Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tham luan ve doi moi phuong phap trong nha truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.46 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>
<b>TRONG NHÀ TRƯỜNG</b>


Kính thưa đồn chủ tịch, kính thưa quý vị đại biểu, khách quý.
Thưa toàn thể đại hội.


Như quý vị đã biết, ngành giáo dục của chúng ta đã và đang tiến hành cải cách ở
nhiều khâu trong quy trình đào tạo, bao gồm đổi mới về PPDH theo hướng khắc phục
lối truyền thụ một chiều, phát huy ở người học tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biết
làm giàu kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức ấy để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong cuộc sống. Có thể nói rằng cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.


Là một giáo viên còn khá trẻ, tuổi đời và tuổi nghề cịn ít, tơi cũng như bao bạn đồng
nghiệp khác ln ý thức mình phải trau dồi hơn nữa trong cơng tác chuyên môn đặc biệt
là phương pháp dạy học. Tôi thiết nghĩ, đổi mới PPDH đang là vấn đề cấp bách, nhưng
khơng thể vì thế mà nơn nóng, vội vàng dẫn đến làm ẩu, làm thiếu khoa học. Qua bản
tham luận này tôi xin được bày tỏ cái nhìn của mình về vấn đề đổi mới PPDH và chia sẻ
kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn học sinh học tập, rèn luyện.


1. Về đổi mới PPDH


Theo tôi, phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử, vì vậy việc đổi mới
PPDH cần cả quá trình lâu dài và phải xuất phát từ ý thức của mỗi người giáo viên.
Trong một thời gian dài, người thầy đã truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ
một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp thu. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng
phương pháp này thì các em học sinh (một chủ thể của giờ dạy) đã “bị bỏ rơi” trở nên
thụ động và thiếu tính độc lập. Theo quan niệm hiện đại, nghệ thuật dạy học là nghệ
<b>thuật thức tỉnh tính ham hiểu biết, suy nghĩ và hành động tích cực của học sinh. </b>
Vậy nên, trong quá trình dạy học ta phải để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong
học tập.



Ngoài ra, giáo viên cần tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan trong đổi mới phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

pháp dạy học. Đổi mới không phải là tạo ra một phương pháp khác cái cũ, để loại trừ
cái cũ. Mà đổi mới tức là phải làm sao để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có
cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có.
Thứ nữa, để đổi mới phương pháp dạy học được thành cơng thì phải đổi mới đồng
bộ, bao gồm: Chương trình Sách giáo khoa, cách ra đề thi và yêu cầu thi, cần có sự vào
cuộc thật sự của nhà trường, của tổ chuyên môn, và cái quan trọng nhất là "nghệ thuật"
của người giáo viên đứng lớp.


2. Về việc hướng dẫn học sinh học tập, rèn luyện


Bản thân tôi đã dạy học được 3 năm. Kinh nghiệm chưa nhiều nhưng cũng đã trải
nghiệm nhiều về sự thành công và “chưa thành công”, nhiều niềm vui lẫn những điều
chưa vui trong cơng việc đứng lớp. Nhưng có một điều là tôi luôn xem học sinh như em
út trong nhà. Suy nghĩ đó đã định hướng cho tơi xuyên suốt quá trình giảng dạy, đặc
biệt là trong việc hướng dẫn học sinh học tập, rèn luyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Sau đó chúng ta mới bắt đầu hướng dẫn học sinh học tập, rèn luyện. Theo tôi, điều
này phụ thuộc vào đặc trưng từng mơn học, sở thích và hồn cảnh riêng của từng em
học sinh. Mỗi giáo viên cần linh động trong việc định hướng cho học sinh tự học, tự
rèn. Riêng bộ mơn Tốn học, tơi đã làm như sau:


Thứ nhất, tôi chia sẻ với các em cách học, ví dụ như: Sau khi học xong nội dung
<b>bài học, học sinh cần: </b>


• Liệt kê trong mỗi bài học các khái niệm, các công thức, hiểu và phân biệt được các
khái niệm và công thức trong hệ thống các kiến thức đã biết.



• Tìm trong bài học những kiến thức, kĩ năng liên quan và vận dụng trong các dạng
tốn khác trong chương trình.


• Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống.


• Khi ơn tập có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách sơ đồ hóa nội dung bài học,
nhấn mạnh những công thức, kĩ năng cơ bản...


Thứ hai, tôi lưu ý học sinh khi làm bài kiểm tra:
• Đầu tiên, khi làm 1 bài tốn cần làm theo trình tự:


+ Đọc kĩ, khơng bỏ sót nội dung mà bài tốn u cầu .
+ Gạch chân những ý cần làm, các kiến thức vận dụng.
+ Tóm tắt nội dung bài tốn.


+ Suy nghĩ tạo mối liên hệ và giải bài tốn.
• Cần luyện kĩ năng giải nhanh các dạng bài toán.


• Hướng dẫn học sinh cách nháp và trình bày bài giải khoa học.


Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi về đổi mới phương pháp dạy học và
hướng dẫn học sinh học tập, rèn luyện. Xin cảm ơn quý vị đại biểu và toàn thể đại hội
đã lắng nghe. Tôi cũng rất mong nhận được nhiều lời góp ý, nhận xét từ phía đại hội để
bản tham luận được hoàn chỉnh và bản thân tơi có thể làm tốt hơn trong cơng tác giảng
dạy. Cuối cùng, tơi xin kính chúc q vị đại biểu sức khỏe và chúc đại hội thành công
tốt đẹp.


</div>

<!--links-->

×