Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thú chơi bài chòi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.37 KB, 5 trang )

Thú chơi bài chòi

Bài chòi là một trò chơi truyền thống rất quen thuộc và phổ biến trong
những ngày đầu xuân ở các tỉnh miền Trung Trung bộ, từ Thừa Thiên -
Huế đến Bình Định.
Người ta chọn khu đất cao ráo, mát mẻ và bằng phẳng,
thường là sân đình, sân miếu để dựng hai dãy chòi lá đối
diện nhau. Mỗi dãy có bốn chòi. Mái lợp lá, trụ cột bằng
thân tre dài, vuông vức, mỗi cạnh chừng vài mét. Sạp lót
ván hay lót khịa đan bằng cật tre già có trải chiếu, cách
mặt đất chừng vài mét. Người chơi bài chòi thường kéo
theo cả gia đình hay bạn bè cùng ngồi cho vui. Riêng
một chòi ở giữa có vẻ cao ráo và bề thế gọi là chòi cái.
Tất cả chín chòi liền nhau theo hình chữ U. Giữa hai dãy
chòi là lối đi rộng khoảng năm sáu mét. Đối diện với chòi
cái là nơi làm việc của ban trị sự, có kê bộ phản ngựa,
trải chiếu hoa, trên để sổ sách, trà nước, khay đựng vật
dụng mang đến thưởng cho những người trúng bài. Kế
bên là ban nhạc giúp vui hoặc đánh nhịp cho chú hiệu khi hô bài. Ngoài ra còn
có trống chầu, trống cơm và phèng la...




Một tiết mục bài chòi
cổ do các nghệ sĩ
nghiệp dư biểu diễn
Người chơi bài chòi phải mua chòi. Có tất cả 9 chòi chia làm 9 phần tiền, nhưng
khi phát thưởng chỉ phát có tám phần, còn một phần giữ lại để ban trị sự chi
dụng gọi là "tiền xâu".
Bài chòi dùng bài tam cúc, có tất cả 30 cặp bài. Người ta dùng 9 chòi mỗi chòi có


3 lá (9x3=27), vậy có thể tùy nghi bớt ra 3 cặp. Tên bài có thể là tên gọi nửa
Hán nửa Việt, như thuộc pho sách có: Nhất nọc, nhì nghèo, ba gà, tứ tượng, sáu
tiền, bảy thưa, tám dây, cửu điền, năm dây; thuộc pho vạn có: Nhất trò, nhì bí,
tam quăng, ngũ trợt, lục chạng, bảy dây, bát bồng, cửu chùa, tứ giống; thuộc
pho văn có: Chín gối, nhì bánh, ba bụng, tứ cẳng, ngũ rún, sáu miệng, tám tiền,
đổ ruột, bảy liều. Và còn ba tên nữa là: Thế tử, bạch huê và ông ầm. Mỗi quân
bài được viết trên mỗi thẻ tre có bề rộng bằng hai ngón tay và bề dài chừng vài
tấc. Bộ bài có 27 cặp, chia làm 2, một nửa số bài cho vào chiếc ống tre tra vào
trụ gỗ chôn ở giữa sân khấu cao vừa tầm người, và một nửa thì đem chia đều
cho 9 chòi, mỗi chòi 3 thẻ. Chú hiệu thường là một thanh niên có giọng tốt,
nhanh nhẹn, biết hô các làn điệu dân ca như vè, hò, hát bội và có tài giễu cợt để
giúp vui. Mỗi chòi có phát một chiếc mõ tre, riêng chòi cái thì phát chiếc trống
cơm. Khi đã đủ người chơi, kèn trống bắt đầu nổi lên ầm ĩ. Chủ hiệu bưng khay
đựng quân bài lần lượt đến từng chòi cho khách bốc đủ 3 thẻ. Xong, anh hô
hiệu: "Hai bên chòi lẳng lặng mà nghe, róc rách ống tre, con gì lại ra..." rồi
xướng lên một quân bài ngay, hoặc ca lên một bài có liên hệ rồi hô tên sau.
Chẳng hạn chú rút thẻ bài "nhất trò", thì hô:
Đi đâu mang sách đi hoài

Cử nhân chẳng đậu tú tài cũng không

Bớ ... bớ... Nhất trò!

Một khi có chòi nào trúng con bài "nhất trò" thì gõ lên 3 tiếng mõ cốc, cốc, cốc
hay 3 tiếng trống cơm tum, tum, tum. Chú hiệu liền chạy đến trao cho chòi thẻ
bài ấy. Đoạn chú hiệu đưa tay lắc lắc chiếc ống, rút thẻ bài rồi hô tiếp:
Vai mang túi bạc kè kè,

Nói quấy, nói quá người nghe rầm rầm


Bớ... bớ... Ông Ầm

Hoặc
Sông sâu anh bắc cầu khum

Em đi cho khéo kẻo ngã ùm xuống sông

Bớ... Ông Ầm

Chòi nào có con bài "Ông Ầm" thì gõ mõ, gõ trống để báo hiệu. Nhiều câu nghe
phải tức cười, như:
Chồng nằm chính giữa

Hai vợ hai bên

Lấy chiếu đắp lên

Cũng là ba bụng

(Ba bụng)

Hay:
Tiếc công bỏ cú nuôi cu

Cu ăn cu lớn cu gù cu bay

Cu say mũ cả áo dài

Cu chê nhà dột phụ hoài duyên em!


(Chín cu)

Khi chòi nào trúng đủ 3 con bài trong thẻ là bài đã tới, chòi đó phải hồi trống
hay hồi mõ. Chú hiệu chạy đi các chòi thu hồi thẻ bài, sau đó bưng đến chòi
trúng thưởng chiếc khay đựng tiền và lá cờ đuôi nheo màu xanh xanh, đỏ đỏ. Để
chơi ván khác, chú hiệu tiếp tục phát thẻ cho các chòi. Cứ thế mà cuộc chơi luôn
luôn hào hứng, sôi nổi cho đến ván thứ chín mới mãn. Sau chín ván, chòi nào
cắm nhiều lá cờ đuôi nheo trên nóc chòi thì chòi đó lấy làm hãnh diện lắm!
Chơi bài chòi là trò chơi tao giải trí tao nhã, vui vẻ và hào hứng trong ngày tết.
Đó là những điểm vui xuân thu hút đủ mọi lớp tuổi. Từ lối chơi bài chòi trên đây,
dần dà phát triển thành lối hô bài chòi hay hát bài chòi, một thể loại dân ca rất
phổ biến ở miền Trung Trung bộ
5/9/ 2004
. Theo Thế giới trong ta

Bài chòi được khôi phục tại Hội An
KIM EM
TTO - Đã thành lệ, cứ đến tối thứ bảy hàng tuần, đông đảo người dân đủ mọi
lứa tuổi từ Đà Nẵng, Điện Bàn, Duy Xuyên đến Cù lao Chàm...lại vượt hàng
chục cây số về tập trung bên bùng binh An Hội ở đầu đường Nguyễn Thái Học
(khu phố cổ Hội An) để chơi bài chòi.
Hò Bài Chòi
Mới hơn ba giờ chiều thứ bảy, cụ bà Bùi Thị Mại - 75 tuổi (trú tại phường An Hải
Tây , TP Đà Nẵng) lại giục con cháu đưa bà ra bến xe buýt để về Hội An chơi bài
chòi. Cùng đi chuyến xe với cụ Mại chiều hôm ấy còn có một nhóm học sinh lớp
10/3 trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn- Đà Nẵng. Họ cũng là những thành viên
tích cực của hội bài chòi. Cụ Mại cho hay, hơn ba năm qua không bao giờ cụ
vắng mặt vào các tối mà Hội An có tổ chức chơi bài chòi.
Nếu ai đã từng chơi bài chòi thì sẽ biết vì sao cả người già lần trẻ đều mê trò
chơi này. Cái không khí rộn ràng khi tiếng trống chầu khua vang mỗi khi có ai đó

được bài cùng với những lời ca , hò vè mang đậm bản sắc của vùng đất quê nhà
do anh Hiệu - người hô bài trong mỗi hội chơi như có mãnh lực kéo mọi người
đến với hội.
Bài chòi - sở dĩ có tên gọi như vậy vì người chơi ngồi trên chòi. Thường thì trên
một khoảnh đất rộng, hoặc sân đình, sân chợ, người ta cất 9 chòi theo cạnh
hình chữ nhật. Trên 2 cạnh dài, mỗi bên dựng 4 chòi con đối mặt nhau. Chính
giữa một cạnh ngắn là chòi cái, dành cho những người có địa vị trong làng đến
tham gia hội bài chòi. Cạnh ngắn kia đặt một trống chầu, cùng một chiếc bàn
lớn đặt khay tiền và những lá cờ hiệu, cạnh đó là chỗ ngồi cuả dàn nhạc.
Tại đây, trồng một cây tre, trên đó treo những ống tre lủng lẳng để đựng những
thẻ quân bài. Đây là một trò chơi đánh bài nhưng không hề mang tính cờ bạc đỏ
đen, mà lại nghiêng về nghệ thuật hô diễn, ngày xưa thường được tổ chức trong
dịp tết cổ truyền, từ mồng một đến mồng 7 tháng giêng ở các vùng nông thôn
Nam Trung bộ.
Bài chòi là trò chơi dân gian lành mạnh và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với
công chúng. Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn này là tài năng của anh
hiệu. Anh hiệu phải là người có giọng tốt, nắm vững lề lối hô và diễn, có vốn
liếng về thơ ca, có khả năng sáng tác và cải biến nhanh lời hát tại chỗ.
Hội An không phải là cái nôi của bài chòi. Loại hình này ra đời Bình Định nhưng
lại phát triển mạnh ở Quảng Nam. Và đặc biệt hiện nay, trong khi trò chơi bài
chòi đã vắng bóng ở nhiều vùng nông thôn Nam Trung bộ, và làn điệu dân ca
Bài Chòi hầu như chỉ còn trên sân khấu của 3 đoàn ca kịch Khánh Hoà, Bình
Định, Quảng Nam, thì tại Hội An, người dân lại được chơi, được nghe hát bài
chòi.
Bài và ảnh: KIM EM
Source : tuoi tre online
Trò chơi bài chòi hay tiếng gọi của làng quê
Túc Hạnh
(VietNamNet) - Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống
đặc sắc của miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng. Vào mỗi dịp lễ

Tết, ở vùng nông thôn rất phổ biến trò chơi này. Ban đầu, trò chơi chỉ
mang tính chất gia đình, về sau, cứ mỗi độ xuân về, người ta dựng những
chòi cao trên bãi đất trống thu hút khách thập phương đến tham gia...

Ngày Tết, người đi xa vừa về đến đầu thôn đã nghe
tiếng hô bài chòi giục giã. Những chòi lợp mái rạ ngày
mùa còn thơm hương nếp, những cây cờ con ngũ sắc
trên bàn cái rồi tiếng hô, tiếng mõ vang dậy một góc làng
như thúc giục các cụ, các bà, các em nhỏ đến xin những
con bài thử vận đầu năm.


Có thể nói đã là người miền Trung thì đều biết chơi bài
chòi. Hát bài chòi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu của người dân nông thôn miền Trung.
Người ta sáng tác những câu hò, làn điệu dân ca... trong quá trình chơi. Văn
chương bài chòi là văn chương bình dân, nhưng nghe kỹ vẫn thấy chất thơ lai
láng. Bộ bài chơi gồm 30 con bài in mộc bản theo lối thủ công, được dán trên
những thanh tre vót mỏng. Người quản trò được gọi là "ông hô hiệu", là người có
kiến thức văn chương, có tài ứng đối dí dỏm, có thể độc diễn với tiếng trống,
tiếng đàn cò, tiếng phèng la... Khi con bài được rút ra, ông hiệu bắt đầu chạy
lăng xăng, miệng không ngớt xướng to những câu thơ, câu vè ghép với tên
những con bài ngộ nghĩnh, khiến người lớn lẫn đám trẻ con cười ngặt nghẽo.
Tuỳ theo mỗi địa phương mà tên gọi các con bài khác nhau từ nhất trò, nhì
nghèo, ba bụng, tứ giống, tám tiền, chín xe... cho đến sưa, dóng, xơ, quăng, ầm,
voi, rún...

Hội quê.




Người chơi có thể mua một hoặc nhiều thẻ cho mỗi lần
chơi. Ông hô hiệu xáo thẻ trong ống lon rồi rút một thẻ
bất kỳ. Mỗi đợt chơi đều có người trúng. Người chơi khi
nghe hô trúng con bài của mình thì đáp to, lập tức sẽ
được trao một chiếc cờ nhỏ màu đỏ. Sau đó, cuộc chơi
tiếp tục cho đến khi có người trúng đủ ba con bài trong
cùng một thẻ. Giải thưởng được trao bằng tiền mặt, chỉ
độ vài ba chục nghìn đồng nhưng niềm vui thì thật lớn;
mà người không trúng cũng vui!



Chuẩn bị chòi chơi bài.



Người chơi sành bài chòi chỉ cần nghe câu hô đầu tiên
là có thể đoán ra con bài, ví như: "Chồng nằm chính
giữa - hai vợ hai bên - lấy chiếu đắp lên - gọi là ba bụng -
ơ con ba bụng!", "Đi đâu mang sách đi hoài - Cử nhân
không đậu, Tú tài cũng không - con nhất trò nó vừa ra
xong" hay như "Hai bên chòi lẳng lặng mà nghe - róc
rách ống tre con gì nó ra đây? - anh trai Kim Bồng đi bán
chiếu tre - gặp em gái nhỏ bên sông Thu Bồn - thương
ai lòng thấy bồn chồn - đêm nằm thao thức chiếu bông
anh gối đầu - con chín gối nó ra rồi"...


Già trẻ đều náo nức

vào cuộc chơi.


Đánh bài chòi là một trò chơi giải trí mang tính văn chương bình dân. Cái thú của
bài chòi không nằm ở ăn thua đỏ đen mà chủ yếu là vui đầu năm cùng bà con
làng xã. Điệu hát bài chòi khẳng khái, rắn rỏi cũng vì thế trở thành máu thịt trong
lòng người miền Trung xa xứ, gợi nhớ đến nao lòng...

×