Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.13 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Tác giả: Lâm Bích Thủy</b>
<b>Xa quê từ thuở ấu thơ, nửa đời lang dạt, tôi đã từng qua những miền quê dịu </b>
<b>vợi, từng nghiêng mình ngưỡng mộ trước vẻ đẹp thiên nhiên, thành phố nơi </b>
<b>xứ người. Nhưng cái thị trấn bé nhỏ tên An Nhơn khiến lịng tơi ln nao nhớ </b>
<b>và hướng về. </b>
<b>Mỗi năm, nhân kỷ niệm ngày giỗ của cha-nhà thơ Yến Lan, tôi về thăm quê. </b>
<b>Lần này, tơi nhận ra có sự đổi thay lớn trên mảnh đất nhỏ bé của quê. Người </b>
<b>dân nơi đây, đang gồng mình, đồng hành cùng cả nước, trong cơng cuộc đổi </b>
<b>mới, xây dựng và phát triển địa phương, để thị trấn trở thành thị xã, hòa </b>
<b>nhập với bối cảnh Hồn cầu hóa hiện nay. </b>
<b>Tơi ngỡ ngàng đi trên những con đường mới với những tên mới. Đó là sự </b>
<b>chuyển biến về cách nhìn, cách nghĩ của lớp trí thức trẻ hơm nay; trong thời </b>
<b>kỳ hội nhập. Ý thức đó cho thấy người dân thị trấn này đã biết “Uống nước </b>
<b>nhớ nguồn.” và như vậy có nghĩa là đã khẳng định cơng lao của những bậc </b>
<b>tiền bối để lại. </b>
<b>Cha tôi, luôn là người tâm đắc đến những dấu ấn lịch sử, từng khuyên con cái</b>
<b>“biết hiện tại nhưng đừng quên quá khứ, nó là vàng trong tương lai”. Điều đó,</b>
<b>khơng có nghĩa chúng ta cứ ngồi mà tơ tưởng hồn cốt hào hùng của ông cha </b>
<b>để lại trên mảnh đất đã sinh ra những vĩ nhân cho nhân loại, như người anh </b>
<b>hùng áo vải vua Quang Trung-Nguyễn Huệ, mà tài thao lược của Ông vẫn </b>
<b>mãi là bài học cho cả dân tộc bao đời sau, cũng đừng quá tự hào những vinh </b>
<b>hoa quê nhà vì những người đã làm rạng danh cho quê hương như Đào Tấn, </b>
<b>Hàn Mặc Tử… </b>
<b>Mà chúng phải tiếp tục nhiệm vụ cốt lõi hiện nay là; mọi người, mọi nhà cùng </b>
<b>nghe về họ - những trí thức ở thế kỷ XX của quê ta. Câu chuyện tôi sẽ kể cho </b>
<b>bạn về một người trong số đó - nhà thơ Yến Lan-người cũng đã được thị trấn </b>
<b>chọn, đặt tên cho một trong những con đường mới mở. </b>
<b>An Nhơn, mảnh đất hầu như quanh năm quạnh hiu, vắng vẻ. Nhưng khi Cách</b>
<b>mạng về thì lớp lớp thanh niên, trí thức thời ấy đã ra trận để bảo vệ đất nước,</b>
<b>đưa dân tộc thốt khỏi ách nơ lệ. </b>
<b>Sự đóng góp của trí thức tiền bối trên mảnh đất này không phải bằng súng </b>
<b>đạn, gươm giáo mà chỉ bằng ngịi bút. Trong khí thế hừng hực lửa căm thù, </b>
<b>người trí thức đã tự đặt ra cho mình nhiệm vụ “Ta phải làm gì cho cách </b>
<b>mạng”. </b>
<b>Họ đã nghĩ, đã làm và làm cách mạng một cách triệt để: </b>
<b>Một tổ chức được thành lập cấp tốc, đó là Đội kịch mang tên “Đội kịch Yến </b>
<b>Lan”. Tổ chức này, khơng phân biệt chính kiến, tơn giáo, giới tính kể cả quá </b>
<b>khứ theo tinh thần đại đoàn kết để thực hiện nhiệm vụ cứu nước. </b>
<b>Tuy là tự phát nhưng Đội đã biết kết họp với chính quyền địa phương, biết </b>
<b>dựa vào lịng dân và tài năng quần chúng. Vì vậy, Đội đã đạt được những kết </b>
<b>quả tốt đẹp trên các mặt trận, góp phần cùng cả nước đưa Cách mạng và cuộc</b>
<b>kháng chiến cứu quốc đến thắng lợi hoàn toàn : </b>
<b>Đấy là việc làm có ý nghĩa trong một thị trấn nhỏ, diễn ra trong thời gian dài, </b>
<b>1/- Hàng ngày, phát thanh tuyên truyền chủ trương chính sách của Bác Đảng,</b>
<b>giải thích những điều dân chưa hiểu, chưa thơng. </b>
<b>“Thời ấy, trong giao tiếp, hằng ngày người dân thường hay nghe cán bộ nói </b>
<b>nhiều đến những từ rất mới và rất khó hiểu như “Cách mạng”“du </b>
<b>kích”“tun ngơn” “tổng tuyển cử”. Biết đây là những từ Hán-Việt, có thể </b>
<b>dân không hiểu đầy đủ nên sau khi đọc xong các bản tin, thỉnh thoảng nhà </b>
<b>thơ Yến Lan giải thich. Cách giải thích của anh có tính văn học mà lại bình </b>
<b>dân. </b>
<b>Ví dụ từ “mâu thuẩn” anh nói:- Đồng bào muốn hiểu mâu thuẩn là gì phải </b>
<b>không? Vậy xin mời đồng bào nghe câu chuyện sau đây: </b>
<b>này! </b>
<b>Lác đác một vài người mua. </b>
<b>Sau đó anh ta đưa tiếp một loại vũ khí khác rồi lại lớn tiếng rao: </b>
<b>- Đây là cái “thuẩn” nó có tác dụng che chắn thân thể con người một cách an </b>
<b>toàn tuyệt đối, chắc chắn rằng khơng hề có loại vũ khí nào khác dù nhọn và </b>
<b>cứng đến đâu có thể đâm thủng được nó… </b>
<b>Đấy, mâu thuẩn là thế, là cách nói trước sau không thống nhất. Trước sau </b>
<b>ngược nhau, là trống đánh xi, kèn thổi ngược. Là nói lấy được nhằm thu </b>
<b>được nhiều lãi mà thôi.. </b>
<b>2/ Một tháng diễn kịch hai lần. Nội dung có thể “dẫn ra những tấm gương </b>
<b>nghĩa khí của lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa là nông dân ở trong nước hay </b>
<b>Trung Quốc thời xưa” </b>
<b>Để khích lệ lịng u nước trong dân; vở kịch thơ “Gái Trữ La” được diễn </b>
<b>nhiều đêm. Nội dung ca ngợi tinh thần yêu nước của những người con đất </b>
<b>Việt. Nhân vật chính trong vở kịch thơ này là cô Gái Trử La - nàng Tây Thi </b>
<b>nước Việt của Câu Tiển, bị nước Ngô xâm chiếm. Sau khi thoát khỏi lao lung, </b>
<b>Câu Tiển mượn nhan sắc Tây Thi - Người đẹp vốn là cô gái giặt lụa ở thôn </b>
<b>Trử La làm mỹ nhân kế lung lạc Ngô Phù Sai. </b>
<b>Với giọng ca vàng trời phú của cơ Ngọ, qua làn điệu bài chịi và hát bội đã </b>
<b>cuốn hút bà con thị trấn đến với các đêm diễn. Điều này, như đã đúng quỉ đạo</b>
<b>mà Đội kịch hướng tới để đưa chủ trương, chính sách của Bác Đảng đến với </b>
<b>từng người dân . </b>
<b>Anh Cao Kế- giảng viên Trường Đại học Qui Nhơn, kể lại: </b>
<b>Mỗi lần đọc tin, chúng tôi leo lên một chiếc ghế cao khoảng 5m, đọc trước một</b>
<b>cái loa dài làm bằng sắt tây, có hình giống như chiếc loa thời trung cổ. Cái loa </b>
<b>được gác vào một lỗ thơng hơi vốn có sẵn ở trên tường nhà.” </b>
<b>“Tôi được may mắn là khi Cách mạng thành cơng, tơi tham gia cơng tác thiếu</b>
<b>nhi xã. Cịn nhà thơ có chân trong Ủy ban huyện (Sau CM, các phủ đều thống</b>
<b>nhất đổi thành huyện) Ủy ban huyện đặt trụ sở Phịng thơng tin tại thị trấn </b>
<b>Bình Định (thuộc làng An Ngãi) Sau nhiều đêm cùng nhân dân vác mõ, thanh </b>
<b>la, mã tấu, mác, gậy tre vót nhọn cùng một vài khẩu súng trường </b>
<b>mousqueton, vừa tịch thu được của tiểu đội lính khố xanh-Phủ An Nhơn. Anh</b>
<b>điểm phát ra nguồn ánh sáng trí tuệ, nâng cao trình độ dân chúng. </b>
<b>Ngơi nhà ấy, nằm giữa ngã tư thị trấn Bình Định, trước mặt là quốc lộ số I và </b>
<b>bên hơng là đường đi Gị Bồi. </b>
<b>Từ ngày tham gia vào công việc đọc bản tin, tơi có điều kiện gần gủi và trở </b>
<b>nên thân thiết với anh Yến Lan, rồi được nghe anh nói nhiều về văn, thơ. </b>
<b>Giọng anh nhỏ nhẹ, rất có duyên và hấp dẫn lạ thường. Lúc này, ban ngày </b>
<b>anh đi diễn thuyết về “tám mươi năm nô lệ”, ban đêm anh đến phịng thơng </b>
<b>tin. Vừa sắp xếp chương trình vừa phân cơng người đọc, và cùng anh em </b>
<b>trong phòng đọc một số bài trước loa. </b>
<b>Mỗi khi gặp trên báo có bài thơ, câu chuyện hay anh mang ra ngâm, đọc và </b>
<b>bình trước thính giả. Nhờ anh, những người nông dân vùng phụ cận thị trấn </b>
<b>Bình Định, lần đầu tiên trong đời mới biết thế nào là một cuộc bình văn, bình </b>
<b>thơ. </b>
<b>Thơ anh thời gian trước đó mang đậm “phong cách Yến Lan”, có nhiều chỗ </b>
<b>khó hiểu. Nhưng, trước phong trào sôi sục Tổng khởi nghĩa, trước khi thế </b>
<b>như nước biển dâng triều của quần chúng theo Cách mạng, cách diễn đạt của </b>
<b>anh trong các cuộc mít tinh, trong những cuộc bình thơ lại trở nên trong sáng,</b>
<b>dễ hiểu. </b>
<b>Bây giờ ngồi nhớ lại, thấy rõ lúc ấy nhà thơ Yến Lan rất có ý thức chọn </b>
<b>những từ ngữ gần gủi với lời ăn, tiếng nói của người nơng dân, phù hợp với </b>
<b>đối tượng thính giả. Không phải một lần, những nông dân chất phác - thính </b>
<b>giả phịng thơng tin tấm tắc khen ngợi tài ăn nói của anh. </b>
<b>Nơi nào tơi khơng biết chứ ở “Phịng thơng tin” An Nhơn thời ấy, dưới sự chỉ </b>
<b>đạo của anh Yến Lan, công tác tuyên truyền khá sinh động. Ngồi việc đọc </b>
<b>tin, bài. Cịn có ngâm thơ, hát những bài ca Cách mạng, hô bài chịi, có đưa ra</b>
<b>những câu thơ để đố. Chính anh Yến Lan là người đảm nhiệm chuyên mục </b>
<b>này. Anh sáng tác một số câu thơ ẩn ý để đố về tên các loại vũ khí, các huyện </b>
<b>trong tỉnh, các cửa hiệu thị trấn…Hoặc tổ chức thi, khuyến khích khán thính </b>
<b>giả gửi bài về “Phịng thơng tin”. Đến ngày định trước, anh phân tích các câu </b>
<b>thơ đã đố và đưa ra lời đáp án. Ai trả lời đúng được nêu tên trước thính giả, </b>
<b>được đám đơng hoan nghênh nhiệt liệt. Chỉ có thế mà tác dụng rất lớn. </b>
<b>đói như các tỉnh bạn. Việc giảm biên chế, khiến Bình định trở thành điểm hẹn</b>
<b>văn hóa lý tưởng cho các văn nghệ sĩ của tỉnh bạn. </b>
<b>An Nhơn-Bình Định sẵn sàng đón nhận và tập họp các văn nghệ sĩ của bạn để</b>
<b>thành lập “Đồn kịch Liên Khu Năm”. Đồn nhất trí bầu nhà thơ Yến Lan </b>
<b>làm trưởng đồn. Ơng giữ chức vụ này cho đến ngày tập kết (tháng 3 năm </b>
<b>1955) </b>
<b>Cách mạng bùng nổ trên toàn quốc; các tỉnh Miền Trung như Bình Định, </b>
<b>Quảng Ngãi, Phú Yên.. tuy muộn hơn nhưng khơng khí kháng Pháp ở những </b>
<b>nơi này như cái vịng xốy cuốn hút tinh thần quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp </b>
<b>ra khỏi bờ cỏi, cũng rực lửa anh hùng nào kém nơi đâu. Tinh thần đó đã </b>
<b>chuyển hóa thành những hành động cụ thể, người dân ln trong tình thế sẵn </b>
<b>sàng: </b>
<b>Ta giấu kho hàng, </b>
<b>Ta dồn lều lưới </b>
<b>Hầm chồng cát dội </b>
<b>Địch mà cập bến </b>
<b>Súng giáo khơng rời…. </b>
<b>Trí thức đã đồng cam cộng khổ, chung tay tiếp sức với dân trên mọi trận </b>
<b>tuyến, họ khơng có thời giờ nghĩ ngơi </b>
<b>Tơi sống những ngày thân cò lặn lội </b>
<b>Gánh gạo, phá thành, đốt đước dời kho </b>
<b>Cùng xứ sở chung ngọn đèn le lói </b>
<b>Ngày như đêm tiếp mãi lửa căm thù.. </b>
<b>Để quần chúng dễ thuộc, nhớ lâu nhà thơ đã sáng tác hàng loạt bài ca dao: </b>
<b>Từ khi anh bạn đường dây </b>
<b>Cái loa đóng cột dựng ngay giữa làng </b>
<b>Thế là thơ kịch cải lương </b>
<b>Sớm trưa chiều tối rộn ràng lòng em </b>
<b>Đi cấy cuối mặt lặng im </b>
<b>Giờ cầm dảnh mạ, cất lên tiếng hò </b>
<b>Đáp bạn nói ngang như cua </b>
<b>Giờ vào cuộc họp đắn đo từng lời </b>
<b>Duyên em thêm nết, thêm tình </b>
<b>Chính nhờ các buổi truyền thanh đắp bồi </b>
<b>Hưởng ứng công tác “chống giặc đói”. Phụ nữ trong thị trấn tham gia tích cực</b>
<b>vào các hội như “Hội Mẹ, Hội chị chiến sĩ”. </b>
<b>Tìm em –Nhơn Hậu, Nhơn Thành </b>
<b>Em đang truyền đạt tình hình vụ đơng </b>
<b>Tìm em –Nhơn Hậu, Nhơn Phong </b>
<b>Ngược lên Đập Đá, Nhơn Hưng tìm vào </b>
<b>Em đang cất giọng ca dao </b>
<b>Phổ điều chính sách thành câu ân tình </b>
<b>Tìm em - Nhơn Thọ cây xanh </b>
<b>Nhơn Hịa, Nhơn Lộc âm thanh cịn nồng </b>
<b>Tìm em chẳng phải nhọc công </b>
<b>Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ thêm nồng hơi tăm </b>
<b>Tìm em cuối tháng cùng năm </b>
<b>Dẫu khi nắng hạn mưa dầm vẫn ra </b>
<b>Lúc nhỏ, tôi thường lẽo đẽo theo mẹ đi đến nhà các dì. Tơi nhận biết tinh thần</b>
<b>hăng say của các dì trong mọi phong trào. Tôi phục sao, tuổi cao, mắt kém </b>
<b>nhưng các dì chăm lắm. Tối đến, cơ Ba Đen, chị Hiến con cậu Thành, chị Năm</b>
<b>Đủ con bà Cữu Sen, chị Mườì con bác Vĩnh Mai v.v, tay đèn, tay vở đến lớp </b>
<b>để tập đọc, tập viết từng chữ như trẻ con </b>
<b>Tơi cịn thấy nhà nào cũng có hủ sành để ở góc bếp, đựng gạo bớt ra trước </b>
<b>Năm 1975, Giải phóng, nhà thơ lại trở về quê. Quê hương là sự mặc định số </b>
<b>phận của mỗi con người. Người ta, có thể vì lý do gì đó phải tha phương. </b>
<b>Người ta có thể khơng chỉ một vợ một chồng, nhưng q, mỗi người chỉ có </b>
<b>một mà thơi. Nên q hương khơng thể chối bỏ hay thay đổi được. </b>
<b>Xin trích đoạn văn của nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kể lại cuộc gặp gỡ </b>
<b>giữa nhà thơ Yến Lan và đoàn làm phim của nhà báo Thụy Kha . </b>
<b>Thảo và Từ Quốc Hoài đưa 4 vị khách chúng tôi là vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao,</b>
<b>nhà thơ Nguyễn Thụy Kha và tôi (Nguyễn Trọng Tạo) từ Qui Nhơn ra An </b>
<b>Nhơn thăm nhà thơ Yến Lan. Yến Lan lúc ấy đang ốm nằm trên giường bệnh </b>
<b>tưởng không dậy được, nhưng khi nhận ra tiếng Văn Cao gọi, ông quay phắt </b>
<b>lại và mở bừng mắt nhìn người bạn xưa. Thế là bỗng dưng Yến Lan ngồi dậy </b>
<b>được. Và ơng địi ra bàn ngồi tiếp khách. Và ông đã ngồi tiếp chúng tôi khá </b>
<b>lâu. Mấy anh em nhắc lại chuyện Văn Cao từng đề tựa cho tập thơ "Những </b>
<b>ngọn đèn" của Yến Lan xuất bản năm 1957. Yến Lan nhớ lại ngay, và bảo </b>
<b>người vợ mở tủ lấy tập thơ đó ra. Bà vợ cũng đã già nhưng còn minh mẫn </b>
<b>lắm, bà tìm được ngay cuốn thơ đó. Tơi mở tập thơ đã cũ sờn ấy và đọc to cho</b>
<b>mọi người nghe lời tựa của Văn Cao. Một bài viết về thơ vô cung sâu sắc, và </b>
<b>Văn Cao thú nhận đấy là một bài viết ông rất tâm đắc. Hình như quan điểm </b>
<b>thơ của ơng trong lời tựa từng bị "phê" thời Nhân văn - Giai phẩm, còn bây </b>
<b>giờ thì được khâm phục. </b>
<b>Mà thơ Yến Lan thời đó thật mạnh mẽ. Tơi cứ tâm đắc mãi câu thơ ngang </b>
<b>tàng của ông viết về kinh đô Chàm ngày xưa: "Chiếm hồn ta như chiếm một </b>
<b>kinh thành". Một câu thơ thật oai hùng nhưng cũng thật buồn. Cái câu thơ đó</b>
<b>nói lên cái khí phách tâm hồn tác giả. </b>
<b>Sau những câu chuyện của hai người bạn già tri âm bởi thơ ca nghệ thuật, </b>
<b>chúng tôi phải chia tay cho Yến Lan được nghỉ ngơi. Cuộc chia tay khá ngậm </b>
<b>ngùi. Hai ông bạn già ôm nhau mãi như không muốn rời. Họ không biết bao </b>
<b>giờ sẽ gặp lại nhau. </b>
<b>Lãnh đạo huyện An Nhơn tiếp đồn chúng tơi và giới thiệu về huyện. Và họ </b>
<b>không ngờ chúng tôi đã đến thăm Yến Lan rất trân trọng. Tôi đọc lại câu thơ </b>
<b>Yến Lan tơi tâm đắc, và nói rằng, khơng ngờ đất Bàn Thành lại có một câu </b>
<b>thơ hay như thế. Các anh lãnh đạo huyện khá xúc động trước tình cảm của </b>
<b>các văn nghệ sĩ, và họ tự hào về Yến Lan, người đã bằng văn chương làm sáng</b>
<b>giá cho quê hương họ. </b>