Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Dien co trong Binh Ngo dai cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.41 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Đề tài:</b></i>


<b>“ĐIỂN CỐ - MỘT PHƯƠNG TIỆN NGHỆ THUẬT ĐƯỢC NGUYỄN</b>
<b>TRÃI SỬ DỤNG KHI VIẾT BÌNH NGƠ ĐẠI CÁO”</b>


<i>Bình Ngơ đại cáo là tác phẩm văn chính luận xuất sắc của Nguyễn Trãi, tác</i>
phẩm được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, hiện tượng khơng tiền khống hậu
trong lịch sử văn học Việt Nam. Với vị trí quan trọng đó, hiện nay, Bình Ngơ đại
<i>cáo đang được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 – THPT. Một</i>
trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là việc tác giả viện dẫn
những điển cố từ lịch sử và văn học cổ - trung đại Trung Quốc.


Điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc thù được sử dụng
trong văn học cổ trung đại. Việc sử dụng điển cố thường góp phần nâng cao khả
năng biểu hiện, tính hàm súc của ngơn ngữ, cũng như tính hình tượng văn học.
Nhưng, nếu điển cố văn học khơng xa lạ với những người có học thức thời xưa,
thì ngược lại, nó lại khó hiểu với đa số bạn đọc ngày nay.Chính vì vậy, u cầu
tìm hiểu, giải thích, hệ thống các dạng điển cố trong văn chương cổ nói chung và
trong Bình Ngơ đại cáo nói riêng là rất quan trọng, đối với người làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy văn học.


Từ trước đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi, trên tất
cả các phương diện: quân sự, tư tưởng, ngoại giao, văn chương…,nhưng điển cố
trong Bình Ngơ đại cáo là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có
hệ thống. Xuất phát từ thực tế nghiên cứu và vị trí quan trọng của Bình Ngơ đại
<i>cáo, chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu điển cố như là một phương tiện nghệ thuật</i>
được Nguyễn Trãi sử dụng thành cơng trong tác phẩm văn chính luận này.


<b>1. Khái quát về điển cố văn học và tác phẩm Bình Ngơ đại cáo của</b>
<b>Nguyễn Trãi</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

về người và việc trong lịch sử (lấy từ trong kinh, sử, truyện của văn học cổ
-trung đại Trung Quốc).


+ Là những câu văn, câu thơ, bài văn xưa, cổ được người ta
vận dụng trong văn học cổ - trung đại Trung Quốc (cịn gọi là điển tích)”.


<b>2. Thống kê và giải thích nguồn gốc điển cố được Nguyễn Trãi sử</b>
<b>dụng trong Bình Ngơ đại cáo.</b>


Điển cố trong Bình Ngơ đại cáo có nguồn gốc chủ yếu từ kinh, sử, truyện
Trung Quốc. Bằng phương pháp thống kê, phân tích, chúng tơi nhận thấy trong
<i>Bình Ngơ đại cáo có những điển cố sau:</i>


1. <i>Điếu phạt</i>
2. Con đỏ


3. Sạch không đầm núi


4. Trúc Nam Sơn, nước Đơng hải
5. Đau lịng nhức óc


6. Nếm mật nằm gai
7. Quên ăn vì giận
8. Tiến về đông
9. Cỗ xe cầu hiền


10. Tự ta ta phải dốc lịng
11. Dựng cần trúc


12. Hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào


13. Quay mũi giáo đánh nhau


<i>14. Thần vũ chẳng giết hại </i>
15. Hiếu sinh


16. Ta lấy toàn quân là hơn
17. Một cỗ nhung y


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

19. Trúc chẻ tro bay
20. Máu chảy trôi chày


Trong Bình Ngơ đại cáo, Nguyễn Trãi đã sử dụng điển cố để khẳng định
lập trường nhân nghĩa khi tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh của
nghĩa quân Lam Sơn và dân tộc Đại Việt.


Nguyễn Trãi dùng điển cố để tố cáo tội ác giặc Minh, kết tội những hành
động của giặc là phi nhân nghĩa và đồng thời chỉ rõ nguyên nhân dân tộc Việt
Nam phải đứng lên để đòi lại nhân nghĩa, đòi độc lập dân tộc.


Nguyễn Trãi dùng điển cố để ngợi ca Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Lê
Lợi là vị anh hùng áo vải, vì nhân nghĩa mà đứng lên, vì dân tộc mà chiến đấu,
dựa vào dân mà chiến thắng quân thù. Nghĩa quân Lam Sơn không phải là quân
đội của một triều đình được thường xuyên rèn luyện; mà họ là đội quân của nhân
dân tự nguyện đứng lên cứu nước trước họa ngoại xâm.


Ngoài ra, Nguyễn Trãi trong bài Cáo còn dùng điển cố để nêu rõ chủ
trương hòa hiếu của dân tộc Đại Việt, tuyên bố kết thúc chiến tranh, tun bố
hịa bình.


<b>3. Nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi trong Bình Ngơ đại</b>


<i><b>cáo</b></i>


Trong Bình Ngô đại cáo, với tư cách là một tác phẩm văn học quan
phương, Nguyễn Trãi đã tuân thủ khá nghiêm ngặt các quy định của thể loại cáo,
kể cả việc sử dụng điển cố. Tuy nhiên, ơng vẫn có những sáng tạo riêng, phù hợp
với cách cảm nhận của người Việt Nam. Các điển cố được Nguyễn Trãi sử dụng
với một số cách thức nổi bật sau.


<b>3.1. Dùng nguyên điển cố</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thu và đưa vào câu văn để diễn đạt ý. Với việc dùng nguyên những điển cố, tất
cả hoàn cảnh, ý nghĩa của điển sẽ được giữ ngun như nó vốn có. Trong <i>Bình</i>
<i>Ngơ đại cáo, số lượng điển cố dùng nguyên là rất nhiều. Trước hết là những điển</i>
nhắc lại tên địa danh như: trúc Nam sơn, nước Đông hải.


Điển cố không những là tên đất, tên địa danh mà còn là những sự việc, câu
chữ mẫu mực của quá khứ được trích dẫn, vận dụng trong sáng tác văn học.
Chẳng hạn câu chuyện về Việt Vương Câu Tiễn nước Việt thời Đông Chu
(Trung Quốc) đã được Nguyễn Trãi đã dùng để nói về Lê Lợi – vị thủ lĩnh nghĩa
quân Lam Sơn trong những ngày khó khăn gian khổ nhất:


<i>Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối</i>


Sử dụng nguyên điển cố, Nguyễn Trãi đã sử dụng nguyên cả hình thức
và nội dung, ý nghĩa của điển. Cùng với ngôn ngữ chữ Hán, việc dùng nguyên
điển cố làm cho tính chất quan phương, trang trọng, hàm súc của bài cáo được
nâng lên rõ rệt.


<b>3.2. Dùng một phần điển cố</b>



Có thể xem điển cố là một kho văn liệu tổng hợp, mà người ta có thể tùy
chọn sử dụng, thiết kế sao cho đúng với ý đồ của mỗi người viết. Trong <i>Bình</i>
<i>Ngơ đại cáo, số lượng điển cố được tác giả sử dụng một phần chiếm đa số. Sử</i>
dụng điển cố theo cách này, Nguyễn Trãi có thể phát huy sự linh hoạt trong tư
duy nghệ thuật, đồng thời càng thể hiện sự am tường vốn điển cố của mình.


Các điển cố được dùng trong Bình Ngơ đại cáo với hình thức sử dụng lại
một phần là sự mượn chữ và ý từ câu nói của người xưa, để diễn tả hoàn cảnh
tương tự. Chẳng hạn các điển cố: con đỏ, sạch không đầm núi, Thần vũ chẳng
giết hại, hiếu sinh, một cỗ nhung y…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Lựa chọn một vài từ trong kinh truyện và cấu tạo lại theo cách riêng
là cách dụng điển thể hiện rõ tài năng, sự biến đổi linh hoạt các câu chữ của
Nguyễn Trãi. Điển cố “điếu phạt” là sự cấu tạo lại cụm từ “điếu dân phạt tội”
(thương dân mà trừng phạt kẻ có tội) trong sách Thượng Thư.


<i>Quân điếu phạt trước lo trừ bạo</i>


Nghĩa là đội quân của nhà vua trước hết phải vì nhân dân mà trừng phạt
kẻ có tội.


<b>3.3. “Việt hóa” điển cố</b>


“Việt hóa” điển cố là dấu ấn khá nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi. Ở
<i>Bình Ngơ đại cáo, tuy là một tác phẩm chữ Hán, nhưng ông cũng rất có ý thức</i>
làm cho các điển cố trở nên gần gũi hơn với đời sống và suy nghĩ của người
Việt. Trong nguyên mẫu, các điển cố được “Việt hóa” là những câu văn, câu thơ,
cổ ngữ, câu nói lưu danh hậu thế của tiền nhân,tuy nhiên Nguyễn Trãi đã có sự
sáng tạo cho phù hợp với điều kiện đất nước lúc bấy giờ.



Trong suốt hai mươi năm thống trị, giặc Minh đã gây ra không biết bao
nhiêu là tội ác đối với nhân dân ta. Một trong những tội ác của giặc là bóc lột sưu
thuế nặng nề: trọng khoa hậu liễm. Điển mị hữu kiết di đã được vận dụng để liên
hệ với tình trạng của nhân dân lúc này: bị bóc lột sưu thuế đến mức nhà cửa, tài
sản khơng cịn một thứ gì. Các điển nướng dân đen, vùi con đỏ được sử dụng
không chỉ là dẫn lại câu chữ trong sách xưa, mà còn xuất phát từ tội ác cụ thể,
giết hại nhân dân ta bằng những hình thức dã man nhất thời trung cổ. Rõ ràng
khi dùng điển, Nguyễn Trãi đã cố tình tạo đất sinh sống mới cho điển trên mảnh
đất văn hóa Việt, làm cho điển trở nên gần gũi, chân thực với người Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nói trong dân gian Việt Nam “thế như chẻ tre”, ý nói tre bị chẻ ở một đầu rồi chỉ
cần kéo nhẹ, các đốt sẽ bị vỡ ra một cách dễ dàng.


<i>Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm văn học chữ Hán quan phương, chính</i>
thống, do đó sự ảnh hưởng và lệ thuộc chặt chẽ vào những quy định của văn học
Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với tinh thần dân tộc sâu sắc,
Nguyễn Trãi vẫn nêu cao tinh thần “Việt hóa”, cải biến điển cố cho phù hợp với
tâm lý và quan niệm mỹ học của người Việt Nam. Bộ phận điển cố được “Việt
hóa” chiếm vị trí khá khiêm tốn trong tác phẩm, nhưng lại có giá trị biểu đạt rất
lớn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×