Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.78 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang). A/. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1 (2,0 điểm). Nêu những chính sách cơ bản của nhà Đường nhằm củng cố chính quyền trung ương, hoàn chỉnh bộ máy cai trị ở Trung Quốc thời phong kiến. Câu 2 (4,0 điểm). Phong trào Văn hóa Phục hưng: a. Phân tích nguyên nhân dẫn đến Phong trào Văn hóa Phục hưng. b. Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Thời đại Văn hóa Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng”. B/. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 3 (8,0 điểm). Trên cơ sở trình bày nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) dưới vương triều Lý, hãy phân tích và đánh giá: a. Chủ trương của Thái úy Lý Thường Kiệt: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. b. Kiểu kết thúc chiến tranh của nhà Lý. Kiểu kết thúc chiến tranh đó đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV như thế nào ? Câu 4 (4,0 điểm). Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X - XV. Vì sao dưới thời Lí - Trần, Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến ? Câu 5 (2,0 điểm). Trình bày vắn tắt nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông và nêu nhận xét về cuộc cải cách này. ----------------------------Hết-----------------------Họ tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………….
<span class='text_page_counter'>(2)</span> UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT MÔN LỊCH SỬKÌ HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN LỊCH SỬ Năm học 2009 - 2010 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang). I. Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm 2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài 3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,5 điểm. II. Hướng dẫn chấm chi tiết. Câu hỏi Nội dung Câu 1 Nêu những chính sách cơ bản của nhà Đường... - Tăng cường quyền lực vào tay hoàng đế thông qua việc cử người thân tín cai quản ở các địa phương, giao cho công thần hoặc thân tộc giữ chức Tiết độ sứ trấn ải vùng biên cương; tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ... - Mở các khoa thi để tuyển quan lại... Với các chính sách trên nhiều mặt của nhà Đường đã góp phần đưa thời Đường trở thành thời kì “hoàng kim” trong lịch sử phong kiếnTrung Quốc, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến hùng mạnh Câu 2 Phong trào Văn hóa Phục hưng... - Nguyên nhân + Bước sang thời hậu kì trung đại giai cấp tư sản ra đời tuy có thế lực kinh tế nhưng không có thế lực chính trị. Cùng với việc con người nhận thức được bản chất thế giới, giai cấp tư sản muốn gạt bỏ những chướng ngại do chế độ phong kiến tạo ra mà trước hết là tư tưởng phong kiến lạc hậu do giáo hội Thiên chúa giáo đại diện. Yêu cầu lúc đó của giai cấp tư sản là cần có hệ tư tưởng riêng thông qua một nền văn hóa phù hợp với đời sống và lợi ích của giai cấp của họ + Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Roma, mặt khác cũng muốn xây dựng một nền văn hóa mới trong phong trào Văn hóa Phục hưng... - Thành tựu + Sự tiến bộ vượt bậc về khoa học - kĩ thuật: Đạt được nhiều tiến bộ trong luyện kim (lò cao nấu quặng thay cho lò nhỏ quạt bằng tay...), khai mỏ, làm giấy (những cuốn sách in máy đầu tiên xuất hiện đã góp phần truyền bá rộng rãi tri thức nhân loại), ngành hàng hải (tàu đi biển lớn, sử dụng rộng rãi la bàn, kính thiên văn...), giải phẫu học (hiểu kĩ hơn về cơ thể con người, phát hiện sự lưu thông máu trong cơ thể...), khoa học thiên văn, khoa học xã hội (tư tưởng triết học duy vật duy lí...)... + Sự phát triển phong phú của văn học: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như. §iÓm 2,00 để 1,00 0,50 0,50 4,00. 0,75. 0,75. 1,00.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3. Đan tê (với tác phẩm Thần khúc), Rabơle (với Câu chuyện về cha con người 0,75 khổng lồ Gacgăntua và Păntagruen), Xecvantet (tác phẩm Đôn Kihôtê), Sechxpia (với hàng loạt các vở kịch nổi tiếng)... + Sự nở rộ của các tài năng: Gutenbec-phát minh máy in sách; Copecnic-thiên văn học; Lêôna đơ Vanhxi, Mikenlangiơ - hội họa; Xecvantet, Sechxpia - văn 0,75 học; Tomat Morơ - nhà tư tưởng cải cách... Trên cơ sở trình bày nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống dưới 8,00. vương triều Lý (1075 - 1077) hãy phân tích, đánh giá... - Trình bày khái quát về cuộc kháng chiến chống Tổng (1075 - 1077) + Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu của nhà Tống + Chủ trương và việc thực hiện chủ trương “tiên phát chế nhân”... + Trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt... + Việc kết thúc chiến tranh thông qua con đường hòa hiếu... - Nhận xét về chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”: Thể hiện sự chủ động trong việc thực hiện nghệ thuật “Tiên phát chế nhân”, nghệ thuật “Tấn công để phòng ngự” Đây là hiện tượng “độc nhất vô nhị” trong lịch sử dân tộc đó là việc tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bên ngoài lãnh thổ Tổ quốc... - Kiểu kết thúc chiến tranh: Thông qua trận quyết chiến chiến lược (để đập tan dã tâm xâm lược của kẻ thù) và thông qua con đường đấu tranh ngoại giao. Đây là kiểu kết thúc chiến tranh phù hợp với điều kiện một quốc gia nhỏ để tránh chạm vào tư tưởng báo thù nước lớn... - Thế kỉ XX sau khi giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược đó là chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang kế thừa kinh nghiệm của cha ông Lê Lợi đã tổ chứcHội thề Đông Quan vào tháng 12/1427. Trong Hội thề Vương Thông cam kết rút hết quân về nước và hẹn ngày rút quân. Cũng trong Hội thề này hai bên đã uống máu ăn thề và đọc bài Văn hội thề do Nguyễn Trãi soạn thảo. Bài Văn hội thề đã đi vào lịch sử với giá trị như một bản hiệp định rút quân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta bằng những thắng lợi oanh liệt đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù đã buộc chúng phải trịnh trọng dưới hình thức thề thốt, tuyên bố rút quân về nước, từ bỏ dẫ tâm xâm lược và chiếm đóng nước ta. Sau Hội thề Đông Quan ta sai sửa sang đướng sá, cung cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thực để kẻ thù rút quân an toàn... Câu 4. Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X - XV. Nhận xét. 0,50 1,50 2,00 1,00 1,00. 1,00. 1,00. 4,00. về vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X - XIV. - Từ thế kỉ XI-XIV Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng và phổ biến. Các nhà sư được triều đình tôn trọng. Vua quan nhiều người theo đạo Phật, chùa 1,00 chiền mọc lên khắp nơi... - Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian. Một 0,50 số đạo quán đã được xây dựng... - Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục và thi cử. Từ thế kỉ X-XIV trong nhân dân ảnh hưởng 1,00.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> của Nho giáo còn ít. Từ thời Lê sơ Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn... - Thời Lí - Trần Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng là vì: Tư tưởng hỷ xả từ bi của đạo Phật phù hợp với nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân lao động nên 1,50 họ tin và theo đạo Phật rất đông. Hơn nữa, quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân lúc này còn khá gần gũi và các nhà nước Lí - Trần cũng cần phải tranh thủ một thứ tôn giáo phù hợp để tập hợp nhân dân giải quyết nhiệm vụ xây dựng bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế nhất là đấu tranh chống ngoại xâm... Câu 5. Trình bày vắn tắt nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông. 2,00. và nêu nhận xét về cuộc cải cách này - Nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông + Ở Trung ương, chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ vua trực 0,75 tiếp nắm lấy mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn + Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ. 0,75 Người đứng đầu xã là Xã trưởng do dân bầu - Nhận xét: Cuộc cải cách nhằm giải quyết khủng hoảng về thể chế chính trị diễn ra từ cuối thời Trần; hoàn thiện bộ máy quân chủ chuyên chế (giảm bớt quyền các cơ quan trung gian để tập trung quyền lực về tay vua, tăng cường 0,50 quản lí cấp địa phương, chính quyền nhà nước hoàn chỉnh hơn...). Nhìn chung, cuộc cải cách của Lê Thánh Tông trên tất cả các mặt trong đó có cải cách hành chính đã tạo nhân tố quyết định cho một triều đại PK nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử PK Việt Nam.... -----------------------------HÕt--------------------------------------.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>