Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn Thạc sĩ Hồ Chí Minh học: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

NGUYỄN THỊ CẢNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

NGUYỄN THỊ CẢNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60310204


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Phúc An

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, đƣợc thực hiện trên nghiên cứu lý thuyết, khảo sát trên tác phẩm cụ
thể, không sao chép của ai. Số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cảnh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần
Thị Phúc An, người trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ trong suốt q
trình tơi làm luận văn..
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến các hiệu trưởng của các trường
mầm non tư thục khu vực quận Hoàng Mai-thành phố Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tơi trong q trình tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập số liệu .
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cơ giáo trong Khoa
Khoa học chính trị đã định hướng, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học
tập và làm luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè,…
những người đã tạo điều kiện thuận lợi và cổ vũ, động viên tơi rất nhiều trong
q trình thực hiện luận văn này!
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp

q báu của q thầy cơ và các bạn!
Học viên

Nguyễn Thị Cảnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu............................................................. 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 10
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 11
7. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 11
NỘI DUNG
Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN TRẺ EM .......12
1.1. Một số quan niệm cơ bản về quyền trẻ em .......................................... 12
1.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 12
1.1.2. Quyền trẻ em trong Luật pháp quốc tế và Luật pháp Việt Nam ........... 18
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và sự cần thiết của việc
thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam............................................................. 24
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em ở Việt Nam................... 24
1.2.2. Sự cần thiết của việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam .................... 36
Tiểu kết chƣơng I .......................................................................................... 42
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC
HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞ NG HỒ
CHÍ MINH....................................................................................................... 43
2.1. Thực trạng của việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay... 43
2.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 43

2.1.2 Hạn chế ................................................................................................. 47
2.1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc bảo vệ quyền
trẻ em ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 54
2.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay ..... 64


2.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ............................................................... 64
2.2.2. Nhóm giải pháp về hoạt động thực tiễn ................................................ 68
2.2.3. Nhóm giải pháp về kiểm tra, đánh giá ................................................. 75
2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam giai đoạn hiện
nay (Qua khảo sát một số trƣờng mầm non tƣ thục khu vực Hà Nội) ............. 76
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội loài
ngƣời từ khi xuất hiện đến nay và mai sau. Cùng với sự phát triển của lịch sử,
ý thức xã hội thì điều này ngày càng đƣợc thể hiện rõ, mặc dù nó có mang nội
dung, mục đích và phƣơng thức thực hiện khác nhau trong các xã hội có giai
cấp khác nhau. Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có vị trí đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nƣớc và nhân
dân Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu
trong việc phê chuẩn Công ƣớc Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (1990); Công
ƣớc số 138 của ILO về tuổi tối thiểu đi làm việc (1973); phê chuẩn Công ƣớc
số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (17/6/1999); Nghị định thƣ không bắt

buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em
(25/5/2000); cam kết thực hiện Tuyên bố về một thế giới phù hợp với trẻ em
(2002). Việc phê chuẩn các văn kiện nêu trên đã đặt ra trách nhiệm pháp lý của
Việt Nam trƣớc cộng đồng quốc tế về thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.
Hiến pháp của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến trẻ em đều thể hiện rõ
quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nƣớc về trách nhiệm của gia đình, xã
hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em .
Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt
xuất của Việt Nam đã hy sinh cả cuộc đời để phấn đấu cho dân tộc đƣợc độc
lập, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ngƣời cũng sớm có ý thức, quan điểm
về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em. Ngƣời chỉ rõ, trẻ em cần đƣợc
chăm sóc về mọi mặt: sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí và các hoạt động
đồn thể. Đối với Ngƣời, trẻ em là những đƣa cháu thân yêu, là những vị

1


khách nhỏ, những búp non.Vì vậy, Ngƣời ln dành cho trẻ em những cử chỉ
chăm sóc ân cần trìu mến và đối xử bình đẳng với trẻ em.
“Trẻ em nhƣ búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan …”[44, tr. 240]
Xuất phát từ những tình cảm và hành động cao đẹp của Ngƣời. Khi đến
thăm Lăng Hồ Chủ tịch, đại diện quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc đã viết những
dòng cảm tƣởng đầy xúc động: “Nơi làm việc và ngơi nhà giản dị của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là sự phản ánh chân thực tính cách sâu sắc, phong cách
sống giản dị, tình yêu sâu rộng đối với thiên nhiên và sự cống hiến của Ngƣời
đối với đất nƣớc, dân tộc, đặc biệt đối với các cháu nhỏ của Ngƣời. Qũy nhi
đồng Liên Hợp Quốc, cơ quan đại diện của UNICEF là một tổ chức dành
riêng chăm lo cho trẻ em trên tồn thế giới. Song có thể nói rằng thành tích

của chúng tơi chƣa đƣợc bao nhiêu, hơn nữa lại chìm đi trƣớc sự quan tâm và
tình thƣơng bao la của Chủ tịch đối với các cháu nhỏ” 1
Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp lớn lao và
hệ trọng, nó đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nƣớc, sự nỗ lực
và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Việc thực hiện Quyết
định số 23/2001/QĐ-TT của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng
trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 cũng đạt
đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, nguy cơ các mục tiêu bảo vệ
quyền trẻ em ở Việt Nam không đạt yêu cầu. Bởi trên thực tế, cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nƣớc diễn biến rất phức tạp. Sau
gần ba mƣơi năm đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng tự hào.
Tuy nhiên, kinh tế thị trƣờng cũng có những mặt trái, những nhân tố tiêu cực
từng giờ ảnh hƣởng đến trẻ em. Trong đó khoảng cách giàu nghèo ngày càng

1

Trích cảm tƣởng của đại diện Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc( UNICEF) tại Việt Nam trong “ sổ tay
ghi cảm tƣởng” của Khu di tích Chủ tich Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch, Hà Nội ngày 30-07-1986.
2


gia tăng làm cho cuộc sống của trẻ em thay đổi theo chiều hƣớng bất lợi. Bên
cạnh đó, nhận thức và trách nhiệm trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em của gia đình, nhà trƣờng và xã hội chƣa đầy đủ, năng lực của đội
ngũ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên chƣa cao.
Tình trạng trẻ em bị ngƣợc đãi trong gia đình, ngƣợc đãi trong trƣờng
mầm non, tử vong khi tiêm vắc xin, bị xâm hại tình dục, buộc phải bn bán
chất ma túy, sử dụng văn hóa phẩm khiêu dâm, sử dụng trẻ em làm việc trong
điều kiện tồi tệ, tình trạng tảo hôn ở lứa tuổi trẻ em và ngƣời chƣa thành niên

vẫn chƣa đƣợc phòng ngừa và ngăn chặn một cách có hiệu quả; thậm chí có
vụ việc nghiêm trọng và tồn tại trong thời gian dài, gây dƣ luận bức xúc trong
xã hội. Tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị nhiễm
HIV, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ở nhiều nơi với diễn biến và tính chất
ngày càng phức tạp. Hơn nữa, môi trƣờng sống vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây rủi ro chƣa đƣợc loại bỏ. Do vậy hàng năm vẫn có một số lƣợng lớn trẻ
em rơi vào hồn cảnh đặc biệt, quyền của trẻ em chƣa đƣợc bảo vệ.
Vì vậy, nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em giúp
chúng ta thấy rõ tầm quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Từ đó vận dụng quan điểm của Ngƣời một cách linh hoạt, sáng tạo vào
việc bảo vệ quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà đời sống xã
hội đang đƣợc nâng lên nhƣng quyền trẻ em đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Từ những phân tích trên cho thấy đề tài luận văn “Vận dụng quan điểm
của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay” là
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu cơng bố nhiều
cơng trình có đề cập đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về trẻ em, về quyền trẻ em và
việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Những cơng trình này có giá trị tham khảo tốt
cho q trình nghiên cứu, biên soạn luận văn này. Có thể nhìn nhận lịch sử
vấn đề đã đƣợc nghiên cứu theo các nhóm tƣ liệu sau:
3


2.1. Nhóm tư liệu viết về tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền con người
nói chung và quyền trẻ em nói riêng
Trƣớc hết phải kể đến luận án PGS.TS của tác giả Đồn Thanh Âm về
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em xét dƣới góc độ giáo dục”, Hà Nội,
1993. Luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Tác giả trình bày một cách có hệ
thống tƣ tƣởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử (thế giới và Việt Nam) về vấn đề

trẻ em, quyền trẻ em qua đó cho thấy rằng Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa
nhân loại, kết hợp truyền thống dân tộc với hoạt động thực tiễn cùng với năng
lực tƣ duy của mình để hồn thành tƣ tƣởng về quyền trẻ em. Chƣơng II:
Trình bày lịch sử hình thành, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ
em trong sự nghiệp cách mạng của Ngƣời nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con ngƣời qua đó nêu lên nội dung cơ bản của tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em xét dƣới góc độ giáo dục. Chƣơng III:
Tác giả trình bày giá trị thời đại của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực bảo
vệ và phát triển quyền trẻ em. Đề xuất nhiều biện pháp thực hiện công ƣớc
quốc tế và luật pháp của nƣớc ta về quyền trẻ em dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh.
Cuốn sách Lời bác dạy thiếu niên, nhi đồng, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội,
1975. Tuy chỉ gói gọn trong 60 trang giấy nhỏ bằng bàn tay, trích dẫn những
lời dạy của Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng, nhƣng trải qua mấy chục năm
cuốn sách vẫn giữ nguyên đƣợc giá trị bởi những lời Bác dạy sáng suốt, đầy
tình yêu thƣơng thiếu niên, nhi đồng. Trong đó trang đầu tiên của cuốn sách là
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Điều này thể hiện tình yêu thƣơng,
quan tâm, tôn trọng của bác với thế hệ trẻ.
Tác phẩm “Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ em” của tác giả
Phan Ngọc Liên – Đào Thanh Âm, Nxb, Đại học sƣ phạm 1 Hà Nội, Hà Nội,
1996. Tác phẩm này đã kết hợp đƣợc tri thức hài hòa quan điểm sử học và
quan điểm giáo dục học, sử dụng quan điểm lịch sử cụ thể để xem xét vấn đề
4


làm rõ tƣ tƣởng của Bác về chăm sóc, giáo dục trẻ em là việc làm có tính
khoa học, có tính thực tiễn bổ ích, kết quả nghiên cứu của tác giả góp phần
làm cho tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ngày càng đi vào cuộc sống, trở thành sức
mạnh tinh thần thúc đẩy sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em ngày một phát
triển. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá, có nhiều tƣ liệu về tƣ tƣởng, hoạt

động của Hồ Chí Minh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, đƣợc phân
tích so sánh với các điều khoản của công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em,
làm rõ tính thời đại và giúp ngƣời đọc hiểu về tƣ tƣởng của Ngƣời và chính
sách của Đảng, Nhà nƣớc ta hiện nay.
Tác phẩm “Về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Cuốn sách là kho tàng chứa đựng
những quan điểm cơ bản, những lời chỉ bảo ân cần, cụ thể, gần gũi với công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hồ Chí Minh chỉ rõ việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp lớn lao và hệ trọng. Nó địi hỏi sự
lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nƣớc, sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ
giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
Trong cuốn sách “Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng”, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011 do tiến sĩ Võ Bá Lộc xây dựng bản thảo, tác giả đã tập
hợp những bài viết, bài nói của Bác Hồ với thiếu nhi, những mẩu chuyện,
những lời dạy của Ngƣời về nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục các cháu thiếu
niên, nhi đồng.
Tác phẩm “Hồ Chí Minh đấu tranh vì hịa bình và tiến bộ của nhân
loại” do PGS. TS Lê Văn Tích chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2012. Trong tác phẩm, tác giả đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với đấu
tranh hịa bình và tiến bộ của nhân loại. Tƣ tƣởng về một nền hịa bình chân
chính về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, về giải phóng con ngƣời.

5


Tác phẩm “Hồ Chí Minh nhân văn và phát triển” của tác giả Nguyễn
Đài Trang, Nxb. Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2013. Trong tác phẩm này, tác giả
đi sâu nghiên cứu lý tƣởng nhân văn sâu xa của Hồ Chí Minh, đó là độc lập
dân tộc, bình đẳng, tiến bộ và công bằng xã hội – những mục tiêu cao nhất mà

cả xã hội đang vƣơn tới. Thông qua tác phẩm này độc giả sẽ hiểu hơn về tƣ
tƣởng, nhân cách, đạo đức, triết lý của Hồ Chí Minh.
Nhóm tƣ liệu này là nguồn tài liệu quý giá giúp tôi hiểu hơn về quá trình
hình thành phát triển, nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đồng thời,
giúp tôi thấy đƣợc sự cống hiến vĩ đại của Ngƣời cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời trong đó có giải
phóng trẻ em.
2.2. Nhóm tư liệu của Đảng, Nhà nước và các văn kiện quốc tế viết về vấn
đề bảo vệ con người, bảo vệ quyền trẻ em
Tác phẩm “Việt Nam với công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ
em”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991. Đây là tác phẩm thiết thực giới thiệu về nội
dung công ƣớc của Liên hợp quốc và tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới
những việc đã làm, đang làm và sẽ làm vì trẻ em Việt Nam. Xây dựng kế
hoạch hành động của các cơ quan và đoàn thể nhằm thực hiện ở Việt Nam
mục tiêu đề ra trong công ƣớc quốc tế.
Trong cuốn sách “Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế”
do tác giả Vũ Ngọc Bình tuyển chọn, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Cuốn sách này gồm 2 phần: Quyền trẻ em trong các văn bản pháp luật Việt
Nam chọn lọc và quyền trẻ em trong các văn bản quốc tế chọn lọc. Đây là
cuốn sách giới thiệu những điều quan trọng nhất về những tình huống thƣờng
gặp nhằm giúp độc giả tìm ra câu trả lời cho vấn đề đƣợc đặt ra trong thực
hiện công tác trẻ em và những văn bản mà Việt Nam chƣa tham gia ký kết về
quyền trẻ em. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị.

6


Tác phẩm “Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em”, Nxb
Chính trị quốc gia, ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội,1997.
Cuốn sách giới thiệu, chọn lọc một số văn bản quốc tế về quyền trẻ em và một

số phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc cùng các báo cáo
tham luận của đại diện Chính Phủ Việt Nam tại các hội nghị quốc tế về những
vấn đề liên quan đến trẻ em, phản ánh những nỗ lực lớn lao của Việt Nam
trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ khi có bản Tun ngơn độc lập
(2-9-1945) đến nay và cả tƣơng lai. Đây là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu
cũng nhƣ triển khai các hoạt động tồn xã hội nhằm mục tiêu vì sự sống còn
bảo vệ và phát triển trẻ em Việt Nam.
Cuốn sách “Chỉ số quyền trẻ em Việt Nam”, Tổng cục thống kê – ủy
ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam.1998. Đây là tác phẩm phản ánh chỉ số
quyền của trẻ em Việt Nam nhất là đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn, các biện pháp giúp các em đƣợc chăm sóc hay phục hồi hòa nhập với
cộng đồng. Trên cơ sở chỉ số này sẽ xây dựng hệ thống biểu điều tra giúp cho
việc giám sát, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện công ƣớc về quyền trẻ
em theo yêu cầu của Uỷ ban Bảo vệ cuộc sống trẻ em.
Tác phẩm “Trẻ em trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
và Nhà nƣớc ta” c ủa Uỷ ban bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách trình bày có hệ thống các
vấn đề trẻ em trong xã hội hiện nay, truyền thống dân tộc với vấn đề trẻ em,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quan điểm của
Đảng và Nhà Nƣớc về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, công ƣớc Liên
hợp quốc về quyền trẻ em, Luật pháp của Việt Nam về trẻ em, chƣơng trình
hành động vì trẻ em, cơng tác truyền thơng - vận động xã hội chăm sóc và
giáo dục trẻ em, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở. Đây là
những nội dung rất cần thiết cho q trình nghiên cứu, về chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em.
7


Tác phẩm “Giới thiệu công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em”, Vũ
Ngọc Bình – Tái bản có bổ sung. Nxb chính trị quốc gia 2000. Tác giả bổ

sung nhiều thông tin mới về số liệu cập nhật cho việc chuẩn bị soạn thảo công
ƣớc trong cộng đồng quốc tế và Việt Nam. Trong tác phẩm này tác giả đã so
sánh đánh giá một cách tích cực, đƣa ra các điểm mới về quyền trẻ em.
Cuốn sách “Quyền trẻ em”, Nxb.Thế giới, 2002, đã giới thiệu một cách
ngắn gọn súc tích nội dung cơng ƣớc theo 4 nhóm quyền: Quyền đƣợc sống
còn, quyền đƣợc bảo vệ, quyền đƣợc phát triển và quyền đƣợc tham gia. Thơng
qua các nhóm quyền, cuốn sách khơng chỉ trình bày nội dung các quyền trẻ em
mà còn nêu rõ nghĩa vụ của các em đối với gia đình, xã hội, đối với chính bản
thân mình. Đồng thời, cuốn sách cũng đặt ra cho gia đình, nhà trƣờng, xã hội
phải có trách nhiệm thực hiện những quyền mà trẻ em đƣợc hƣởng.
Tác phẩm “Áp dụng quyền trẻ em vào nhà trƣờng”, Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội, 2004 – save the children. Cuốn sách giới thiệu ngắn gọn nhƣng
sâu sắc về các nguyên tắc chính và các điều khoản liên quan đến giáo dục của
Công ƣớc về quyền của trẻ em có giá trị về mặt thực tiễn, có ý nghĩa hƣớng
dẫn trong việc thực hiện công ƣớc trong trƣờng học. Giúp cho chúng ta hiểu
đƣợc hiệu quả của công ƣớc để đảm bảo quyền trẻ em. Đặc biệt là quyền
đƣợc giáo dục
Tác phẩm “Thành tựu bảo vệ và phát triển con ngƣời ở Việt Nam”, Bộ
ngoại giao, Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nxb. Hà Nội, 2005.
Tác phẩm này gồm 4 chƣơng, trong đó mục II của chƣơng II đề cập cơ bản về
việc đảm bảo quyền cho trẻ em với nhiều số liệu sát thực tế thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nƣớc trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tác phẩm
này giúp dƣ luận thế giới hiểu rõ hơn về truyền thống bảo vệ và phát triển
quyền con ngƣời ở Việt Nam, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Nhóm tƣ liệu của Đảng, Nhà nƣớc và các văn kiện quốc tế viết về vấn
đề bảo vệ con ngƣời, bảo vệ quyền trẻ em là những văn bản pháp luật của
8


quốc tế và quốc gia về quyền trẻ em. Đây là những tài liệu mang tính định

hƣớng để Việt Nam áp dụng các văn bản đó vào việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Nhóm tƣ liệu này cũng phản ánh nỗ lực của Đảng và Nhà
nƣớc trong sự nghiệp giải phóng trẻ em trong giai đoạn hiện nay.
Những cơng trình trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi tham khảo và kế
thừa, đối chiếu và so sánh khi tiếp cận các vấn đề liên quan đến quan điểm Hồ
Chí Minh về quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em. Qua đó, chúng tơi có thể xử
lý nguồn tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Nhƣng chúng tơi
cũng ý thức đƣợc rằng đó chỉ là những tài liệu tham khảo phản ánh chủ quan
của các tác giả, trong quá trình nghiên cứu về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Những tác
phẩm, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đƣợc in trong Hồ Chí Minh tồn tập sẽ là
tƣ liệu gốc để chúng tơi làm nền tảng cho kết quả nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Góp phần làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em ở Việt
Nam. Từ đó, vận dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện quyền trẻ
em dƣới ánh sáng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày nội dung, vai trị và ý nghĩa to lớn của quan điểm Hồ Chí
Minh về quyền trẻ em.
- Nghiên cứu thực trạng quyền trẻ em ở Việt Nam. Để hoàn thành đƣợc
nhiệm vụ này luận văn tập trung nghiên cứu kết quả đạt đƣợc, những tồn tại,
hạn chế trong việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua và
nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó.
- Vận dụng và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản về việc bảo
vệ quyền trẻ em theo quan điểm Hồ Chí Minh ở Viêt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và việc thực hiện quyền
trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
9



4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một vấn đề rộng lớn. Tuy nhiên, đề tài khơng
nghiên cứu tồn bộ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung mà chỉ tập trung nghiên
cứu quan điểm của Ngƣời về quyền trẻ em. Đồng thời, vận dụng tƣ tƣởng đó
vào việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng của trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
- Để làm rõ hơn việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em hiện nay, tác giả có tiến
hành khảo sát mơt số trƣờng mầm non ở khu vực Hà Nội. Từ đó vận dụng và
đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các văn kiện, Nghị quyết,
Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng một cách tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu
của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị nhƣ: phƣơng pháp lịch
sử, phƣơng pháp lôgic, phƣơng pháp kết hợp lịch sử - lôgic, phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp so sánh và một số
phƣơng pháp khác…
- Ngoài ra, luận văn ƣu tiên sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể trong
giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ
nghiên cứu đề tài.
+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Điều tra thu thập các tài liệu định
lƣợng và định tính, trong đó, định lƣợng là chủ yếu, định tính là bổ trợ. Xây
dựng bảng hỏi thông tin để định lƣợng nghiên cứu quyền trẻ em ở một số
trƣờng mầm non tƣ thục khu vực Hà Nội
+ Phƣơng pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập đƣợc thông tin đa chiều về

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non và phụ huynh
từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp.
10


+ Phƣơng pháp xử lý thông tin: Từ các số liệu thu thập đƣợc và từ các
báo cáo, tiến hành phân tích và tổng hợp, đƣa ra đánh giá và nhận định khách
quan về thực hiện quyền trẻ em ở các trƣờng mầm non.
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày có hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em. Thơng
qua đó đánh giá vị trí, ý nghĩa và vai trò của quan điểm ấy trong sự nghiệp
giáo dục nói chung và giáo dục, chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em nói riêng ở
Việt Nam.
- Khẳng định giá trị khoa học của những quan điểm của Hồ Chí Minh về
quyền trẻ em ở Việt Nam. Đồng thời, vận dụng và đề xuất một số giải pháp để
thực hiện quyền trẻ em theo quan điểm Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn hiện nay.
- Luận văn là sản phẩm bổ sung tài liệu tham khảo cho cơng tác nghiên
cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm Hồ Chí Minh quyền trẻ em
nói riêng
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn đƣợc kết cấu thành 2 chƣơng,
5 tiết.

11


NỘI DUNG
Chƣơng 1

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN TRẺ EM
1.1. Một số quan niệm cơ bản về quyền trẻ em
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
Thứ nhất, khái niệm quyền
“Quyền” theo nghĩa tiếng Việt là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục
hay lẽ phải cho phép hƣởng thụ, tận dụng, thi hành... và khi thiếu đƣợc yêu
cầu để có, nếu bị tƣớc đoạt có thể địi hỏi và giành lại.
(“Quyền” là nguyên tắc đạo đức xác định và thừa nhận sự tự do bình
đẳng và sự tự do hành động của con ngƣời trong xã hội nhất định. Khái niệm
quyền liên quan đến hành động mà cụ thể là liên quan đến tự do hành động,
nghĩa là thoát khỏi những cƣỡng chế về mặt thể xác, khỏi tình trạng ép buộc
hay bị can thiệp từ ngƣời khác).
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 3: “Quyền là những hành vi hợp
pháp mà các cá nhân, pháp nhân, nhà nƣớc thực hiện khơng ai có thể ngăn
cấm. Việc thực hiện quyền phụ thuộc vào ý chí của chủ thể không bắt buộc
trừ những trƣờng hợp quyền đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm. Quyền của
chủ thể có thể là quyền tự nhiên, vốn có, khơng do ai quy định cho phép và
cũng có thể trên cơ sở quy định của pháp luật, trên cơ sở ủy quyền từ chủ thể
khác”. [75, tr. 634]
Nhƣ vậy có thể hiểu :Quyền là những nguyên tắc đạo đức được xác định
và thừa nhận sự tự do bình đẳng và sự tự do hành động của chủ thể trong xã
hội nhất định và khơng ai có thể xâm phạm được.
Trong mỗi xã hội, quyền là những địi hỏi cơ bản và chính đáng của một
ngƣời phải đƣợc hƣởng và đƣợc làm. Đó chính là quyền đƣợc công nhận về
mặt pháp lý, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ buộc ngƣời khác phải tôn trọng,

12


bảo vệ và đáp ứng. Mỗi ngƣời đều đòi hỏi quyền cho bản thân và những

ngƣời khác cũng vậy. Vì thế, mọi thành viên trong cộng đồng và xã hội đều
phải có nghĩa vụ đáp ứng quyền tƣơng ứng. Khi địi hỏi đáp ứng hay tơn trọng
một quyền nào đó của bản thân; cũng có nghĩa là bản thân phải có nghĩa vụ khơng
làm bất cứ điều gì xâm hại hoặc lấy bớt hoặc tƣớc đi quyền của ngƣời khác.
Thứ hai, khái niệm quyền con người.
Có rất nhiều định nghĩa về quyền con ngƣời, mỗi định nghĩa là một sự
biểu hiện khác nhau ở góc độ nhìn nhận về quyền con ngƣời. Tuy nhiên, tổng hợp
lại có thể chia thành ba nhóm quan niệm chủ yếu về quyền con ngƣời nhƣ sau:
- Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con ngƣời là một thực thể tự
nhiên, nên quyền con ngƣời phải là quyền "bẩm sinh", là "đặc quyền", nghĩa
là quyền con ngƣời, quyền lợi của con ngƣời với tƣ cách là ngƣời, gắn liền
với cá nhân con ngƣời, không thể tách rời.
Quan điểm này đƣợc các đại biểu tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản ở thế kỷ
XVII, XVIII nhƣ Crotius, Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn
thiện và nêu ra trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Trƣờng phái này cho
rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà
nƣớc. Xuất phát từ quan điểm này, nhà xã hội học Jacques Mourgon đƣa ra
định nghĩa: "Quyền con ngƣời là những đặc quyền đƣợc các quy tắc điều
khiển mà con ngƣời giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân
và với chính quyền" [30, tr.12]. Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến quyền con
ngƣời ở khía cạnh tự nhiên của nó.
- Quan niệm thứ hai: Trái với quan niệm thứ nhất, quan niệm này lại chỉ
đặt con ngƣời và quyền con ngƣời trong mối quan hệ xã hội. Quan niệm này
cho rằng, con ngƣời chỉ là một thực thể xã hội, nên quyền của nó chỉ đƣợc xác
định trong mối tƣơng quan với các thực thể xã hội khác và vì là quan hệ xã
hội nên nó đƣợc chế độ nhà nƣớc, pháp luật điều chỉnh bảo vệ.
13


Quan niệm này có tính tích cực khi coi quyền con ngƣời là một khái

niệm có tính lịch sử, đặt con ngƣời trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì
con ngƣời là thực thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên
quyền con ngƣời cũng luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống
áp bức bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội. Cơ sở
của quyền con ngƣời ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn
hóa, xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định.
- Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề
quyền con ngƣời. Xuất phát từ quan niệm coi con ngƣời vừa là sản phẩm tự nhiên,
vừa là sản phẩm của xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề quyền con
ngƣời: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội" [40, tr.12].
Ngƣời ta đƣa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con ngƣời, tuy
nhiên có thể hiểu quyền con ngƣời là quyền của tất cả mọi ngƣời, các quyền
này bắt nguồn từ nhân phẩm vốn có của con ngƣời đƣợc pháp luật ghi nhận
và bảo vệ. Điều này có nghĩa là chính nhân phẩm con ngƣời làm nảy sinh nhu
cầu về quyền của con ngƣời và các nhu cầu này đƣợc pháp luật thừa nhận,
bảo vệ trở thành quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời bao gồm các quyền dân
sự, chính trị, kinh tế, xã hội đó là một thể thống nhất không thể phân chia,
không thể ban phát hay chuyển nhƣợng; các quyền có mối quan hệ gắn bó
mật thiết chặt chẽ với nhau không thể thực hiện quyền này và lãng quên
quyền khác…
Nhƣ vậy, “quyền con ngƣời là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản
để đánh giá về địa vị pháp lý của cá nhân. Các quyền kinh tế xã hội là cốt lõi
của quyền con ngƣời. Nguyên tắc tôn trọng quyền con ngƣời không mâu
thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà kết hợp hài hịa các
ngun tắc đó. Cho nên không thể viện lý do bảo vệ quyền con ngƣời để vi
phạm các nguyên tắc nhƣ tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào
công việc nội bộ của các nƣớc, không dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức
14



mạnh trong các quan hệ quốc tế. Quyền con ngƣời gắn bó mật thiết với các
quyền cơ bản của dân tộc. Quyền con ngƣời gắn bó chặt chẽ với quyền công
dân, trong mối quan hệ qua lại giữa công dân với nhà nƣớc, giữa cá nhân với
cộng đồng, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, lịch sử, văn
hóa, dân tộc. Nhân dân Việt Nam trải qua bao gian khổ hy sinh đấu tranh
giành độc lập dân tộc, bảo vệ các quyền cơ bản của dân tộc cũng chính là đấu
tranh có hiệu quả nhằm đấu tranh bảo vệ quyền con ngƣời.” [75, tr. 635]
Thứ ba, khái niệm trẻ em.
“Công ƣớc Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ghi rõ: “trẻ em là những
ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm
hơn” (Điều 1 công ƣớc Liên Hợp quốc về quyền trẻ em)
Ở Việt Nam, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam quy
định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi” (Điều 1 Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục Việt Nam năm 2004)
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Từ điển bách
khoa Việt Nam đã đƣa ra khái niệm về trẻ em: “Trẻ em là giai đoạn phát triển
của đời ngƣời từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trƣởng thành. Có đặc điểm nổi bật là
sự tăng trƣởng và phát triển liên tục về thể chất và tinh thần. Quá trình phát
triển của trẻ em trải qua các thời kỳ: sơ sinh bú mẹ, trƣớc khi đi học, đi học và
tuổi dậy thì. Ở mỗi thời kỳ có những đặc điểm sinh học khác nhau nên việc
ni dƣỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng khác nhau phù hợp với những
đặc điểm ở mỗi thời kỳ.” [76, tr. 578]
Thứ tư, khái niệm quyền trẻ em.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh ln
dành những tình cảm hết sức đặc biệt tới trẻ em. Ngƣời ln quan tâm, bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sớm trở thành những chủ nhân tƣơng lai của
đất nƣớc. Tuy không đề cập trực tiếp đến khái niệm ''quyền trẻ em'', nhƣng
Hồ Chí Minh luôn tôn trọng, quan tâm đến các quyền lợi cơ bản của trẻ em
15



nhƣ: Quyền đƣợc sống; quyền đƣợc bảo vệ; quyền đƣợc phát triển… mà sau
này trong Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em đã đƣợc thể hiện rất rõ.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền trẻ em, có ngƣời cho
rằng: “Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để đƣợc sống và lớn lên
một cách lành mạnh và an tồn”
Cũng có ngƣời cho rằng: Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà
trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự
sống còn, tham gia và phát triển tồn diện.
Và có cũng có ý kiến cho rằng quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm
bảo đảm cho trẻ em không những là ngƣời tiếp thu thụ động tình thƣơng hay
lịng tốt của bất cứ ai, mà trở thành chủ thể của quyền.
Từ những ý kiến trên cùng với sự nghiên cứu các khái niệm quyền,
quyền con ngƣời, khái niệm trẻ em thì có thể nói: Quyền trẻ em là những
quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, là những quyền tự
nhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm
đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển tồn diện. Vì vậy, quyền trẻ em
là những đặc quyền mà trẻ em được hưởng theo quy định của pháp luật.
Quyền trẻ em nằm trong hệ thống quyền con ngƣời. Nhƣng quyền của trẻ
em có nét đặc thù so với quyền con ngƣời nói chung ở chỗ, do cịn non nớt về
thể chất và tinh thần, nên trẻ em đƣợc trao cho một số quyền và chƣa phải
thực hiện một số quyền khác. Chẳng hạn, quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ bằng
một quy chế đặc biệt (trẻ em phạm tội bất luận trong trƣờng hợp nào cũng
không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân; trẻ em không bị buộc lao
động sớm); để phát triển, mọi trẻ em đều đƣợc tạo điều kiện đến trƣờng, trẻ
em, bậc tiểu học đƣợc học tập miễn phí; nhà nƣớc và xã hội có nghĩa vụ ƣu
tiên chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; trẻ em cũng không đƣợc thực hiện
một số quyền nhƣ kết hôn, quyền ký các hợp đồng kinh tế, quyền tham gia
chính quyền…
16



Trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản theo cơng ƣớc quốc tế.
1. Quyền đƣợc sống
2. Quyền đƣợc bảo vệ.
3. Quyền đƣợc phát triển.
4. Quyền đƣợc tham gia.
Nhƣ vậy, việc thúc đẩy sự hƣởng thụ các quyền con ngƣời đầy đủ, có
liên quan, ảnh hƣởng một cách trực tiếp đến việc bảo vệ quyền trẻ em. Và
việc thực thi có hiệu quả các quyền của trẻ em sẽ giúp tạo ra thế hệ ngƣời phát
triển toàn diện về thể lực và trí tuệ, biết bảo vệ quyền và tự do của mình trên
cơ sở tơn trọng nhân phẩm, quyền và tự do của ngƣời khác. Đây là cách thức
mà một quốc gia có thể góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu mà
Liên hợp quốc đề ra trong Hiến chƣơng là xây dựng một thế giới hịa bình,
hữu nghị giữa các dân tộc, trong đó mỗi con ngƣời đƣợc tôn trọng phẩm giá
và đƣợc tạo điều kiện để phát triển tự do tối đa.
Thứ năm, khái niệm thực hiện quyền trẻ em
Việc thực hiện quyền phụ thuộc vào ý chí của chủ thể khơng bắt buộc
trừ những trƣờng hợp quyền đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm. Tuy nhiên,
trong thực tiễn cuộc sống, trẻ em còn nhỏ tuổi và thƣờng đƣợc coi là ngƣời
phụ thuộc, nên trong quan hệ của gia đình và xã hội, vẫn cịn nhiều cha mẹ,
anh chị em và ngƣời lớn hay coi thƣờng trẻ em, gọi là “trẻ con”, Họ cho rằng
trẻ em chỉ là trẻ em nên trẻ em ko có quyền gì cả hoặc trẻ em khơng tự thực
hiện đƣợc các quyền của mình. Nên hầu hết các trẻ em ở Việt Nam hoặc tiếp
nhận quyền của mình một cách thụ động hoặc chƣa, hoặc không tham gia
thực hiện đƣợc quyên của bản thân. Trên thực tế có thể xuất hiện những rào
cản về sự tham gia thực hiện quyền của trẻ em.
Kết hợp từ những khái niệm quyền, khái niệm quyền con ngƣời, khái
niêm trẻ em, khái quyền trẻ em có thể hiểu: Thực hiện quyền trẻ em là đảm
bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động các hoạt động từ người

lớn mà trẻ em chính là người chủ động tham gia vào quá trình phát triển….
17


Có nhiều lý do khiến sự tham gia thực hiện quyền của trẻ trở nên quan
trọng. Trƣớc tiên sự tham gia của trẻ sẽ làm cho trẻ chủ động tích cực. Đồng
thời sự tham gia của trẻ sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu thực sự của trẻ chứ không
nhƣ ngƣời lớn giả định. Bởi, trẻ có mối quan tâm và nhu cầu riêng khác so
với ngƣời lớn vì vậy cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển những nhu cầu theo
hƣớng tích cực. Hơn nữa, sự tham gia thực hiên quyền của trẻ trong một số
tình huống nhất định có thể nêu lên ý kiến về vấn đề của mình đó là kênh hữu
ích để gia đình nhà trƣờng và xã hội hiểu trẻ nhiều hơn.
1.1.2. Quyền trẻ em trong Luật pháp quốc tế và Luật pháp Việt Nam
Trong thế giới ngày nay, nhân dân các quốc gia kém phát triển, đang
phát triển đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc mình để bảo vệ quyền con
ngƣời nói chung và quyền trẻ em nói riêng. Vấn đề quyền con ngƣời bao giờ
cũng gắn với quyền dân tộc. Chúng ta phản đối những ai lợi dụng việc bảo vệ
quyền con ngƣời quyền trẻ em trong cái gọi là “nhân quyền” chung chung
trừu tƣợng để có cớ xâm phạm, can thiệp vào nội bộ của các dân tộc. Chúng
ta thông cảm với tình cảnh trẻ em ở nhiều nƣớc mới giành độc lập dân tộc
đang đói khổ, thất học, nên nhiệt liệt hƣởng ứng và ủng hộ cuộc đấu tranh để
thực hiện cơng ƣớc quốc tế về quyền trẻ em. Có thể nói rằng, việc đấu tranh
để bảo vệ quyền trẻ em theo Công ƣớc quốc tế quy định là sự thắng lợi của
cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, sự thắng lợi của các tƣ tƣởng
giáo dục tiên tiến trong lịch sử nói chung, về quyền trẻ em nói riêng.
Với tính cách là nhóm xã hội đặc biệt, trẻ em luôn đƣợc quan tâm và
đƣợc ƣu tiên bảo vệ trong mọi hoàn cảnh. Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ
em là một nguyên tắc cơ bản ln đƣợc qn triệt từ xây dựng chính sách,
pháp luật cũng nhƣ khi xem xét các vấn đề cụ thể liên quan đến trẻ em.
1.1.2.1. Quyền trẻ em trong Luật pháp quốc tế

Ngày 20 tháng 11 năm 1989 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua
“Công ƣớc về quyền trẻ em” và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 09 năm 1990.
18


Nhƣ vậy, so với các văn bản pháp quy khác thì “Cơng ƣớc về quyền trẻ em”
là cơng ƣớc nhân quyền ra đời sau.Vì vậy, nó kế thừa đƣợc những mặt tích
cực và khắc phục những mặt hạn chế của các cơng ƣớc nhân quyền đã có.
Cơng ƣớc đề cập vừa toàn diện vừa cụ thể hàng loạt vấn đề liên quan đến trẻ
em. Mặc dù các quyền của trẻ em đã đƣợc đề cập trong các văn kiện nhân
quyền trƣớc đó, nhƣng hệ thống pháp luật quốc tế vẫn chƣa có những quy
định cụ thể và mang tính ràng buộc pháp lý về việc tôn trọng, bảo vệ và thực
thi các quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền của trẻ em khuyết tật, trẻ em tị
nạn, trẻ em thuộc nhóm thiểu số… Cùng với việc đề cập các vấn đề chung,
Công ƣớc đi sâu vào các vấn đề khai sinh, quốc tịch, vấn đề giáo dục, con
nuôi, tƣ pháp trẻ em. Điều này cho thấy, nét đặc thù của công ƣớc về quyền
trẻ em là vừa ghi nhận, vừa chỉ ra các biện pháp mà các quốc gia thành viên
có nghĩa vụ thực thi cam kết.
Thứ nhất, các nhóm quyền cơ bản trong Cơng ước về quyền trẻ em
Nguyên nhân trực tiếp của việc ra đời Công ƣớc về quyền trẻ em là thực
tiễn vi phạm và thiếu tôn trọng quyền trẻ em diễn ra phổ biến khắp mọi nơi
trên thế giới. Tuy nhiên, tiền đề của Công ƣớc về quyền trẻ em là các công
ƣớc về quyền con ngƣời và những nhận thức của cộng đồng quốc tế trong
việc bảo vệ quyền trẻ em. Trong Công ƣớc về quyền trẻ em, tất cả các quyền
đều quan trọng, đan xen và bổ sung cho nhau. Cuộc sống của trẻ em là một
tiến trình liên tục chứ khơng phải là sự kiện tách rời. Chính vì vậy, các nhóm
quyền này có quan hệ gắn bó với nhau, việc phân các quyền trẻ em thành
những nhóm quyền chỉ mang tính chất dễ hiểu, dễ thực hiện. Công ƣớc về
quyền trẻ em, đƣợc phân theo bốn nhóm cơ bản sau.
(1) Nhóm quyền đƣợc sống còn (các Điều 5, 6, 24, 26, 27)

Do trẻ em là những cá thể còn non mớt cả về chất lẫn tinh thần, không
thể tự sản xuất ra đƣợc của cải, vật chất để nuôi sống bản thân, nên trong
Công ƣớc, khái niệm “bảo đảm sự sống cịn” của trẻ em đƣợc mở rộng khơng
19


×