Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.02 KB, 33 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>
<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC I. II. III. IV. V.. Tầm quan trọng của hệ hô hấp Cấu tạo của cơ quan hô hấp Hoạt động của cơ quan hô hấp Đặc điểm của cơ quan hô hấp Vệ sinh hô hấp.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Tầm quan trọng của hệ hô hấp - Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài: đưa không khí có chứa nhiều O2 vào cơ thể và thải khí CO2 ra ngoài. II. Cấu tạo - Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: + Bộ phận dẫn khí: dẫn khí từ bên ngoài vào phổi và từ phổi đi ra. + Bộ phận thở (bộ phận hô hấp): 2 lá phổi..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Cấu tạo bộ phận dẫn khí. MŨI. HẦU. THANH QUẢN. KHÍ QUẢN. PHẾ QUẢN. PHỔI.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>
<span class='text_page_counter'>(6)</span> a. Khoang mũi - Cấu tạo: từ ngoài vào gồm có da, sụn, bên trong có nhiều lông mũi và mạch máu. + Ngăn cách giữa hai lỗ mũi là sụn vách mũi. Mũi trong. Mũi Ngoài Sụn. SỤN VÁCH MŨI.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Chức năng: + Lông mũi: cản bụi. + Tuyến nhờn tiết chất nhầy: mũi thường xuyên ẩm ướt, tăng độ ẩm diệt khuẩn. + Có nhiều mạch máu: thường xuyên tỏa nhiệt, sưởi ấm không khí trước khi đi vào đường hô hấp.. Mạch máu cạnh mũi.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> b.Hầu Mũi. - Vị trí: Phía trên thông với mũi; phía dưới thông với thanh quản và thực quản; phía trước thông với miệng; phía sau là xương cột sống cổ. + Hầu là ngã tư của đường tiêu hóa và đường hô hấp: miệng – thực quản và mũi - khí quản.. BỜ DƯỚI XƯƠNG CHẨM. Xương cột sống Miệng Thanh quản. ĐỐT SỐNG CỔ 6 Thực quản.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Phía dưới của hầu: chia thành 2 ống: ống phía sau dẫn thức ăn xuống thực quản, ống phía trước dẫn không khí xuống thanh quản. - Vì vậy, khi mũi bị tắc, trẻ có thể tạm thời thở bằng miệng để không khí vào phổi. - Hai bên thành của hầu có các tuyến hạnh nhân, đó là Amidan: là nơi tập trung các limpho bào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn đột nhập qua mũi hoặc miệng..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> HẠNH NHÂN LƯỠI.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> c. Thanh quản - Vị trí:. THANH QUẢN (SỤN GIÁP). + Trên thông với hầu. + Dưới thông với khí quản.. ĐỘNG, TĨNH MẠCH CẢNH. + Trước có da. + Sau liên quan với thực quản. + Hai bên liên quan động mạch và tĩnh mạch cảnh.. TUYẾN GIÁP THỰC QUẢN. KHÍ QUẢN.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Thanh quản gồm có 4 xương sụn, nối với nhau một cách cơ động bởi các dây chằng và các cơ: sụn nhẫn, sụn phễu, sụn giáp, sụn thanh thiệt.. SỤN THANH THIỆT XƯƠNG MÓNG. SỤN SỪNG. SỤN GIÁP. SỤN NHẪN. KHÍ QUẢN. SỤN PHỄU.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> XƯƠNG MÓNG SỤN THANH THIỆT SỤN SỪNG SỤN GIÁP. SỤN PHỄU. SỤN NHẪN.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ngoài ra, trong thanh quản còn có các cơ và dây thanh âm. Lối đi qua giữa các dây thanh âm gọi là khe thanh môn. DÂY THANH ÂM. KHÍ QUẢN Thanh quản vừa là đường dẫn khí vừa là nơi phát ra âm thanh.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> d. Khí quản – phế quản: - Khí quản: Là ống dẫn khí (ống trụ), gồm 16 đến 20 vành sụn hình chữ C xếp chồng lên nhau (vành sụn hình móng ngựa). - Phế quản: là đường dẫn khí đi vào phổi. Được tách thành 2 nhánh đi vào 2 lá phổi: phế quản phải và phế quản trái. + Cấu tạo: gồm các vòng sụn hoàn toàn tròn.. PHẾ QUẢN PHÂN THÙY PHỔI PHẢI. SỤN NHẪN (CỔ 6). KHÍ QUẢN. PHẾ QUẢN CHÍNH PHẢI- TRÁI PHẾ QUẢN PHÂN THÙY PHỔI TRÁI.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. Bộ phận hô hấp (bộ phận thở): Gồm 2 lá phổi nằm trong lồng ngực.. XƯƠNG ỨC. THÙY TRÊN. THÙY TRÊN. XƯƠNG SƯỜN. KHE NGANG. TRUNG THẤT. THÙY GIỮA. KHE CHẾCH. KHE CHẾCH THÙY DƯỚI. CƠ HOÀNH. THÙY DƯỚI.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Mỗi lá phổi bao gồm các thùy, tiểu thùy, phế nang và màng phổi bao bọc. - Thùy phổi: lá phổi phải chia làm 3 thùy, còn lá phổi trái chia làm 2 thùy. + Bề mặt hô hấp của 2 lá phổi rất lớn. + Toàn bộ bề mặt hô hấp được bao phủ bởi 1 hệ thống mao mạch. Đó chính là 1 trong những điều kiện để sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng và nhanh chóng..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Tiểu thùy: Các thùy phổi lại tiếp tục phân chia thành các tiểu thùy. - Tại các tiểu thùy xảy ra sự biến đổi: màu đỏ sẫm trở thành màu đỏ tươi. - Phế nang: tận cùng của đường hô hấp, ở đây thực hiện quá trình trao đổi khí thông qua 1 màng mỏng. + Bao quanh phế nang là 1 mạng mao quản dày đặc. Chính tại đây máu tiếp xúc với không khí và diễn ra sự trao đổi khí, làm cho huyết sắc thay đổi. • Hai lá phổi của người có khoảng 700 triệu phế nang..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tiểu thùy phổi. TIỂU PHẾ QUẢN HÔ HẤP CHÙM PHẾ NANG Ống phế nang TÚI PHẾ NANG.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phế nang - Chức năng của phổi là trao đổi khí O2 và CO2.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Màng phổi: phổi được bao bọc bởi 1 lớp màng phổi. - Mỗi màng phổi gồm 2 lá: lá thành và lá tạng. - Giữa 2 lớp này có 1 lớp dịch rất mỏng có tác dụng làm giảm sự ma sát giữa 2 lá và tránh sự va chạm của phổi với thành lồng ngực..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> III. Hoạt động của cơ quan hô hấp 1. Nhịp thở, kiểu thở a. Nhịp thở (nhịp hô hấp): mỗi lần thở ra hít vào được gọi là 1 nhịp thở. Hay nhịp thở là số lần thở trong 1 phút. -. Nhịp thở phụ thuộc vào kích thước cơ thể, lứa tuổi, trạng thái tâm sinh lí và khí hậu.. -. VD: khi lao động, nhịp thở có thể tăng tới 30 – 40 lần/phút (bình thường: 16 – 25 lần/phút); mùa hè nhịp thở cao hơn mùa đông; trẻ em nhịp thở cao hơn người lớn..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> b. Kiểu thở - Trẻ nhỏ trước khi biết đi: thở bụng. - Từ 10 tuổi trở đi: con gái thở ngực, con trai: thở bụng. - Người già và phụ nữ có thai: thở ngực. - Những người lao động nặng hay thường xuyên tập thể dục: thở bụng..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2. Cử động hô hấp a. Hô hấp thường - Hít vào: do các cơ hô hấp co (cơ hoành và cơ liên sườn ngoài), làm cho thể tích lồng ngực tăng theo cả 3 chiều: chiều thẳng đứng, chiều trước sau và chiều ngang làm cho phổi nở ra. Do đó, áp lực trong phổi giảm và nhỏ hơn áp lực không khí, nên không khí từ môi trường bên ngoài tràn vào trong phổi. + Hít vào là động tác tích cực, vì được thực hiện nhờ năng lượng co cơ của cơ hoành và các cơ hít vào khác..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Thở ra: do các cơ hô hấp giãn (các cơ hít vào thôi không co nữa), các sụn xương sườn đã được kéo lên liền trở về vị trí ban đầu làm cho xương sườn và xương ức hạ xuống, cơ hoành giãn ra và trồi lên trên trở về dạng vòm như cũ. Kết quả là thể tích lồng ngực giảm, áp suất không khí trong phổi tăng, 1 lượng không khí trong phổi bị tống ra ngoài. + Thở ra là 1 động tác thụ động do các cơ giãn ra..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> b. Hô hấp sâu - Hít vào gắng sức: là 1 động tác hít vào rất sâu, trong đó cơ hoành và các cơ hít vào khác phải co tối đa, làm cho thể tích lồng ngực tăng lên nhiều, phổi giãn rộng ra, áp lực không khí trong phổi hạ thấp và không khí vào phổi được nhiều hơn. + Động tác hít vào gắng sức thường được tập luyện trong các bài tập thể dục. Nếu được luyện tập đều đặn ngay từ khi còn nhỏ thì sẽ làm cho lồng ngực của trẻ thêm nở nang, đổi mới không khí tù đọng trong phổi, nhất là sau khi ngủ dậy hay sau 1 thời gian làm việc bất động..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Thở ra gắng sức: các cơ liên sườn trong co cùng với sự tham gian của các cơ hạ sườn, làm cho các xương sườn hạ xuống thấp hơn, các xương sườn xích lại gần nhau hơn làm cho thể tích lồng ngực giảm mạnh hơn, lượng khí từ phổi được đẩy ra nhiều hơn. + Thở ra gắng sức là 1 động tác tích cực nên phải tiêu hao năng lượng. * Ho và hắt hơi: là các phản xạ tự vệ đặc biệt để ngăn hay tống ra ngoài những chất kích thích có hại. Là những phản xạ hô hấp bình thường và qua đi nhanh chóng..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 3. Sự trao đổi khí a. Trao đổi khí ở phổi - Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu theo cơ chế khuếch tán. - Áp suất của O2 trong phế nang là 102 mmHg, còn trong mao mạch phổi (máu): 40 mmHg, nên O2 được khuếch tán từ phế nang vào máu. - Áp suất CO2 trong mao mạch là: 46 mmHg còn trong phế nang: 40 mmHg, nên CO2 khuếch tán từ trong mao mạch phổi vào phế nang..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> b. Trao đổi khí ở mô, tế bào - Áp suất của O2 trong máu: 100 mmHg, trong tế bào, áp suất O2: 20 mmHg. Do đó O2 khuếch tán từ trong máu vào tế bào. - Áp suất của CO2 trong tế bào: 60 mmHg, trong máu, áp suất CO2: 40 mmHg. Do đó O2 khuếch tán từ tế bào vào mao mạch phổi..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> IV. Đặc điểm hô hấp ở trẻ em - Trung tâm điều hòa hô hấp chưa hoàn thiện, do đó trẻ dễ bị rối loạn đường hô hấp. - Khoang mũi tương đối nhỏ và ngắn, nên không khí đi vào chưa được lọc sạch, sưởi ấm 1 cách đầy đủ. - Thanh – khí – phế quản có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển, dễ biến dạng. Do đó, khi bị viêm nhiễm trẻ dễ bị khó thở. - Các tổ chức của phổi ít đàn hồi nên dễ bị xẹp phổi. - Phổi trẻ giàu mao mạch nên diện tiếp xúc giữa máu và không khí phế nang cũng tương đối lớn hơn so với người lớn. Điều này phù hợp với cường độ trao đổi chất rất lớn của cơ thể trẻ đang trên đà phát triển..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Sức giãn nở của phổi kém vì lồng ngực của trẻ tròn và cơ hô hấp phát triển chưa hoàn thiện. - Nhịp thở của trẻ càng nhỏ càng nhanh do các phế nang ít đàn hồi, các cơ hô hấp yếu, phổi chưa phát triển đầy đủ mà nhu cầu O2 của trẻ lại lớn. Trẻ càng lớn càng hô hấp chậm lại. - Trẻ sơ sinh: 40 – 60 lần/phút. - Trẻ tiểu học: 20 -25 lần/phút. - Người lớn: 16 – 18 lần/phút..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> V. Vệ sinh hô hấp - Dạy cho trẻ biết thở đúng: thở qua mũi để không khí được lọc sạch, sưởi ấm, làm ẩm và diệt khuẩn. - Tạo điều kiện cho trẻ thở không khí thoáng và trong sạch, ít ô nhiễm bằng các biện pháp: + Trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá. + Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hoặc làm việc nơi có nhiều bụi. + Đồng thời, phải thường xuyên tập thể dục, phối hợp với thở sâu để có 1 hệ hô hấp khỏe mạnh ..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Chăm lo đến sự phát triển lồng ngực của trẻ trên cơ sở giữ vị trí đúng khi nằm, ngồi, đứng. - Giữ gìn cơ quan hô hấp, tránh sự nhiễm lạnh cho trẻ..
<span class='text_page_counter'>(34)</span>