiện tượng di truyền này đã bổ sung cho nhau như thế nào? 2. Bài tập - Đối với trường hợp 2 hay nhiều cặp gen nằm trên cùng một cặp NST thì chỉ có thể tạo ra tối đa 2 loại giao tử và có tối đa là 4 tổ hợp. - Nếu có n cặp NST tham gia thì chỉ tạo ra tối đa là 2n loại giao tử. Do vậy Muốn nhận ra quy luật DTLK thì cần phải dựa vào tỉ lệ kiểu hình khác tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. (Ở đay là không xét cặp tính trạng có tỉ lệ đồng tính.) Có 2 kiểu liên kết đó là liên kết thuận và liên kết nghịch. Liên kết thuận là hiện tượng 2 gen trội không alen nằm trên cùng mọt NST và 2 gen lặn tương ứng nằm trên NST còn lai.(tức là gen trội đi với gen trội, gen lặn đi với gen lặn.) Liên kết nghịch là gen trội à lặn không alen liên kết với nhau. 2.5.2.Phương pháp giải bài tập thuộc qui luật của Moocgan: 2.5.2.1. Nhận dạng bài toán thuộc quy luật liên kết gen hoàn toàn Nếu đề bài cho hoặc có thể xác định được đầy đủ các yếu tố: lai hai hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn, ít nhất một cơ thể đem lai dị hợp 2 cặp gen, tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ lai một cặp tính trạng, cơ thể đem lai có 3 cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng. 4.2.2. Cách giải: 3 bước: - Bước 1: Qui ước gen Nếu đề bài chưa cho biết tính trạng trội, lặn thì căn cứ vào các dữ kiện của bài cho để xác định tính trội lặn rồi quy ước gen. - Bước 2: Tìm ra quy luật di truyền chi phối phép lai ( di truyền độc lập, liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn (hoán vị gen)) và xácđịnh KG của bố mẹ: bằng cách: + Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng, thống kê tỷ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở đời con (F1 , F2 ) để tìm ra công thức lai cho từng cặp tính trạng. + Xét sự di truyền đồng thời các tính trạng để tìm ra quy luật di truyền chi phối các tính trạng ( nếu là quy luật di truyền liên kết gen thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con nhỏ hơn tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành. Ví dụ phép lai 2 cặp tính trạng, tỷ lệ từng cặp tính trạng là 3:1 nhưng tỷ lệ kiểu hình đời con không phải là 9:3:3:1 mà là 3:1 hoặc 1:2:1 ). + Xét một kiểu hình nào đó, thường là kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn để dễ xác định kiểu gen của kiểu hình đó, từ đó biết gen nào liên kết với gen nào và xác định được kiểu gen của P. - Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình và các yêu cầu khác của bài. Ví dụ 1: Ở bướm tằm, hai tính trạng kén màu trắng, hình dài trội hoàn toàn so với kén màu vàng, hình bầu dục. Hai gen qui định hai cặp tính trạng nói trên nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Đem giao phối riêng rẽ 3 bướm tằm đực đều có kiểu hình kém màu trắng, hình dài với 3 bướm tằm cái đều có kiểu hình kén màu vàng, hình bầu dục. Kết quả thu được : - Ở PL 1: 100% kiểu hình giống bố - Ở PL 2: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có KH kén màu trắng hình bầu dục.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Ở PL 3: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có KH kén màu vàng hình dài. Hướng dẫn giải: Qui ước : A: kén màu trắng a: kén màu vàng B: hình dài b hình bầu dục Bướm tằm bố trong 3 phép lai đều mang tính trạng trội, các bướm tằm mẹ đều có KH kén màu vàng, hình bầu dục có KG , chỉ tạo ra 1 loại giao tử ab nên kiểu hình ở bướm tằm con phụ thuộc vào bố. 1. Xét phép lai1: toàn bộ con có KH giống bố suy ra bố chỉ tạo ra 1 giao tử AB nên bố có KG là Sơ đồ lai: P Trắng, dài x vàng bầu dục GP AB ab F1 100% Trắng, dài 2. Xét phép lai2: Bên cạnh KH giống bố xuất hiện thêm KH kén trắng, hình bầu dục - Để con có KH giống bố thì bố phải tạo ra giao tử AB - Để con có KH kén trắng, hình bầu dục thì bố phải tạo ra giao tử Ab Vậy bướm tằm bố có KG Sơ đồ lai: P Trắng, dài x vàng bầu dục GP F1. AB, Ab. ab : 50% Trắng, dài : 50% kén trắng, bầu dục. 3. Xét phép lai 3: Bên cạnh KH giống bố xuất hiện thêm KH kén vàng, hình dài - Để con có KH giống bố thì bố phải tạo ra giao tử AB - Để con có KH kén vàng, hình dài thì bố phải tạo ra giao tử aB Vậy bướm tằm bố có KG Sơ đồ lai: P Trắng, dài x vàng bầu dục GP F1. AB, aB. ab. : 50% Trắng, dài : 50% kén vàng, hình dài Ví dụ 2: Khi cho giao phấn giữa các cây F1 có cùng kiểu gen, người ta thấy xuất hiện trường hợp sau: F2 thu được 75% cây có quả tròn ngọt và 25% quả bầu dục chua. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng. Biện luận và viết sơ đồ lai. Trong bài này, yêu cầu học sinh xác định được: Bài toán thuộc qui luật di truyền liên kết hoàn toàn về lai hai cặp tính trạng, chưa biết tính trạng nào là tính trạng trội , tính trạng nào là tính trạng lặn, chưa biết kiểu gen của thế hệ bố mẹ nhưng cho biết mỗi gen qui định một tính trạngvà tỉ lệ phân li ở F2 từ đó đưa ra lời giải hợp lý Giải: - Xét tính trạng về hình dạng quả:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tròn : bầu dục = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra tròn là trội so với bầu dục. Qui ước : A tròn a Bầu dục Phép lai: Aa x Aa - Xét tính trạng về tính chất quả: Ngọt : chua = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra tính trạng ngọt là trội so với chua. Qui ước : B ngọt b chua Phép lai Bb x Bb Tổ hợp hai tính trạng thấy F1 dị hợp hai cặp gen, F2 cho tỉ lệ = 3 : 1 = 4 tổ hợp, Vậy F1 có hiện tượng liên kết gen chỉ tạo ra 2 giao tử, F2 xuất hiện KH bầu dục, chua có KG suy ra a liên kết hoàn toàn với b. Sơ đồ lai: F1 x G F1 AB , ab AB , ab F2 KG 1 :2 : 1 KH 3 tròn ngọt : 1 bầu dục chua 2.5.3. Dạng tổng hợp. Dạng bài tập này chưa biết quy luật di truyền nào chi phối và có thế có cả phân ly độc lập và liên kết gen hỗn hợp trong một bài toán. Cách giải : đối với dạng bài này ta phải dựa vào sự phân ly của từng cặp tính trạng và tỉ lê kiểu hình của cùng thế hệ để xác định. - Nếu tỉ lệ kiểu hình ở một thế hệ bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó thì các cặp gen phân ly độc lập - Nếu tỉ lệ kiểu hình ở một thế hệ khác tích tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó thì di truyền liên kết - Trong trường hợp phép lai 3 cặp tính trạng trở lên thì có thể vừa phân ly độc lập, vừa di truyền liên kết ta phải xác đính được nhóm liên kết là các tính trạng thường xuyên di truyền cúng nhau, nhóm này sẽ phân ly độc lập với tính trạng còn lại. Ví dụ: Ở cà chua, gen H quy định thân cao, gen h quy định thân thấp ; gen R quy định quả đỏ, gen r quy định quả vàng; gen L quy định lá đài dài, gen l quy định lá đài ngắn. Lai dạng cà chua thân cao, quả đỏ, lá đài dài với dạng cà chua thân thấp, quả vàng lá đài ngắn thu được F1 đồng loạt là các cây thân cao, quả đỏ, lá đài dài. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân ly theo tỷ lệ: 56,25% cây thân cao , quả đỏ, lá đài dài. 18,75% cây thân thấp, quả đỏ, lá đầi dài. 18,75% cây thân cao, quả vàng, lá đài ngắn. 6,25 cây thân thấp, quả vàng, lá đài ngắn. Quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng trên? Viết sơ đồ lai từ P đến F2 . Hướng dẫn giải Bài này đã quy ước gen, đã xác định tính trội, lặn. Cần tìm ra các quy luật di truyền chi phối phép lai, xác định kiểu gen của P và viết được sơ đồ lai từ P đến F2. Bước 2: - Nhận thấy: P gồm các cặp tính trạng tương phản, F1 đồng nhất tính trạng thân cao, quả đỏ, lá đài dài chứng tỏ P thuần chủng, F1 dị hợp về 3 cặp gen. - Xét sự di truyền từng tính trạng: + Thân cao : Thân thấp = (56,25% +18,75%) : (18,75% + 6,25% ) = 3 : 1 (*) Đây là tỷ lệ của quy luật phân ly. Công thức lai: Hh x Hh + Qủa đỏ : quả vàng = (56,25% +18,75%) : (18,75% + 6,25% ) = 3 : 1 (**) Đây là tỷ lệ của quy luật phân ly. Công thức lai: Rr x Rr + Lá đài dài : Lá đài ngắn = (56,25% +18,75%) : (18,75% + 6,25% ) = 3 : 1 (***).

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Đây là tỷ lệ của quy luật phân ly. Công thức lai: Ll x Ll Nhận thấy tỷ lệ kiểu hình ở F2 là 9 : 3: 3: 1 ≠ (3:1) x (3: 1) x ( 3:1) là tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành. (Tổng tỷ lệ F2 là 9+3+3+1 = 16 < 64 =(3:1) x (3: 1) x ( 3:1), có sự hạn chế biến dị tổ hợp) Chứng tỏ các tất cả cặp gen trên không di truyền độc lập mà có sự di truyền liên kết với nhau. - Xét sự di truyền đồng thời các cặp tính trạng: ( hai trong 3 cặp tính trạng từng đôi một ) + Về kích thước thân và màu quả: Thân cao, quả đỏ : Thân thấp, quả đỏ : Thân cao, quả vàng : Thân thấp : quả, vàng = 56,25% : 18,75% : 18,75% : 6,25% = 9 : 3: 3: 1 = (3: 1) x ( 3: 1) (Từ (*) và (**)) Vậy các tính trạng kích thước thân và màu quả đã di truyền độc lập với nhau, các cặp gen H(h) và R(r) nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. ( A) + Về tính trạng màu quả và kích thước lá: Quả đỏ, lá đài dài : Quả vàng, lá đài ngắn = (56,25% +18,75%) : (18,75% + 6,25% ) = 3 : 1  (3: 1) x (3: 1) ( từ (**) và (***) ). Chứng tỏ các tính trạng màu quả và kích thước lá đài đã di truyền liên kết với nhau. Các cặp gen R(r) và L(l) cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, phân ly và tổ hợp cùng nhau. (B) Từ (A) và (B) ta kết luận được các tính trạng kích thước thân và kích thước lá đài di truyền độc lập với nhau, các cặp gen H(h) và L(l) nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. - Xét kiểu hình thân thấp, quả vàng, lá đài ngắn có kiểu gen: hh Chứng tỏ gen R đã liên kết với L trên một nhiễm sắc thể, gen r đã liên kết với gen l trên một nhiễm sắc thể. Kiểu gen của P là : Thân cao, quả đỏ, lá đài dài: HH Thân thấp, quả vàng, lá đài ngắn: hh Bước 3: Sơ đồ lai: P Thân cao, quả đỏ, lá đài dài x Thân thấp, quả vàng, lá đài ngắn HH hh GP: HRL hrl F1. Hh. - 100% - Thân cao, quả đỏ, lá đài dài. F1 x F1 : Hh G F1 : H RL , Hrl , hRL , hrl. x. Hh H RL , Hrl , hRL , hrl. F2 : (Lập khung Pennet tổ hợp các loại giao tử)... Một số bài tập tự luyện Bài tập 1: Cho giao phối giữa hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh cụt với ruồi giấm thân đen, cánh dài. F1 thu được đồng loạt ruồi thân xám, cánh dài; cho F1 lai với nhau, F2 thu được: 99 ruồi thân xám, cánh cụt; 201 ruồi thân xám, cánh dài; 101 ruồi thân đen, cánh dài. a. Biện luận, tìm kiểu gen của F1. b. Cho ruồi đực F1 lai phân tích kết quả sẽ như thế nào? Bài tập 2: Ở cà chua, cây cao (A) trội so với cây thấp (a) , quả đỏ (B) trội so với quả vàng (b). Cho phép lai sau:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> P: Cao, đỏ x cao, đỏ F1: 3 cao, đỏ : 1 thấp, vàng Em hãy cho biết phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào ? biện luận và viết sơ đồ lai. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường ? Bài tâp 3: Ở thực vật , có hai trường hợp phép lai giữa các cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (2 cặp gen là: A,a và B,b), mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn. +trường hợp 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liờn kết. +trường hợp 2: Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khỏc nhau. a, Xác định tỷ lệ phân li KG của 2 trường hợp nói trên. b, Viết các KG có cùng KH trội về cả hai tính trạng ở mỗi trường hợp trong trong thực tế Bài tập 4: ở một loài thực vật: Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, hoa đỏ với cây có quả dài, hoa trắng thu được con lai F1 đều có quả tròn, hoa đỏ. Cho F1 lai với một cây cùng loài khác (dị hợp tử về một cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai TH su: 1. TH 1: F2 có tỉ lệ: 2 quả tròn, hoa đỏ: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa trắng. 2. 2TH 2: F2 có tỉ lệ: 3 quả tròn, hoa đỏ:3 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa đỏ: 1 quả dài, hoa trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng TH Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong quá trình giảm phân. Bai tập 5: Ở lúa tính trạng thân cao tương phản với thân thấp; tính trạng hạt tròn tương phản với hạt dài. Trong một số phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau: - Phép lai 1: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn. - Phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp, hạt dài : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn. Cho biết: các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen của P và F1 ?.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×